Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở THỊ TRẤN BA TƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.33 KB, 29 trang )

Tên đề tài
ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục là khâu
then chốt”.
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT)
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 có nêu mục tiêu: “Tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục
phổ thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục
ở tất cả các cấp học”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và
dạy học. Từ năm học 2012 – 2013, trường THCS thị trấn Ba Tơ đã triển khai
thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, cụ thể như: Công văn số
4987/BGDĐT-CNTT ngày 02/8/2012 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2012 – 2013; Công văn số 6072/BGDĐT-CNTT ngày 04/9/2013
về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2013 – 2014.
1
Trong những năm học qua, nhà trường đã mua sắm một số máy vi tính, ti vi
để hỗ trợ cho việc quản lý và giảng dạy. Qua kiểm tra, đánh giá hàng năm, việc
ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, bước đầu đã đạt được một số kết quả
quan trọng như: đã khai thác và sử dụng tốt thư điện tử, sử dụng các phần mềm
EMIS, VMIS trong công tác quản lý; giáo viên đã biết sử dụng phần mềm


Microsoft word, Powerpoint kết hợp với các phần mềm hỗ trợ khác để soạn giáo
án và giảng dạy Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế: số
lượng CBQL, giáo viên, nhân viên có trình độ tin học A, B còn quá ít; nhiều giáo
viên chưa được bồi dưỡng về CNTT; việc tự nghiên cứu và ứng dụng CNTT
trong quản lý và dạy học chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả mang lại
chưa đạt như mong đợi.
Năm học 2014 – 2015 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số
5041/BGDĐT-CNTT ngày 16/9/2014 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2014 – 2015. Để góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên,
nhà trường phải tích cực đổi mới công tác quản lý, giáo viên phải tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
của học sinh.
Đối với các trường THCS ở địa bàn miền núi việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong quản lý và dạy học là rất cần thiết. Do đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu và ứng
dụng đề tài: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng
lực đội ngũ và chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở” với mong muốn
lớn nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà trường và đẩy mạnh việc
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo theo hướng phát triển năng
lực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu đề tài
2
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng việc sử dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường bằng CNTT.
- Thông qua các hoạt động tập huấn, hội thảo chuyên môn, thao giảng theo
hình thức nghiên cứu bài học, đẩy mạnh sử dụng CNTT để đổi mới PPDH và
kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.

2.2. Phạm vi đề tài
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về trình độ tin học, khả năng ứng
dụng CNTT của CBQL, giáo viên, nhân viên của trường THCS thị trấn Ba Tơ từ
năm học 2011 - 2012. Từ đó đưa ra các biện pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong quản lý và dạy học từ năm học 2012 – 2013 và những năm tiếp theo.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ; các Công văn
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, văn
bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành vào công tác quản
lý giáo dục và dạy học trong trường trung học từ năm học 2012 – 2013
đến nay.
- Sử dụng các phương pháp quan sát, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh
giá để rút ra bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong
quản lý và dạy học.
3
Phần II
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Công nghệ thông tin
1.1.1.1. Khái niệm:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Công nghệ thông tin (theo tiếng
Anh: Information Technology hay là IT), là một ngành kỹ thuật sử dụng máy
tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và
thu thập thông tin.
1.1.1.2. Ứng dụng CNTT
Là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động trong cơ quan, đơn vị và các lĩnh
vực khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
1.1.2. Quản lý

1.1.2.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là quá trình thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra để đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã đề ra.
1.1.2.2. Các chức năng quản lý
Xét theo quá trình, quản lý có bốn chức năng cơ bản, đó là:
- Chức năng kế hoạch;
- Chức năng tổ chức;
- Chức năng chỉ đạo;
- Chức năng kiểm tra.
1.1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động dạy- học
4
Quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của
chủ thể quản lý vào quá trình dạy học nhằm hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của
nhà trường.
Công tác quản lý hoạt động dạy - học giữ vị trí quan trọng
trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng
đào tạo là nền tảng để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản
lý của nhà trường.
1.1.3. Khái niệm dạy học, phương pháp dạy học và hoạt động dạy học
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định
hướng, giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động,
trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn
bộ cuộc sống của mỗi người học.
Phương pháp dạy học là cách thức mà người dạy tuân thủ suốt trong quá trình
thực hiện các công việc liên quan đến việc dạy nhằm làm cho việc dạy đạt được
mục đích, yêu cầu của người học
Hoạt động dạy học là hoạt động chuyên biệt của người giáo viên nhằm tổ
chức, điều khiển, triển khai, điều chỉnh quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ
năng và kỹ xảo trong hoạt động học tập của học sinh từ đó giúp các em không

