Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

(Luận án tiến sĩ) Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế học (Lịch sử kinh tế)
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Hoàng Văn Hoa
2. PGS.TS. Hồ Đình Bảo

HÀ NỘI – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Huyền


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ......................................... 10


1.1. Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................. 10
1.1.1. Các nghiên cứu về lợi ích của xuất khẩu và yếu tố tác động đến xuất khẩu ....... 10
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu ........ 13
1.1.3. Các nghiên cứu về xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến
xuất khẩu gạo ........................................................................................................ 21
1.2. Khoảng trống nghiên cứu.............................................................................. 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÍCH ỨNG VỚI
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO ................... 28

2.1. Cơ sở lý luận về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo .... 28
2.1.1. Lý luận về các hiệp định thương mại ........................................................... 28
2.1.2. Xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo.......... 33
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của các hiệp định thương
mại đến xuất khẩu gạo .......................................................................................... 50
2.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan........................................................................... 51
2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...................................................................... 54
2.2.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ .............................................................................. 57
2.2.4. Bài học kinh nghiệm về tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất
khẩu gạo của Việt Nam ......................................................................................... 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ......................................... 65

3.1. Khái quát tình hình phát triển ngành gạo Việt Nam ................................... 65
3.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1981 đến 1999 ........ 65
3.1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2000 đến 2017 ........ 68



iii

3.2. Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ............................................................................ 70
3.2.1. Tổng quan về các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia ........................ 70
3.2.2. Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đã có hiệu lực đến xuất
khẩu gạo Việt Nam ................................................................................................ 78
3.2.3. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
............................................................................................................................ 107
3.3. Thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân hạn chế khi xuất khẩu gạo Việt Nam
chịu tác động của các hiệp định thương mại ...................................................... 115
3.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 115
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................. 118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 120
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
CỦA XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2030 .................................................................................... 121

4.1. Xu hướng xuất khẩu, nhập khẩu gạo trên thế giới tác động đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam ................................................................................................ 121
4.1.1. Biến động về cung, cầu gạo thế giới........................................................... 121
4.1.2. Sự thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu gạo của các nước tác động đến
xuất khẩu gạo của Việt Nam. ............................................................................... 126
4.1.3. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại ............................................. 127
4.2. Khả năng tác động của các hiệp định thương mại chưa có hiệu lực và các hiệp
định thương mại đang đàm phán đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam ............... 129
4.3. Xu thế tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam ...................................................................................................................... 139
4.3.1. Hiệp định thương mại và rào cản thuế quan đối với gạo Việt Nam xuất

khẩu .................................................................................................................... 139
4.3.2. Hiệp định thương mại và rào cản phi thuế đối với xuất khẩu gạo của Việt
Nam. ................................................................................................................... 140
4.3.3. Hiệp định thương mại và biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa gạo của Việt
Nam .................................................................................................................... 141
4.4. Một số giải pháp đối với xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm thích ứng với tác
động của các hiệp định thương mại .................................................................... 143
4.4.1. Thích ứng với nội dung quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật và kiểm dịch động,
thực vật của hiệp định thương mại ....................................................................... 143


iv

4.4.2. Thích ứng với nội dung cạnh tranh và kinh doanh của hiệp định thương mại
............................................................................................................................ 148
4.4.3. Thích ứng với cam kết thuế quan, chống bán phá giá và cơ chế giải quyết
tranh chấp của hiệp định thương mại ................................................................... 154
4.4.4. Thích ứng với nội dung phát triển bền vững của hiệp định thương mại ...... 158
4.5. Một số kiến nghị ........................................................................................... 160
4.5.1. Đối với Chính phủ ..................................................................................... 160
4.5.2. Đối với các Bộ, ngành ............................................................................... 161
4.5.3. Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam ..................................................... 163
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 164
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................... 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 169
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 181



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ nguyên nghĩa tiếng Anh

Từ nguyên nghĩa tiếng Việt

ASEAN- Australia -New

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc

Zealand Free Trade Agreement

và New Zealand

ASEAN-China Free Trade

Hiệp định thương mại tự do ASEAN –

Agreement

Trung Quốc

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN


AFTA

ASEAN Free Trade Agreement

Hiệp định khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

AHKFTA

ASEAN-Hongkong Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Hồng Kông

AIFTA

ASEAN-India Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Ấn Độ

AJCEP

ASEAN-Japan Comprehensive
Economic Partnership
Agreement


Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN – Nhật Bản

AKFTA

ASEAN-Korea Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Hàn Quốc

ASEAN

Associtation of South East
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AANFTA
ACFTA

