Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng của cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) tại Sam Mứn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LẦU A TRỪ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC BÓN PHÂN ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY HOÀNG ĐẰNG (FIBRAUREA TINCTORIA LOUR )
TẠI XÃ SAM MỨN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LẦU A TRỪ


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC BÓN PHÂN ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY HOÀNG ĐẰNG (FIBRAUREA TINCTORIA LOUR )
TẠI XÃ SAM MỨN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: K46 - QLTNR - N02

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Thái

Thái Nguyên, năm 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, chưa công bố trên các tài liệu. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn
xem và chỉnh sửa. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

TS. Nguyễn văn thái

Lầu A Trừ

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN

(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn
Quản lý tài nguyên rừng, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
rất bổ ích trong bốn năm qua và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập thông tin liên quan và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo của cô giáo

TS. Nguyễn Văn Thái và các thầy giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp
đỡ của các cán bộ, lãnh đạo các cơ quan ban nghành của UBND xã Sam Mứn
huện Điện Biên và các hộ gia đình trong thôn, bản thuộc xã Sam Mứn đã tạo
điều kiện cho tôi thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo TS.
Nguyễn Văn Thái đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức còn hạn
chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận
được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để khóa luận này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2018
Sinh viên

Lầu A Trừ


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thu thật lý tính đất .......................................................................... 27
Bảng 3.2. Các thông số được phân tích mẫu đất ............................................. 27
Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp phẫu diện đất tại xã Sam Mứn, huyện Điiện Biên ....33
Bảng 4.2. Kết quả phân tích đất khu vực có cây Hoàng đằng phân bố .......... 34
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát lô đất dự kiến trồng cây Hoàng Đằng ................. 36
Bảng 4.4. Kỹ thuật trồng cây Hoàng đằng đã áp dụng ................................... 37
Bảng 4.5. Tỷ lệ sống của cây Hoàng Đằng sau 5 tháng trồng ........................ 38
Bảng 4.6. Sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Hoàng Đằng Doo(mm) ............ 39
Bảng 4.7. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố đối với sự tăng trưởng
đường kính cổ rễ ............................................................................. 40

Bảng 4.8. Sai dị từng cặp |(Xi) -̅ (Xj) ̅ | cho lượng tăng trưởng đường kính cổ rễ......41
Bảng 4.9. Sinh trưởng chiều cao vuốt ngọn cây Hoàng Đằng Hvn(cm) ....... 42
Bảng 4.10. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố đối với sự tăng trưởng
chiều cao vút ngọn .......................................................................... 43
Bảng 4.11. Tính hình sâu, bệnh hại................................................................. 44
Bảng 4.12. Động thái ra lá .............................................................................. 45
Bảng 4.13. Kết quả nghiên cứu động thái kích thước lá ................................. 47


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cây Hoàng Đằng sau 5 tháng trồng... 39
Hình 4.2. Sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Hoàng Đằng Doo(mm) ............ 40
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện sinh trưởng chiều cao vuốt ngọn cây Hoàng Đằng
Hv (cm) ........................................................................................... 43
Hình 4.4. Kết quả théo dõi động thái ra lá ...................................................... 46
Hình 4.5. Hình ảnh lá của cây Hoàng đằng .................................................... 47


v

DANH MỤC CÁC CỤ TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

UBND

: Ủy ban nhân dân


IUCN

: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

Hvn

: Chiều cao vuốt ngọn

Doo

: Đường kính gốc

ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

VQG

: Vường quốc gia

KBTTN


: Khu bảo tồn thiên nhiên

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

KBT

: Khu bảo tồn

VHTTDL

: Văn hóa thể thao du lịch

WWE

: Đấu vật giải trí thế giới

CT

: Công thức



: Lần đo


vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................III
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.........................................................................................IV
DANH MỤC CÁC CỤ TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. V
MỤC LỤC...............................................................................................................................VI
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Tổng quan chung về tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới và
trong nước .................................................................................................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới ............................ 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại Việt Nam ......... 9
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 13
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 13
2.3.2. Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội ........................................... 22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24