chỉ lĩnh hội mà còn biết cách lĩnh hội tri thức tạo ra sự phát triển tâm lý, hình
thành nhân cách.
1.1.4. Khái niệm đội ngũ
Đội ngũ là tập hợp những người cùng chức năng nghề nghiệp hợp thành trong
tổ chức. Đội ngũ của một tổ chức là nguồn lực trong tổ chức đó. Đội ngũ nhà
giáo trong nhà trường là nguồn lực của nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng, giáo viên trong nhà trường.
1.1.5. Năng lực sư phạm
5
- Năng lực sư phạm là khả năng của người giáo viên để thực hiện những hoạt
động sư phạm. Giáo viên có năng lực sư phạm là người biết tích lũy được vốn tri
thức, hiểu biết và một số kỹ năng cần thiết để làm tốt các hoạt động giáo dục
trong nhà trường.
- Năng lực giảng dạy là một thành tố cấu thành năng lực sư phạm, nó giúp
cho giáo viên thực hiện hoạt động giảng dạy có hiệu quả và có chất lượng. Năng
lực này bao gồm: kỹ năng soạn bài, kỹ năng lựa chọn nội dung dạy học, kỹ năng
vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động học tập
của học sinh; kỹ năng kèm cặp và giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh
giỏi; kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học; kỹ năng phân tích,
đánh giá, rút kinh nghiệm thông qua các hoạt động dạy và học.
1.1.6. Phần mềm
Là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn
ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.
1.1.7. Trang thông tin điện tử (Website)
Là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng
phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.
1.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý

giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục là khâu then chốt”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 01/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
8 khóa XI có nêu nhiệm vụ: "Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào
tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự
đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận
6
thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo
dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo
dục nhân cách, lối sống cho con em mình".
- Luật giáo dục năm 2005: Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo: “
Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính
trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy ”
- Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 có nêu:
+ Quan điểm: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý
nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT. Phát triển nguồn
nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào
tạo”.
+ Mục tiêu phát triển đến năm 2015: “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây
dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông, đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học.
65% số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng
dạy, bồi dưỡng”.
- Công văn số: 6072/BGDĐT-CNTT ngày 04/9/2013 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc Hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2013 -
2014 đã nêu các nhiệm vụ trọng tâm: “Triển khai CNTT theo các công nghệ mới
như sử dụng phần mềm trực tuyến; sử dụng sổ sách điện tử; đẩy mạnh ứng dụng

CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT
trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo
viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo
viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn
mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”.
7
- Công văn số 5041/BGDĐT-CNTT ngày 16/9/2014 của Bộ GD&ĐT về việc
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2014 – 2015 có nêu nhiệm vụ
trọng tâm:
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
+ Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa
học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.
+ Đẩy mạnh ứng dụng trực tuyến theo mô hình dịch vụ phần mềm.
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường trung học: Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên
trường trung học: “ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận
dụng các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn
luyện phương pháp tự học của học sinh.
- Quyết định số: 558/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2012 của Bộ GD&ĐT về việc
triển khai sử dụng thống nhất hệ thống phần mềm quản lý trường học trong các
trường phổ thông. Ở Điều 1 có nêu: "Triển khai sử dụng thống nhất hệ thống
phần mềm quản lý trường học (VEMIS) trong các trường phổ thông trên toàn
quốc để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục phổ thông". Hệ
thống VEMIS được triển khai sử dụng bao gồm 07 phân hệ:
+ Phân hệ quản lý học sinh;
+ Phân hệ quản lý thư viện;
+ Phân hể quản lý thiết bị;
+ Phân hệ quản lý nhân sự;
+ Phân hệ quản lý giảng dạy;

+ Phân hệ quản lý tài chính, tài sản;
+ Phân hệ giám sát, đánh giá.
8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THỊ TRẤN BA TƠ TRONG NHỮNG NĂM HỌC QUA
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ
CỞ THỊ TRẤN BA TƠ
- Trường THCS thị trấn Ba Tơ được thành lập vào ngày 27/10/2006 theo
quyết định số 1102/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện
Ba Tơ. Được UBND huyện Ba Tơ và Phòng GD&ĐT Ba Tơ giao nhiệm vụ
tuyển sinh và giáo dục học sinh THCS trên địa bàn thị trấn Ba Tơ và xã Ba
Cung.
- Tổng số lớp hàng năm từ 10 đến 12 lớp và tổng số học sinh dao động từ 317
đến 402 học sinh (riêng năm học 2014 - 2015 có 402 học sinh). Tỉ lệ học sinh
dân tộc Hre chiếm trên 50% tổng số học sinh. Khả năng nhận thức của các em
học sinh dân tộc HRe còn nhiều hạn chế.
- Chất lượng giáo dục của nhà trường ở năm học 2011 - 2012: Tổng số học
sinh được, đánh giá xếp loại về Học lực và Hạnh kiểm: 320 em. Trong đó:
+ Xếp loại về Hạnh kiểm: Tốt 233; Khá 70; Trung bình 17; Yếu 0.
+ Xếp loại về Học lực: Giỏi 42; Khá 89; Trung bình 129; Yếu 50; Kém 10.
- Cơ sở vật chất của nhà trường gồm:
+ 01 nhà hiệu bộ phục vụ cho cán bộ, giáo viên làm việc.
+ 14 phòng học đảm bảo cho việc dạy 2 ca/ngày. Chưa có phòng thí nghiệm,
thực hành, thư viện chưa đạt chuẩn quốc gia.
- Trang thiết bị phục vụ cho công việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy
học bao gồm: 02 máy vị tính phục vụ trong công tác quản lý của Ban giám hiệu:
9
02 máy vị tính phục vụ kế toán, văn phòng, 12 máy vị tính dùng để dạy môn Tin

