Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

qui trình sản xuất công ty TNHH nhà máy bia việt nam chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.71 KB, 11 trang )

QUI TRÌNH SẢN XUẤT CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA VIỆT
NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1991, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt
Nam đã không ngừng lớn mạnh và từng bước khẳng định sự thành công của mình
không chỉ về năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh, thương hiệu lớn mạnh mà
còn biết quan tâm đến bảo vệ môi trường và công đồng xã hội. Công ty TNHH
Nhà máy bia Việt Nam được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt nam, đóng góp nhiều cho
ngân sách Nhà nước và sự phát triển của cộng đồng.
Được cấp giấy phép đầu tư vào ngày 9 tháng 12 năm 1991 với công suất ban đầu
là 500,000 hl (50 triệu lít), Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam là đơn vị liên
doanh giữa Tổng Công Ty Thương mại Sài Gòn và Tập đoàn Asia Pacific
Breweries Ltd., (APBL - có trụ sở tại Singapore) với đơn vị liên kết là tập đoàn
Heineken N.V. – Hà Lan.
Với chất lượng tuyệt hảo, các nhãn hiệu bia quốc tế Tiger, Heineken đã chinh phục
khách hàng không chỉ bằng chất lượng sản phẩm mà thông qua một hệ thống phân
phối, dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi chuyên nghiệp. Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của khách hàng tháng 4 năm 1995 Nhà máy bia Việt Nam đã

1


tiến hành mở rộng nhà máy tăng công suất sản xuất lên 1,500,000 hl/ năm (150
triệu lít). Cuối năm 2003 công suất nhà máy là 2,300,000 hl/ năm (230 triệu lít).
Ngày 25/10/2009, Nhà Máy Bia Việt Nam đã thực hiện thành công dự án gồm 2
hạng mục: tăng công suất lên 2,800,000 hl/ năm (230 triệu lít) và khánh thành
"Dây chuyền đóng lon nhanh nhất Việt Nam".Mục tiêu mà Nhà máy bia Việt Nam
đặt ra "trở thành Nhà Máy Bia hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015".
Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam có trụ sở chính tại: Số 02 Ngô Đức Kế,
Lầu 15, Quận 1, Tp.HCM. Nhà máy bia Việt Nam hiện có 6 văn phòng chi nhánh
đặt tại Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Tp. HCM, Tiền Giang và Cần Thơ. Bên


cạnh đó, NMBVN còn có hàng trăm Nhà Phân phối và đại lý lớn nhỏ tạo nên một
mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.
Bia là một trong những đồ uống lâu đời nhất do loài người tạo ra, có niên đại từ
khoảng thiên niên kỷ thứ 6 trước công nguyên. Nhờ hương thơm, vị nồng do sự
hòa quyện tinh tế giữa các nguyên liệu và những xúc cảm sảng khoái mà bia mang
đến, loại thức uống này vẫn giữ nguyên thứ “ma thuật” chinh phục khẩu vị người
dùng khắp thế giới bất chấp thời gian.. Công nghệ sản xuất bia tiên tiến từ Asia
Pacific Breweries, qui trình sản xuất được tự động hóa và khép kín hoàn toàn cùng
với đội ngũ cán bộ được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Trong khuôn khổ của
bài tập môn học quản trị hoạt động sản xuất, tôi xin được đưa ra qui trình sản xuất
Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam chi nhánh Hà Nội, nơi tôi đang công tác

2


hiện nay, cũng như nêu ra một vài những khó khăn bất cập mà theo cá nhân tôi là
có thể cải thiện được tốt hơn nữa.
• Các nguyên vật liệu chính để sản xuất bia.

Thành phần chính của bia là lúa mạch, men, hoa bia và nước nhưng mỗi loại bia
lại có một cách lựa chọn nguồn nguyên liệu khác nhau để tạo nên hương vị đặc
trưng của riêng mình.
Nước: Chiếm đến 95% thành phần của bia nên những đặc tính hóa học của nước
như độ cứng, độ mềm và các khoáng chất bên trong đóng vai trò quan trọng qui
định đặc tính và phong cách riêng biệt của từng loại bia. Thông thường nước có độ
cứng cao được dùng để sản xuất các loại bia sẫm màu như bia đen Amber Stout,
trong khi nước có độ cứng thấp phù hợp để sản xuất các loại bia sáng màu như
Heineken, Tiger, Larue.
Mạch nha: Được xem là thành tố cơ bản của bia. Để có mạch nha dùng loại ngũ
cốc giàu amylase (một loại men phân giải tinh bột) như lúa mạch, ngâm trong

nước ở nhiệt độ từ 12-15oC nhằm kích thích hạt nẩy mầm và chuyển hóa thành
đường. Việc chọn loại lúa mạch luôn được các nhà sản xuất bia coi trọng, ví dụ
Heineken chỉ chọn loại lúa mạch được thu hoạch vào mùa hè - thời điểm lúa mạch
chắc mẩy nhất và có hàm lượng protein cao nhất. Loại lúa mạch này chỉ được
trồng duy nhất tại một số vùng ở châu Âu và từ đây sẽ được cung cấp cho 116 nhà

