Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 ngữ văn THPT thanh chương 3 nghệ an có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.93 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
NGHỆ AN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta không buộc phải hoàn hảo nhưng phải trung thực (1). Tính trung thực khiến chúng ta có cái
nhìn thực tế trước những gì mình có thể làm được và những gì không làm được (2).
Chúng ta phải ý thức làm việc hết mình, tuỳ theo sự hiểu biết và năng lực của bản thân (3). Nhưng chúng
ta cũng phải biết cách bước lên những nấc của chiếc thang tiến bộ (4). Đừng bao giờ gây áp lực cho mình
khi bước lên chiếc thang đó nếu chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng, nhưng hãy luôn nhớ rằng còn có những
nấc thang cao hơn so với nấc thang mà chúng ta đang đứng (5). Chuẩn bị sẵn sằng vào lúc leo thang (6).
Đó chính là sự trung thực (7).
Câu 1. Nhận biết
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Thông hiểu
Xác định câu chủ đề của văn bản?
Câu 3. Thông hiểu
Trong văn bản trên, về hình thức câu thứ (7) được liên kết với các câu trong văn bản bằng phép liên kết
câu nào? Tác dụng?


Câu 4. Thông hiểu
Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Chúng ta không buộc phải hoàn hảo nhưng phải trung thực?
Giải thích vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tính trung
thực.


----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
1.
Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học
Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ: chính luận
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản
Cách giải:
- Câu chủ đề: Chúng ta không buộc phải hoàn hảo nhưng phải trung thực
3.
Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản
Cách giải:


- Phép liên kết: phép thế (đó là)

- Tác dụng: có tác dụng tổng kết về ý nghĩa, vai trò, giá trị của sự trung thực.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp, lí giải
Cách giải:
- Đồng ý với quan điểm của tác giả
- Lí giải: Con người vốn là thực thể không hoàn hảo, mỗi người đều có một khiếm khuyết riêng. Nhưng
còn đối với sự trung thực thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Bởi vậy, chúng ta có thể không hoàn
hảo nhưng buộc phải trung thực.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Phương pháp: phân tích, tổng hợp, lí giải
Cách giải:
1. Giới thiệu chung: tính trung thực
2. Bàn luận
- Trung thực là: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám
dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
- Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Sống trung thực giúp con người nâng
cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Để làm con người trung thực cần nói đúng, làm đúng, tuân thủ mọi quy định. Không bao che cho lỗi lầm
người khác và chính mình. Không ngừng nỗ lực thay đổi bản thân để sống thật, sống đúng.
- Hiện nay vẫn còn nhiều người sống gian dối, chưa trung thực. Lối sống ấy không chỉ ảnh hưởng đến bản
thân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.
- Mỗi chúng ta cần sống trung thực, tử tế để làm cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp, xã
hội thêm phát triển.
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Phương pháp: phân tích, tổng hợp, lí giải
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất
mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn

ngữ bình dân phong phú và sử dụng linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được
tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện:
Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về
dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức
của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có
những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê – những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ
truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện
ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất
lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
• Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật: nhân vật Mị và nhân vật vợ nhặt
▪ Giới thiệu nhân vật
*Nhân vật Mị:


- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định
bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi
dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
*Nhân vật vợ nhặt:
* Lai lịch: không rõ ràng: Không tên tuổi, không gia đình, quê hương, không nghề nghiệp, không tài sản,
không quá khứ.
-> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa.