ASEAN 6

Gồm Brunei, Thái Lan, Singapo,
Indonesia, Malaysia, Philippin

ASEAN+6

Hiệp định thương mại giữa mà 1 bên
ASEAN, 1 bên lần lượt là các nước Trung

Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và
New Zealand

BFTAs

Bilateral Free Trade
Agreements
Central America Free Trade

CAFTA-DR

CECA
CEPA

Hiệp định thương mại tự do song phương
Hiệp định thương mại tự do Mỹ -

Agreement - Dominican
Republic

Cộng hòa Dominica và Trung Mỹ

Cooperation Economic
Comprehensive Agreement

Hiệp định hợp tác Kinh tế toàn diện

Cooperation Economic
Partner Agreement


Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện


vi

Từ viết tắt

Từ nguyên nghĩa tiếng Anh

Từ nguyên nghĩa tiếng Việt

CEPT

Common Effective Preferential
Tariff

Chương trình thuế quan ưu đãi có
hiệu lực chung

CGE

Computable General
Equilibrium

Cân bằng tổng thể

CM

Common Market


Thị trường chung

Comprehensive and Progressive

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
Xuyên Thái Bình Dương

CPTPP

Agreement for Trans-Pacific
Partnership

CU

Customs Union

Liên minh thuế quan

EAEU

Eurasian Economic Union

Liên minh kinh tế Á Âu

EFTA

European Free Trade
Association

Hiệp định mậu dịch tự do châu Âu


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EVFTA

EU – Vietnam Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU

GSTP

Global System of Trade
Preferences among Developing
Countries

Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu

G2G

Government to Government

Hợp đồng
giữa Chính phủ - Chính phủ


FAO

Food and Agricilture
Organization of United Nations

Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

MAV

Minimum Approach Volume

Khối lượng tiếp cận tối thiểu

MERCOSUR
MOU
NAFTA

Khối thị trường chung Nam Mỹ
Memorandum of Understanding
North American Free Trade
Agreement

Bản ghi nhớ
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ


Region Comprehensive

Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện

Economic Partnership

khu vực

ROW

Remain Of World

Phần còn lại của thế giới

RoO

Rule of Origin

Quy tắc xuất xứ

RTAs

Region Trade Agreements

Hiệp định thương mại khu vực

RCEP



vii

Từ viết tắt

Từ nguyên nghĩa tiếng Anh

Từ nguyên nghĩa tiếng Việt

PTA

Preferential Trade Agreement

Thỏa thuận thương mại ưu đãi

SAARC

South Asian Association for
Regional Cooperation

Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á

SAFTA

South Asia Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại Nam Á

SPSs


Sanitary and Phytosanotary

Kiểm dịch động thực vật

TBTs

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

USDA

United States Department of
Agriculture Service

Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ

Vietnam – Chile Free Trade

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –

Agreement

Chi lê


Vietnam Customs Union Free

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -

Trade Agreement

Liên minh Hải quan

Vietnam Japan Economic

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –

Partner Agreement

Nhật Bản

VKFTA

Vietnam – Korea Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

VCFTA
VCUFTA
VJEPA


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2:

Tóm tắt các yếu tố tác động đến xuất khẩu ............................................. 13
Tóm tắt các nghiên cứu theo mô hình và mục tiêu nghiên cứu ................ 20
Quá trình phát triển của các lý thuyết thương mại................................... 35
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tác động của một Hiệp định thương
mại ......................................................................................................... 47
Bảng 3.1. Lĩnh vực hội nhập của các hiệp định thương mại .................................... 75
Bảng 3.2. Lượng, giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam và tỷ trọng lượng gạo xuất
khẩu sang các nước và nhóm nước so với tổng lượng gạo xuất khẩu
(theo từng hiệp định) .............................................................................. 77
Bảng 3.3. Tiến trình tham gia và thực hiện cam kết thuế quan của các hiệp định

thương mại đã có hiệu lực của Việt Nam (theo thời gian và loại hình hiệp
định) giai đoạn 2000 – 2015 ................................................................... 79
Bảng 3.4. Quy mô các nước thành viên AFTA so với thế giới (thời điểm AFTA mới
có hiệu lực) ............................................................................................ 80
Bảng 3.5. So sánh mức sống và cơ cấu sản xuất nông nghiệp giữa Việt Nam,
ASEAN và các nước thành viên với ASEAN (khi các hiệp định thương
mại mới có hiệu lực - giai đoạn 2005 – 2010) ......................................... 86
Bảng 3.6. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên
theo
các hiệp định thương mại với ASEAN giai đoạn 2000-2015 (tấn) .......... 88
Bảng 3.7. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho toàn mẫu (xem xét
các nhóm hiệp định song phương và hiệp định hỗn hợp) ...................... 102
Bảng 3.8. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho toàn mẫu với biến tương
tác (xem xét các nhóm hiệp định song phương và hiệp định hỗn hợp) ........ 103
Bảng 3.9. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc có biến tương tác cho toàn
mẫu (xem xét các hiệp định hỗn hợp) ................................................... 105
Bảng 3.10. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho từng nhóm nước (các
hiệp định hỗn hợp) ............................................................................... 106
Bảng 3.11. Tổng hợp tác động của các hiệp định thương mại hỗn hợp đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ............................................. 133
Bảng 4.1. Lượng xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EFTA
giai đoạn 2000 – 2015 (tấn) .................................................................. 133
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho nhóm nước thành viên
tham gia hiệp định thương mại ............................................................. 138


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 3.1
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.

Hình 3.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.
Hình 4.5.
Hình 4.6.
Hình 4.7.

Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam ................ 45
Khung phân tích tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam ................................................................................... 49
Xuất khẩu gạo của một số nước điển hình .............................................. 50
Tình hình sản xuất lúa Việt Nam giai đoạn 1989-1999 ........................... 66

Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 - 1999 ................................... 667
Sản lượng, diện tích, năng suất lúa Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017...... 68
Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2017 ....................................... 69
Tình hình tham gia các hiệp định thương mại của Việt Nam .................. 71
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhóm nước ASEAN giai đoạn 2000 – 2015 ...... 81
Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên AFTA từ năm
2000-2015 (tấn) ...................................................................................... 82
Lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo hiệp định thương mại hỗn hợp
giai đoạn 2000-2015 (triệu tấn) .............................................................. 87
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên của hiệp
định thương mại song phương giai đoạn 2000 – 2015 (tấn) .................... 91
Tỷ trọng lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước và nhóm nước so
với tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu thế giới (theo từng chủng loại
gạo) (đơn vị %) ...................................................................................... 92
Giá trung bình gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên theo
hiệp định thương mại với ASEAN giai đoạn 2000-2015 (USD/tấn)........ 94
Tỷ trọng từng loại gạo so với tổng lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam (%) và
giá gạo xuất khẩu trung bình (USD/tấn) của một số nước và nhóm nước...... 95
Cấu trúc thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (% so với tổng lượng) ... 116
Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam, so sánh với Thái Lan (USD/tấn)117
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước thuộc liên minh Á Âu giai
đoạn 2000 – 2015 ................................................................................. 130
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hongkong giai đoạn 2000 – 2015 ... 131
Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc RCEP tổng cả giai
đoạn 2000 – 2015 (triệu tấn) ................................................................. 132
Gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2000 – 2015 .................... 134
Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Israel giai đoạn 2000 - 2015.................. 136
Gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên hiệp định CP-TPP
giai đoạn 2000 - 2015 ........................................................................... 137
Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang các nước và nhóm nước

thành viên các hiệp định thương mại giai đoạn 2000-2015 (USD/tấn) .. 139


x


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gạo là lương thực cơ bản đối với các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh
nên có thể nói lúa gạo đang nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới. Vào giai đoạn
nửa cuối thế kỷ 20, toàn cầu đã từng phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng vì
thiếu lương thực khi nguồn lực đất đai bị thu hẹp bởi xu hướng công nghiệp hóa,
tốc độ tăng dân số quá nhanh. Nhu cầu nhập khẩu lương thực của các nước tăng lên
trong khi khả năng tự giải quyết nhu cầu lương thực của các nước và những cam
kết giúp đỡ, cứu trợ song phương lẫn đa phương về lương thực đều giảm. Do đó,
các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã đưa ra cụm từ “an ninh lương thực” với ý
nghĩa đầy đủ không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần của riêng ngành nông nghiệp và
ở một nước riêng lẻ mà là nhiệm vụ kinh tế, xã hội và bao hàm cả ý nghĩa chính trị,
quốc phòng của toàn cầu. Với vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới,
sản xuất lúa gạo không chỉ mang ý nghĩa giúp người dân ở các quốc gia được tiêu
dùng đủ gạo theo hướng tự cung cấp hoặc theo hướng thương mại gạo mà còn cần
phải đảm bảo ổn định cung, cầu gạo trong mọi điều kiện biến động, từ đó ngăn
chặn việc sử dụng gạo như một công cụ gây sức ép kinh tế và chính trị. Chính vì
vậy, hoạt động xuất khẩu gạo vừa đem lại kim ngạch cho các quốc gia, vừa góp
phần thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu, cũng như phần nào thể hiện
nét văn hóa tiêu dùng của quốc gia xuất khẩu gạo. Điều này đúng với hầu hết các
nước xuất khẩu gạo trong đó có Việt Nam.
Với truyền thống và có lợi thế trong nghề trồng lúa nước, Việt Nam ngày càng

khẳng định được vị trí của mình trên thị trường gạo thế giới và được nói đến như một
nước góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Bên cạnh những khách
hàng chủ chốt ở châu Á, gạo Việt Nam đã vươn xa sang thị trường châu Phi và thâm
nhập được những thị trường khắt khe nhất nhì thế giới như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, biểu hiện
chủ yếu là các quan hệ thương mại song phương, khu vực và đa phương mà các hiệp
định thương mại là cơ sở pháp lý đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương
mại của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu gạo cũng không tránh khỏi những cơ hội cũng
như những thách thức mà các hiệp định thương mại mang lại khi sản phẩm gạo xuất
khẩu phải đáp ứng những nội dung cụ thể về xuất xứ, đặc điểm, chất lượng, an toàn vệ
sinh sản phẩm và môi trường... Thực tế cho thấy, tuy xuất khẩu gạo là một hoạt động
truyền thống của Việt Nam và Việt Nam luôn nằm trong 3 quốc gia có lượng xuất


2

khẩu gạo lớn nhất thế giới trong một thời gian dài nhưng tiến trình tạo lập và chuyển
hướng thương mại gạo thông qua các hiệp định thương mại từ những bạn hàng quen
thuộc như Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Malaysia,... sang các khách hàng mới ở
châu Âu, châu Mỹ nhằm tạo ra nhiều lợi ích thương mại hơn đang gặp khó khăn bởi
sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa được tiêu chuẩn hóa, chưa có thương hiệu
gạo quốc gia và chưa có lợi thế so sánh hơn hẳn so với các nước xuất khẩu gạo khác
như Thái Lan, Ấn Độ... Những điều này càng khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam bị coi
là sản phẩm kém cạnh tranh, dễ chịu tác động từ các quy định khắt khe của các hiệp
định thương mại.
Thêm vào đó, gạo xuất khẩu đang có biểu hiện dần “lép vế” so với một số nông
sản xuất khẩu khác. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2016, xuất khẩu
gạo giảm 25% về lượng, 20% về giá trị so với năm 2015 và đây là năm đầu tiên kim
ngạch xuất khẩu rau quả có thể vượt mặt gạo. Mặc dù năm 2017, xuất khẩu gạo tăng
gần 18% về khối lượng và giá trị so với năm 2016 thể hiện ngành gạo đã có một năm

