Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Chương II nội dung giáo dục ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 28 trang )

LÝ LUẬN GIÁO DỤC


Chương II: Nội Dung Giáo Dục Ở Trường
Trung Học Cơ Sở
1. Khái niệm nội dung giáo dục
2. Nội dung giáo dục ở trường THCS
2.1 Giáo dục ý thức công dân
2.1.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng
2.1.1.2 Giáo dục pháp luật
2.1.1.3 Giáo dục ý thức đạo đức
2.1.1.4 Các hình thức tổ chức giáo dục ý thức công
dân cho học sinh THCS


2.1.1 Những khái niệm cơ bản
 Công dân là khái niệm pháp lí nói về cá nhân
trong mối quan hệ đối với nhà nước về quyền
lợi và nghĩa vụ.
 Ý thức công dân là phạm trù tinh thần, nói lên
trình độ nhận thức của công dân về quyền lợi
và nghĩa vụ đối với nhà nước.


2.1.1.1 Giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng
 Chính trị là một hình thái ý thức xã hội phản ánh các
mối quan hệ của các giai cấp, các quốc gia xung
quanh vấn đề lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất và
kinh tế.
 Ý thức chính trị là bộ phận của ý thức xã hội, là hệ


tư tưởng của giai cấp cầm quyền.


Nội dung của ý thức chính trị:
 Ý thức về nền độc lập dân tộc, về sự bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ nghĩa xã
hội.
 Ý thức về việc thực hiện đường lối chính sách
đối nội và đối ngoại của Đảng của Nhà nước.
 Ý thức về nghĩa vụ lao động xây dựng đất nước
giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân.
 Ý thức về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc và giữ vững
khối đoàn kết dân tộc.


Giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng là quá trình
tác động của nhà giáo dục tới học sinh nhằm
hình thành cho họ nhận thức, thái độ và hành vi
chuẩn mực phù hợp với đường lối quan điểm của
Đảng và Nhà nước, phấn đấu cho một nước Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh.






2.1.1.2. Giáo dục pháp luật
 Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực xã

hội được ghi thành các điều luật thể hiện
trong hiến pháp và các bộ luật của nhà
nước, mỗi công dân có nghĩa vụ tuân theo.


2.1.1.2 Giáo dục pháp luật
 Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội,
bao gồm một hệ thống các quy định về quyền lợi,
nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, những quy
định xác nhận tính hợp pháp hay không hợp pháp
các hành vi cá nhân hay tổ chức xã hội.


2.1.1.2 Giáo dục pháp luật
Ý thức về nghĩa vụ công dân tham gia đóng góp xây dựng Hiến
pháp và các bộ luật của Nhà nước.
Ý thức về nghĩa vụ công dân vùng với toàn dân đấu tranh để
pháp luật được thực hiện công bằng, công khai, dân chủ, phấn
đấu cho một nhà nước pháp quyền.
Ý thức về nghĩa vụ công việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp
của Nhà nước.
Ý thức về quyền lợi của công dân được nhà nước bảo hộ về
pháp luật.


Giáo dục pháp luật là quá trình tác động đến
các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ
hệ thống quan điểm, thái độ và hành vi sống và
làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Vd: Ở nhà trường có gắn những bảng quy định về an

toàn giao thông. Mỗi tuần các trường có mời những
chuyên gia, cảnh sát giao thông để thông báo tuyên
truyền về luật giao thông như: các biển báo cấm; có
những hình phạt nếu như vượt đèn đỏ, chở ba, đi hàng
hai hàng ba,…


2.1.1.2 Giáo dục pháp luật
Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh THCS
 Quyền được nuôi dưỡng, giáo dục, được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự.
 Quyền được học tập, vui chơi, lao động, được tham gia
vào các hoạt động đoàn thể, xã hội.
 Nghĩa vụ vâng lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô giáo và
kính trọng người lớn, nghĩa vụ học tập và phấn đấu
vươn lên để trở thành người công dân có ích cho Tổ
quốc.
 Nghĩa vụ tuân theo các quy định của pháp luật.