vii


3.3.1. Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................ 24
3.3.2. Nghiên cứu xây dựng mô hình và ảnh hưởng của công thức bón phân
đến sinh trưởng của cây Hoàng đằng ......................................................... 24
3.3.3. Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại ........................................................ 25
3.3.4. Nghiên cứu động thái ra lá của cây Hoàng đằng .................................. 25
3.3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Hoàng đằng ............ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung ............................................................ 25
3.4.2. Cách tiếp cận của đề tài ......................................................................... 25
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH .......................................................................... 31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi thiết kế ......................................... 31
4.1.2. Nhu cầu của người dân.......................................................................... 33
4.1.3. Đất đai .................................................................................................. 33
4.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình và ảnh hưởng của công thức bón
phân đến sinh trưởng của cây Hoàng đằng ................................................ 35
4.2.1. Kết quả chọn địa điểm xây dựng mô hình trồng Hoàng đằng .............. 35
4.2.2. Khảo sát điều tra khu vực nghiên cứu xây dựng mô hình .................... 35
4.2.3. Kết quả xây dựng mô hình trồng cây Hoàng đằng ............................... 37
4.2.4. Kết quả nghiêm cứu ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh
trưởng của cây Hoàng Đằng ...................................................................... 38
4.3. Kết quả nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại .............................................. 44
4.4. Kết quả nghiên cứu động thái ra lá .......................................................... 45
4.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Hoàng đằng ............... 48
4.5.1. Những hạn chế của người dân............................................................... 48
4.5.2. Biện pháp bảo tồn loài........................................................................... 49
4.5.3. Biện pháp phát triển loài ....................................................................... 49


viii


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 53
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết tìm cho mình thức ăn và vị thuốc từ cây
cỏ và tập phân biệt các loài cây độc. Nguyên liệu làm thuốc từ thực vật rất
phong phú và đa dạng. Chúng đã được con người nghiên cứu và sử dụng từ
xưa tới nay. Trong thời kỳ tân dược chưa phát triển thì đây là nguồn thuốc
chữa bệnh chính.
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là cây dược liệu có giá trị kinh
tế cao, phân bố khá rộng ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt
Nam, Lào, Campuchia. Ở nước ta, Hoàng đằng thường phân bố trong các
trạng thái rừng thứ sinh ở các tỉnh miền núi từ Bắc vào Nam với độ cao dưới
1.000m so với mực nước biển. Do có nguy cơ bị tuyệt chủng nên loài cây này
đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam từ năm 1996 (thuộc nhóm IIA) cần phải
bảo vệ (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP)[7]. Rễ và thân Hoàng đằng là một
trong những vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền để chữa các
chứng viêm tấy, lỵ trực trùng, lở ngứa, mụn nhọt, sốt da vàng, đau mắt đỏ, các
bệnh về đường tiêu hoá. Ngoài ra, Hoàng đằng còn là nguyên liệu chiết xuất
Palmatin làm thuốc nhỏ mắt hoặc tổng hợp thuốc an thần. Trong tự nhiên, loài
cây này trước đây rất phong phú, nhưng do khai thác quá mức và liên tục

trong nhiều năm, cùng với việc phát nương làm rẫy nên đã bị suy giảm cả về
số lượng và chất lượng.
Để phục vụ cho công tác bảo tồn, thương mại hoá sản phẩm và phát
triển kinh tế vùng nông thôn miền núi nói chung và tại Điện Biên nói riêng,
việc nghiên cứu nhân giống để gây trồng cây Hoàng đằng là cần thiết và có ý
nghĩa cả khoa học và thực tiễn.


2

Xuất phát từ lí do trên tôi tiến hành thực hiện Khóa luận tốt nghiệp:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng của cây
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) tại Sam Mứn, huyện Điện Biên tỉnh Điện
Biên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xây dựng được mô hình trồng cây Hoàng đằng tại xã Sam Mứn,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Xác định được tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về đường kính gốc,
chiều cao thân cây.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp tôi hiểu biết về mô hình trồng của cây Hoàng đằng.
- Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
- Biết được tầm quan trọng của loài thực vật có giá trị dược liệu như
cây Hoàng đằng.
- Biết được tầm quan trọng của công tác khai thác, phát triển nguồn gen
phục vụ nhu cầu làm thuốc từ nguồn gốc thiên nhiên.
- Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc bảo tồn và nhân
rộng loài cây Hoàng đằng

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây Hoàng đằng để đề xuất
một số giải pháp kỹ thuật gây trồng, phục vụ lợi ích của con người.
Việc nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học loài cây Hoàng đằng tại khu
vực nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho việc gây trồng loài cây này tại khu vực.


