Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Yên Minh huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.7 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

MUA THỊ SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH
HỘI PHỤ NỮ THỊ TRÂN YÊN MINH, HUYỆN YÊN MINH,
TỈNH HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát Triển Nông Thôn

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên,năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

MUA THỊ SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH
HỘI PHỤ NỮ THỊ TRÂN YÊN MINH, HUYỆN YÊN MINH,
TỈNH HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát Triển Nông Thôn

Khoa


: Kinh Tế & PTNT

Lớp

: K46 – PTNT – NO2

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Trần Việt Dũng

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Nguyễn Thị Yên

Thái Nguyên,năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn và thầy giáo hướng dẫn ThS.
Trần Việt Dũng tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ hội phụ nữ thị trấn Yên Minh, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang”.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy

cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và
rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn ThS.Trần Việt Dũng đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn tôi
thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND và
các đoàn thể trong thị trấn Yên Minh, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn
thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian tôi thực tập tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận
thấy được.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày 14 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Mua Thị Sinh


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
LHPN

- Liên hiệp phụ nữ

VN


- Việt Nam

CB

- Cán bộ

TDTT

- thể dục thể thao

UBND

- Uỷ ban nhân dân

NQ/TW

- Nghị quyết trung ương

QH

- Quốc hội

CV-HPN

- Công văn hội phụ nữ

LHQ

- Liên hợp quốc


CSXH

- Chính sách xã hội

NQ

- Nhị quyết

KHHGĐ

- Kế hoạch hóa gia đình

KH

- Kế hoạch

TTr HĐND-UBND

- Thường trực hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

KT&PTNT

- Kinh tế và phát trển nông thôn

BCH

- Ban chấp hành

KT - XH


- Kinh tế xã hội

BHXH, BHYT

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

NHCSXH

- Ngân hàng chính sách xã hội

GDPT

- Giáo dục phổ thông

LLCT

- Lý luận chính trị

ĐH

- Đại học

TC

- Trung cấp


iii

SC


- Sơ cấp

UV

- Uỷ viên

CTHPN

- Chủ tịch hội phụ nữ

PCTHPN

- Phó chủ tịch hội phụ nữ

CBCC

- Cán bộ công chức


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu đất thị trấn yên minh năm 2017 ..................... 20
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 20152017 ............................................................................................................. 21
Bảng 3.3 danh sách ban chấp hành của hội phụ nữ thị trấn yên minh ........... 29
Bảng 3.4 số hội viên và số chi hội phụ nữ thị trấn yên minh. ........................ 34



v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Bộ máy lãnh đạo Hội hiệp phụ nữ thị trấn..................................... 31
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của HPN thị trấn Yên Minh ..................................... 33


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................. vi
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ...................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện ...................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập .............................................................. 4
Phần 2 TỔNG QUAN ............................................................................... 5
2.1. Về cơ sở lý luận.................................................................................... 5
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập .............................. 5
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ........................ 10
2.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 11
2.2.2.Vai trò của hội phụ nữ đối chương trình xây dựng nông thôn mới ...... 13
Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................... 18

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................. 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 18
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hộ ................................................................... 21
3.1.3. Thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ........................ 24
3.2. Kết quả thực tập ................................................................................. 26


vii

3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 26
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập................................................................... 27
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho hội phụ nữ thị trấn Yên
Minh. ........................................................................................................ 41
3.3.1. Giải pháp về hoạt thông tin, tuyên truyền. ........................................ 41
3.3.2. Giải pháp về hoạt động tư vấn việc làm. ........................................... 42
3.3.3 Giải pháp quy hoạch CB, hoàn thiện hệ thống CB.............................. 42
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 44
4.1. Kết luận ............................................................................................. 44
4.2. Kiến nghị ........................................................................................... 45
4.2.1. Kiến nghị chung .............................................................................. 45
4.2.2. Đối với tỉnh Hà Giang ...................................................................... 46
4.2.3. Đối với Huyện Yên Minh ................................................................. 46
4.2.4. Đối với UBND thị trấn Yên Minh .................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 48