khá thành công về xuất khẩu khi vượt xa kế hoạch đề ra từ đầu nhưng vẫn thấp hơn giá
trị xuất khẩu rau quả. Với hiện trạng của ngành gạo Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn như lợi tức của người nông dân trồng lúa chỉ ở mức thấp vì mục tiêu
an ninh lương thực, cơ chế điều hành nhập khẩu gạo từ Chính phủ dần được thay bằng
cơ chế doanh nghiệp tư nhân đấu thầu hạn ngạch hoặc tự do hóa thương mại hoàn toàn
khiến doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn trong đàm phán
giá cả bởi năng lực hiện có, gạo không có thương hiệu... thì giá trị thu được từ rau quả
xuất khẩu cao hơn nhiều so với gạo là điều dễ hiểu. Hơn nữa, trước hiện trạng biến đổi
khí hậu, thiên tai xâm nhập mặn nên người nông dân đã thực hiện tái cơ cấu nông
nghiệp bằng cách giảm bớt cấy lúa mà chuyển sang nuôi tôm hay trồng rau màu và cây
ăn quả. Thêm vào đó, thời gian gần đây, những thị trường “khó tính” như Nhật Bản,
Mỹ, châu Âu... đang có xu hướng “chê bai” gạo Việt Nam nhưng lại nhiệt tình mua
rau quả của Việt Nam với mức giá tốt. Vì vậy, tăng lượng rau quả xuất khẩu cũng là
hướng hợp lý để người nông dân mau làm giàu.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngành gạo mất đi vị thế của mình. Dân số thế
giới vẫn tiếp tục tăng lên nên nhu cầu gạo thế giới cũng luôn tăng, an ninh lương thực
vẫn là vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia trên thế giới nhất là khu vực châu Phi và
châu Mỹ Latinh. Vấn đề là gạo xuất khẩu Việt Nam đang trong bối cảnh biến động
liên tục của những yếu tố khách quan, chủ quan ở trong và ngoài nước trong đó việc
Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại như chất “xúc tác” đòi hỏi ngành gạo
phải nghiên cứu, xem xét kỹ càng hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tiếp theo sao


3

cho phù hợp với thông lệ quốc tế, không còn là xuất khẩu gạo càng nhiều càng tốt mà
cần tăng giá trị và khẳng định hình ảnh gạo Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc
tế. Từ những nhận định trên, nghiên cứu sinh thực hiện luận án với đề tài: “Tác động
của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam” nhằm dựa vào cơ sở
lý luận, căn cứ thực tiễn của việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại với

những nội dung liên quan đến xuất khẩu gạo, phân tích hoạt động xuất khẩu gạo gắn
với tiến trình tham gia các hiệp đinh thương mại của Việt Nam, từ đó nâng cao khả
năng thích ứng của xuất khẩu gạo đối với tác động của hiệp định thương mại trong
hiện tại và trong tương lai. Nội dung luận án cũng phù hợp với chuyên ngành Lịch sử
kinh tế mà nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án phân tích và đánh giá thực
trạng về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
bối cảnh biến động thị trường gạo thế giới. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với những tác động của hiệp
định thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tác động của các hiệp định
thương mại đến hoạt động xuất khẩu gạo; tổng kết kinh nghiệm về thích ứng của xuất
khẩu gạo của một số nước, từ đó rút ra những bài học đối với Việt Nam.
Thứ hai, tổng quan về một số hiệp định thương mại song phương, đa phương,
khu vực mà Việt Nam ký kết và tiến trình tham gia các hiệp định thương mại đó của
Việt Nam nhằm chỉ ra những nội dung có tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Thứ ba, phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các
hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, dự báo khả năng tác động đến xuất khẩu
gạo của các hiệp định thương mại mà Việt Nam sắp là thành viên trong tương lai.
Thứ tư, trong biến động của thị trường lúa gạo quốc tế và xu hướng tác động của
các hiệp định thương mại hiện nay, luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc
đẩy xuất khẩu gạo theo hướng thích ứng tốt với tác động của các hiệp định thương mại.


4

Luận án trả lời các câu hỏi:

- Một là, những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tác động của hiệp định
thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam?
- Hai là, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết tác động đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam theo hướng tích cực hay tiêu cực và ở mức độ cụ thể như thế nào?
- Ba là, những vấn đề cần đặt ra trong xu thế đàm phán những hiệp định thương
mại tiếp theo của Việt Nam là gì?
- Thứ tư, điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo như thế nào để thích nghi tốt với
nội dung của các hiệp định thương mại đã và sẽ ký kết, có hiệu lực trong tương lai?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Những nội dung của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham
gia có liên quan đến xuất khẩu gạo;
- Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước là thành viên và phi
thành viên với Việt Nam trong các hiệp định thương mại;
- Những tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đến
thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu nội dung và tác động của các hiệp định
thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham gia có ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam, gồm: AFTA; 3 hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản, Chile, Hàn
Quốc; 5 hiệp định thương mại hỗn hợp đã ký kết thông qua ASEAN với Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc – New Zealand; hiệp định thương mại Việt Nam –
Liên minh Á Âu (hiệu lực năm 2016); hiệp định thương mại mới gần đây giữa Việt
Nam – Hongkong (hiệu lực năm 2019), hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (có hiệu lực tháng 1/2019), các hiệp định thương mại sẽ ký kết trong
tương lai: hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (đã kết thúc đàm phám), hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh
Á Âu, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – khối EFTA và hiệp định thương mại
Việt Nam - Israel (đang đàm phán).