3

Thông qua kết quả nghiên cứu thấy được sự đa dạng của các loài và sự
suy giảm của các loài thực vật trong những năm qua, từ đó đánh giá được tác
động của con người đến tài nguyên rừng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Về cơ sở sinh học
Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng
cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính
sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực
vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật.
Về cơ sở bảo tồn
Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng
sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính

phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công
tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Sách đỏ IUCN công bố văn bản
năm 2004 (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11, 2004. Văn bản này đã đánh
giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong
đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài
động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.
Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [7].
Nghị định 160/2013/NĐ-CP Về Tiêu Chí Xác Định Loài Và Chế Độ
Quản Lý Loài Thuộc Danh Mục Loài Nguy Cấp, Qúy, Hiếm Được Ưu Tiên
Bảo Vệ [8].
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH có rất nhiều loài động thực
vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ


5

nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung, đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành đề tài này.
2.2. Tổng quan chung về tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới
và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới
Lo ngại trước tình hình vốn tài nguyên cây thuốc, cùng những kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng đang bị mai một, nên ngay từ
hội nghị lần thức 40 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tháng 5 năm 1987 đã
tái xác định những quan điểm chính được đưa ra ở Hội nghị Alma – Ata từ
năm 1979, là: “cần phải khởi xướng những chương trình nhằm nhận biết về
giá trị, bào chế và trồng trọt, cùng với việc bảo tồn cây thuốc”.
Tháng 3 năm 1988, tại Chiang Mai – Thái Lan, một số Tổ chức quốc tế
(WHO, IUCN, WWF) đã phối hợp với Bộ Y tế - Chính phủ Hoàng gia Thái

Lan tổ chức một Hội thảo Quốc tế đầu tiên chuyên về bảo tồn cây thuốc. Từ
diễn đàn của Hội thảo này, một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định về
tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành
viên cùng với các Tổ chức quốc tế khác cần có những hành động thiết thực để
bảo tồn cây thuốc. Bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn giá trị đa dạng sinh học
(ĐDSH), trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia.
Tiếp theo Hội nghị Quốc tế Bảo tồn cây thuốc, tổ chức ở Thái Lan năm
1988, năm 1993 WHO, IUCN và WWF đã đưa ra một tài liệu “Hướng dẫn
bảo tồn cây thuốc” (Giudeline on Conservation of Medicinal Plants). Đây
không phải là loại tài liệu về phương pháp nghiên cứu, nhưng những người
biên soạn đã có chủ ý đề cập từ khâu điều tra nghiên cứu cho đến tiến hành
khai thác sử dụng, phát triển trồng thêm và quản lý cây thuốc, đều là những
hoạt động có liên quan và phục vụ cho mục đích bảo tồn. Tuy nhiên, để cho


6

công tác bảo tồn cây thuốc có hiệu quả, cần phải căn cứ vào tình hình của mỗi
quốc gia, từ đó đưa ra các giải pháp và chương trình hành động phù hợp[1].
Theo Gao-Xiong Rao et al (2009)[17], với các loài cây thân gỗ và cây
bụi sống nhiều năm trong các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới,nhu cầu về ánh
sáng thường thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau.Đây là yếu tố
sinh thái hết sức quan trọng góp phần quyết định đến sựp hân bố, khả năng
sinh trưởng,phát triển và tạo ra năng suất sinhvật học của cây.Cùng với ánh
sáng thì các đặc điểm về tính chất đất đai,đặc biệt là hàm lượng các yếu tố
dinh dưỡng trong đất cũng đóng vai trò chi phối quan trọng đến khả năng cho
năng suất của cây. Chính vì vậy nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố ánh
sáng, đất đai và phân bón tới sinh trưởng, phát triển của cây là những nội
dung không thể thiếu trong nghiên cứu gây trồng và bảo tồn các loài cây