3


máy Heineken trên toàn thế giới để đảm bảo hương vị hảo hạng thuần nhất của bia
Heineken.
Hoa bia: Không chỉ có tác dụng tạo vị đắng để cân bằng vị ngọt của mạch nha mà
còn duy trì thời gian giữ bọt lâu hơn. Đặc biệt, hoa bia là thành tố chính tạo nên
hương vị riêng cho bia và giúp người uống xác định khẩu vị bia của mình. Cầu kỳ
hơn, Heineken còn chọn hoa bia từ những cây hoa cái được trồng hữu cơ để tạo ra
màu vàng sáng đặc trưng và hương vị đặc trưng của bia Heineken.
Men: Men bia là thành phần xúc tác diệu kỳ, là “chìa khóa” tạo nên sự lôi cuốn kỳ
lạ cho bia. Có thể xem men A của Heineken, hiện đang được bảo quản nghiêm
ngặt, là một trong những men bia nổi tiếng nhất thế giới, vì đó là hương vị bia
danh tiếng có mức tiêu thụ 8,5 tỉ chai hàng năm – đủ xếp 25 vòng quanh đường
xích đạo trái đất.
Qui trình sản xuất bia
Qui trình sản xuất bia là một qui trình đòi hỏi các bước thực hiện phải luôn
tuân thủ nghiêm khắc các yêu cầu kỹ thuật, nếu không sản phẩm sẽ bị hỏng và
không thể tiêu thụ được trên thị trường, gây thiệt hại cho công ty. Các bước thực
hiện trong qui trình sản xuất bia bao gồm:
Xay nguyên vật liệu: Nguyên liệu phải được xay sao cho dập hạt để lộ ra phần
tinh bột bên trong hạt, không được xay quá vào phần bên trong hoặc xay chưa hết
phần vỏ.


4


Nấu bia: Nguyên liệu sau khi xay, được cho vào nấu sôi để lạnh để thủy phân
tinh bột tạo dịch hèm và tách bã ra. Cụ thể:
- Trong giai đoạn thủy phân tinh bột tạo dịch hèm: Trộn bột với nước tạo thành
hỗn hống, sau đó cho nước và đun sôi, lúc này hỗn hống tinh bột được chuyển
hóa thành các loại đường (chất chiết) cho lên men.
- Tách bã: Lọc hỗn hống để tách bã mạch nha ra khỏi dịch đường (hèm)
- Đun sôi hèm: Đun sôi hèm nhằm mục tiêu để tiệt trùng, tách để lấy chất đắng
trong hoa bia và để khử protein thông qua dùng nồi xoáy lốc để tách protein hay
chất cặn.
- Hạ nhiệt làm lạnh: Khi đun sôi nước, dùng nước lạnh để thu hồi nhiệt, quá trình
hạ nhiệt từ 100°C xuống 13-16°C, sau đó xông khí hèm để cho men phát triển.
- Ủ lên men: Cho men vào hèm lạnh trong thùng lên men (có khoảng 14 triệu tế
bào men trong 1ml hèm bia) để nhằm mục đích tạo ra cồn, CO2, các hợp chất
hương thơm và nhiệt. Vào giai đoạn cuối của quá trình lên men bia được làm lạnh
dần xuống tới -1°C, men lúc này lắng xuống và được tách ra, bia đã đạt độ chín
và lượng CO2 trong thùng bia lên men tăng lên.
- Lọc: Thực hiện quá trình lọc bia để tách các tế bào men còn lại và protein. Chạy
máy lọc ở nhiệt độ -2°C, nhiệt độ rất lạnh này nhằm đảm bảo bia "ổn định" giúp
cho bia không bị đục khi đóng vào chai hoặc vào lon.

