Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tình vợ chồng trong một số tác phẩm chữ tình thế kỷ XVIII (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

PHẠM THỊ HỒNG VÂN

TÌNH VỢ CHỒNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
THẾ KỶ XVIII

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

PHẠM THỊ HỒNG VÂN

TÌNH VỢ CHỒNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
THẾ KỶ XVIII
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Thanh Nga


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tình vợ chồng trong một số tác phẩm trữ tình
thế kỷ XVIII ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả của đề tài là trung
thực và chưa được công bố ở các công trình khác.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đã được hoàn thành tại khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
Với tình cảm chân thành nhất của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS. Ngô Thị Thanh Nga, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, phòng
Sau Đại học, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, Thư viện Quốc gia Hà Nội đã cung
cấp cho em nhiều nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những
người thân đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành
luận văn.


Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Vân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................7
8. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................8
NỘI DUNG ...................................................................................................................9
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................................9
1.1. Tác phẩm trữ tình ....................................................................................................9
1.2. Tình vợ chồng trong văn học trung đại.................................................................12
1.3. Bối cảnh lịch sử, kinh tế, đời sống tư tưởng văn hóa thế kỷ XVIII .....................17
1.3.1. Bối cảnh lịch sử .................................................................................................17
1.3.2. Tình hình kinh tế ................................................................................................ 19

1.3.3. Đời sống tư tưởng, văn hóa ...............................................................................20
1.4. Khái quát về một số tác giả và tác phẩm trữ tình thế kỷ XVIII ........................... 21
1.4.1. Tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm và tác phẩm Chinh phụ
ngâm khúc ....................................................................................................................21
1.4.2. Tác giả Phạm Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường lục..................................23
1.4.3. Tác giả Lê Ngọc Hân và tác phẩm Ai tư vãn .....................................................24
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................25
Chương 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TÌNH CẢM VỢ CHỒNG ......................26

iii


2.1. Tình cảm thương nhớ ............................................................................................ 26
2.1.1. Nỗi thương nhớ khi vợ chồng sống xa cách ......................................................26
2.1.2. Nỗi thương nhớ khi vợ (chồng) đã khuất .......................................................... 32
2.2. Nỗi buồn đau, cô đơn, lo sợ ..................................................................................38
2.2.1. Nỗi buồn đau, cô đơn, lo sợ của người ở hậu phương .......................................39
2.2.2. Nỗi buồn đau, cô đơn, lo sợ của người còn lại nơi dương thế ........................... 45
2.3. Niềm hạnh phúc, hy vọng .....................................................................................51
2.3.1. Niềm hạnh phúc và hy vọng được trùng phùng sau những ngày xa cách .........52
2.3.2. Niềm hạnh phúc, hy vọng được tái hợp ở kiếp sau ...........................................56
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................60
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU THỂ
HIỆN TÌNH VỢ CHỒNG ........................................................................................61
3.1. Hình tượng nhân vật trữ tình ................................................................................61
3.1.1. Hình tượng nhân vật trữ tình nhập vai ............................................................... 61
3.1.1. Hình tượng nhân vật trữ tình là tác giả .............................................................. 63
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật..........................................................................68
3.2.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................................68
3.2.2. Thời gian nghệ thuật .......................................................................................... 75

3.3. Ngôn ngữ, thể thơ và giọng điệu ..........................................................................81
3.3.1. Ngôn ngữ và thể thơ .......................................................................................... 81
3.3.2. Giọng điệu..........................................................................................................87
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................900
KẾT LUẬN .................................................................................................................91
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ...... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam là nền văn học tồn tại và phát triển trong xã hội
phong kiến. Lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức được đào tạo từ cửa
Khổng sân Trình. Họ chịu ảnh hưởng khá lớn của Nho học. Quan niệm sáng tác văn
học của họ theo phương châm thơ để nói chí (chí của người quân tử - tu thân, tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ); văn để tải đạo (chuyển tải đạo lý thánh hiền đến với cộng
đồng, giáo hóa nhân quần). Nhưng đời sống văn học luôn vận động không ngừng như
một dòng chảy liên tục. Dần dần các nhà thơ coi nhẹ quan niệm chính thống mà đề
cao quan niệm thơ nói tình. Có thể nói, sang thế kỉ XVIII, nhân vật trữ tình không
phải là nhà chính trị, bậc nho sĩ “ưu quốc ái dân”, cũng không phải là bậc thánh nhân
quân tử hướng đến lí tưởng tu thân; mà là những con người đời thường (bao gồm cả
người phụ nữ) với trạng thái tâm lí hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (mừng, giận, buồn, ghét,
thương, sợ, muốn).
Các thi sĩ đã mở rộng phạm trù tình trong thơ của mình. Thơ không còn bó hẹp
trong chữ chí của kẻ sĩ tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ, mà đã được mở rộng tới
các cung bậc cảm xúc của con người trước cuộc đời, trong đó có tình yêu đôi lứa.
Song dưới thời phong kiến, tình yêu nam nữ bị cấm kỵ trong đời sống xã hội. Pháp
luật và lễ giáo phong kiến không thừa nhận con người có quyền tự do yêu đương, tự