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội; sự phát triển,
tiến bộ của phụ nữ được gắn liền sự phát triển bền vững của mỗi gia đình, vì
thế xây dựng gia đình hạnh phúc là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia
đình và toàn xã hội, trong đó Hội phụ nữ là lực lượng nòng cốt trong việc
tuyên truyền giáo dục gia đình. Đặc biệt hỗ trợ phụ nữ kiến thức phòng chống
bạo lực gia đình nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh
phúc, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp Hội phụ nữ.
Hội LHPN VN với chức năng và nhiệm vụ của mình đã giúp Đảng và
Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. Ở các đô thị lớn, Hội tạo điều kiện cho
các chị em có khả năng kinh doanh phát huy hết khả năng của mình, động viên,
biểu dương để chị em đóng góp tài năng của mình cho đất nước. Bằng các hoạt
động thiết thực của tổ chức Hội phụ nữ đã đem lại hàng nghìn công ăn việc làm
cho các chị em phụ nữ, hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo góp phần quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đổi mới đất nước.
Hội LHPN thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, đã
được thành lập từ năm 1999 đến nay. Trong suốt thời gian hoạt động Hội phụ
nữ thị trấn đã trở thành cơ quan ngôn luận của chị em phụ nữ tham gia tích
cực vào các hoạt động xây dựng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên toàn
thị trấn.
Vậy một câu hỏi đặt ra ở đây là: hiện nay đội ngũ cán bộ của hội phụ
nữ thị trấn Yên Minh họ đang hoạt động như thế nào, đã phát huy được hết
vai trò, năng lực của mình hay chưa, có giải pháp nào giúp họ nâng cao năng
lực của mình hay không? Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn tiến hành
thực hiện đề tài“Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ hội liên


2

hiệp phụ nữ thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” để từ đó

có những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ra cái
nhìn chính xác và cụ thể hơn về những người cán bộ sống và làm việc
cùng người dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ hội liên hiệp
phụ nữ thị trấn và đề xuất được một số giải pháp để nâng cao vai trò chức năng,
nhiệm vụ của cán bộ thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Hoàn thành tốt các công việc được cơ sở thực tập giao.
- Nắm được những thông tin cơ bản về địa bàn thực tập.
- Hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ hội phụ nữ.
- Phân tích được thuận lợi khó khăn và đề xuất được một số giải pháp
nâng cao hiệu quả về hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn.
1.2.2.2. Về thái độ
- Phải có tinh thần làm việc nghiêm túc, luôn lễ phép với mọi người
- Chấp hành tốt các nội quy và kỉ luật tại cơ sở thực tập.
- Luôn có ý thức thực hiện tốt các nhiệm vụ hay công việc của Ủy ban
giao phó.
- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo.
- Luôn Lắng nghe và tích cực tham gia các hoạt động tại cở thực tập.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc
- Giữ mỗi quan hệ tốt, và nghiêm túc với các cán bộ và mọi người tại
cở sở thực tập.


3


- Giao tiếp ứng xử trung thực, lịch sự luôn có thái độ khiêm nhường
cầu thị
- Nắm được cách viết báo cáo, lên kế hoạch.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập
- Tìm hiểu bộ máy, tổ chức, quản lý của thị trấn và môi trường làm
việc của các cán bộ công chức, viên chức xã. Bên cạnh đó tìm hiểu sâu về
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ hội liên hiệp phụ nữ tại thị trấn, từ
đó phân tích đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà CB hội liên hiệp
phụ nữ gặp phải.
- Cùng CB hội liên hiệp phụ nữ thị trấn tham tuyên truyền đường lối
chính sách của đảng, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức các
hoạt động TDTT, văn hóa du lịch...
- Tham gia các hoạt động xã hội do UBND thị trấn tổ chức trong thời
gian thực tập.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ hội
liên hiệp phụ nữ thị trấn.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo
cáo kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của
các phòng ban trong UBND thị trấn.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về
cán bộ xã như: thông tin về họ tên, chức vụ, công việc, chức năng, quyền hạn.
- Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp.


4


- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa phương.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15/01/2018 đến ngày 30/05/2018
- Địa điểm: Tại UBND thị trấn Yên Minh, huện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang.