học; 02 màn hình LCD. Nhìn chung trang thiết bị đã quá cũ và lạc hậu.
- Trường đã kết nối internet: 01 đường truyền cáp quang;
2.2. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG TRUNG
HỌC SƠ SỞ THỊ TRẤN BA TƠ
2.2.1. Thống kê số liệu đội ngũ và trình độ tin học của đội ngũ
2.2.1.1. Thống kê số liệu đội ngũ
- Tổng số CBQL, giáo viên, nhân viên năm học 2011 - 2012: 28 người. Trong
đó:
+ CBQL: 02.
+ Giáo viên: 22 (Có 01 hợp đồng ngắn hạn). Nữ 15.
+ Nhân viên: 04. (Có 02 hợp đồng ngắn hạn)
- Tổng số giáo viên, nhân viên năm học 2014 - 2015: 30 người. Trong đó:
+ CBQL: 02.
+ Giáo viên: 24 (Có 06 hợp đồng ngắn hạn). Nữ 14.
+ Nhân viên: 04. (Có 02 hợp đồng ngắn hạn)
2.2.1.2. Trình độ tin học của đội ngũ
- Đại học: 0. - Cao đẳng: 0.
- Trung cấp chuyên nghiệp: 0. - Kỹ thuật viên tin học: 02.
- Chứng chỉ Tin học B: 06. - Chứng chỉ Tin học A: 03.
2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC CỦA ĐỘI NGŨ TỪ NĂM HỌC
2011 – 2012 TRỞ VỀ TRƯỚC
Bảng 1: Kết quả khảo sát năng lực sử dụng CNTT của đội ngũ từ năm học
2011 – 2012 trở về trước
TT
Nội dung sử dụng CNTT
trong quản lý và dạy học
Số người
biết sử dụng
Chiếm

tỉ lệ
10
1 Tạo và sử dụng Email cá nhân. 5/26 19,2%
2 Sử dụng và khai thác Email chung của nhà trường. 7/26 26,9%
3
Khai thác các nguồn tư liệu, thư viện điện tử trên mạng
Internet phục vụ cho quản lý và dạy học.
9/26 34,6%
4
Sử dụng phần mềm quản lý trường học:
- VEMIS, PMIS, EMIS. 2/26 7,7%
- Sử dụng phần mềm quản lý thư viện. 0 0%
- Sử dụng phần mềm quản lý thiết bị. 0 0%
5 Sử dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến. 0 0%
6 Sử dụng phần mềm chia thời khóa biểu 0 0%
7 Sử dụng phần mềm PowerPoint trong giảng dạy. 6/20 30%
8 Sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy trong dạy học. 3/20 15%
9
Biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy như: phần
mềm Crococdile Physics; Crococdile Chemistry và các
phần mềm tạo ảnh Flash, PhotoStory…
3/20 15%
10
Sử dụng phần mềm Adobe Pressenter soạn bài giảng E-
learning.
0 0%
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA
HẠN CHẾ YẾU, KÉM
2.4.1. Đánh giá chung
- Từ những kết quả khảo sát khảo sát ở bảng 1, có thể rút ra kết luận chung:

+ Số lượng CBQL, giáo viên, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng tin học ít,
một số giáo viên, nhân viên đã có chứng chỉ tin học A, B nhưng kỹ năng sử dụng
vi tính và ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học còn hạn chế.
+ Một số giáo viên đã tự học, tự nghiên cứu và ứng dụng CNTT dạy học
bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng số lượng còn ít.
+ Trang thiết bị, máy vi tính phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý
và dạy học còn ít nên ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.
- Từ kết luận trên, có thể rút ra những ưu điểm và thuận lợi; hạn chế và khó
khăn của nhà trường khi thực hiện đề tài như sau:
2.4.1.1. Ưu điểm và thuận lợi
11
- Ban Giám hiệu luôn chú trọng công tác phát triển đội ngũ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho đội ngũ tham gia học tập, bồi dưỡng về CNTT để tăng cường ứng
dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường.
- Đa số giáo viên chưa qua đào tạo về tin học, nhưng có tinh thần ham học,
thích tìm tòi, nghiên cứu. Nếu được bồi dưỡng về CNTT thì số lượng giáo viên
biết ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học sẽ tăng nhanh.
2.4.1.2. Hạn chế và khó khăn
- Do phần lớn CBQL, giáo viên có trình độ tin học thấp, chưa được bồi
dưỡng về CNTT nên việc ứng dụng CNTT trong nhà trường còn nhiều hạn chế.
- Trang thiết bị, máy vi tính phục vụ cho ứng dụng CNTT còn thiếu thốn, do
đó việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học rất khó khăn.
2.4.2. Nguyên nhân
- Đội ngũ nữ chiếm trên 58%, phần lớn quan tâm đến gia đình, chưa tích cực
nghiên cứu nên kỹ năng sử dụng CNTT còn hạn chế.
- Một số giáo viên ngại sử dụng CNTT trong dạy học vì phải tốn nhiều
thời gian trong việc nghiên cứu và soạn giảng.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, nên việc ứng dụng CNTT trong
quản lý và dạy học chưa được phát huy đúng mức.
2.5. TIỂU KẾT:

Trong những năm học qua, việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học ở
trường THCS thị trấn Ba Tơ phần lớn chỉ tập trung ở một số ít giáo viên ham
thích nghiên cứu về CNTT, nhà trường có tuyên truyền vận động và khuyến
khích ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học nhưng chưa đề ra các biện pháp
cụ thể nên kết quả chưa đạt được như mong đợi.
12
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ
VÀ DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VÀ
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THỊ TRẤN BA TƠ TRONG TỪ NĂM HỌC 2012-2013 ĐẾN NAY
Từ thực trạng nêu trên, để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý và
dạy học nhằm nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng giáo dục ở trường THCS
thị trấn Ba Tơ từ năm học 2012 - 2013, tôi đề xuất một số biện pháp như sau:
3.1. CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN
- Tổ chức triển khai, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về ứng
dụng CNTT của Chính Phủ, của Bộ GD&ĐT đến từng giáo viên, nhân viên để
mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, coi
đây là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các hoạt động của
nhà trường.
- Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng
của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học nhằm đáp ứng với yêu cầu
đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà nhà trường.
3.2. TỔ CHỨC TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHO ĐỘI NGŨ
3.2.1. Bồi dưỡng cho đội ngũ biết tạo Email để trao đổi thông tin
3.2.1.1. Mục đích
Giúp CBQL, giáo viên, nhân viên trong trường có một địa chỉ Email cá nhân

để trao đổi thông tin trong đơn vị, tìm kiếm tư liệu, các phần mềm hỗ trợ trên
13
internet để phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy của đội ngũ nhằm nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
3.2.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm
- Hướng dẫn cho CBQL, giáo viên, nhân viên lập địa chỉ Email cá nhân để
trao đổi, khai thác thông tin.
- Hướng dẫn cách tải thông tin và gửi thông tin đến các bộ phận, cá nhân có
liên quan trong nhà trường thông qua địa chỉ Email cá nhân.
- Hướng dẫn tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác quản lý và dạy học.
3.2.2. Tập huấn sử dụng các phần mềm quản lý trường học EMIS, PMIS,
VEMIS
3.2.2.1. Mục đích
Triển khai sử dụng hệ thống phần mềm quản lý trường học theo Quyết định
số: 558/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng bộ
phận nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý trong nhà trường.
3.2.2.2. Nhiệm vụ trọng tâm
- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phân hệ quản lý trường học từ các phần
mềm EMIS, PMIS, VEMIS.
- Tổ chức, quản lý, sử dụng và khai thác các phân hệ Quản trị hệ thống, quản
lý nhân sự (PMIS), quản lý học sinh, quản lý giảng dạy, quản lý thư viện, quản
lý thiết bị .
- Hướng dẫn nhập và trích xuất dữ liệu báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.
3.2.3. Tập huấn sử dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến trên
website
3.2.3.1. Mục đích
- Triển khai thực hiện Công văn số: 4987/BGDĐT-CNTT ngày 02/8/2012 về
việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013, Công văn số:
6072 /BGDĐT-CNTT ngày 04/9/2013 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
14

CNTT năm học 2013 – 2014 và Công văn số 5041/BGDĐT-CNTT ngày
16/9/2014 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2014 – 2015
của Bộ GD&ĐT.
- Triển khai thực hiện phần mềm quản lý trực tuyến của mạng giáo dục Việt
Nam từ website nhằm mở rộng không gian và thời gian
làm việc của CBQL, giáo viên, nhân viên. Dù ở bất kỳ đâu, nếu có mạng internet
cũng thực hiện được, do đó mà hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà trường sẽ được
nâng cao.
3.2.3.2. Nhiệm vụ trọng tâm
- Cung cấp tài khoản cá nhân, để mỗi thành viên trong nhà trường đăng nhập
vào website thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự phân
công của nhà trường.
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm trực tuyến vnedu.vn cho tất cả CBQL, giáo
viên, nhân viên về các lĩnh vực:
+ Quản lý giáo viên: Phân công chủ nhiệm, phân công giảng dạy
+ Quản lý hồ sơ học sinh: Quản lý danh sách lớp học; quản lý danh sách học
sinh cho từng lớp học; quản lý môn học và phân công giảng dạy cho từng lớp
học; quản lý chuyển lớp học; chuyển trường, thôi học; tiếp nhận học sinh; kết
chuyển học sinh; miễn giảm môn học…
+ Quản lý việc thực hiện đánh giá ghi điểm, kết quả học tập của học sinh:
Nhập và thống kê điểm môn học; thông kê điểm kiểm tra học kỳ; thống kê chất
lượng giảng dạy bộ môn theo giáo viên, theo khối lớp, toàn trường…
+ Quản lý các kỳ thi (kiểm tra): Lập danh sách thí sinh; đánh số báo danh và
phân phòng thi (kiểm tra); phân công giáo viên coi thi (kiểm tra); tổng hợp theo
môn, theo phòng, theo lớp,…
+ Quản lý kết quả rèn luyện của học sinh: Nhập và thống kê số ngày nghỉ học
theo tháng, học kỳ, cả năm học; số lượt vi phạm của học sinh, kết quả xử lý học
sinh; nhập và thống kê kết quả rèn luyện Hạnh kiểm học sinh theo học kỳ và cả
năm học…
15