5

* Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào những thị trường Việt Nam
xuất khẩu gạo với tỷ trọng lớn (có thể là thành viên, có thể là phi thành viên của các
hiệp định thương mại nói trên).
* Về thời gian:
- Trong phân tích định tính, luận án khái quát sự phát triển của ngành gạo (sản
xuất và xuất khẩu) từ những năm 80 của thế kỷ 20 cho đến năm 2017; đánh giá thực
trạng tác động của các hiệp định thương mại tới xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm
2000 (thời điểm hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ bắt đầu có hiệu lực, mở ra thời
kỳ Việt Nam liên tục tham gia vào các hiệp định mang tính khu vực và trên thế giới)
đến năm 2015 gắn với các mốc thời gian các hiệp định thương mại có hiệu lực; đánh
giá khả năng tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia chưa có
hiệu lực hoặc đang đàm phán đang đàm phán trong giai đoạn 2000 – 2016, cập nhật
thêm thông tin liên quan đến xuất khẩu gạo tới năm 2017.
- Trong phân tích thực nghiệm, tác giả sử dụng số liệu từ năm 1998 đến năm
2015 đối với phân tích thực trạng tác động và từ năm 1998 – 2016 đối với phân tích
tiềm năng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo nhằm tăng số
quan sát, tăng độ tin cậy trong nghiên cứu và khắc phục phần nào sự hạn chế về số liệu
(do AFTA có hiệu lực từ năm 1996 nhưng số liệu tác giả thu thập được chỉ từ 1998).
- Các giải pháp của luận án đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới
tác động của các hiệp định thương mại hướng đến năm 2030 (phù hợp với chiến lược,
tầm nhìn hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đề án xây dựng, phát triển thương hiệu
gạo Việt Nam nói riêng).
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận ở giác độ Lịch sử kinh tế, xem xét biến động xuất khẩu gạo dưới tác
động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết. Cụ thể là với các hiệp định
thương mại đã ký ở các mốc thời gian cụ thể đã tác động đến xuất khẩu gạo của Việt

Nam theo trình tự thời gian, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá những tác động
của hiệp định đến xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong
xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn, dựa trên các lý thuyết thương mại truyền thống
và hiện đại, phân tích tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu mặt hàng gạo


6

của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận định, đánh giá, và đưa ra những giải pháp đối
với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu định tính
Luận án kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic là sự kết hợp nghiên
cứu sự việc cụ thể với việc phản ánh bản chất đặc trưng của các hiện tượng kinh tế
trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại của Việt Nam với các đối tác trong
xuất khẩu lúa gạo, nhằm phân tích thành công và hạn chế của xuất khẩu gạo khi tham
hiệp định thương mại và rút ra những kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo đối với Việt
Nam khi tham gia các hiệp định trong tương lai;
Phương pháp phân kỳ làm sáng tỏ số lượng hiệp định thương mại, nội dung, đặc
điểm và mức độ tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo dựa trên
những căn cứ về thời gian, đó là thời điểm các hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực.
Trong nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế dựa vào các
kết quả thống kê, đối chiếu, so sánh các số liệu, hiện tượng kinh tế trong xuất khẩu lúa
gạo để làm rõ sự thay đổi trong xuất khẩu gạo cả về lượng và chất, sự thay đổi các
chính sách có liên quan từ quá khứ qua từng thời điểm của lộ trình thực hiện các hiệp
định thương mại.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa ảnh hưởng của các nhân
tố cũng như của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo và cơ cấu ngành gạo Việt
Nam trên cơ sở ứng dụng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc trong thương mại quốc tế. Mô

hình này phù hợp để nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra sau khi thực hiện hiệp định
thương mại (phân tích hậu kỳ), có sự so sánh giữa các nước và so sánh xuất khẩu gạo
của một quốc gia trước và sau khi hiệp định thương mại được tiến hành (tiếp cận theo
thời gian), điều này phù hợp với chuyên ngành Lịch sử kinh tế.
Mô hình này còn giúp xác định khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại qua
các biến số quy mô (thu nhập, chi tiêu) của các nước (vừa là các nước thành viên, vừa
không phải là thành viên để đánh giá sự tạo lập và chuyển hướng xuất khẩu), biến số
khoảng cách (khoảng cách địa lý, khoảng cách lịch sử, biến động tỷ giá) của các nước
với Việt Nam (tác động cố định).


7

4.3. Nguồn số liệu
- Dữ liệu cho phân tích định tính
STT

Nguồn

Số liệu

1

Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA)

Tổng lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt
Nam các năm (1998 – 2017)

2


Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)

Lượng và giá trị xuất khẩu gạo của một số nước
trên thế giới các năm

3

Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB)

Tổng sản phầm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu
dùng (CPI), chi tiêu cuối cùng (EXP), giá trị sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam và các nước trên
thế giới qua các năm

4

Tổng cục Thống kê (GSO)

- Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam
qua các năm (1998 – 2015)
- Lượng và giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang
từng nước qua các năm (1998 – 2015)

5

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Dữ liệu tỷ giá hối đoái thực song phương


6

- Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam
trước năm 1998
Các bài nghiên cứu đã được công bố
- Lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam
trước năm 1998

7

Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô các
nước, vị trí địa lý (tiếp giáp biển, chung đường
biên giới với Việt Nam) của các nước, lịch sử
thuộc địa của các nước.