5

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
Khái niệm về hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: là tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ
và bình đẳng giới. [15]
Khái niệm hội: là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành
viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ
ASEAN. [15]
Khái niệm phát triển: Phát triển là một quá trình thay đổi toàn diện
nền kinh tế ,bao gồm sự tăng thêm về quy mô sản lượng ,cải thiện về cơ
cấu,hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. [13]
Khái niệm Hội Liên hiệp phụ nữ xã.
Hội Liên hiệp phụ nữ xã là nền tảng của tổ chức Hội, được thành lập theo đơn
vị xã. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã thay mặt Ban chấp hành, Ban thường
vụ chỉ đạo, giải quyết các công việc thường xuyên của cơ quan, triển khai
Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp và Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội
địa phương. [13]
Khái niệm chủ tịch Hội phụ nữ xã là người chịu trách nhiệm chính,

tham mưu cho cấp ủy về công tác vận động phụ nữ và trực tiếp quan hệ với
chính quyền, với các ban, ngành, mặt trận và các đoàn thể để thực hiện nhiệm
vụ của Hội. [9]
Khái niệm về cán bộ:
Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về cán bộ. Để nhận thức đầy đủ
và đúng đắn vấn đề này, tôi xét một số khái niệm sau đây:


6

Theo cuốn Đại từ điển Tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: “Cán
bộ là người làm việc trong cơ quan Nhà nước – cán bộ Nhà nước, là người
giữ chức vụ phân biệt với người bình thường”.
Theo điều 1 của Hiến pháp công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành ngày 9/3/1998: “Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách”.
Từ những nhận định nêu trên, có thể hiểu “cán bộ” là khái niệm dùng
để chỉ những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách
hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công.
Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ nhưng tựu chung lại có hai
hướng hiểu cơ bản:
Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế Nhà nước, làm
việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh
nghiệp Nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa
phương và cơ sở.
Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một
tổ chức để phân biệt với người không chức vụ.
Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn
đặc trưng cơ bản:
+ Cán bộ được sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác

trong hệ thống chính trị..., lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động.
+ Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức
của hệ thống chính trị.
+ Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công công tác sau khi
hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.


7

+ Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào chức
danh, nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ.
Như vậy, hiểu Theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản
lý hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm
việc, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Họ được
hình thành từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ
bổ nhiệm, đề bạt đến bầu cử.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái
quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Người: “Cán bộ là người đem chính sách của
Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem
tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách
cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện
cán bộ là công việc gốc của Đảng”[2]
Khái niệm cán bộ công chức:
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định:
Công chức:Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân

mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
của pháp luật” [2]


8

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Từ khái niệm trên, ta thấy cán bộ công chức là những người có những
đặc điểm sau:
+ Tính chất công việc của công chức
Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt.
Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về
thời gian. Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một
người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về
mặt thời gian.
Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào
một ngạch. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của công chức. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao
cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và
tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Như vậy, công chức là
chuyên viên cao cấp và tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên..
+ Con đường hình thành công chức
Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và
bổ nhiệm.
Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến
hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được
giao. Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan


9

được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Đó là: Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc
hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính
phủ; UBND cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội. Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ
quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Ví dụ: UBND cấp tỉnh tiến hành tuyển
dụng công chức trong các Văn phòng UBND, các sở, các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND .
Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện
theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải
những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36. Khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển
theo quy định của pháp luật. Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công
chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề,
bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trìnhđộ và năng lực đáp
ứng yêu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các
điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông

qua xét tuyển.
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự
theo quy định của Chính phủ. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả
công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn
thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành


10

công chức. Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo,
quản lý. Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn
cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện
của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công
chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ
quan có thẩm quyền. Ví dụ: chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm
giám đốc sở.
Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm,
trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù.
- Nhiệm kỳ: Là thời gian có tính chất chu kỳ trong đó người được bầu
thực hiện một nhiệm vụ vì lợi ích chung. Một nhiệm kỳ thường kéo dài 5 năm
[3]
- Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức
vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật [3]
- Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử
hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn
nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu
nhiệm vụ. [3]

Khái niệm viên chức
Theo Luật số 58/2010/QH12 của Quốc hội quy định Luật viên chức tại
chương I, Điều 2.
Viên chức: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật. [4]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Luật cán bộ công chức năm 2008:


11

+ Chương 5 Điều 61: Chức vụ chức danh của cán bộ công chức cấp xã.
+ Chương 5 Điều 62: Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức cấp xã.
+ Chương 1 Điều 4: Cán bộ công chức.
+ Nghị định 92/2009 NĐ-CP ngày 22/10/2009 của chính phủ về chức
danh số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã.
- Nghị quyết số: 01/2008 Nghị quyết liên tịch giữa Công an- Hội
LHPN về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn
xã hội” (giai đoạn 2008-2012).
- Nghị quyết số: 11-NQ/TW, ngày 27/04/2007 của Bộ chính trị về
“Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”.
- Công văn số: 54/CV-HPN ngày 18/08/2016 và công văn số: 63/CVHPN, ngày 29/08/2016 của CV-HPN Hội LHPN thành phố.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển của hội liên hiệp phụ nữ trong thời gian gần đây.
Năm 2017 cán bộ, hội viên phụ nữ toàn tỉnh Yên Bái đã nỗ lực triển
khai thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra và có kết quả đáng khích lệ.
Các cấp Hội chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền và triển khai Nghị quyết

Đại hội phụ nữ các cấp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Trong đó tập
trung vào các đợt kỷ niệm những ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của tỉnh,
của Hội. Việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh được triển khai đồng bộ, sâu rộng dưới nhiều hình thức với các
mô hình đa dạng, thiết thực, lồng gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XII) của Đảng, các phong trào thi đua và nhiệm vụ của địa phương.
Trong năm, các cấp Hội cũng đã chú trọng đổi mới, sáng tạo trong công
tác chỉ đạo, triển khai các phong trào thi đua. Cuộc vận động xây dựng “Gia
đình 5 không, 3 sạch” được các hội viên phụ nữ toàn tỉnh tích cực hưởng ứng


12

và thực hiện. Trong năm đã có 148.446 gia đình hội viên được tuyên truyền
hướng dẫn, cung cấp kiến thức về xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Duy
trì 103.115 hộ đã đạt và giúp đỡ 540 hộ đạt 8 tiêu chí của cuộc vận động, góp
phần xây dựng nông thôn mới.
Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện,
nhân đạo đối với phụ nữ được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo. Đã hỗ trợ xây
dựng 21 nhà “Mái ấm tình thương” cho hộ phụ nữ nghèo, phụ nữ khuyết tật;
vận động các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước và hội viên phụ nữ
trên địa bàn tỉnh ủng hộ bằng tiền mặt và các hàng hóa nhu yếu phẩm để giúp
đỡ hội viên và người dân vùng lũ với tổng giá trị gần 5,7 tỷ đồng. Tiếp tục
duy trì có hiệu quả họat động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho hội
viên nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn phát triển kinh tế gia
đình, tạo việc làm, tăng thu nhập. Đến hết tháng 11/2017, tổng dư nợ vốn vay
Ngân hàng Chính sách xã hội do các cấp Hội quản lý ủy thác 890,495 tỷ đồng
với 875 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động cho trên 30 nghìn thành viên vay.
Trong năm đã tư vấn giới thiệu việc làm cho 2.750 người; tổ chức 103
lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 2.885 hội viên phụ nữ; tư vấn hỗ trợ thành lập

mới 2 hợp tác xã do phụ nữ làm chủ. Đến nay các hợp tác xã đã đi vào hoạt
động hiệu quả và có sản phẩm cung ứng ra thị trường.
Cùng với đó, các cấp Hội đã có nhiều giải pháp sáng tạo, huy động tập
hợp các tầng lớp phụ nữ trên các lĩnh vực tham gia hoạt động Hội. Tính đến
hết tháng 12/2017, toàn tỉnh đã tăng 1.652 hội viên, đưa tổng số hội viên toàn
tỉnh lên 149.643 hội viên. Trong năm các cấp hội đã giới thiệu 854 hội viên
ưu tú cho Đảng, trong đó kết nạp mới 600 nữ đảng viên. Đồng thời vận động
nguồn lực để tăng cường mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội ngay
từ đầu nhiệm kỳ; mở rộng các hoạt động đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực để
tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Hội, mang lại lợi ích thiết thực


