Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHƯƠNG VIII: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.63 KB, 5 trang )

CHƯƠNG VIII: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY
LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
1. Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin
trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
a) Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa.
Vậy nghĩa thứ nhất, khái niệm dân tộc được hiểu như thế nào?
- Khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối
liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung , có ngôn ngữ chung
của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hoá có những nét đặc thù so với những
cộng đồng khác.
- Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia , là cộng đồng xã hội
nghĩa là các tộc người. vd: ở Việt Nam thì có dân tộc Kinh, dân tộc Ê đê, dân
tộc Hoa,
Khái niệm dân tộc nghĩa thứ hai là gì?
- Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp
thành nhân dân của một quốc giá, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất,
quốc ngữ chung, có truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung
trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia – dân tộc. vd: Việt Nam,
Thái Lan, Lào, …
Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới như thế nào?
- Hiện nay, trước sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn
cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến
phức tạp, khó lường. Như Đảng ta đã nhận định: trên thế giới, hoà bình, hợp
tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc. Toàn cầu
hoá và các vấn đề toàn cầu làm cho sự hiểu biết lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các dân tộc tăng lên, thúc đẩy xu thế khu vực hoá. Đồng thời các



dân tộc đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, chống can thiệp áp đặt
và cường quyền.
- Mặt khác, quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra rất phức
tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Mâu thuẫn, xung
đột dân tộc, sắc tộc, xu hướng li khai, chia rẽ dân tộc đang diễn ra ở khắp
các quốc gia, các khu vực, các châu lục trên thế giới... Đúng như Đảng ta
nhận định : “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột
dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, li khai, hoạt
động khủng bố, những tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài
nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức
tạp”. Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc đã gây nên những hậu quả nặng nề về
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe doạ hoà
bình, an ninh khu vực và thế giới.
b) Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội
Nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin
đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của nó:
Xu hướng thứ nhất là gì?
- Do sự chín muồi tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn
tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Thực tế này đã diễn ra ở
những quốc gia, khu vực có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc
người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản.
Xu hướng thứ hai là gì?
- Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên
hiệp lại với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế,
văn hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quóc tế
mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc
xích lại gần nhau.
Ý nghĩa?
- Hai xu hướng này vận động trong một thể thống nhất, mỗi nước vừa có nhu

cầu độc lập, tự chủ… nhưng đồng thời vừa phải mở rộng quan hệ với bên


ngoài, hòa nhập với cộng đồng quốc tế và ngày càng xích lại gần nhau trên
các lĩnh vực. Đây là hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc và
ngày nay, nó đang có những biểu hiện rất phong phú và đa dạng. Xét trong
phạm vi các quốc gia xã hội chủ nghĩa có nhiều dân tộc: Xu hướng thứ nhất
biểu hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi đến sự tự chủ và phồn vinh
của bản thân dân tộc mình. Xu hướng thứ hai, tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ
để các dân tộc trong cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hòa hợp với
nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong điều
kiện của chủ nghĩa xã hội, hai xu hướng phát huy tác động cùng chiều, bổ
sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc
gia trên cơ sở hợp tác bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng và hữu nghị.
c) những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Leenin trong việc giải quyết
vấn đề dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của
những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải
quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết vấn đề dân tộc là làm gì?
- Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng
giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về dân tộc, từ thực tiễn đấu tranh
của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu
hướng khách quan của phong trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của
chủ nghĩa tư bản, nhất là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
V.I.Lênin đã khái quát lại thành “Cương lĩnh dân tộc” của Đảng Cộng sản.
Nội dung của Cương lĩnh gồm:

Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
Đây là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc, là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc
trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.


Quyền bình đẳng dân tộc là bảo đảm cho mọi dân tộc dù đông người hay ít người,
dù có trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau,
không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi trong quan hệ xã hội cũng như
trong quan hệ quốc tế.
Để thực hiện tốt quyền bình đẳng dân tộc đòi hỏi chúng ta phải chống lại chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan và
chủ nghĩa phát xít mới.
Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết.
Đây là quyền cơ bản thiêng liêng của mọi dân tộc. Quyền tự quyết dân tộc trước
hết là quyền tự quyết về chính trị, tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường
phát triển cho dân tộc mình, thực hiện quyền làm chủ vận mệnh dân tộc mình mà
không một dân tộc nào được quyền dùng áp lực can thiệp vào công việc nội bộ của
dân tộc khác.
Quyền tự quyết dân tộc bao gồm: quyền tự do phân lập và quyền các dân tộc tự
nguyện liên hiệp lại thành một liên bang các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, giúp
nhau cùng tiến bộ. Do đó, khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần
đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân
Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
Đây là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin, nó phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Những người cộng sản lấy đoàn kết công
nhân tất cả các dân tộc làm mục tiêu phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận trong cương lĩnh
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh

giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách
dân tộc của cá Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân
tộc:
Trung thành với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn cách mạng,
đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm dân tộc


đúng đắn, góp phần cùng toàn Đảng, lãnh đạo nhân dân ta giải phóng dân tộc; xây
dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh về nội dung
toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng; đó là những luận điểm cơ
bản chỉ đạo, lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc,
bảo vệ độc lập dân tộc; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam và giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trên
thế giới.
Khi Tổ quốc bị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường
cứu nước, cùng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giải phóng dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Khi Tổ quốc được độc lập, tự do, Người đã cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân xây
dựng mối quan hệ mới, tốt đẹp giữa các dân tộc: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đường ấm no, hạnh phúc. Người rất quan
tâm chăm sóc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu
số. Khắc phục tàn dư tư tưởng phân biệt, kì thị dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn, dân
tộc hẹp hòi. Người quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc. Lên
án, vạch trần mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ, phá hoại
khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.c Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ
nghĩa.




×