do kết hôn. Hôn nhân là quyền của bố mẹ, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Vì thế, khi
nói đến tình cảm vợ chồng, hầu hết các nhà nho thường né tránh, hoặc diễn tả rất xa
xôi, bóng gió, mờ nhạt. Nhưng kể từ khi Chinh phụ ngâm khúc ra đời, thì tình yêu vợ
chồng - một thứ tình cảm rất nhân văn - đã được Đặng Trần Côn đề cao. Một số nhà
thơ trung đại đã không ngần ngại khi viết về tình cảm vợ chồng của chính mình như:
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... thậm chí có những nhà nho đã dành cả tập thơ để
viết về tình cảm vợ chồng với hạnh phúc ngắn ngủi nơi trần thế, về nỗi đau của người
chồng khi mất đi người vợ yêu dấu như: Ngô Thì Sĩ với Khuê ai lục, Phạm Nguyễn
Du với Đoạn trường lục... Và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân cũng không thể giấu kín tình
cảm cá nhân qua khúc ngâm Ai tư vãn.
Vậy, sống trong xã hội phong kiến, tình cảm vợ chồng được biểu hiện với các
cung bậc cảm xúc như thế nào? Điều này đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài Tình

1


vợ chồng trong một số tác phẩm trữ tình thế kỷ XVIII, với mong muốn đóng góp thêm
một cái nhìn mới mẻ về tiếng nói nhân văn của văn học ở thế kỷ này.
2. Lịch sử vấn đề
Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn trường lục và Ai tư vãn là những tác phẩm có giá
trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Do đó, các nhà nghiên cứu xưa nay đã dành
nhiều bút lực để tìm hiểu, đánh giá về những tác phẩm này.
Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
Đây là tác phẩm nổi tiếng của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể
thơ Cổ phong trường đoản cú. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm này đã được người
đương thời hết sức hâm mộ và tán thưởng. Vì thế có rất nhiều văn sĩ đã dịch tác phẩm
ra chữ Nôm. Bản dịch thành công nhất, phổ biến nhất xưa nay và được đông đảo nhân
dân yêu thích là bản dịch Chinh phụ ngâm khúc hiện hành theo thể song thất lục bát
(tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm - người cùng thời với Đặng Trần Côn). Trong
khi dịch tác phẩm ra Quốc âm, các học giả đã bình giá tác phẩm thiên về phương diện

nghệ thuật. Phan Huy Chú là người đầu tiên chú ý đến cảm hứng chủ đạo của Đặng
Trần Côn. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: “Chinh phụ
ngâm, một quyển. Hương cống Đặng Trần Côn soạn. Vì đầu đời Cảnh Hưng có việc
binh đao, cảnh biệt li của người đi chinh thú khiến ông cảm xúc mà làm” [2, tr.502].
Từ đầu thế kỉ XX, trong khi làm công việc khảo thích, chú giải tác phẩm Chinh
phụ ngâm khúc, các nhà nghiên cứu bình luận, đánh giá tác phẩm trên hai phương diện
nội dung và nghệ thuật. Các tác giả ca ngợi người chinh phụ là tấm gương của nền đạo
đức Nho giáo. Tác giả Nguyễn Đỗ Mục trong Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải viết:
“Một người đàn bà trong khi vắng chồng hàng bao nhiêu năm mà vẫn giữ trọn được
bổn phận như thế phỏng có phải là cái gương quý báu đáng soi ở cõi Á Đông này
không” [25, tr.8]. Tác giả Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu đã
viết: “Bao nhiêu tâm sự của một người phụ nữ vắng chồng mà biết thủ tiết được tả rõ
cả ra” [11, tr.306].
Cuốn Giảng văn chinh phụ ngâm của Giáo sư Đặng Thai Mai đã phân tích toàn
diện về tác phẩm và cho rằng: nội dung của khúc ngâm chủ yếu nhằm diễn tả mối sầu
xa cách của đôi vợ chồng trẻ đang sống hạnh phúc nhưng phải chia lìa bởi người
chồng hăng hái ra đi thực hiện nghĩa vụ làm trai.

2


Cuốn giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của
Nguyễn Lộc viết về Chinh phụ ngâm khúc từ góc độ phê phán chiến tranh phi nghĩa:
“Nếu đối với người chồng đi chinh chiến, chiến tranh là chết chóc, thì mặt khác, đối
với người vợ ở nhà, chiến tranh là sự phá vỡ cảnh êm ấm gia đình, là cô đơn, sầu
muộn” [22, tr.154].
Lương Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang - Nguyễn Lộc trong cuốn Những khúc
ngâm chọn lọc có nói về tác giả, dịch giả, giới thiệu những nét khái quát về nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Các tác giả đã đưa ra nhận xét:
“Chinh phụ ngâm khúc đã nói những vấn đề của thời đại bằng chính tiếng nói của