13

cho cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng, góp phần cùng các cấp, các ngành
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.
[10]
2.2.2.Vai trò của hội phụ nữ đối chương trình xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hội LHPN tỉnh Tuyên Quang trong xây dựng nông thôn mới
Xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc Hội Liên hiệp Phụ
nữ các huyện, thành phố, đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện. Thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác Hội, trên cơ sở đó trao đổi
kịp thời với cấp Ủy, chính quyền địa phương phối hợp đôn đốc, chấn chỉnh
kịp thời trong việc triển khai thực hiện Chương trình.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo các cấp Hội thực hiện tốt
phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình
hạnh phúc”,“Phụ nữ Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn

với cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Tuyên truyền,
vận động cán bộ, hội viên phụ nữ phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng
nông thôn mới đến trên 118.000 nghìn lượt hội viên; vận động hội viên phụ
nữ gương mẫu tham gia ngày công, ủng hộ vật liệu để xây dựng hạ tầng nông
thôn. Lựa chọn đăng ký các nội dung trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn
mới để tổ chức cho cán bộ, hội viên thực hiện như: Xây dựng đường bê tông
nông thôn, làm nhà văn hoá thôn, bản, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh,
giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường…
Thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” cán bộ,
hội viên phụ nữ đã tích cực tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom


14

rác thải.Các cấp Hội đã xây dựng được 24 bể chứa rác, 06 thùng đựng rác
công cộng, 44 bể chứa và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, đào 150 hố rác
tại hộ gia đình;tham gia 187.230 ngày công vệ sinh đường làng, ngõ xóm,
25.370 ngày công nạo vét kênh mương ...
Thường xuyên duy trì và nhân rộng mô hình“Phụ nữ Tuyên Quang giúp
nhau viên gạch hồng”, tham gia ủng hộ 363.260.000 đồng, 111.245 viên gạch
để xây dựng 384 công trình (nhà vệ sinh, nhà tắm, tường rào, hầm bể Biogas,
nhà bếp, nhà ở...) cho 384 hộ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Thực
hiện dự án WASH-SUP tại huyện Yên Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên
Sơn thành lập mới được 03 nhóm viên gạch hồng với 33 thành viên tham gia,
đóng góp 2.250.000 đồng giúp 03 hộ gia đình hội viên phụ nữ làm nhà tiêu
hợp vệ sinh. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sơn Dương phối hợp với công ty
Tấn Phong Tuyên Quang tổ chức 03 buổi tư vấn sử dụng nồi đa năng tiết
kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường cho 1.350 lượt hội viên tham gia.
Thực hiện mô hình“Gánh cơm nuôi trẻ” và“Bữa ăn trưa cho trẻ”, các cơ

sở Hội đã tặng quà các lớp học mầm non (tặng quạt điện, dép, quần áo đồng
phục, ...) trị giá gần 6.000.000 đồng, quyên góp, ủng hộ 6.410 quả trứng gà,
1.507.000 đồngvà 28 kg gạo cho các trường mầm non. Các cơ sở Hội thường
xuyên nhân rộng, thành lập mới và duy trì hoạt động của các mô hình, các câu
lạc bộ như: Câu lạc bộ Thể dục, thể thao tại xã Lâm Xuyên (huyện Sơn
Dương) với 52 thành viên tham gia, câu lạc bộ“Văn hóa, văn nghệ”...
Vận động hội viên, phụ nữ làm tốt công tác“Nhân đạo từ thiện”, tham
gia ủng hộ xây dựng“Mái ấm tình thương” được 212.582.000 đồng (đã xây
dựng và bàn giao 06 nhà cho 06 hộ gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn); ủng hộ số tiền 20.000.000 đồng để động viên tinh thần cán bộ,
chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa nhân dịp đoàn công tác của Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc tại huyện đảo. Phối hợp