Số liệu công bố trên các trang
điện tử

- Dữ liệu cho phân tích định lượng được thu thập, chọn lọc và xử lý bao gồm các
nguồn dữ liệu thứ cấp, sắp xếp dạng mảng (theo các nước và theo năm) từ những
nguồn trên.
5. Những đóng góp mới và hạn chế của luận án
5.1. Những đóng góp mới của luận án
* Luận án có những đóng góp mang tính lý luận:
- Luận án phân tích toàn diện tác động các hiệp định thương mại mang tính
song phương, khu vực và các hiệp định thương hỗn hợp đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam, trong khi các nghiên cứu khác về tác động của các hiệp định chủ yếu là nghiên
cứu riêng hoặc là các hiệp định song phương, hoặc là các hiệp định FTA, hoặc là đánh
giá riêng tác động của các hiệp định đa phương.



8

- Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đã được công bố
chủ yếu đánh giá các tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam ở khía cạnh kinh tế,
phúc lợi hay thương mại. Luận án đề cập đến tác động của các hiệp định thương mại
đến xuất khẩu của mặt hàng gạo nhằm cụ thể hóa từng yếu tố ảnh hưởng.
* Luận án có ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự vì gạo vốn là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam trong một thời gian dài và vẫn được coi trọng chủ yếu về
số lượng nhưng khi Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại khiến xuất
khẩu gạo gắn với nhiều cơ hội và thách thức mới đang đặt ra thì yếu tố chất lượng và
nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng gạo cho phù hợp với xu thế hội nhập và các nội dung
của các hiệp định thương mại ngày càng được chú trọng, giúp mặt hàng gạo của Việt
Nam giữ vị trí vững chắc trên thị trường gạo thế giới.
- Luận án nghiên cứu những tác động của các hiệp định thương mại góp phần
tìm ra những gợi ý thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo theo hướng bền vững, từ đó tạo động
lực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tạo việc làm để nâng cao thu nhập,
chất lượng đời sống dân cư ở khu vực này và tạo hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước.
* Luận án đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu khi phân tích các yếu tố
tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quá trình hội nhập trong đó tập trung
đánh giá tác động của các hiệp định thương mại thông qua sự kết hợp phương pháp
phân tích định tính và mô hình định lượng (mô hình lực hấp dẫn cấu trúc) nhằm đánh
giá hướng và mức độ tác động của từng yếu tố đến xuất khẩu gạo, giúp phân đoạn thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ra các nước, từ đó giúp cho việc ký kết các hiệp
định phù hợp với điều kiện kinh tế sản xuất lúa gạo ở Việt Nam gắn với lợi thế cạnh
tranh nhằm đảm bảo sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững cũng như sự ứng phó chủ
động với những biến động của thị trường lúa gạo quốc tế hiện nay.

5.2. Những hạn chế của luận án
Luận án đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam trong tổng hòa của rất nhiều các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính
trị... Việc sử dụng mô hình định lượng trong luận án gặp khó khăn trong việc thu thập
số liệu, vì vậy luận án mới chỉ đưa vào một số biến dễ lượng hóa để làm minh chứng
và tính toán phần nào những đánh giá tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo. Một
số yếu tố khác có tác động đến xuất khẩu gạo như yếu tố biến đổi khí hậu, quy mô và
giá gạo xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh, cũng như những tác động ngoài mong muốn


9

khác (yếu tố bất ngờ khó có thể lường trước) chưa được đưa vào có thể làm giảm bớt
tính tương tác giữa các yếu tố, từ đó là thay đổi giá trị các hệ số của các biến một cách
tương đối. Tuy nhiên, với những biến số hiện có trong mô hình, luận án đánh giá được
một số chỉ tiêu hệ số co giãn theo thu nhập, sự khác biệt thị trường, phân đoạn thị
trường..., kết hợp với những phân tích định tính đối với các yếu tố chưa đưa được vào
mô hình, luận án có những đóng góp toàn diện hơn để giúp nâng cao khả năng thích
ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam đối với tác động của các hiệp định thương mại trong
tương lai.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến
xuất khẩu gạo của Việt Nam;
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của
hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo;
Chương 3: Phân tích thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất
khẩu gạo của Việt Nam;
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của xuất khẩu gạo