thời đại. Thế kỷ XVIII, con người được phát hiện, vươn lên đòi quyền sống, quyền
yêu đương tự do. Một trào lưu có tính chất nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc đã thấm nhuần
vào từng tác phẩm, trong đó có những tác phẩm ngâm khúc” [7, tr.16].
Trong cuốn Định giá nội dung Chinh phụ ngâm khúc theo đặc trưng thể loại, tác
giả Ngô Văn Đức đã tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình dưới góc độ đặc trưng thể
loại ngâm khúc và khẳng định rằng: “Chính hạnh phúc của tình yêu tuổi trẻ sống bên
nhau mới là thứ hạnh phúc quý giá nhất trên đời” [10, tr.50].
Trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, nhà nghiên cứu
Trần Nho Thìn tiếp cận Chinh phụ ngâm khúc dưới góc độ văn hóa học. Ông cho
rằng Chinh phụ ngâm khúc chính là tác phẩm đậm sắc thái nữ quyền của văn học Việt
Nam trung đại. Bởi vì, ở khúc ngâm đó “tác giả là một nho gia - một người đàn ông,
nhưng đã đứng trên điểm nhìn của người phụ nữ - người vợ lính, phát ngôn “thiếp”,
tức nhân danh nhân vật trữ tình để giãi bày lên trang giấy các tâm tư nguyện vọng,
nỗi niềm sâu kín của người phụ nữ xa chồng ...” [47, tr.431].
Ngoài ra còn rất nhiều các bài báo, chuyên luận nghiên cứu về các khía cạnh
của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc như: Phong Châu - Chinh phụ ngâm khúc, khúc
ca oán ghét chiến tranh, Văn Tân - Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm hay là một
tác phẩm chống chiến tranh, Ngô Văn Đức - Ngâm khúc - Quá trình hình thành, phát
triển và thi pháp thể loại, Đàm Thị Thu Hương - Chinh phụ ngâm và sự phá vỡ ranh
giới giữa tự sự và trữ tình, Trầm Thanh Tuấn - Thời gian nghệ thuật trong Chinh phụ
ngâm nhìn từ góc độ ngôn ngữ, ...
Tác phẩm Đoạn trường lục
Đây là tác phẩm nói về nỗi đau của chính tác giả Phạm Nguyễn Du khi mất đi người
vợ yêu dấu. Trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Đổng Chi nhận
3


xét: “Tiếng khóc vợ của Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì Sĩ đượm tính chất cận đại, tác phẩm
của họ có bóng dáng Linh phượng ký của Đông Hồ” [40, tr.529].
Cuốn Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam của Trần Ngọc Vương đã giới thiệu

hai loại hình nhà nho chính thống (nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật) và loại hình
nhà nho tài tử; đồng thời nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương cũng trích dẫn các tác
phẩm văn chương tài tử tiêu biểu, trong đó có bốn bài thơ rút ra từ tập Đoạn Trường
lục của Phạm Nguyễn Du.
Cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14 - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2000, tác giả Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, giới thiệu những thành tựu nổi
bật trên lĩnh vực văn chương - học thuật qua văn thi phẩm của một số tác gia tiêu biểu từ
thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Ở phần Khải luận đầu tập sách, tác giả nhận xét về Phạm
Nguyễn Du: “Chính ông cũng đã bộc lộ một cách sinh động, sâu sắc, thống thiết tình nhớ
thương người vợ trẻ qua đời trong tác phẩm Đoạn trường lục” [34, tr.27].
Khi dịch chú và giới thiệu về tập Đoạn trường lục, nhà nghiên cứu Phan Văn
Các đã rất có lí khi nhận xét: “Sự xuất hiện của Đoạn trường lục với ngót một trăm
đơn vị sáng tác (văn tế, văn cúng, thơ, câu đối) tập trung vào đề tài nhớ thương người
vợ mới qua đời của Phạm Nguyễn Du, cùng với Khuê ai lục của Ngô Thì Sĩ gần như
đồng thời (Khuê ai lục 1770 - 1772, Đoạn trường lục 1772 ) quả thật đã mang lại một
nét mới cho văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII” [5, tr.45].
Luận án Tiến sĩ Thơ tình Việt Nam: Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XIX của Đặng Thị
Hảo có đề cập đến nhà thơ Phạm Nguyễn Du. Khi nghiên cứu về mảng thơ tình ở thế
kỉ XVIII, tác giả luận án đã xếp hai nhà thơ Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì Sĩ vào một
nhóm, bởi hai nhà thơ này có những điểm tương đồng về phong cách lại cũng rất gần
nhau trong cùng một giai đoạn sáng tác. “Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du - hai nhà thơ
tiêu biểu của thơ tình yêu trong hôn nhân, mở cánh cửa thơ tình thế kỷ XVIII - nửa
đầu thế kỷ XIX” [13, tr.102]. “Các ông bước thẳng vào tình yêu cá nhân, mỗi người
một tiếng nói riêng, không pha trộn, không lẫn, có riêng nhưng cũng có những tương
đồng gặp gỡ. Và người đọc cảm xúc đối với những vần tâm sự của các ông như đang
được đọc chính nỗi lòng mình” [13, tr.119].
Gần đây nhất vào năm 2017, khóa luận tốt nghiệp đại học của Đặng Thị Hồng
Nhung với nhan đề “Giá trị thơ ca Phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục”
đã trình bày khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nhưng tác giả chưa đi
sâu nghiên cứu các cung bậc tình cảm vợ chồng trong tác phẩm Đoạn Trường lục.