* Chân dung:
- Ngoại hình:
+ Áo quần tả tơi như tổ đỉa
+ Gầy sọp
+ Mặt lưỡi cày xám xịt
+ Ngực gầy lép
+ Hai con mắt trũng hoáy
➔ Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.
- Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:
+ “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” -> đanh đá,
chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.
+ “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu
ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật -> vô
duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.
▪ Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật
- Điểm giống:
+ Cả hai đều là nhân vật điển hình cho thân phận, số phận những người phụ nữ dưới ách thống trị của
thực dân Pháp. Mị điển hình cho hoàn cảnh của người phụ nữ vùng cao Tây Bắc, thị điển hình cho cảnh
ngộ người phụ nữ trong nạn đói 1945.
+ Bị đẩy vào bước đường cùng:
. Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải đau đớn chấp nhận phận làm dâu gạt nợ. Vì cha mẹ không
có tiền trả cho nhà giàu, Mị phải trả bằng cả tuổi trẻ, hạnh phúc, tự do của mình.
. Vì cái đói dồn đuổi, cái chết đeo bám, thị trở thành một người phụ nữ không có gì cả: không tên, không
gốc gác, gầy vêu rách như tổ đỉa, không tư thế, không luôn cả tự trọng…
+ Giàu lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc:
. Mị yêu đời yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý: Xin bố đừng gả con cho nhà giàu, sẵn
sàng làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Khi bị ép về nhà Pá Tra, Mị đã định quyên sinh bằng lá ngón để
giải thoát khỏi cuộc sống tù túng, thiếu tự do và không có tình yêu đích thực.
Khi mùa xuân đến, Mị đã hồi sinh (….) và mị Muốn đi chơi. Khi bị Ẳ Sử trói đứng vào cột, Mị như
không biết mình đang bị trói, vẫn thổn thức vẫn bồi hồi. Nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm

má đen xạm của A Phủ, niềm khao khát tự do lại trỗi dậy mãnh liệt thôi thúc Mị cắt dây trói, cứu A Phủ
và tự giải thoát cho cuộc đời.


. Đối với thị, lần đầu làm quen Tràng bởi câu hò chơi cho đỡ nhọc của anh và bởi những lời trêu ghẹo của
bạn bè, thị ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng rồi liếc mắt cười tít -> Thị mong chờ một cái gì đó dù chỉ là
mong manh cho tương lai tăm tối của mình.
Lần thứ hai gặp tràng, thị đã sẵn sàng bỏ qua ý thức về danh dự về nhân phẩm; thị chao chát chỏng lỏn,
thị sấn sổ, thị trơ trẽn không biết xấu hổ là gì, thị xem miếng ăn là tất cả "cắm đầu ăn một chặp bốn bát
bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì" rồi không băn khoăn, thị gật đầu theo không Tràng về làm vợ chỉ với
một suy nghĩ cho khỏi đói, để được sống.
Sáng hôm sau thị trở thành một cô dâu hiền thục, dịu dàng, đúng mực và có trách nhiệm với gia đình: Thị
bắt đầu vun vén cho tổ ấm "quét dọn sân nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy ang nước". Tình người và những
khao khát nhân bản đã làm nên điều kì diệu.
+ Tin tưởng vào ánh sáng Cách mạng:
. Mị rời khỏi Hồng Ngài được giác ngộ Cách mạng, trở thành du kích.
. Thị vững tin vào một ngày mai tươi sáng, yên ấm; khi một ngày mới, một lá cờ đỏ tươi thắm, một chân
trời mới đang dần hiện hữu.
- Điểm khác:
+ Vị trí nhân vật: Mị là nhân vật chính được nhà văn Tô Hoài dày công khắc hoạ; thị là nhân vật phụ, là
hiện thân của nạn đói.
+ Hoàn cảnh: Thị bị cái đói rình rập, dồn đuổi mà sẵn sàng bỏ qua tất cả, lại sẵn sàng làm một vật rẻ rúng
để người ta đơn giản nhặt về làm vợ. Mị là người dân lao động nghèo miền núi, sống dưới ách thống trị
cường quyền, thần quyền của bọn chúa đất phong kiến.
+ Mị được nhà văn khám phá phát hiện và mô tả bằng những diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp. Nhân vật
thị chủ yếu được khắc hoạ bằng ngoại hình và hành động.
• Tổng kết




×