5


- Thanh trùng: Đây là quá trình thanh trùng sẽ giết hết các vi khuẩn hoặc men
"dại" có thể làm hỏng bia. Sử dụng nước nóng khoảng 65°C phun lên chai/lon bia
thành phẩm và giữ ở trong môi trường nhiệt độ 65°C trong vòng 10-15 phút.
- Đóng lon: Chai sau khi rửa chai, kiểm tra kỹ, bia được đưa vào chai, thanh

trùng, dán nhãn, kiểm tra bia chai thành phẩm rồi đóng gói lưu chuyển trong kho.
Một số những bất cập cho công tác quản lý và cần thiết phải cải thiện
để việc thực hiện trở lên tốt hơn.
- Quá trình lựa chọn và xay nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu sản xuất bia đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến
chất lượng sản phẩm bia và lượng bia sản xuất. Quá trình lựa chọn nguyên vật
liệu chưa thể chọn nguyên liệu có chất lượng hoàn toàn giống nhau nên chất
lượng của bia có thể bị ảnh hưởng, chưa đề cập tới các tiêu chuẩn để lựa chọn
loại nguyên vật liệu như thế nào, xuất xứ từ đâu sẽ làm tăng lượng bia sản xuất
lên và chất lượng được đảm bảo hơn.
Trong bước tiến hành xay nguyên liệu rất chung chung như phải được xay sao
cho dập hạt để lộ ra phần tinh bột bên trong hạt, không được xay quá vào phần
bên trong hoặc xay chưa hết phần vỏ. Điều này rất khó cho một số nhân viên
trong việc định rõ chính xác ra được khi nào nên kết thúc quá trình xay xát vở bởi
nếu dừng lại sớm sẽ rất tới chất lượng men sẽ kém và ngược lại nếu làm kỹ quá

6


sẽ dẫn tới còn ít nguyên vật liệu làm men. Đây là bước xử lý mà hoàn toàn có thể
dựa theo thời gian hoạt động, khối lượng công việc…để có thể tiến hành xây
dựng một qui tắc chuẩn áp dụng cho toàn bộ công nhân thực hiện.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề.
Quá trình nấu bia đòi hỏi công nhân thực hiện phải có lành nghề, kỹ năng rất
tốt, có nhiều kinh nghiệm xử lý vấn đề. Trong nhiều trường hợp, do sơ xuất chủ
quan hoặc do cán bộ phụ trách ít kinh nghiệm khi xử lý vấn đề dẫn tới trường hợp
chất lượng bia không đạt yêu cầu mặc dù chỉ là lỗi rất nhỏ ảnh hưởng tới năng
suất đạt được. Do vậy, việc xây dựng qui trình áp dụng cho cán bộ công nhân kỹ
thuật phụ trách các bước trong quá trình nấu bia là quan trọng, giúp họ hiểu thêm
được sâu về chuyên môn kỹ thuật cũng như kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát

sinh như chất lượng nước khoan lên sau khi xử lý không đạt yêu cầu, quá trình
thanh trùng chai vỏ bị lỗi, còn nhiễm bẩn, quá trình hạ nhiệt vào thời gian hè,
đông…
- Bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị sản xuất của Công
ty mặc dù thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng, nhưng hệ thống lô máy xay
vở nguyên vật liệu lại có chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng là 15 ngày, nên dẫn tới tình
trạng nhiều khi lô quay mòn quá mức mới được thay thế. Điều này đã làm ảnh
hưởng tới quá trình xay xát nguyên vật liệu không theo ý muốn (tiêu chuẩn). Như

7


vậy, quá trình kiểm tra bảo dưỡng riêng đối với hệ thống máy xay nên tiến hành
theo tuấn vào cuối ngày sản xuất cuối cùng của tuần.
Hơn thế nữa, hệ thống giám sat kiểm tra chất lượng nguồn nước khoan lại ít
được tiến hành thường xuyên mà chỉ khi có sự cố hoặc theo định ký 06 tháng mới
được kiểm định, nên dẫn tới trường hợp khi lượng sắt, kẽm, chì,…kim loại nặng
khác trong nước khác với mẫu đo đặc kiểm tra trước đó thì quá trình xử lý lọc bớt
tạp chất, diệt khuẩn không được như mong đợi.
- Điều kiện bảo quản. Bia sau khi đóng lon/chai được chuyển vào kho bảo
quản và phân phối cho các đại lý trên toàn quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các điều
kiện về nhiệt độ, ánh sáng, bẩn bụi thường không rõ ràng cụ thể dẫn tới một số
trường hợp bia có vị nhạt hơn, nhiều chua do bảo quản trong môi trường nhiệt độ
nhiều ánh sáng hoặc nhiệt độ cao. Việc xây dựng qui định về việc bảo quản bia
sau khi đóng gói, chờ phân phối là cần thiết, giúp dễ dàng trong quản lý và giám
sát được chất lượng bia.
Bài số 2: Theo anh/chị những nội dung nào trong môn học Quản trị tác
nghiệp này là có thể áp dụng vào công việc của anh/chị hoặc của doanh nghiệp
anh/chị hiện nay? Anh/chị dự định áp dụng những kiến thức đó vào những hoạt
động gì và sẽ áp dụng như thế nào?