15

với Công ty Cổ phần đá quý Phú Nhuận (PNJ) trao tặng nhà “Mái ấm PNJ” cùng
01 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5.000.000 đồng cho 01 hộ gia đình hội viên nghèo
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa…
Có thể nói, kết quả mà các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đạt được trong
thời gian qua đã đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.[11]
Hội LHPN huyện Tiên Yên với phong trào giúp nhau phát triển kinh tế
Trong thời gian tới, để phong trào thực sự đi vào đời sống và đạt hiệu
quả cao, Hội LHNP huyện Tiên Yên sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở
Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực
hiện tốt chương trình xây dựng NTM mới gắn với các phong trào phát triển
kinh tế gia đình, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và
hành động của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân; khẳng định rõ vai trò,
trách nhiệm của chị em phụ nữ trong việc thực hiện các chương trình phát

triển kinh tế, xã hội của huyện.
Có thể nói, những phấn đấu không mệt mỏi của các cấp hội phụ nữ ở
Tiên Yên đã góp góp phần làm thay đổi diện mạo từ vùng trung tâm cho đến
các xã vùng cao trên địa bàn huyện và được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và
đánh giá cao. Với sự đánh giá ghi nhận đó sẽ là nguồn cổ vũ động viên để các
cấp hội phụ nữ Tiên Yên tiếp tục phấn đấu cùng Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc trong toàn huyện tạo nên bức tranh đa sắc màu để phấn đấu đưa huyện
Tiên Yên trở thành một trong những huyện có nền kinh tế phát triển khá của
tỉnh Quảng Ninh.
Phát động chương trình “Kết nối những tấm lòng nhân ái chung tay
giúp phụ nữ nghèo”, trong những năm qua, Hội LHPN huyện Tiên Yên đã kết
nối thành công với các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ 56 gia
đình hội viên nghèo, trao 100 con lợn giống, thức ăn chăn nuôi với tổng trị giá


16

trên 200 triệu đồng tại Hải Lạng, Yên Than, Điền Xá, Phong Dụ, Đông Ngũ,
Hà Lâu để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Ngoài ra, Hội LHPN huyện còn phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh thực hiện 7 chương trình 101 cách thoát nghèo giúp 07 hộ gia đình
hội viên nghèo tại các xã Yên Than, Hải Lạng, Tiên Lãng, Đồng Rui, Hà Lâu
thực hiện mô hình nuôi lợn thịt, nuôi dê sinh sản, mức 15 triệu đồng /hộ.
Song song đó, với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", bằng việc quyên
góp tiền mặt và giúp đỡ ngày công đối với hộ gia đình phụ nữ nghèo, phụ nữ
có hoàn cảnh khó khăn cải thiện nhà ở, trong những năm qua, Hội LHPN
huyện đã hoàn thành xây mới bàn giao đưa vào sử dụng 10 ngôi nhà "Mái ấm
tình thương" và sửa chữa 1 nhà với tổng trị giá gần 200 triệu đồng.
Cùng với phong trào giúp nhau làm kinh tế, Hội LHPN huyện Tiên Yên
còn đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho các hội viên. Hàng

năm trên cơ sở khảo sát, nắm bắt nhu cầu của hội viên phụ nữ, Hội đã phối
hợp mở 7 lớp dạy nghề kỹ thuật trồng nấm, mộc nhĩ, cắm hoa, cắt tỉa củ quả,
móc sợi, cắt may cơ bản, may công nghiệp cho 251 lao động nữ. Sau dạy
nghề đã thành lập 2 tổ hợp tác sản xuất nấm tại Đông Ngũ, Đông Hải với 50
thành viên tham gia duy trì trồng nấm trên rơm, nấm sò, nấm linh chi, mỗi hộ
cho thu nhập bình quân từ 5-10 triệu đồng/ vụ.
Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cán bộ, hội viên,
phụ nữ về công tác bảo vệ môi trường, Hội phụ nữ huyện và cơ sở đã tổ chức
nhiều hoạt động: Vận động các gia đình sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng
trọt, tham gia trồng rừng ngập mặn; các chi hội phụ nữ đăng ký quản lý các
đoạn đường, tuyến phố; tổ chức cho hội viên tham gia tổng vệ sinh đường
phố, ngõ xóm định kỳ, phát động trồng cây xanh, hoa, cây cảnh tại các điểm
công cộng tạo môi trường cảnh quan sạch, đẹp. Tuyên truyền, vận động hội
viên phụ nữ và nhân dân bảo vệ rừng đầu nguồn, môi trường nước,…


×