Việt Nam trước tác động của hiệp định thương mại đến năm 2030.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
1.1. Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu
gạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Các nghiên cứu về lợi ích của xuất khẩu và yếu tố tác động đến xuất khẩu
Về lợi ích của xuất khẩu, lý thuyết thương mại đã được nghiên cứu từ lâu và là
một trong những luận cứ quan trọng để phân tích các tác động đến hoạt động thương
mại trong đó xuất khẩu là hoạt động cơ bản. Bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự
nhiên giữa các nước nhưng bản thân mỗi nước lại khan hiếm hoặc không đầy đủ các
nguồn lực cần thiết, hàng loạt các lý thuyết thương mại đã ra đời và liên tục biến đổi,
phát triển cho phù hợp với thực tiễn. Theo những cách giải thích khác nhau, các lý
thuyết thương mại đã chỉ rõ cơ chế và lý do mà thương mại tạo ra lợi ích cho các quốc
gia (Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai, 2013). Thứ nhất, lý do của thương mại trong
lý thuyết lợi thế của mỗi quốc gia chính là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa
lý và các yếu tố sản xuất trong đó có cơ chế chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, ngoài những lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, các quốc gia còn có lợi thế
kinh tế nhờ quy mô, với sự tập trung sản xuất lớn, giảm chi phí trung gian không cần
thiết và lợi thế kinh tế nhờ quy mô rất quan trọng trong điều kiện thị trường nội địa
nhỏ bé vì việc tập trung sản xuất quy mô nhỏ để phục vụ thị trường nội địa, mở rộng
thị trường xuất khẩu biến lợi thế kinh tế tĩnh thành lợi thế động to lớn trong quan hệ
thương mại. Thứ ba, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu và tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu là một chiến lược phát triển tốt để thay thế nhập
khẩu, xuất khẩu giúp phân bổ hiệu quả hơn nguồn lực thông qua việc thay đổi các yếu
tố sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất và cho phép khai thác quy mô nền kinh tế, làm

tăng sự khuếch tán kiến thức thông qua tác động qua lại với những người mua nước
ngoài và học hỏi kinh nghiệm.
Về các yếu tố tác động đến xuất khẩu, các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau
trong đó có Việt Nam đều chỉ ra rằng tác động đến xuất khẩu được phân chia ra các
yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu xuất khẩu và các yếu tố mang tính hấp dẫn hoặc cản
trở xuất khẩu, trong đó năng lực sản xuất của nước xuất khẩu tác động đến cung xuất
khẩu, sức mua của thị trường ảnh hưởng đến cầu xuất khẩu và yếu tố hấp dẫn hoặc
cản trở xuất khẩu là khoảng cách giữa các nước và các chính sách xuất khẩu (Carrere,


11

2006; Inmaculada và Felicitas, 2003; Sandberg, 2004; Do Tri Thai, 2006; Từ Thúy
Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008; Dao Ngoc Tien, 2009; Bikker, 2009).
- Đánh giá các yếu tố tác động đến cung, cầu xuất khẩu: Sandberg (2004) với bối
cảnh nghiên cứu các hiệp định thương mại châu Mỹ (FTAA) và Carrere (2006) đánh
giá xuất khẩu cùng quá trình biến đổi của các yếu tố tác động đến xuất khẩu của một
số hiệp định thương mại khu vực đã cho rằng GDP và dân số có ảnh hưởng tích cực và
mô hình thương mại của những nền kinh tế nhỏ hơn bị ảnh hưởng tiêu cực ở phạm vi
lớn hơn bởi các mối liên kết hơn là mô hình thương mại của các đối tác lớn hơn.
Kwentua (2006) khi nghiên cứu những ảnh hưởng sự hình thành và chuyển hướng
thương mại của những hiệp định khu vực cũng cho thấy các nước phát triển những mối
quan hệ thương mại quốc tế nhiều hơn với những nước có GDP lớn hơn. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu của Inmaculada và Felicitas (2003) khi đánh giá thương mại của 20
nước trong khu vực tự do mậu dịch và 15 nước trong Liên minh châu Âu với những
tiềm năng thương mại và các hiệp định đạt được giữa các khối thương mại và nghiên
cứu Bikker (2009) với số liệu dòng thương mại năm 2005 đánh giá dòng thương mại
giữa 178 nước thì dân số lại ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Trong trường hợp của
Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ tích cực của xuất khẩu
với các yếu tố trên (Do Thai Tri, 2006; Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008;

Dao Ngoc Tien, 2009). Tuy nhiên, những nghiên cứu trong hay ngoài nước trên chỉ
cho thấy những tác động về quy mô nói chung (xem xét đồng thời tác động của GDP
hoặc dân số của các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu) chứ không phản ánh những ảnh
hưởng riêng lẻ (của từng biến). Theo hướng này, còn có nghiên cứu của Nguyen
Khanh Doanh và Yoon Heo (2009) về Việt Nam và Singapo trong khu vực ASEAN và
các yếu tố cũng mang lại tác động tích cực.
Những nhóm sản phẩm khác nhau có cầu và cung khác nhau, vì vậy, xuất khẩu
những sản phẩm khác nhau được cho rằng bị ảnh hưởng theo các phương thức trái
ngược nhau. Nghiên cứu của Sandberg (2004) với nhóm sản phẩm thực phẩm và chế tác
và của Nguyễn Thanh Thủy và Arcand, J. (2009) với ba nhóm: hàng hóa thuần nhất,
hàng hóa giá tham chiếu, và hàng hóa không đồng nhất đã nghiên cứu dựa trên giả định
trên và kết quả đều cho thấy những tác động của thu nhập và dân số lên giá trị xuất khẩu
của nhóm hàng hóa thiết yếu sẽ ít hơn xuất khẩu của những nhóm hàng hóa khác.
- Đánh giá các yếu tố tác động đến tính hấp dẫn hoặc cản trở thương mại: các
biến hấp dẫn thương mại và hạn chế thương mại bao gồm nhóm các biến khoảng cách
như khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế - xã hội và nhóm các biến chính sách như
những chính sách khuyến khích và quản lý thương mại như thuế quan, hiệp định