4


Tác phẩm Ai tư vãn
Ai tư vãn là áng văn Nôm trữ tình đặc biệt của Lê Ngọc Hân. Đây là một trong
những tác phẩm sáng giá và ra đời sớm nhất viết về vua Quang Trung - Nguyễn Huệ,
người anh hùng “áo vải” được lưu danh trong lịch sử văn hóa dân tộc.
Năm 1999, kỷ niệm 200 năm ngày mất của Hoàng hậu Lê Ngọc Hân (1799 1999), PGS.TS. Chu Quang Trứ có bài viết Danh nhân Lê Ngọc Hân. Trong bài viết,
nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ đã nói về cuộc đời của Lê Ngọc Hân và đánh giá Ai
tư vãn là tác phẩm văn học ca ngợi sự nghiệp của vua Quang Trung một cách súc tích
mà ngắn gọn.
Khi nghiên cứu về Ai tư vãn, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã nhìn nhận tác
phẩm từ góc độ tâm lý sáng tạo nghệ thuật. Qua bài viết Ai tư vãn, bằng cớ mối tình
sâu nặng Ngọc Hân - Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Sơn khẳng định nỗi niềm riêng tư
của Lê Ngọc Hân chính là nguồn cảm xúc cơ bản, cốt lõi nhất, nó chi phối, định
hướng toàn bộ nội dung trữ tình của Ai tư vãn.
Ở bài viết Tiếng khóc thành ngâm, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đã đề cập đến cách
phân chia bố cục và khái quát nội dung tác phẩm Ai tư vãn. Nhà phê bình cho rằng Lê
Ngọc Hân không có ý định làm thi sĩ “nhưng nỗi khổ đau, sự can đảm giãi bày nội tâm,
việc chọn đúng thể loại ngâm khúc và tài năng sử dụng ngôn ngữ đã khiến bà trở thành
một thi sĩ, một thi sĩ ngoài ý muốn nhưng thật tuyệt vời” [49, tr.172].
Năm 2014, nhân kỷ niệm 215 năm ngày Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân qua
đời (1799 - 2014), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho ra mắt cuốn Bắc cung
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế. Đây là một công trình nghiên cứu lịch sử có giá
trị, nhiều tư liệu quý hiếm về Ngọc Hân. Với sự nghiên cứu công phu, cùng với
những luận giải logic, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã góp phần làm sáng tỏ các
nghi án và giải tỏa những hàm oan cho Lê Ngọc Hân. Một vấn đề quan trọng nữa là
nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều chứng cứ để khẳng định Lê Ngọc Hân viết tác phẩm
Ai tư vãn ở chùa Kim Tiên và cũng tại ngôi chùa này bà đã qua đời.
Ở bài viết Biểu hiện của ngôn ngữ giới trong “Ai tư vãn ”của Lê Ngọc Hân, tác

giả Võ Thanh Hương đã chỉ ra các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ngôn từ, đặc biệt là sự
“ảnh hưởng của giới” lên cách lựa chọn ngôn từ của Lê Ngọc Hân. “Ngôn từ trong Ai tư
vãn của Lê Ngọc Hân nạng cô đơn,
nhớ thương của Phạm Nguyễn Du. Phần lớn các bài thơ được viết theo thể Đường luật,
đây là thể thơ có một hệ thống quy tắc phức tạp và chặt chẽ về luật, niêm, vần, đối và bố
cục. Thể Đường luật có luật lệ gò bó, khó làm nhưng lại được người xưa yêu thích,

85


thường dùng để bày tỏ tình cảm, và ở đây Phạm Nguyễn Du cũng sử dụng để bày tỏ tình
cảm chân thành, nỗi đau xót khi mất đi người vợ trẻ. Bài “Tịnh hữu vãn thi nhất thủ”
(Thơ điếu) tuân thủ theo đúng quy tắc của thơ Đường luật:
“Nghi thị thiên tiên trích há trần,
Nữ công phụ tắc độc siêu quần.
Lục phiên nhâm kịch song di huyết,
Nhất kỷ khuông cùng cấp hoá thân.
Vị tử phu năng thư bản truyện,
Bất tri khách diệc tích giai nhân.
Thử sinh nhân trái ta hà cập,
Nguyện kết lai sinh mỹ mãn nhân.”
Dịch thơ:
(Nàng hẳn là tiên giáng xuống trần,
Công dung ngôn hạnh thảy siêu quần.
Sáu phen sinh nở, hai hòn máu,
Một kỉ giúp nghèo vội hoá thân.
Chưa chết, chồng còn ghi bản truyện,
Không quen, khách cũng tiếc giai nhân.
Kiếp này duyên nợ, than sao kịp?
Nguyện kiếp sau duyên đẹp mọi phần.)

Khác với thể song thất lục bát - thể thơ của dân tộc Việt Nam, thể Đường luật chỉ
gieo một vần (độc vận), hơn nữa lại gò bó về câu chữ nên nội dung có tính hàm súc cao.
Ở đây, tác giả Phạm Nguyễn Du đã sử dụng thơ Đường luật một cách đa dạng và linh
hoạt vừa thể hiện vốn hiểu biết văn chương sâu rộng của mình, vừa làm nổi bật được nội
dung tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi tới người vợ nơi suối vàng.
Như vậy, các yếu tố như lớp từ Hán - Việt, điển tích điển cố, biện pháp tu từ mà
chúng tôi vừa trình bày ở trên chắc chắn chưa phải là tất cả các biểu hiện phong phú
của ngôn ngữ trong Chinh phụ ngâm khúc, Ai tư vãn, Đoạn trường lục nhưng đó là
những yếu tố cơ bản, cốt lõi toát ra từ nội dung tác phẩm và mang nội hàm thẩm mỹ
rất cao. Cùng với thể thơ lục bát và sự vận dụng linh hoạt thể thơ Đường luật, các yếu
tố ngôn ngữ này vừa đặc tả các cung bậc tình cảm vợ chồng lại vừa góp phần thể hiện
giọng điệu buồn thương ai oán trong ba tác phẩm trữ tình trên.