+ Quản lý chất lượng giáo dục nhà trường: Chất lượng giáo dục của từng học
sinh, của từng lớp, thống kê chất lượng giáo dục từng khối lớp, toàn trường;
quản lý danh hiệu thi đua, khen thưởng, kỷ luật của từng học sinh, của từng lớp,
khối lớp, toàn trường.
+ Quản lý danh sách học sinh lên lớp, thi lại, ở lại lớp cuối năm học.
+ Xuất báo cáo thống kê theo các biểu mẫu và yêu cầu cấp trên, như báo cáo
EMIS từng học kỳ, cuối năm học…
+ Quản lý văn bản: văn bản đi và văn bản đến.
3.2.4. Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên
3.2.4.1. Mục đích
Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học
trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
3.2.4.2. Nhiệm vụ trọng tâm
- Hướng dẫn các kỹ năng, thao tác sử dụng phần mềm PowerPoint và khai
thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint trong việc soạn giáo án điện tử.
- Hướng dẫn giáo viên biết liên kết bằng cách nhúng, chèn các tư liệu, hình
ảnh, video, âm thanh …từ các phần mềm vẽ bản đồ tư duy ImindMap; phần
mềm thí nghiệm ảo Crococdile Physics; Crococdile Chemistry và các phần mềm
tạo ảnh động Flash, PhotoStory, … để tạo các bài giảng đa phương tiện phục vụ
cho tiết dạy của mỗi giáo viên.
3.2.5. Bồi dưỡng soạn bài giảng điện tử E-Learning cho giáo viên
3.2.5.1. Mục đích
- Đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm đổi
mới phương pháp dạy - học một cách sáng tạo, khuyến khích đội ngũ giáo viên
tiếp cận công nghệ dạy - học hiện đại bằng bài giảng E-Learning.
- Bổ sung nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ việc dạy và học trong nhà trường.
3.2.5.2. Nhiệm vụ trọng tâm
16
- Hướng dẫn cài đặt và phần mềm soạn bài giảng điện tử Adobe Pressenter.

- Giúp cho giáo viên biết sử dụng phần mềm Adobe Pressenter trong việc
soạn bài giảng điện tử và biết tích hợp, liên kết giữa Microsoft PowerPoint với
Adobe Pressenter và các phần mềm hỗ trợ khác để tạo bài giảng điện tử đa
phương tiện có chất lượng cao.
3.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH
3.3.1. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà trường
- Lập kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện việc ứng dụng CNTT trong đơn
vị. Dựa vào năng lực của từng thành viên, phân công và phân cấp quản lý cho
mỗi cá nhân để mọi người cùng tham gia quản lý nhà trường.
- Các bộ phận, cá nhân được phân công, xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập dữ
liệu vào các phần mềm, để phục vụ cho công tác quản lý nhà trường.
- Điều hành các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT theo
kế hoạch đề ra.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Thông qua kiểm tra, đánh giá đúng thực tế về tình hình thực hiện nhiệm vụ
CNTT của đội ngũ, đồng thời rà soát việc sử dụng, bảo quản các thiết bị CNTT
trong nhà trường để có kế hoạch đầu tư, mua sắm, sửa chữa, đáp ứng nhu cầu tối
thiểu phục vụ cho ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học .
3.3.2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học
- Lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng CNTT cho giáo viên trực tiếp giảng dạy để
nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong soạn giảng và dạy học cho giáo viên.
- Xây dựng đội ngũ cốt cán, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học làm lực
lượng nòng cốt để làm mẫu từ khâu soạn bài giảng đến tiến trình thực hiện tiết
dạy trên lớp cho tất cả giáo viên học hỏi kinh nghiệm.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thao giảng ứng dụng CNTT
trong dạy học, thường xuyên tổ chức thao giảng cấp tổ và cấp trường về ứng
17
dụng CNTT trong dạy học để góp ý xây dựng cách soạn bài giảng và phương
pháp dạy học của giáo viên. Mỗi giáo viên phải có ít nhất 03 tiết dạy ứng dụng
CNTT trong dạy học và xem đây là một tiêu chí đánh giá giáo viên trong việc

thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề ứng dụng CNTT trong
dạy học để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc khai thác, sử dụng CNTT trong
dạy học.
- Đầu tư trang thiết bị CNTT, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt việc
ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Khuyến khích, động viên giáo viên mua laptop
cá nhân để sử dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Phát động phong trào thi đua ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua các
hội thi như thi GVDG, thi bài giảng E-Learning
- Chỉ đạo các cá nhân và tổ chuyên môn xây dựng nguồn học liệu mở, giáo án
điện tử, ngân hàng đề kiểm tra theo từng bộ môn.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát, khắc phục kịp thời tình trạng sử
dụng CNTT không đúng mục đích. Đồng thời ghi nhận và tôn vinh những giáo
viên có nhiều cố gắng, sự nỗ lực ứng dụng CNTT để tạo động lực phát triển ứng
dụng CNTT trong nhà trường.
3.4. TIỂU KẾT
Từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong
quản lý và dạy học, trong các năm học 2012 – 2013, 2013 – 2014 và năm học
2014 - 2015, việc ứng dụng CNTT trong nhà trường đã thực sự tăng cường và
từng bước được đẩy mạnh, bằng những việc làm thiết thực như:
- Triển khai, tổ chức thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong đội ngũ, tạo
sự đồng thuận và hưởng ứng mạnh mẽ việc ứng dụng CNTT trong quản lý và
dạy học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục.
18
- Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, nhà trường lập kế hoạch tổ chức thực
hiện có tính khả thi cao.
- Chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học kịp thời,
xuyên suốt từ Ban Giám hiệu đến từng giáo viên, nhân viên, với những nhiệm vụ
cụ thể, công việc rõ ràng và có tính pháp lý cao.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy
học nhờ đó mà các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường được duy trì
thường xuyên và ngày càng phát triển.
19
Chương 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi triển khai và tổ chức thực hiện đề tài “Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng giáo dục ở
trường Trung học cơ sở”, từ năm học 2012 – 2013 đến nay, việc ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý và dạy học đã đạt được một số kết quả sau:
4.1. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN
LÝ NHÀ TRƯỜNG
4.1.1. Thống kê số liệu kết quả ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường
Bảng 2: Kết quả ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường ở các năm học.
TT
Nội dung sử dụng CNTT
trong quản lý nhà trường
Năm học
2012 - 2013
Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số

lượng
Tỉ lệ
1 Tạo và sử dụng Email cá nhân. 12/26 46,2% 26/26 100% 30/30 100%
2
Sử dụng và khai thác Email
chung của nhà trường.
16/26 61,5% 26/26 100% 30/30 100%
3
Sử dụng phần mềm EMIS,
PMIS, VEMIS trong quản lý nhà
trường.
5/26 19,2% 15 57,7% 18/30 60%
4
Sử dụng phần mềm quản lý nhà
trường trực tuyến.
0 0% 26/26 100% 30/30 100%
5
Sử dụng phần mềm quản lý thư
viện.
0 0% 1/26 3,8% 2/30 6,67%
6
Sử dụng phần mềm quản lý thiết
bị.
0 0% 1/26 3,8% 2/30 6,67%
7
Sử dụng phần mềm chia thời
khóa biểu.
0 0% 2/26 7,6% 3/30 10%
4.1.2. Đánh giá chung về việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường
Từ số liệu thống kê trên, so sánh, đối chiếu với số liệu năm học 2011 - 2012

cho thấy số lượng CBQL, giáo viên, nhân viên biết sử dụng CNTT trong quản lý
nhà trường tăng theo hàng năm (năm học sau tăng so với năm học trước). Cụ thể:
20
- Năm học 2011 - 2012 chỉ có 19,2% CBQL, giáo viên, nhân viên biết sử
dụng Email để khai thác và ứng dụng CNTT, năm học 2012 - 2013 tăng lên
46,2%, năm học 2013 – 2014 và 2014 - 2015 có 100% CBQL, giáo viên, nhân
viên biết sử dụng thành thạo địa chỉ Email cá nhân. Các thông tin và kế hoạch
hoạt động của nhà trường đều được trao đổi, chia sẻ đến giáo viên qua địa chỉ
Email: và
- Ban giám hiệu nhà trường khai thác và sử dụng địa chỉ Email của trường
để tiếp nhận văn bản chỉ đạo từ cấp trên và
thực hiện chế độ báo cáo kịp thời lên các cấp quản lý giáo dục.
- Bộ phận văn phòng sử dụng thành thạo CNTT để quản lý văn bản đi và đến.
- Bộ phận thư viện biết sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý thư viện từ
năm học 2013 – 2014 đến nay.
- Bộ phận thiết bị đã ứng dụng phần mềm quản lý thiết bị trong nhà trường.
- Năm học 2011 - 2012 có 7,7% CBQL, giáo viên, nhân viên biết sử dụng các
phần mềm EMIS, PMIS, VEMIS, năm học 2012 - 2013 tăng lên 19,2%, năm học
2013 - 2014 có 57,7% và đến năm học 2014 – 2015 có 60% CBQL, giáo viên
biết sử dụng các phần mềm EMIS, PMIS, VEMIS trong quản lý nhà trường.
- Từ năm học 2011 - 2012 và năm học 2012 - 2013 nhà trường chưa ứng dụng
phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến. Trong năm học 2013 – 2014 và năm
học 2014 - 2015 nhà trường đã triển khai ứng dụng phần mềm quản lý nhà
trường trực tuyến vnedu.vn của mạng giáo dục Việt Nam, sau khi tập huấn
hướng dẫn sử dụng và cấp tài khoản đăng nhập, 100% CBQL, giáo viên, nhân
viên biết sử dụng thành thạo phần mềm này. Qua sử dụng phần mềm trực tuyến
vnedu.vn cho thấy hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà trường tăng rõ rệt. Công tác
quản lý học sinh, quản lý điểm có sự chuyển biến tích cực, công việc trích xuất
các biểu mẫu thống kê, bảng điểm kết quả giáo dục học sinh và thống kê EMIS,
VMIS rất thuận lợi, khắc phục được tình trạng sai sót trong việc báo cáo, thống