thuốc bản địa[6],[17].
Hoàng

đằng

(Fibraurea

tinctoria

Lour)

thuộc

họ

Tiết



(Menispermaceae), bộ Mao lương (Ranunculales) [17]. Trong tập Quần thể
thực vật Đàng Trong (FloraCochinchinensis). Hoàng đằng là cây dây leo
bằng thân quấn, dài tới10m. Vỏ ngoài của thân già nứt nẻ và gỗ có màu vàng.
Thân non nhẵn, màu lục, ít phân nhánh. Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc
thuôn, dài 9 - 18cm, rộng3-7 cm, gốc bằng hoặ chơi tròn, đầu có mũi nhọn,
hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, 3 gân chính rõ;
cuống lá dài 5 - 14cm, phình ở hai đầu. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa chum
mọc ra ở phần thân già đã rụnglá.Hoa nhỏ màu vàng chanh, có 6 lá đài,cánh
hoa 3r ộng và mỏng hơn lá đài.Hoa đực có 6 nhị,chỉ nhị dài hơn bao phấn,hoa
cái nhị lép hoặc không rõ, bầu hình trứng. Quả hạch hình xoan hay trứng
thuôn,khi chín màu vàng, mùi hơi khó chịu. Hạt 1 hình thuôn hơi dẹt[18].

Hoàng đằng ra hoa vào tháng4 - 5,quả chin vào tháng11 – 12. Cây có khả
năng tái sinh bằng hạt và chồi sau khi khai thác[16].


7

Năm 1993 trên toàn thế giới có 8.619 khu bảo tồn, đến năm 1997 đã có
12.754 khu bảo tồn được Liên hợp quốc công nhận. Ngoài ra, còn khoảng hơn
17.500 điểm khác không được đưa vào danh sách của Liên hợp quốc vì diện
tích nhỏ hơn 1.000 ha, không đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế.
Tổng diện tích khoảng 8 triệu km2. Dù ở dạng nào, các khu bảo tồn này đã
được quản lý nhằm mục đích bảo vệ nghiêm ngặt các dạng tài nguyên cho đến
việc khai thác tài nguyên được kiểm soát hoặc được sử dụng theo mục đích
khác, tất cả các khu bảo tồn đều góp phần, bằng cách này hay cách khác vào
mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học[1].
Mặc dù con số về các khu bảo tồn trên đây là khá ấn tượng, song chúng
cũng chỉ đại diện cho khoảng 6% tổng diện tích bề mặt trái đất và chỉ có 3,5%
tổng diện tích đất đai của thế giới thuộc loại được bảo bệ nghiêm ngặt cho
mục đích nghiên cứu khoa học. Có lẽ diện tích các khu bảo tồn nguyên vị sẽ
không bao giờ vượt quá 7 đến 10% diện tích bề mặt trái đất, vì các vùng đất
còn lại có tầm quan trọng sinh học khác đã được quản lý cho mục đích sản
xuất, v.v…
Mặt khác, trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 1.500 vườn thực vật,
đang lưu giữ và trồng trọt một lượng rất lớn các loài thực vật, ước chừng
khoảng 80.000 loài trong điều kiện nhân tạo, mỗi vườn khoảng vài trăm đến
hàng nghìn loài, trong đó có các loài cây thuốc (Heywood, 1992). Vườn thực
vật lớn nhất thế giới là Vườn Thực vật Hoàng gia Anh Quốc tại Kew lưu giữ
khoảng 38.000 loài, trong đó bảo tồn rất nhiều loài cây thuốc. Vai trò quan
trọng của các vườn thực vật trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung,
cây thuốc nói riêng cũng đã được minh họa bởi việc mở rộng mạng lưới của

19 vườn thực vật ở Mỹ với Trung tâm bảo tồn thực vật. Tại đây ước tính có
3.000 taxon đặc hữu ở Mỹ bị đe dọa tuyệt chủng
Ngoài ra, các vườn thực vật cũng tham gia vào chương trình hồi phục


