Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Tiếng việt 5 tuần 3 bài: Mở rộng vốn từ Nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.41 KB, 3 trang )

Giáo án Tiếng việt 5
Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục tiêu
1. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Nhân dân, thuộc những thành ngữ
ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
2. Biết sử dụng các từ trên để đặt câu.
3. Học sinh sử dụng từ hợp văn cảnh khi cần thiết
II. Đồ dùng dạy - học
- Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học...
- Bút dạ và giấy khổ to đủ cho các nhóm HS làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- GV gọi HS đọc Bài tập 3 đã hoàn thiện ở nhà - Hai HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
hôm trước.
- GV cho điểm, nhận xét việc làm bài và học - Cả lớp lắng nghe.
bài ở nhà của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2 phút)
- Trong tiếng Việt chúng ta có rất nhiều từ ngữ - HS lắng nghe.
nói về Nhân dân. Tiết Luyện từ và câu hôm
nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ và hiểu
thêm một số thành ngữ ca ngợi những phẩm
chất của nhân dân Việt Nam.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện tập (30 phút)


Bài tập 1 (8 phút)

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.


- Gọi một HS đọc to Bài tập 1. GV nhắc lại - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc
yêu cầu của bài.
thầm và lắng nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau khi HS làm bài - HS làm việc cá nhân, một HS lên bảng làm
xong các em trao đổi với bạn bên cạnh về kết bài. Sau khi làm xong HS trao đổi theo
quả bài làm của mình.
nhóm đôi kết quả bài làm của mình.
- Gọi HS trình bày, nhận xét bài của bạn.

- Năm đến bảy HS lần lượt trình bày kết quả
bài làm của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét
bài của bạn.

- Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn trên bảng. - Nhận xét, chữa bài.
Đáp án:
a) Công nhân: Thợ điện, thợ cơ khí.
b) Nông dân: Thợ cấy, thợ cày.
c) Doanh nhân: Tiểu thương, nhà tư sản.
d) Quân nhân: Đại úy, trung sĩ.
e) Trí thức: Giáo viên, kĩ sư.
g) Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học.
Bài tập 2 (12 phút)
- Gọi HS đọc to bài tập.

- Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi

đọc thầm.

- GV làm mẫu: Từ chịu thương chịu khó nói - HS suy nghĩ phát biểu miệng: Cần cù,
lên phẩm chất gì của người Việt Nam ta?
chăm chỉ, ...
- GV lưu ý HS có thể dùng nhiều từ đồng - HS suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến ra giấy nháp
nghĩa để nói nội dung một thành ngữ. Yêu cầu để phát biểu miệng.
suy nghĩ, viết câu trả lời ra giấy nháp.
- Gọi HS trình bày. GV theo dõi, gọi nhận xét, - HS lần lượt trình bày ý kiến của mình. Cả
hoặc sửa lỗi sai cho HS (nếu có).
lớp theo dõi, nhận xét câu trả lời của bạn.
Đáp án:
- Chịu thương chịu khó: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ.
- Dám nghĩ dám làm: mạnh dạn, táo bạo, nhiều sáng kiến.
- Muôn người như một: đoàn kết , thống nhất ý chí và hành động.


- Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc.
- Uống nước nhớ nguồn: Có nghĩa có tình, thủy chung...
Bài tập 3 (10 phút)
- Gọi một HS đọc Bài tập 3.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc
thầm.

- Yêu cầu HS nháp các ý câu trả lời.

- HS đọc lại bài, suy nghĩ viết nhanh câu trả
lời ra giấy nháp.


- GV hỏi:

- HS trả lời:

+ Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng +Vì xem mình cùng là con của Rồng, của
bào?
Tiên; đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ
GV nói thêm: Đồng theo tiếng Hán nghĩa là Âu Cơ.
cùng, bào theo tiếng Hán là cái bọc. Đồng bào là
cùng trong một bọc.
+ Tìm những từ bắt đầu bằng tiếng đồng.

+ HS dựa vào từ điển để nêu: Đồng hương
(cùng quê hương), đồng học (cùng học với
nhau), đồng tuế (cùng tuổi với nhau), đồng
khởi (cùng nổi dậy), đồng lòng (cùng một
lòng), đồng lõa (cùng tham gia một hành
động bất lương), đồng thanh (cùng hát, cùng
nói) đồng tâm (cùng một lòng), đồng tình
(cùng ý kiến),...

+ Yêu cầu HS đặt câu với một từ vừa tìm + Năm, bảy HS đọc bài làm của mình.
được.
- GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách dùng
từ cho từng HS (nếu có).
3. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những - HS lắng nghe.
HS tích cực trong học tập.
- Dặn HS về nhà làm lại Bài tập 3, phần b vào - HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu
vở.

cầu của GV.



×