Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

quy trình này theo các bước công việc đang được thực hiện hiện nay (công ty phân phối hàng tiêu dùng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.1 KB, 4 trang )

1. Mô tả quy trình này theo các bước công việc đang được thực hiện hiện
nay (Công ty phân phối hàng tiêu dùng):
Bước 1 – Xác định nhu cầu kinh doanh :
Xuất phát từ định hướng chiến lược và ý tưởng kinh doanh của quản lý và nhân
viên Công ty . Tổng GĐ và Hội đồng quản trị sẽ họp bàn và chọn lựa ra những
ngành hàng và lĩnh vực sẽ tiến hành tìm đối tác kinh doanh.
Bước 2 - Thông qua các nguồn thông tin và tìm kiếm đối tác tiềm năng :
Tìm hiểu thông tin qua các nguồn: báo chí, internet, hội chợ, triển lãm, văn
phòng xúc tiến thương mại…
Tìm hiểu đối tác qua :
-Gặp gỡ, trao đổi với đối tác.Thăm thực địa cơ sở, quy mô và phương thức hoạt
động của đối tác tiến hành đánh giá lựa chọn đối tác tiềm năng theo mẫu biểu quy
định.
Bước 3 - Nghiên cứu thị trường:
Các khía cạnh nghiên cứu bao gồm:
Môi trường kinh doanh vĩ mô: Nghiên cứu tình hình kinh tế - chính trị - xã hội,
quy mô dân số, các điều kiện đặc thù của địa phương và các chính sách của Nhà
nước có liên quan đang áp dụng….
Môi trường kinh doanh vi mô: Phân tích quy mô thị trường của ngành hàng định
kinh doanh, tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, phân tích đối thủ cạnh tranh, nguồn
cung ứng, đặc tính sản phẩm, phân tích nội tại doanh nghiệp…
Khách hàng: Kênh phân phối, mức lợi nhuận dự kiến…
Người tiêu dùng: Nghiên cứu sự yêu thích của người tiêu dùng về đặc tính, mẫu
mã, bao bì, giá cả… sản phẩm….
Phương pháp nghiên cứu thị trường bao gồm:
Thu thập số liệu và thông tin liên quan đến các khía cạnh nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp/gián tiếp qua bảng câu hỏi điều tra: Tuỳ thuộc vào từng
chủng loại mặt hàng kinh doanh mà nội được thiết lập phù hợp.
Khảo sát thực tế: mời khách hàng và người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm mẫu
sau đó lấy ý kiến phản hồi.
Phân tích các dữ liệu, thông tin thống kê, thu thập được thông qua việc sử dụng


biểu đồ.


Kết quả của công tác nghiên cứu thị trường nhằm:
-

Xác định mức độ chấp nhận của người tiêu dùng & khách hàng.

-

Dự kiến thị trường mục tiêu & kênh phân phối

-

Xác định phương thức cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại & sản
phẩm thay thế.

-

Xác định xu hướng phát triển & quy mô thị trường

Bước 4 – Đánh giá khả năng kinh doanh:
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường, Giám đốc R & D và Giám đốc kinh
doanh nghành hàng đánh giá khả năng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh sơ
bộ để làm việc với đối tác.
Kế hoạch kinh doanh sơ bộ gồm :
-

Kế hoạch sản lượng , kế hoạch bao phủ, cấu trúc giá , nhân sự, hậu
cần & lỗ lãi…


-

Hình thức kinh doanh , Kênh phân phối & các chương trình MKT.

Bước 5 – Đàm phán với đối tác :
Nội dung cần chú y khi đàm phán với đối tác :
-

Điều khoản kinh doanh : Sản phẩm, Giá cả , Chiết khấu, Thanh
toán, Vận chuyển, Bản quyền và độc quyền sản phẩm …

-

Các hỗ trợ khác ( hỗ trợ kinh doanh , POSM, thiết kế …)