8

các loài thực vật nguy cấp và các hệ sinh thái bị suy thoái. Sự đóng góp của
các vườn thực vật đối với công tác bảo tồn loài mở rộng ra đối với các loài
đang bị đe dọa ngoài tự nhiên. Theo hướng này, các vườn thực vật cung cấp
cây giống cho các nghiên cứu và vùng trồng cấy cây thuốc. Chúng cũng là nơi
triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng và ý thức bảo tồn cho cộng đồng.
Tóm lại, bảo tồn cây thuốc trên thế giới hiện được triển khai theo hai hình
thức chính:
+ Bảo tồn cây thuốc theo hình thức bảo tồn nguyên vị hay tại chỗ (in
situ); đây là hình thức bảo tồn thực hiện tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên. Theo hình thức này, các loài cây thuốc bị đe dọa được bảo tồn
ngay tại nơi chúng phân bố hay đã từng phân bố.
+ Bảo tồn cây thuốc theo hình thức chuyển vị (exsitu): thường thực
hiện tại các vườn thực vật, các trang trại hoặc vườn rừng. Hình thức này còn
bao gồm cả các biện pháp bảo tồn trong các phòng thí nghiệm và viện nghiên
cứu (các ngân hàng hạt, ngân hàng mô,...)
Để hoạt động bảo tồn đạt kết quả, nhiều hoạt động khác được triển khai
trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác giáo dục về bảo tồn, nâng cao năng
lực quản lý (hoạch định chính sách, pháp luật, tổ chức hoạt động) và kỹ thuật
phục vụ công tác bảo tồn (kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, bảo vệ cây
trồng,…).
Cho tới nay, công tác bảo tồn cây thuốc đã có nhiều thành quả, các
phương pháp nghiên cứu và triển khai đã được thống nhất để áp dụng trên
phạm vi thế giới.

Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này cần có sự tính toán phù
hợp với thực tế từng quốc gia. Theo Jukovski (1971),trên thế giới có 12 trung
tâm đa dạng sinh học cây trồng là Châu Úc, Ấn Độ, Trung Á, Cận Đông,
Châu Phi, Địa Trung Hải, Trung Quốc-Nhật Bản, Đông Dương-Inđonesia,


9

Châu Âu-Siberi, Nam Mexico, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Nhiều loài cây đã được
thuần dưỡng và trồng trọt từ lâu đời ở các trung tâm đó như đinh hương, nhân
sâm, thuốc phiện, gai dầu, bạc hà, đan sâm, nhục đậu…Song do bị khai thác
liên tục nhiều năm đã làm cho cây thuốc mau cạn kiệt [14].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại Việt Nam
Nhận thức được vai trò của cây thuốc và các mối đe doạ sự phát triển lâu
bền của chúng trong tự nhiên, Nguyễn Tập và các cán bộ Viện Dược liệu đã
nghiên cứu xây dựng Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam làm cơ sở để xác định
các loài cần ưu bảo tồn, cụ thể: Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam được biên soạn
tương đối hoàn chỉnh lần đầu tiên vào năm 1996 bao gồm 128 loài thuộc 59 họ
thực vật bậc cao có mạch. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2001 (lần thứ
2) đã được xây dựng, với tổng số 114 loài, đánh giá theo tiêu chuẩn khung phân
hạng IUCN (1994). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 (lần thứ 3) được
công bố gồm 139 loài thuộc 58 họ thực vật bậc cao có mạch. Tất cả các loài
trong Danh lục Đỏ được đánh giá theo khung phân hạng IUCN (2001). Đến năm
2007, nâng số loài trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam lên 144 loài, thuộc 58
họ thực vật bậc cao có mạch. Trong cuốn cẩm nang này, thuộc ngành Lá thông
(Psilotophyta): 1 loài; ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 1 loài; ngành Dương
xỉ (Polypodiophyta): 2 loài; ngành Thông (Pinophyta): 17 loài; ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta): 123 loài. Tất cả các loài trong Danh lục Đỏ đã được đánh giá
về mức độ bị đe dọa theo IUCN (2001) cụ thể như sau: Thuộc cấp CR (Critically
Endangered) có 18 loài. Thuộc cấp EN (Endangered) có 57 loài. Thuộc cấp VU

(Vulnerable) có 69 loài [2].
Bảo tồn nguyên vị các loài cây thuốc tại các khu bảo tồn là hình thức chủ
yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Sau ngày thống nhất đất nước, hệ thống
các khu bảo tồn được dần dần mở rộng, bổ sung và hoàn thiện cả về quy mô diện
tích, và hệ thống quản lý bảo vệ. Hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam hiện