21
kê số liệu của đội ngũ; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của
giáo viên thể hiện tính công khai, minh bạch và khoa học hơn.
4.2. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY
HỌC
4.2.1. Thống kê số liệu kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học
Bảng 3: Kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên ở năm học.
TT
Nội dung sử dụng CNTT
trong dạy học
Năm học
2012 - 2013
Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
1 Tạo và sử dụng Email cá nhân. 12/20 60% 20/20 100% 24/24 100%
2
Khai thác các nguồn tư liệu, thư
viện điện tử trên mạng Internet
phục vụ cho dạy học.

16/20 80% 19/20 95% 24/24 100%
3
Sử dụng phần mềm PowerPoint
trong giảng dạy.
12/20 60% 19/20 95% 23/24 95,8%
4
Sử dụng phần mềm ImindMap vẽ
bản đồ tư duy trong dạy học.
12/20 60% 19/20 95% 23/24 95,8%
5
Sử dụng và kết hợp tốt các phần
mềm hỗ trợ như: phần mềm
Crococdile Physics; Crococdile
Chemistry; Flash, Photoshop,
PhotoStory…
7/20 35% 15/20 75% 23/24 95,8%
6
Sử dụng phần mềm Adobe
Pressenter soạn bài giảng E-
learning.
3/20 15% 8/20 40% 14/24 58,3%
4.2.2. Đánh giá chung về việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Từ số liệu thống kê trên, so sánh, đối chiếu với năm học 2011- 2012 cho thấy
số lượng giáo viên biết sử dụng CNTT trong dạy học tăng hàng năm. Cụ thể:
- Năm học 2011 - 2012 chỉ có 19,2% giáo viên biết biết khai thác và sử dụng
Email cá nhân, năm học 2012 - 2013 tăng lên 60%, đến năm học 2013 - 2014 và
2014-2015 có 100% giáo viên có địa chỉ Email, tài khoản cá nhân và biết sử
22
dụng thành thạo địa chỉ Email cá nhân để trao đổi thông tin, nộp các biểu mẫu,
tài liệu chuyên môn cá nhân về nhà trường qua Email.

- Năm hoc 2011 - 2012 có 34,6 % giáo viên biết khai thác các nguồn tư liệu,
thư viện điện tử trên Internet, năm học 2012 - 2013 tăng lên 80%, năm học 2013
- 2014 có 95%, năm học 2014 – 2015 có 95,8% giáo viên biết khai thác, sử dụng
thành thạo các nguồn tư liệu, thư viện điện tử, phục vụ cho ứng dụng CNTT
trong đổi mới PPDH.
- Số lượng giáo viên biết sử dụng phần mềm PowerPoint trong việc soạn giáo
án, bài giảng điện tử trong dạy học tăng lên rõ rệt. Từ năm học 2011 - 2012 chỉ
có 30% giáo viên biết sử dụng, đến năm học 2012 - 2013 tăng đến 60%, riêng
năm học 2013 - 2014 có 95%, năm học 2014 – 2015 có 95,8% giáo viên biết sử
dụng thành thạo phần mềm PowerPoint để soạn giáo án, bài giảng điện tử.
- Số lượng giáo viên biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy như: phần
mềm vẽ bản đồ tư duy ImindMap, phần mềm thí nghiệm ảo và các phần mềm
khác như: Flash, PhotoStory…số giáo viên biết sử dụng và kết hợp các phần
mềm này để soạn giáo án và tạo bài giảng điện tử tăng từ 0% (năm học 2011 –
2012) lên đến 58,3% (năm học 2014 – 2015), bình quân mỗi năm học là 19,43%.
4.2.3. Những kết quả đạt được của ứng dụng CNTT trong dạy học trong
năm học 2012 – 2013; 2013 – 2014 và 2014 - 2015
4.2.3.1. Kết quả ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy học
- Mỗi năm học các tổ chuyên môn tổ chức thao giảng ứng dụng CNTT trong
dạy học là 42 tiết. Các tiết thao giảng đều được góp ý, đánh giá tốt.
- Hàng năm nhà trường tổ chức thao giảng cấp trường về ứng dụng CNTT
trong đổi mới PPDH là 06 tiết. Các tiết thao giảng đều được góp ý, đánh giá tốt.
- Năm học 2014 – 2015 nhà trường tổ chức thao giảng kết hợp giữa ứng dụng
CNTT với nghiên cứu bài học được 6 tiết, thông qua góp ý nhận xét Tốt 05 tiết,
Khá 01 tiết.
23
- Theo kết quả quan sát, theo dõi hàng năm mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 10
tiết dạy bằng ứng dụng CNTT. Riêng năm học 2014 – 2015, mỗi giáo viên thực
hiện ít nhất 20 tiết ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi (GVDG) cấp trường tăng hàng