86


3.3.2. Giọng điệu
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học và có vai trò quan
trọng tạo nên phong cách của nhà văn nhà thơ. Vì thế khi tìm hiểu tác phẩm văn học,
nếu người đọc bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc
độc đáo của nhà văn. Bởi giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo
đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách
xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính
hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…” [12, tr.134], hay giọng điệu “biểu thị thái
độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật” [8, tr.57]. Và
“không thể có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau,
những xót xa trước thân phận con người, không chia sẻ với họ niềm vui và tình yêu
cuộc sống” [8, tr.57].
Khi tìm hiểu giọng điệu trong Chinh phụ ngâm khúc, Ai tư vãn và Đoạn trường
lục, chúng tôi nhận thấy chất giọng chủ yếu là nỗi đau buồn triền miên, bi quan thất

vọng. Song ở ba tác phẩm trên vẫn có những “sắc điệu bao quanh” như ngợi ca, xúc
động, tự hào.
Trong Chinh phụ ngâm khúc, người vợ đã từng rất tự hào về chồng của mình.
Chồng nàng vốn xuất thân từ tầng lớp quý tộc, ở độ tuổi “đương chừng niên thiếu”
nhưng đã có chí anh hùng. Bấy giờ đất nước có giặc, chàng nghe theo tiếng gọi của
sứ trời, xếp bút nghiên, từ giã vợ con, lên đường thi hành nhiệm vụ người trai thời
loạn, đặng mong lập được công lớn, đem vinh hiển về cho gia đình. Trong buổi xuất
quân, giữa lúc mọi người đang bịn rịn thê noa, đang sầu đang oán, vậy mà chàng lại
có khí thế hùng dũng, quyết ra đi lấy lại những thành trì đã mất dâng cho vua, tiêu
diệt quân giặc và nếu cần hy sinh thì sẵn sàng lấy da ngựa bọc thây “Chí làm trai dặm
nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. Mặc dù trong lòng người chinh
phụ buồn khổ nhưng nàng cũng rất tự hào, ngưỡng mộ chồng mình, bởi giữa “đám ba
quân” chàng nổi bật hơn cả, chàng mặc chiếc áo “đỏ tựa ráng pha” cưỡi con ngựa
kiêu hùng “sắc trắng như là tuyết in”, và đặc biệt ở chàng toát lên cái chí khí anh
hùng của người trai thời loạn “Thành liền mong tiến bệ rồng/ Thước gươm đã quyết
chẳng dung giặc trời”.
Ở tập Đoạn trường lục, Phạm Nguyễn Du đã hết lòng ca ngợi người vợ đảm
đang của mình. Ông cảm thấy may mắn và tự hào vì có một người vợ thông minh,

87


khéo léo, vừa yêu thương gia đình, vừa giỏi việc nữ công gia chánh. Nàng là người
phụ nữ biết tề gia nội trợ, khéo léo sắp xếp công việc gia đình, nuôi dạy con cái. Nàng
không những có tài may vá, thêu thùa mà còn nấu nướng khéo tay khiến chồng “ưa
miếng ngọt”, “say miếng bùi”. Một tay nàng quán xuyến mọi việc trong gia đình để
chồng yên tâm theo đuổi sự nghiệp học hành. Phạm Nguyễn Du đã hiểu được nỗi vất
vả, hy sinh thầm lặng của người vợ, vì thế ông lại càng yêu thương và trân trọng vợ
hơn. Có thể nói, đó là một tình cảm rất đáng quý và hiếm có trong xã hội phong kiến.
Bởi thời đại bấy giờ vẫn luôn đề cao tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng Phạm

Nguyễn Du đã dành cả tập thơ để viết về người vợ tào khang của mình với niềm xúc
động, tự hào và tiếc thương vô hạn.
Còn ở Ai tư vãn, người đọc không chỉ nhận thấy tình cảm yêu thương chân
thành của người vợ dành cho chồng, mà còn nhận ra lòng ngưỡng mộ, niềm tự hào
của Hoàng hậu Lê Ngọc Hân đối với người chồng, người anh hùng dân tộc, vị vua
anh minh của đất nước.
Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,
Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương.
Hai câu thơ ngắn gọn nhưng có sức khái quát lớn của Lê Ngọc Hân đã tái hiện
lại cả một thời kì lịch sử vẻ vang cùng những chiến công hào hùng của Quang Trung
- Nguyễn Huệ. Đối với nàng, công lao của Nguyễn Huệ đem lại cho nhà Lê vô cùng
to lớn. Ngọc Hân đã so sánh công đức của vua Quang Trung với các vua Thang, Võ,
Nghiêu, Thuấn - những bậc anh quân có tài trị nước an dân bên Trung Quốc:
Nghe trước có đấng vương Thang, Võ,
Công nghiệp nhiều, tuổi thọ thêm cao.
Mà nay áo vải, cờ đào,
Giúp dân, dựng nước biết bao công trình!
Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn,
Công đức dày, ngự vận càng lâu.
Mà nay lượng cả, ơn sâu,
Móc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuần.
Với sự tài ba, trí dũng, nổi tiếng trong việc cầm quân, người anh hùng Quang
Trung - Nguyễn Huệ đã nam chinh bắc chiến, đánh đuổi năm vạn quân Xiêm La ở
phía Nam, đại phá hơn hai mươi vạn quân Thanh ở phía Bắc, bảo vệ nền độc lập

