Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

kh chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.83 KB, 7 trang )

TRƯỜNG MẦM NON PHƯƠNG ĐÔNG
LỚP MN 1-6

KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ
“XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
NĂM HỌC 2017 – 2018
Lớp: 5-6 tuổi

Tháng 8 năm 2017


TRƯỜNG MẦM NON PHƯƠNG ĐÔNG
LỚP MN 1-6
5-6 tuổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phương Đông, ngày 21 tháng 8 năm 2017

KẾ HOẠCH
Triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018
Thực hiện công văn số 448/KH-PGDĐT- GDMN của Phòng Giáo dục và Đào
tạo Uông Bí ngày 24/4/2017 v/v xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ vào kế hoạch ngày 15 tháng 8 năm 2017 của trường mầm non Phương
Đông "V/v “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm";
Căn cứ tình hình thực tế,
Lớp MG 5-6 tuổi lớp MN1-6 xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề


“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018 như sau:
I.Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm thỏa mãn nhu cầu vui
chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát
triển toàn diện.
Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiên, là điều kiện để
nhà trường phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã
hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ
huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự
phát triển của trẻ trong từng giai đoan, trong từng thời kì.
Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong
lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện cho sự phát triển thể chất của trẻ, thỏa mãn nhu
cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Xây dựng môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và
giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, trình bầy
nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ đó mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ
hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao
hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Xây dựng trường bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản
lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm phù hợp với điều kiện thực tiễn của lớp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, bảo đảm 100% trẻ em trong lớp đều được tạo cơ hội học tập
qua chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của
bản thân trẻ.


- Phấn đấu trường xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục mang tính “mở”,
kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham

gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng vào năm 2018; đạt vào
năm 2020.
- Phấn đấu 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hướng đến mục tiêu lấy
trẻ làm trung tâm; 100% giáo viên dạy đúng phương pháp, xử lý tốt mọi tình huống,
tập trung hướng đến từng trẻ để đảm bảo yêu cầu đề ra; 100% nhóm, lớp có môi
trường đạt loại khá, tốt.
- Tổ chức phong phú các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm.
- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường được nâng cao
nhận thức và năng lực về quản lý; tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện Chương
trình GDMN theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT) phù hợp điều
kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương từ 30% năm 2018 lên 100% năm 2020.
- Phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt trong chăm sóc, giáo dục trẻ có hoàn cảnh
khó khăn.
II. Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã
hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT.
2. Bồi dưỡng cho GV các nội dung trong Chương trình GDMN theo quan
điểm giáo dục LTLTT: tạo môi trường giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục; tổ chức
các hoạt động giáo dục; đánh giá sự phát triển của trẻ; sự phối hợp giữa nhà trường,
cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ và công tác chăm sóc giáo dục trẻ
có hoàn cảnh khó khăn.
3. Đầu tư xây dựng môi trường cơ sở vật chất, tạo môi trường xã hội trong và
ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục LTLTT.
4. Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ
theo quan điểm giáo dục LTLTT.
III. Giải pháp
1. Xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề “Xây

dựng trường mầm non LTLTT” bằng nhiều hình thức khác nhau: sử dụng các phương
tiện thông tin đại chúng, tài liệu, bảng biểu...Tạo điều kiện, khuyến khích để các bậc
cha mẹ, cộng đồng tham gia vào hoạt động xây dựng trường mầm non LTLTT.
2. Hằng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho GV về nội dung
chuyên đề. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các hoạt động: nâng cao kiến thức, kỹ
năng về xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục; xây dựng kế hoạch và hướng dẫn
thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm
giáo dục LTLTT; đánh giá sự phát triển của trẻ; sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ
và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ và công tác chăm sóc giáo dục trẻ có hoàn
cảnh khó khăn. Đa dạng về hình thức bồi dưỡng: tổ chức hội thảo, trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm.


3. Lựa chọn và đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường giáo dục; về
tổ chức hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục LTLTT; về phối
hợp với cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng trường mầm non
LTLTT.
4. Tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện chuyên đề
- Khảo sát thực trạng và xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với
điều kiện thực tế của trường lớp.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề theo giai đoạn và từng năm học.
- Tự đánh giá kết quả quá trình thực hiện chuyên đề.
IV. Kế hoạch thực hiện và thời gian thực hiện
- Tuyên truyền tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề tới cha mẹ và
cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. (Tháng 08/2017 – 05/2018).
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng
đồ chơi (Tháng 9/2017) để thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả.
- Triển khai, chỉ đạo giáo viên tạo môi trường giáo dục phong phú trong mỗi
lớp (Tháng 9/2017 - 5/2018).
- Triển khai, chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo kế

hoạch chuyên môn (Tháng 9/2017 - 5/2018).
- Học tập, dự Hội thi, các chuyên đề áp dụng tạo môi trường và phương pháp
giáo dục LTLTT do Phòng giáo dục tổ chức (Tháng 3-2018)
- Tham quan, học tập kinh nghiệm của một số địa phương thực hiện điểm áp
dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT trong trường mầm
non. (Tháng 04-08/2018).
IV. Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
(Có tiêu chí riêng kèm theo))
Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên đề “ xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm năm học 2017-2018” của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đề nghị nhận được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu trường MN
Phương Đông để chuyên đề thực hiện có hiệu quả
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
P.HIỆU TRƯỞNG

Bùi Phi Nga

…………………………….

TIÊU CHÍ


Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Căn cứ vào kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” năm học 2017-2018;
Căn cứ vào kế hoạch tổ chức thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm” Giai đoạn 2016 – 2020 và tiêu chí xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm ( kèm theo kế hoạch số 448/KH-PGDĐT- GDMN của Phòng
Giáo dục và Đào tạo Uông Bí ngày 24/4/2017 v/v xây dựng Kế hoạch triển khai thực
hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 20162020)

Căn cứ vào tình hình thực tế; lớp Mn 1-6 xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện
chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” như sau:
1. Môi trường giáo dục
1.1. Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao
tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung
quanh.
1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và những người khác
luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi
của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp
với điều kiện thực tế.
1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các
không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc
hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa
chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều
kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác
nhau, phát triển toàn diện.
1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ
hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục
Kế hoạch GD thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo
dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ,
cụ thể:
1.1. Thể hiện các mục tiêu cụ thể phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng
với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình
GDMN.


1.2. Thể hiện nội dung GD theo Chương trình GDMN và có thể điều chỉnh

linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa
phương, trường/lớp.
1.3. Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng đơn
lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kĩ
năng sống cho trẻ.
1.4. Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng
bộ đến sự phát triển của trẻ.
1.5. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động GD bằng vận động thân thể và các
giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
3. Tổ chức hoạt động giáo dục
3.1. Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực
hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.
3.2. Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến
khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có
hoàn cảnh khó khăn.
3.3. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho
trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của
từng cá nhân trẻ.
3.4. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
3.5. Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ.
Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
4.1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn
trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả GD trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi
của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
4.2. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên
cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục (KHGD), điều
chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng,
nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp
(Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).

4.3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức và tốc độ học tập và
phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm


5.1. Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ
về vị trí, vai trò của GD mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình,
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
5.2. Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa GV, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng
đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
5.3. Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp
nhằm nâng cao chất lượng CS-GD trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ
hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc
điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
5.4. Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc
thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
P. HIỆU TRƯỞNG

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Bùi Phi Nga

…………………………….



×