năm: Năm học 2012 – 2013 có 10 giáo viên; năm học 2013 – 2014 có 12 giáo
viên, năm học 2014 – 2015 có 09 giáo viên.
- Giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp huyện tăng hàng năm: Năm học 2012 –
2013 có 05 giáo viên; năm học 2014 – 2015 có 8 giáo viên.
- Giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh: Năm học 2014 – 2015 Sở Giáo dục
– Đào tạo Quảng Ngãi chưa tổ chức.
- Năm học 2012 - 2013, nhà trường cử 01 đội gồm 03 giáo viên tham gia hội
thi CNTT cấp huyện đạt 05 giải. Trong đó: 01 giải Nhất và 01 giải Nhì thi kỹ
năng soạn bài giảng E-learning; 03 giải Ba thi bài giảng E-learning; 01 giải Nhất
gian hàng và 01 giải Nhất toàn đoàn. Được Phòng GD&ĐT Ba Tơ giới thiệu
tham gia thi cấp tỉnh đạt 05 giải. Trong đó: 01 giải Nhì thi kỹ năng soạn bài
giảng E-learning; 04 giải Ba thi bài giảng E-learning.
4.2.3.1. Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục học sinh
Bảng 4: Chất lượng hai mặt giáo dục học sinh các năm học (Thời điểm thống
kê ngày 31/5 hàng năm)
Xếp loại cuối
năm học
Năm học
2011 - 2012
Năm học
2012 - 2013
Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng

Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Tổng số học sinh
cuối năm học
317 342 367
Chưa thống
kê cuối năm
Hạnh
kiểm
Tốt 217 68,45% 260 76,02% 275 74,93%
Khá 90 28,39% 72 21,05% 85 23,16%
Trung bình 08 2,52% 10 2,9% 7 1,91%
Yếu 02 0,6% 0 0% 0 0%
24
Học
lực
Giỏi 58 18,29% 53 15,5% 66 17,98%
Khá 95 30% 96 28,08% 106 28,89%
Trung bình 102 32,18% 145 42,4% 171 46,59%
Yếu 59 18,61% 48 14,04% 24 6,54%
Kém 03 0,95% 0 0% 0 0%
Từ bảng 4 cho thấy: So với chất lượng hai mặt giáo dục của năm học 2011 –
2012, khi triển khai và ứng dụng đề tài tại đơn vị ở các năm học 2012 – 2013 và
2013 – 2014 (Số liệu năm học 2014 – 2015 chưa có kết quả cuối năm học), chất
lượng hai mặt giáo dục học sinh tăng lên rõ rệt.

- Về Hạnh kiểm: Tỉ lệ học sinh được xếp loại Hạnh kiểm Tốt và Khá tăng
bình quân mỗi năm học là 1%; học sinh xếp loại Hạnh kiểm Yếu giảm còn 0%.
- Về Học lực: Tỉ lệ học sinh được xếp loại Học lực Giỏi và Khá tăng dần; học
sinh xếp loại Học lực Yếu giảm nhanh, bình quân mỗi năm học, tỉ lệ học sinh
Yếu giảm trên 4,5%. Riêng năm học 2013 – 2014 tỉ lệ học sinh Yếu giảm 7,5%.
Năm học 2012 – 2013 và 2013 – 2014 không có học sinh Kém.
4.2.3.3. Kết quả tham gia thi chọn học sinh giỏi các cấp và các hội thi khác.
Bảng 5: Thống kê kết quả thi chọn học sinh giỏi và các hội thi khác (Tính đến
thời điểm tháng 3/2015)
Nội dung thi
Cấp
dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
Năm học
2011-2012
Năm học
2012-2013
Năm học
2013-2014
Năm học
2014-2015
Thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Huyện 4 15 12 20
Tỉnh 2 3 1 Chưa thi
Thi chọn học sinh giỏi lớp 8 Huyện 5 12 17 Chưa thi
Thi chọn học sinh giải toán
bằng máy tính cầm tay
Huyện 6 5 5 5
Tỉnh 1 1 2
Thi TDTT và hội khỏe phù

đổng
Huyện 3 5 11 9
Tỉnh 1 02 Chưa thi
Thi Olympic tiếng anh trên
internet
Huyện 16
Tỉnh Chưa thi
25

×