88


nước nhà. Vua Quang Trung chính là niềm hãnh diện và tự hào của Hoàng hậu Lê
Ngọc Hân và của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh giọng điệu tự hào thể hiện tình yêu thương vô bờ đối với
người chồng (người vợ) thì chất giọng chủ yếu, cơ bản trong Chinh phụ ngâm khúc,
Ai tư vãn và Đoạn trường lục là nỗi đau buồn triền miên, bi quan thất vọng. Nó được
tạo nên trước hết là sự có mặt đông đảo của các từ ngữ gợi ý nghĩa buồn đau, sầu
thảm, mất mát như ngẩn ngơ, buồn, đau, gẫy, rơi, thương, oán, thảm thiết, não
người, cô độc, phân chia, đoạn trường,... Thống kê cụ thể, Chinh phụ ngâm khúc có
99 trường hợp trong 408 câu thơ chiếm tỷ lệ ≈ 25%; Ai tư vãn có 48 trường hợp trong
164 câu thơ chiếm tỷ lệ ≈ 29%; riêng tập Đoạn trường lục trong tổng số 97 đơn vị
sáng tác (14 bài văn tế, 49 câu đối cúng và phúng viếng, 34 bài thơ) thì có duy nhất
một bài Đại tướng cầm quân là “thơ đùa” với giọng hài hước được tác giả viết vào
lúc có lính vận tải khơi thông dòng nước giúp nâng thuyền dời đi, còn lại các bài khác
đều mang giọng điệu buồn thương ai oán chiếm tỷ lệ ≈ 99%. Sự hiện diện của lớp từ
mang ý nghĩa sầu thảm một mặt do yêu cầu tự thân của nội dung tác phẩm, mặt khác
tạo nên giọng điệu ảo não cho ba tác phẩm trên.
Ngoài lớp từ ngữ gợi ý nghĩa buồn đau sầu thảm, ở Chinh phụ ngâm khúc
và Ai tư vãn còn xuất hiện nhiều từ láy biểu hiện trạng thái tâm lý như: ngùi
ngùi, ngẩn ngơ, đau đáu, thẫn thờ, tê tái, lạnh lùng, khắc khoải, rầu rĩ, ngao
ngán, thảm thiết, sầu sầu thảm thảm, bàng hoàng, mơ màng... Những từ láy đó
cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc diễn tả cảm xúc của nhân vật ở trạng
thái mệt mỏi, lo âu, chán chường.
Giọng điệu buồn thương ai oán trong Ai tư vãn và Đoạn trường lục còn được
thể hiện qua các từ cảm thán “Thương ôi”, “Hỡi ôi”, “Than ôi”, “Ôi”... Điều đó có thể
thấy, Lê Ngọc Hân và đặc biệt là Phạm Nguyễn Du - những trí thức trong xã hội
phong kiến vốn coi sống chết là “thiên mệnh” - nhưng khi phải đối diện với sinh ly tử
biệt cũng không thể giấu được sự mềm yếu của lòng mình và họ đã cất lên lời than
vãn về hạnh phúc quá đỗi mong manh.
Như vậy, giọng điệu chủ yếu trong Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn trường lục và
Ai tư vãn là buồn đau day dứt triền miên, bi quan thất vọng trước sự đổ vỡ của tình
yêu, hạnh phúc. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng trong những lời thơ bi thương ấy
vẫn có sự ngợi ca, xúc động, tự hào. Đó là “các sắc điệu bao quanh, với tư cách là bề


89


đệm” [8, tr.38], góp phần thể hiện đầy đủ hơn những cung bậc tình cảm vợ chồng
trong ba tác phẩm trữ tình trên.
Tiểu kết chương 3
Ở chương ba, chúng tôi đã trình bày các hình thức nghệ thuật thể hiện tình cảm
vợ chồng trong ba tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc, Ai tư vãn và Đoạn trường lục.
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu các hình thức nghệ
thuật như: hình tượng nhân vật trữ tình, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật,
ngôn ngữ, thể thơ và giọng điệu, bởi những yếu tố này có vai trò quan trọng đối với
việc thể hiện các cung bậc tình cảm vợ chồng ở ba tác phẩm. Về hình tượng nhân vật
trữ tình có thể là chính tác giả hoặc do tác giả nhập vai, dù thuộc loại nhân vật trữ
tình nào thì nhân vật cũng ý thức được quyền sống, quyền hạnh phúc, ý thức được số
phận cá nhân, họ xác định được hạnh phúc đích thực của đời người là quyền được
sống, được hưởng tình yêu trọn vẹn trong sự bền vững. Còn thời gian và không gian
nghệ thuật đều được cảm nhận qua cái tôi trữ tình, qua tâm lí của nhân vật, nó giúp
nhân vật nhận thức rõ hiện thực cuộc sống và không ngừng khao khát, mong ước, hy
vọng vào một tương lai vợ chồng được sum vầy dù là ảo ảnh hay ước vọng xa xôi.
Còn ngôn ngữ, thể thơ và giọng điệu chủ yếu thể hiện nỗi buồn đau ai oán. Nó phản
ánh rõ cuộc sống bi quan, chán nản thất vọng của nhân vật trữ tình khi mất đi niềm
hạnh phúc lứa đôi trên cõi đời. Tóm lại, những phương diện nghệ thuật trên đã góp
phần đắc lực trong việc thể hiện một cách sâu sắc, thống thiết về tình vợ chồng ở ba
tác phẩm trữ tình tiêu biểu thế kỷ XVIII: Chinh phụ ngâm khúc, Ai tư vãn và Đoạn
trường lục.