Bước 6 – Lựa chọn đối tác :
Căn cứ qua đàm phán và họp bàn đánh giá đối tác để lựa chọn ra đối tác tốt nhất.
Bước 7 – Đề ra phương án kinh doanh :
Giám đốc Nghành hàng và các Giám đốc chiến lược, Giám đốc R & D , xuất
nhập khẩu bàn bạc và xây dựng ra Chiến lược; Kế hoạch kinh doanh của ngành
hàng theo mẫu biểu quy định của Ban Kế hoạch và Chiến lược.
Bước 8 –Thực hiện chiến lược & kế hoạch kinh doanh :
Dựa trên chiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngành hàng , Giám đốc kinh
doanh nghành hàng sẽ trình lên TGĐ các phương án và chính sách kinh doanh cụ
thể và triển khai thực tế sau khi được phê chuẩn.
Bước 9 –Đánh giá thực hiện chiến lược & kế hoạch kinh doanh:
Định kỳ tháng –quy – nửa năm – cả năm , Giám đốc Chiến lược và Kế hoạch sẽ
cùng với các GĐ Tài chính , GĐXNK , GĐ R&D và GĐ Ngành hàng đánh giá lại
hiệu quả hoạt động của ngành hàng và có thể đưa ra những giải pháp và điều

chỉnh cho ngành hàng.


2. Theo anh chị thì quy trình này có những bất cập hay nhược điểm gì cho
công tác quản lý . Vì sao? Theo anh /chị quy trình này cần cải thiện như thế
nào để việc thực hiện trở nên tốt hơn
- Những bất cập và nhược điểm của quy trình này thường nằm ở Bước 2 – thu
thập thông tin và Bước 3 -Nghiên cứu thị trường.
- Nguyên nhân : Đây là hai bước gần như quan trọng nhất của quy trình này nên
những sai sót nếu có xảy ra trong bước này sẽ dẫn đến sai lầm trong việc chọn
lựa ngành hàng kinh doanh và đối tác. Sự thiếu hiểu biết trong lĩnh vực kinh
doanh mới , hạn chế về năng lực nghiên cứu và phân tích thị trường của đội ngũ
R & D và XNK là nguyên nhân chính dẫn đến sai sót ở hai bước này .
- Giải pháp cải thiện những bất cập , nhược điểm của hai bước 2 & 3 trong
quy trình : Củng cố yếu tố con người bằng cách tìm tuyển, bổ sung mới và xây
dựng một đội ngũ chuyên gia có thâm niên , giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực
khác nhau cho Phòng XNK và Phòng R & D .
 Những dự định sẽ áp dụng những kiến thức này vào công việc của tôi
tại công ty như sau :
a.Xây dựng Chiến lược dài hạn & trung hạn cho Tập đoàn và Quản trị thực
thi :
Xác định ra các nhân tố quyết định tới thành công của Chiến lược phát triển
Công ty trung hạn và ngắn hạn :
-

Tập trung vào Quản trị tác nghiệp ( 28%)

-

Tập trung vào Marketing và phân phối sản phẩm ( 18%)


-

Đầu tư vào Thương Hiệu sẵn có (17%)

-

Cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng (16%)

-

Sử dụng người lãnh đạo & quản lý giỏi ( 14% )

-

Duy trì Nguồn lực Tài chính mạnh ( 4% )

-

Các yếu tố khác ( 3% )

b. Vạch ra các nhiệm vụ chính của Quản trị tác nghiệp đối với các Phòng/
Bộ phận ( BOD, MKT, Sales, HR, Financial ) , quản trị sản xuất đối với bộ
phận ( Factory , Warehouuse & Logistics) :
 Công nghệ và cách thức thực hiện
 Mức độ sử dụng máy móc và không gian
 Các vấn đề chiến lược
 Thời gian đáp ứng
 Phát triển con người / đội ngũ làm việc



 Phục vụ khách hàng
 Chất lượng
 Tiết kiệm chi phí
 Giảm hàng dự trữ
 Nâng cao năng suất
c. Rà soát xác định ra 8 loại lãnh phí của từng Phòng bộ phận chức năng trong
công ty và tìm ra các giải pháp- biện pháp để khắc phục các lãng phí đó .
d. Xây dựng & củng cố các tiêu chuẩn của những lĩnh vực và ngành hàng mà
Công ty đang dẫn dắt thị trường thông qua việc xác lập & cụ thể hóa các tiêu chí
đo lường chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng của Công ty. Qua
đó tìm ra những tiêu chí cần cải thiện để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng.
e. Xây dựng hệ thống Kế hoạch tác nghiệp cho các cấp quản lý và các Phòng
ban , bộ phận chức năng trong công ty , trong đó ưu tiên hàng đầu cho việc lập kế
hoạch nguồn lực doanh nghiệp ERP.
f. Áp dụng các phương pháp Quản trị dự trữ vào Bộ phận kho vận và nhà máy
của Công ty



×