10

nay có 211 khu, bao gồm: Các khu bảo tồn rừng (khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang quản lý là: 128 khu (đã được Chính
phủ công nhận); Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất là: 15 khu; Khu
bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất: 68 khu. Các
KBT đất ngập nước và trên biển hiện mới chỉ mới đề xuất, nhưng chưa có quyết
định phê duyệt chính thức [10].
Hiện nay xu hướng bảo tồn cây thuốc đang được triển khai nghiên cứu tại
nhiều VQG và KBTTN của Việt Nam (VQG Jork Đôn, KBTTN Pù Mát,
VQG Cát Bà,…). Theo hướng nghiên cứu này nhiều công trình đang được triển
khai trong thời gian hiện nay, điển hình như:
Phạm Hữu Hạnh, Hà Văn Nam thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhân giống
cây Hoàng Đằng tại Quảng Ninh”(2012). Với mục tiêu bảo tồn và phát triển cây
Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria) trên đất Quảng Ninh, bảo tồn nguồn gen
hướng tới công tác cải thiện giống cây Hoàng Đằng và bổ sung loài cây trồng
quý hiếm vào cơ cấu cây lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Quảng Ninh [5].
Lê Mộng Chân (2000), Thực vật rừng, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội: Nghiên
cứu hiện trạng hệ thực vật ở khu bảo tồn thiên nhien Thân Sa – Phượng Hoàng
đã thống kê và lập danh mục số loài thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa – Phượng Hoàng gồm có 44 loài có tên trong danh sách đỏ Việt Nam
(2007) và 22 loài có tên trong nghị định 32/2006/NĐ – CP [3].
Để phát triển rừng trồng thành công thì công tác giống pahir đi trước một

bước tạo ra những giống có năng suất tốt, chất lượng cao cho trồng rừng Nguyễn
Hoàn Nghĩa, 2006 [9]. Với định hướng phát triển trồng rừng gỗ lớn làm gỗ xẻ,
bên cạnh việc chọn giống có sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh
tốt thì cần phải quân tâm đến các tính chất gỗ tạo ra sản phẩm phù hợp với công
nghệ chế biến và yêu cầu sử dụng.
Thực trạng các loài cây thuốc quý hiếm tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả:


11

Thống kê được 25 loài thuốc trong đó có loài Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria)
cần được bảo vệ.
Trong những năm qua nhiều đề tài nghiên cứu bảo tồn chuyển vị cây
thuốc đã được triển khai ở Việt Nam. Các công trình chủ yếu vào nghiên cứu
bảo tồn một số loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao hiện đang bị đe doạ trong tự
nhiên, điển hình như:
Dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế giao cho Viện
Dược liệu chủ trì thực hiện từ năm 1997. Trải qua 12 năm thực hiện dự án, Viện
Dược liệu đã thu thập hơn 500 loài cây thuốc, đem về trồng, nhân giống ở các
vườn cây thuốc. Đặc biệt là 65 loài có nguy cơ cao đã được trồng tại: Vùng Sa
Pa (8 vườn); khu vực Vườn Quốc gia Bạch Mã (4 vườn); Yên Bái (2 vườn);
Nghệ An (1 vườn); Hòa Bình (1 vườn); Thanh Hóa (1 vườn); Lạng Sơn (4
vườn); Hà Giang (1 vườn); Vĩnh Phúc (1 vườn); Hà Nội (1 vườn). Ngoài ra, còn
tổ chức đào tạo, tập huấn và truyền thông cho người dân để nâng cao nhận thức
về bảo tồn, sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc nói chung và cây thuốc dân tộc
nói riêng [13].
Đồng thời bảo được chi thức bản địa về sử về sử dụng các loài cây thuốc
chữa bệnh của cộng đồng dân tộc Việt Nam (Ngày 10/4/2010). Viện dược liệu
đã tổ chức Hội thảo tổng kết 12 năm thực hiện dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc
cổ truyền)[13].