90



KẾT LUẬN
Qua các mặt nghiên cứu của đề tài, từ những vấn đề chung đến những phân tích
cụ thể, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận như sau:
1. Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và
kịch) làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học. Còn tác phẩm trữ tình là văn bản chủ
yếu dùng phương thức trữ tình để biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc
sống trong đó có những tình cảm riêng tư như tình cảm vợ chồng.
2. Tình vợ chồng là một tình cảm rất nhân bản nhưng không được nói nhiều
trong văn học trung đại. Tuy nhiên kể từ thế kỷ XVIII, khi tư tưởng dân chủ phát
triển khá mạnh mẽ và chi phối mọi mặt trong đời sống tinh thần của thời đại, đặc biệt
là văn học thì tình yêu nói chung, tình vợ chồng nói riêng đã được phản ánh nhiều và sâu
sắc hơn trong văn học. Văn học giai đoạn này đã lên tiếng đòi quyền sống, đòi hạnh
phúc, và đòi giải phóng tình cảm của con người trong đó có tình cảm vợ chồng. Các nhà
nho đã dám “công khai” tình vợ chồng của chính mình, hoặc mượn chuyện tình cảm của
người khác biểu đạt tình yêu, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người.
3. Tìm hiểu ba tác phẩm văn học trữ tình tiêu biểu ở thế kỷ XVIII như Chinh
phụ ngâm khúc, Đoạn trường lục và Ai tư vãn, chúng tôi thấy tình cảm vợ chồng
được biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Khi phải xa cách, biệt ly người bạn đời, họ
sống trong nỗi thương nhớ da diết, họ cảm thấy buồn đau, cô đơn vì không có người
chia sẻ, họ lo sợ khi phải đối mặt với cuộc sống hiện thực, họ nhớ về những kỷ niệm
hạnh phúc ngọt ngào trong quá khứ để tự an ủi tâm hồn đau khổ và họ hy vọng vào
tương lai để vợ chồng được sum vầy trong hạnh phúc dù tương lai ấy là mơ hồ hay
chỉ là những ảo ảnh xa xôi. Có thể nói với những tâm tình đong đầy trong ba tác
phẩm trữ tình tiêu biểu này, tình yêu trong hôn nhân phong kiến dù bị ngáng trở bởi
muôn vàn giáo lý nhưng nó luôn hiện hữu và được thể hiện một cách sâu sắc, nồng
nàn, cảm động.
4. Để diễn tả đặc điểm của tình cảm vợ chồng trong ba tác phẩm trữ tình trên,
các thi sĩ đã sử dụng một số bút pháp nghệ thuật khá đặc trưng như:
Xây dựng thành công hình tượng nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình nhập vai,
nhân vật trữ tình là tác giả) - con người cá nhân ý thức về quyền sống, quyền hưởng

hạnh phúc và ý thức cao về số phận. Con người cá nhân đã mất niềm tin vào những lý

91


tưởng do nhà nước phong kiến bày đặt và họ nhận ra rằng hạnh phúc không phải là
công danh mà là tình yêu tuổi trẻ đôi lứa bên nhau.
Để làm nổi bật các cung bậc tình cảm vợ chồng, các thi sĩ để cho nhân vật trữ
tình tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Nhân vật trữ tình không chỉ
sống trong không gian thực tù túng ngột ngạt mà còn hướng tới không gian mờ hồ,
không gian ảo với một cõi sống khác đặng thoát khỏi thực tại đau khổ nhưng mọi cố
gắng đều bất lực. Tâm trạng của nhân vật trữ tình không chỉ tái hiện trong một
khoảng thời gian nhất định, hay thời gian có tính chất mơ hồ tượng trưng mà được tái
hiện trong khoảng thời gian đan xen giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Mặc dù thời
gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật được biểu hiện rất phong phú đa dạng,
nhưng tất cả đều được cảm nhận qua nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
Những cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình, những nhân vật là vợ là chồng
còn được thể hiện qua ngôn ngữ, thể thơ và giọng điệu. Sự xuất hiện của đông đảo
lớp từ gợi sắc thái buồn đau mất mát, từ láy chỉ trạng thái tâm lý, từ Hán - Việt, điển
tích điển cố, sự vận dụng thành công các biện pháp tu từ, vận dụng linh hoạt các thể
thơ... đã trợ giúp đắc lực trong việc thể hiện giọng điệu bi thương, giọng điệu bao
trùm của các tác phẩm. Có thể nói những phương diện nghệ thuật này là những yếu tố
quan trọng góp phần thể hiện thành công và sâu sắc tình vợ chồng trong ba tác trên.
5. Qua việc tìm hiểu đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn
mới mẻ về tiếng nói nhân văn của văn học ở thế kỷ XVIII khi viết về tình vợ chồng.
Chủ nghĩa cao đẹp này còn được thể hiện rất rõ trong văn học ở thế kỷ XIX thông qua
các tác phẩm trữ tình đặc sắc viết về tình vợ chồng của Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương, Hồ Xuân Hương ... Trong tương lai nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục trở
lại vấn đề này để tìm hiểu một cách hệ thống và đầy đủ hơn nhằm góp phần làm rõ quá
trình phát triển của chủ nghĩa nhân văn này trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại.


92


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Ngô Thị Thanh Nga, Phạm Thị Hồng Vân (2018), “Vài nét về các phương
thức thể hiện tình vợ chồng trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí KH &CN Đại
học Thái Nguyên, 183 (07), tr 15 - 20.