2.1.1.3 Giáo dục ý thức đạo đức

Đạo đức là gì ?

Đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội, là hệ thống các
quan điểm về cái thiện, cái
ác trong mối quan hệ của
con người với con người.



2.1.1.3 Giáo dục ý thức đạo đức
 Về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn
mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát
triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự
giác thực hiện.
 Đạo đức là quy tắc sống không ghi thành văn bản
nhưng có vị trí to lớn trong đời sống cộng đồng


2.1.1.3 Giáo dục ý thức đạo đức
 Ý thức đạo đức: là ý thức về các mối quan hệ của
các cá nhân trong xã hội được biểu hiện ở ba mặt: ý
thức, thái độ và hành vi đạo đức.
 Ý thức đạo đức của mỗi cá nhân được hình thành
nhờ có giáo dục, trên cơ sở truyền thống gia đình,
truyền thống văn hóa dân tộc, sức mạnh của dư luận
xã hội và sự tu dưỡng của từng cá nhân…


2.1.1.3 Giáo dục ý thức đạo đức
Nội dung
Ý thức về mục đích cuộc sống , mỗi cá nhân phấn đấu
cho một cuộc sống hạnh phúc không chỉ cho riêng
mình, cho gia đình mình mà còn cho cả xã hội
Ý thức về mối quan hệ trong gia đình trong tập thể và
ngoài xã hội .
Ý thức về lối sống cá nhân : tính tự chủ , năng động
sáng tạo chống lại lối sống lười biếng, ích kỉ .
Ý thức về cuộc sống lao động sáng tạo : thể hiện ở sự

cần cù say mê học tập yêu thích lao động sáng tạo , tìm
tòi phương thức lao động mới đem lại hiệu quả và năng
suất cao .


Khái niệm giáo dục đạo
đức
 Giáo dục đạo đức: là quá trình tác động hình thành
cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen
hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hằng ngày
đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm,với bạn bè và
tập thể.

(Trả lại ví tiền cho người đánh mất )


Mục đích giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học cơ sở :
Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về
các mối quan hệ xã hội, về lối sống nhân văn, nhân
đạo, nhân quyền …
Hình thành cho học sinh thái độ, tình cảm niềm tin
trong sáng đối với mọi người xung quanh.
Rèn luyện để mỗi người tự giác thực hiện các
chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành
quy định của tập thể học sinh, của cộng đồng, nỗ
lực học tập để cống hiến nhiều nhất cho tổ quốc.


2.1.1.4 Các hình thức tổ chức giáo dục ý thức

công dân cho học sinh THCS
 Thông qua giảng dạy, học tập các môn khoa học tự
nhiên, xã hội và nhân văn giúp học sinh hình thành
thế giới quan, nhân sinh quan và các phẩm chất nhân
cách


2.1.1.4 Các hình thức tổ chức giáo dục ý thức
công dân cho học sinh THCS
 Tổ chức cho học sinh tham gia lao động công ích và
các hoạt động xã hội. Tư tưởng chính trị, đạo đức, ý
thức pháp luật được hình thành từ cuộc sống và phát
triển trong hoạt động thực tiễn:


2.1.1.4 Các hình thức tổ chức giáo dục ý thức
công dân cho học sinh THCS
 Tổ chức và xây dựng
các đoàn thể học sinh
thật vững mạnh: Đoàn
Thanh niên Cộng sản,
Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh là
các tổ chức chính trị
của tuổi trẻ, là trường
học lớn để giáo dục
chính trị, đạo đức, văn
hóa và pháp luật cho
học sinh



2.1.1.4 Các hình thức tổ chức giáo dục ý
thức công dân cho học sinh THCS
 Tổ chức các cuộc thi hấp dẫn:


×