Dự án “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc Nam”, tại xã Bình Dương (Vĩnh
Tường, Vĩnh Phúc) được tiến hành năm 1999 do Quỹ Môi trường toàn cầu tài
trợ, đã: vận động trên 800 hộ xây dựng vườn thuốc gia đình, gieo trồng 70 loài
cây thuốc có giá trị kinh tế; xây dựng mô hình trồng cây thuốc dưới tán cây; mô
hình trồng xen cây thuốc với cây ăn quả; xây dựng được một vườn bảo tồn cây
thuốc Nam tại khu lưu niệm Bác Hồ (thôn Lạc Trung). Tổng diện tích cây thuốc
năm 1999 là 20.366 m2, năm 2000 tăng hơn gấp đôi, 43.896m2. Ngoài ra còn


12

trồng xen ghép 8 loài cây thuốc có giá trị kinh tế như: Địa liền, Nghệ đen, Mã
đề, Hoài Sơn, Cúc hoa, Bạch chỉ, Ngưu tất, Nhãn trên diện tích 4.440m2[10]
Dự án "Vườn thuốc nam” do Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp tài trợ
(tháng 2/2010) đã xây dựng, bảo tồn và phát triển mạng lưới vườn dược thảo,
gồm những cây thuốc quý tại 5 xã của huyện A Lưới là: Bắc Sơn, Hồng Trung,
Đông Sơn, Hồng Thái và Hồng Thượng. Vườn thuốc nam đã trở thành "tủ
thuốc" chăm sóc sức khỏe ban đầu hữu hiệu cho người dân ở đây[18].
Ngoài hai biện pháp trên, còn có rất nhiều biện pháp khác nhằm mục đích
góp phần bảo tồn các loài cây thuốc ở Việt Nam, như:
Biện pháp về giáo dục, bao gồm: xây dựng nguồn nhân lực, mở rộng các
hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học;
Biện pháp về quản lý, bao gồm: quản lý vùng đệm, bảo tồn đa dạng sinh
học dựa vào cộng đồng, giảm sức ép về dân số;
Với nỗ lực của các nhà nghiên cứu, nhiều loài cây thuốc có nguy cơ bị
tuyệt chủng trong tự nhiên đã được nhân giống và trồng cấy với số lượng cá thể
khá lớn (Coptis spp., Berberis spp.), một số loài đã được phát triển thành hàng
hoá và thoát khỏi nguy cơ đe doạ (Valeriana jatamansi,...)
Theo sách “những cây thuốc có vị thuốc ở Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi,
Hoàng Đằng dung để thanh nhiệt, giảm độc, lợi tiểu tiện, chữa đinh nhọt, nóng

tính viên ruột cấp tính, đau họng, viên kết mạc, đau mắt bệnh hoàng đảm, chữa
lị, thân và lá sắc uống chữa đâu lưng. Hoàng Đằng còn là nguồn nguyên liệu
chiếc xuất palmatin. Trong Hoàng Đằng rễ được mua với giá cao nhất, chính vì
vậy người ta tìm mọi cách để lấy rễ, để lấy rễ người ta triệt hạ các cây rừng khác
rộng hàng chụp mét vuông[6].
Thái Văn Trừng (1978). Thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ [12].


13

Nguyễn nghĩa Thìn (1997). Đã thống kê thành phần loài của VQG có
khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213
họ thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được xếp thành 8
nhóm có giá trị khác nhau [11].
Đỗ Tất Lợi (1999) [6] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bản địa hoang dại
hữu ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay.
Theo Võ Văn Chi, 2012[4], từ điểm của cây thuốc Việt Nam(Bộ mới),
tập I, trang 1107, NXB Y học, Hà Nội. “ Hoàng Đằng có vị đắng, tính lạnh,
có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Palmatin có tác dụng ức chế đối
với các vi khuẩn trong đường ruột. Công cụ: Thường dung chữa các loại sung
viêm, chữa chảy máu mắt, sôt rét, kiets ly, viêm ruột ỉa chảy, viêm tai, lở
ngứa ngoài da và cũng là thuốc bổ đắng”.
Bỏa tồn cây thuốc là một lĩnh vực quan trọng và gặp nhiều khó khan,
nhất là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy công tác bảo
tồn đã thu được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên đứng trước nhu cầu sử
dụng ngày càng cao về dược liệu từ thiên thiên và sự khan hiếm dược liệu do
các yếu tố khách quan, chủ quan mang lại thì cần thiết phải có những nghiêm
cứu nhằm phát triển bền vững nguồn gen, đưa cây dược liệu trở thành cây

trồng hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu sử dụng dược liệu của ngươi dân.
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1.Vị trí địa lý:
Sam Mứn là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Điện Biên,
cách huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15 km, xã có
đường quốc lộ 279 chạy qua. Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Đông giáp xã Núa Ngam.