Sau khi kết thúc môn học “Quản trị hoạt động sản xuất”, kèm theo những
kiến thức tiếp thu được từ những bài giảng trên lớp của thầy giáo cùng với thực tế,

8


cá nhân tôi thấy có rất nhiều vấn đề rất hữu ích có thể áp dụng cho các hoạt
động của đơn vị tôi nói chung và cho quá trình làm việc của bản thân tôi nói riêng.
Sửu dụng mô hình LEAN để có thể liên tục loại bỏ lãng phí, loại bỏ bất kể
những gì không mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Mô hình
LEAN nhấn mạnh vào quá trình đổi mới liên tục... Trong mô hình LEAN có
những loại lãng phí mà nhiều doanh nghiệp thường xuyên gặp phải như: Sản xuất
dư thừa, khiếm khuyết, tồn kho, vận chuyển, chờ đợi, hoạt động, gia công thừa và
không thống nhất.
Tại Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam, nơi tôi đang công tác hiện nay
vẫn không tránh khỏi các kiểu lãng phí trên, cụ thể như:
Vấn đề chờ đợi: Chờ đợi là một trong những yếu tố có thể gây tâm lý
không thoải mái cho khách hàng và đặc biệt là những đối tác làm ăn truyền thống
của công ty. Với phương châm “Khách hàng là thượng đế, khách hàng là ông chủ
của chúng ta…”, Nhà máy chúng tôi luôn lấy yếu tố khách hàng làm trọng tâm và
là phương chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà máy
Bia Việt Nam. Tránh tình trạng xảy ra tình huống như năm 2010, có những thời
điểm khan hàng do tỷ suất Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ biến động mạnh, Nhà
máy không nhập đủ nguyên vật liệu sản xuất dẫn tới khách hàng phải chờ đợi sản
phẩm của Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam gấp 3-4 lần bình thường. Điều
này một mặt ảnh hưởng tới công việc làm ăn của các khách hàng truyền thống của

9



công ty, ảnh hưởng tới uy tín công ty, mặt khác gây nên tình trạng căng thẳng về
tâm lý nhân viên, người lao động trong công ty, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
và phân phối sản phẩm.
Vấn đề Thao tác: Trong một số trường hợp, phụ trách chính bộ phận của
các công đoạn vắng mặt, vô hình chung kéo dài thời gian xử lý và kết quả có thể
là công việc không hoàn thành đúng hạn, làm lãng phí thời gian của cả Công ty và
ảnh hưởng đến ca hoạt động kế tiếp. Để hạn chế, cần phải yêu cầu tất cả các nhân
viên, kỹ thuật viên thực hiện đúng các thủ tục, thường xuyên nghiên cứu và
khuyến nghị cho quá trình cải tiến liên tục cũng như đo lường hiệu quả của nó để
cải thiện quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, chúng ta phải hoàn thành các quy
định xử phạt thật nghiêm minh trong các hoạt động ca kíp kỹ thuật.
Kết luận:
Qua những kiến thức lĩnh hội được từ môn học “Quản trị hoạt động sản
xuất” đã được học và qua những kinh nghiệm tích lũy từ thực tế công việc chuyên
môn của bản thân tại Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam, tôi thấy môn học
trên rất bổ ích, trợ giúp các nhà quản lý, lãnh đạo có thêm nhiều kiến thức mới để
có thể xây dựng một chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả và mang lại kinh
tế cao cho doanh nghiệp.
Để trở thành nhà lãnh đạo, nhà quản lý thành công tại Công ty TNHH Nhà
máy Bia Việt Nam trong tương lai, ngoài việc tự rèn luyện trao dồi tố chất, năng

10


lực và kiến thức chuyên môn, tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn
nữa các cách thức quản lý sản xuất tại công ty. Chỉ có như vậy thì tôi mới có thể
trở thành nhà quản lý thành công và tài ba của công ty, góp phần phát triển và mở
rộng công ty ngày một to lớn hơn.

Tài liệu tham khảo:

(1) Quản trị sản xuất và dịch vụ của GS. TS. Đồng Thị Thanh Phương.
Nhà xuất bản lao động (tái bản lần thứ 7), 2010.
(2) GRIGGS - MBA Program, Giáo trình Quản trị Hoạt động của Trường
Đại học GRIGGS, 2010.
(3) Các bài giảng môn học Quản trị Hoạt động của TS. Nguyễn Danh
Nguyên

11



×