93


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bách

khoa

toàn

thư

mở

Wikipedia

(2017),


“Hạnh

phúc”,

trích dẫn ngày
08/12/2017.
2.

Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Tổ phiên dịch Viện Sử học
dịch và chú giải, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3.

Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

4.

Nguyễn Du (1973), Truyện Kiều, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích, Nxb
Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

5.

Phạm Nguyễn Du (2001), Đoạn trường lục, Phan Văn Các dịch chú và giới thiệu,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6.

Nguyễn Dữ (1988), Truyền kỳ mạn lục (Bản dịch của Trúc Khê, Ngô Văn Triện),
Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.


7.

Lương Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang - Nguyễn Lộc giới thiệu, biên khảo, chú
giải (1994), Những khúc ngâm chọn lọc, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8.

Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

9.

Ngô Văn Đức (2001), Ngâm khúc - Quá trình hình thành, phát triển và thi pháp
thể loại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

10. Ngô Văn Đức (2002), Định giá nội dung Chinh phụ ngâm khúc theo đặc trưng
thể loại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
11. Dương Quảng Hàm (1951), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục
xuất bản, Hà Nội.
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Đặng Thị Hảo (2002) Thơ tình Việt Nam: Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XIX, Luận
án tiến sĩ, Viện Văn học, Hà Nội.
14. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XX,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
15. Lại Văn Hùng (giới thiệu và tuyển chọn) (2009) Nguyễn Khuyến tác phẩm chọn
lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh).
16. Võ Thanh Hương (2015), “Biểu hiện của ngôn ngữ giới trong “Ai tư vãn” của
Lê Ngọc Hân”, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 18, (X1), tr 84 - 98.

94



17. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
18. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông (Lại Nguyên
Ân biên soạn), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2005), Văn học
Việt Nam (thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1999), Văn học Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Lộc (2005), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Đặng Thai Mai (1992), Giảng văn Chinh phụ ngâm, Trường Đại học Sư phạm
I, Hà Nội.
25. Nguyễn Đỗ Mục (1929), Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải, Tân Dân xuất bản, Hà Nội.
26. Hoài

Nam

(2010),

Tiếng

khóc

thành

thơ


của

một



hoàng,

, ngày 11/03/2010.
27. Ngô Thanh Nga, Dương Thu Hằng (2015), Đề cương bài giảng Văn học Việt
Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
28. Đặng Thị Hồng Nhung (2017), Giá trị thơ ca Phạm Nguyễn Du qua tập thơ
Đoạn trường lục, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội 2.
29. Ngô gia văn phái (2006), Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đức Vân - Kiều
Thu Hoạch dịch, chú thích, Nxb Văn học, Hà Nội.
30. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
31. Hà Thị Phượng (2006), Đặc trưng thi pháp của Ai tư vãn và Quả phụ ngâm
trong cái nhìn đối sánh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Thái Nguyên.
32. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998) Khâm định Việt sử thông giám cương mục,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2004), Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến 1858,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
34. Đặng Đức Siêu (sưu tầm, biên soạn) (2000), Tổng tập văn học Việt Nam, tập
14, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

95


35. Nguyễn Hữu Sơn (2006), Ai tư vãn, bằng cớ mối tình sâu nặng Ngọc Hân Nguyễn Huệ, , ngày 8/1/2006 .

36. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ giáo viên xuất
bản, Hà Nội.
37. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
38. Trần Đình Sử (2007), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Đại học Huế.
39. Vũ Văn Sỹ, Đoàn Ánh Dương (tuyển chọn và giới thiệu) (2009), Trần Tế
Xương tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
40. Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi (1959), Sơ thảo lịch sử văn
học Việt Nam, Quyển 3, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.
41. Trần Thị Băng Thanh (1987), Ngô Thì Sĩ, Nxb Hà Nội.
42. Trần Thị Băng Thanh (1992), Ngô Thì Sĩ - Những chặng đường thơ văn, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Trần Thị Băng Thanh (1999), Những suy nghĩ từ văn học trung đại, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
44. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
45. Nguyễn Gia Thiều (1959), Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Trác và Nguyễn
Đăng Châu khảo thích và giới thiệu, Nxb Văn hóa, Hà Nội
46. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
48. Nguyễn Thị Thu (2014), Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật trong Ai tư vãn,
49.
50.
51.
52.

Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội 2.
Đỗ Lai Thúy (2014), “Tiếng khóc thành ngâm”, Những công chúa nổi tiếng của
các triều đại Việt Nam, tr.170 - 172, Nxb Thời đại, Hà Nội.

Nguyễn Trãi (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Chu Quang Trứ (2010), Danh nhân Lê Ngọc Hân, , ngày
12/07/2010
Nguyễn Tuân (2004), Tuyển tập Nguyễn Tuân, Lữ Huy Nguyên biên soạn, tập
1, Nxb Văn học, Hà Nội.

53. Nguyễn Quảng Tuân (khảo đính và chú giải) (1997), Tổng tập văn học Việt
Nam, tập 13B, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

96


54. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
55. Trần Ngọc Vương (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
56. Trần Ngọc Vương và nhiều tác giả (2007), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X - XIX,
Những vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
57. Nguyễn Đắc Xuân (2014), Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế, Nxb
Thuận Hoá, Thừa Thiên Huế.
58. Lê Thu Yến (chủ biên) (2008), Những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.

97



×