14

- Phía Tây giáp xã Pom Lót.
- Phía Bắc giáp xã Noong Hẹt.
- Phía Nam giáp xã Hệ Muông và xã Núa Ngam.
Xã cách thị trấn huyện Điện biên khoảng 7 km, diện tích chủ yếu là đồi.
Với đặc điểm địa hình miền núi như vậy Sam Mứn rất thuận lợi trong việc
phát triển các loại cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn…, các loại cây
công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày như: bông, chè,... và thuận
lợi phát triển lâm nghiệp như: keo, bạch đàn,…
Với vị trí địa lý như vậy xã Sam Mứn có nhiều thuận lợi trong lưu
thông hàng hóa trong huyện và các xã lân cận, thuận lợi trong việc tiếp cận
những thông tin kinh tế - xã hội và tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
2.3.1.2. Điều kiện địa hình:
Trong vùng có 3 dạng địa hình
a. Địa hình núi cao
Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao 1000m,
nằm ở phái Bắc của huyện, tập trung ở xã Noong Hẹt, địa hình bị chia cắt ở
các dãy núi cao, Địa hình có độ dốc thường trên 200, dễ gây hiện tượng sạt lở,
trượt đất, diện tích dạng địa hình này gần 45% diện tích tự nhiên, đây cũng là

vùng thượng lưu của con suối Nậm Núa chạy ngang quan xã Sam Mứn khiến
người dân vo cùng bức súc. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên, dạng
địa hình này chỉ có ý nghĩa lâm sinh duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên
phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng.
Xã Sam mứn thuộc vùng lòng chảo Điện Biên, có địa hình tương đối
bằng phẳng, độ cao từ 450 – 1.100 m so với mực nước biển, nghiêng dần từ
Đông Nam sang Tây Bắc.


15

b. Địa hình núi trung bình, núi thấp
Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trong bình từ 200 đến 700m; là
vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Đông Bắc của
huyện, tập trung ở các xã Noong Hẹt, Sam Mứn, Pom Lóp, Noong lúa và Núa
Ngam. Diện tích chiếm 50% diện tích tự nhiên, thảm thực vật chủ yếu là rừng
cây tự nhiên và rừng trồng như cây Cao Su, rừng nguyên liệu gỗ như: keo lai,
mỡ, trám,.. Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả
năng khai thác vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây ăn quả, làm nương
rẫy, làm ruộng bậc thang, trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp.
c. Địa hình bằng, phẳng
Diện tích bằng phẳng nằm phía Tây Nam của xã chiếm khoảng 30%
tổng diện tích tự nhiên của xã. Với đặc điểm địa hình miền núi như vậy. Sam
Mứn rất thuận lợi trong việc phát triển các loại cây lương thực như: lúa, ngô,
khoai, sắn…, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày
như: bông, chè,... và thuận lợi phát triển lâm nghiệp như: keo, bạch đàn,…
2.3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Xã Sam Mứn nằm về phía Đông Nam của vùng lòng chảo Điện Biên,
mang nết đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi phía Tây Bắc.
hàng năm chịu ảnh hưởng của hai khối không khí: Khối không khí phía Bắc

lạnh, khô và khối không khí phía Nam nóng, ẩm, chia khí hậu Sam Mứn
thành hai mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: nhiệt độ thấp bình
quân 15,20C (tháng 1), ít mưa, lượng mua chiếm 20% lương mưa cả năm,
lương mưa bốc hơi sớm, độ ẩm thấp.
- Mùa nóng, ẩm từ tháng 4 đến tháng 10: nhiệt độ cao, trung bình tháng
nóng nhất là 25,70C ( tháng 6, 7), mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm
không khí cao. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm/năm, mưa nhiều


×