12

thương mại song phương (BTA), thương mại khu vực (FTA), chính sách công nghiệp,
nông nghiệp, ... với những đặc điểm riêng biệt của từng nhóm.
Các nghiên cứu hầu như cho thấy khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến
xuất khẩu như trong nghiên cứu của, Carrere (2006), Dao Ngoc Tien (2009), Nguyen
Khanh Doanh và Yoon Heo (2009). Những đặc điểm khác nhau về khoảng cách kinh
tế có thể mang lại tác động tích cực và tiêu cực đến giá trị thương mại của 2 nước dựa
trên các đặc điểm khách nhau đối với từng trường hợp riêng biệt. Theo học thuyết H –
O, tác động tích cực của biến khoảng cách kinh tế được phản ánh qua nghiên cứu của
Egger (2000), Gilbert và cộng sự (2000) và tác động tiêu cực phù hợp với các học

thuyết thương mại mới phán ánh qua nghiên cứu của Inmaculada và Felicitas (2003)
Các nhóm yếu tố thuộc về các chính sách quản lý và khuyến khích thương mại
như thuế, tỷ giá hối đoái, thương mại song phương và khu vực cũng tác động đến giá
trị xuất khẩu ở tất cả các nhóm sản phẩm. Hầu hết các nghiên cứu đồng ý rằng sự mất
giá đồng tiền nội tệ sẽ thúc đẩy xuất khẩu các nước (Do Thai Tri, 2006; Nguyễn Thị
Quy và cộng sự, 2008; Inmaculada và Felicitas, 2003), thuế có ảnh hưởng tiêu cực lên
xuất khẩu (Dao Ngoc Tien, 2009), trong khi đó các biến thể hiện sự tham gia vào các
hiệp định lại không rõ ràng. Carrere (2006) cho rằng việc gia nhập NAFTA, ASEAN,
CACM là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhưng khi tham gia ASEAN (Từ
Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008) và gia nhập MECORSUR (Carrere, 2006) lại
mang lại tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên những nghiên cứu này đã
không cân nhắc đến những tác động khác nhau của các yếu tố lên những nhóm sản
phẩm khác nhau.
Có thể tóm lược các yếu tố tác động đến xuất khẩu được đánh giá qua các nghiên
cứu đã được công bố như sau:


13

Bảng 1.1. Tóm tắt các yếu tố tác động đến xuất khẩu
Yếu tố
tác động

Xu thế tác
động

Nghiên cứu công bố

Nhóm yếu tố liên quan đến cung, cầu xuất khẩu
GDP


Tích cực

Do Tri Thai (2006), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Dao
Ngoc Tien (2009), Bikker (2009), Nguyễn Thanh Thủy và Arcand, J.
(2009), Carrere (2006), Sandberg (2004), Inmaculada và Felicitas (2003),
Nguyen Anh Thu (2014), Okabe (2015).

Dân số

Tích cực và
tiêu cực

Sandberg (2004), Carrere (2006), Inmaculada và Felicitas (2003),
Sandberg (2004), Do Tri Thai (2006), Dao Ngoc Tien (2009), Bikker
(2009), Nguyen Khanh Doanh và Yoon Heo (2009), Do Ba Khai (2014).

Nhóm yếu tố khoảng cách địa lý và kinh tế
Khoảng cách

Tiêu cực

địa lý
Khoảng cách
kinh tế

Carrere (2006), Kwentua (2006), Dao Ngoc Tien (2009), Dao Ngoc Tien
(2009), Nguyen Khanh Doanh và Yoon Heo (2009), Nguyen Anh Thu và
cộng sự (2015)


Tích cực
Tiêu cực

Egger (2000), Gilbert và cộng sự (2000).
Inmaculada và Felicitas (2003).

Nhóm yếu tố hấp dẫn/hạn chế xuất khẩu
Thuế

Tiêu cực

Dao Ngoc Tien (2009) .

Tỷ giá hối đoái
(giá đồng nội tệ
so với ngoại tệ)

Tích cực

Do Tri Thai (2006), Nguyễn Thị Quy và cộng sự, 2008; Inmaculada và
Felicitas (2003).

Hiệp định
thương mại

Tích cực
Tiêu cực

Carrere (2006), Nguyen Anh Thu và cộng sự (2015), Do Ba Khai (2014).
Carrere (2006), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Nguyen Anh

Thu và cộng sự (2015).

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ những các nghiên cứu

Các nghiên cứu trên cho thấy các hiệp định thương mại là một trong những yếu
tố tác động đến xuất khẩu, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực hoặc cả hai nhưng
là yếu tố rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn có ảnh hưởng gián tiếp
thông qua các chính sách đến hoạt động xuất khẩu.

1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu
Hợp tác và hội nhập là hai thuật ngữ khác nhau cả về mặt lượng và mặt chất trong
đó hội nhập kinh tế quốc tế là một dạng thức được biểu hiện dưới nhiều hình thức hội
nhập khác nhau, đó là thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), khu vực mậu dịch tự do
(FTA), liên minh thuế quan (CU), thị trường chung (CM) và liên minh kinh tế (EU)
(Kennan và Riezman (1990), Syropoulos (1999)). Cụ thể, thỏa thuận thương mại ưu
đãi là hình thức liên kết giữa các nước nhằm dành cho nhau hàng rào thương mại thấp
hơn so với các quốc gia không phải thành viên. Trong khu vực mậu dịch tự do, thuế
quan giữa các quốc gia được loại bỏ nhưng trong mỗi quốc gia lại duy trì thuế quan


×