TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC – QUẢN LÝ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: GIÁO DỤC HÒA
NHẬP
XÂY DỰNG MỘT BẢN KẾ
HOẠCH GIÁO DỤC HÒA NHẬP
NGƯỜI KHIẾM KHUYẾT THEO
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
CÙNG THAM GIA
Năm học : 2017 – 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian học với cô, với những kiến thức lý luận đã
được cô truyền đạt, bản thân chúng tôi đã tiếp thu được những kiến
thức cơ bản về môn học giáo dục hòa nhập. Nhưng do còn ít kinh
nghiệm trong thực tiễn quản lý, nhận thức của bản thân còn hạn chế
nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô đã truyền đạt cho chúng tôi
nhiều kiến thức thật bổ ích có lợi cho bài tiểu luận này!
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................................4
2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC...........................................................................................................4
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................4
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:.........................................................................4
b. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia....................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...........................................................5
1. MỘT KHÁI NIỆM CƠ BẢN..................................................................................................5
2. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA MỘT BẢN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÒA
NHẬP....................................................................................................................................................5
3. XÂY DỰNG MỘT BẢN GIÁO DỤC HÒA NHẬP NGƯỜI KHIẾM KHUYẾT
THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÙNG THAM GIA...................................................7
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................15
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC........................................15
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết giáo dục là chiếc chìa khoá vàng tiến vào
tương lai, một nước nghèo cũng có thể phát triển được miễn là nó
đầu tư đầy đủ vào vốn con người. Mà đầu tư vào vốn con người tức là
đầu tư vào văn hoá, giáo dục. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển giáo
dục, chúng ta còn thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Có thể nói
vấn đề công bằng giáo dục được coi là trọng tâm và là nhiệm vụ
chính trị của ngành giáo dục. Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước ta
luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội, nhất là đối
với trẻ em bị khuyết tật về thể chất và tinh thần.
Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình
thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui
chơi như bao trẻ bình thường khác đó là việc làm mang tính nhân
đạo, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước Quốc tế, luật bảo vệ
-chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường học là việc làm
cần thiết và rất cần được quan tâm. Tuy vậy, Giáo dục hòa nhập cho
người khuyết tật không chỉ là trách nhiệm riêng của nhà trường, nhà
giáo dục mà cần phải chia sẻ cho gia đình và cộng đồng xã hội. Giáo
dục hòa nhập cho người khuyết tật theo phương pháp tiếp cận cùng
tham gia sẽ tạo ra môi trường giáo dục phát triển, hoàn thiện luôn
tạo điều kiện tốt nhất để các em phát huy khả năng của mình. Chính
vì thế, việc “Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập người
khuyết tật theo phương pháp tiếp cận cùng tham gia” là việc
làm rất cần thiết đối với các nhà giáo dục.
2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Đảm bảo cho trẻ khuyết tật hưởng những quyền giáo dục cơ
bản, quyền tự do không tách biệt, tham gia vào hoạt động xã hội và
có cơ hội cống hiến.
Phát triển toàn diện các mặt cho trẻ khuyết tật, bao gồm: Đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và khả năng lao động; phát triển kiến
4
thức, kĩ năng văn hóa xã hội, thái độ tích cực, tạo điều kiện hòa nhập
cộng đồng.
Trẻ khuyết tật có cơ hội hòa nhập vào môi trường giáo dục bình
thường, phát triển hài hòa và tối đa những khả năng còn lại để hình
thành, phát triển nhân cách.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài
liệu và thực tiễn giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
b. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
PHẦN NỘI DUNG
1. MỘT KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Giáo dục hòa nhập là: hỗ trợ cho mọi học sinh cơ hội bình
đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp
học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị
trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.
Kế hoạch là: Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách
hệ thống về những công việc sẽ làm trong một thời gian nhất định
với cách thức, trình tự thời gian tiến hành để đạt mục tiêu mong
muốn.
Người khuyết tật là: người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về
thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu
dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Kế hoạch quản lý giáo dục người khiếm khuyết là: một loại
kế hoạch trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
chung đồng thời đảm bảo cho quá trình giáo dục hòa nhập người
khuyết tật đạt hiệu quả mong muốn.
Phương pháp tiếp cận cùng tham gia là: giúp người khuyết
tật không bị cô lập mà được tham gia những sinh hoạt cộng đồng, có
thể sống hoà nhập, có khả năng độc lập tự chủ, cũng như nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ từ xã hội, bạn bè và gia đình.
5
2. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA MỘT BẢN KẾ HOẠCH GIÁO
DỤC HÒA NHẬP
Cấu trúc một bản kế hoạch quản lí giáo dục hòa nhập:
Phân tích tình hình: hiện trạng tình hình giáo dục trẻ khuyết
tật tại địa phương và nhà trường; đặc điểm tình hình nhà trường;
đánh giá những thành tựu, những tồn tại trong công tác giáo dục hòa
nhập, những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề cần giải quyết
trong giáo dục hòa nhập tại địa phương, nhà trường.
Các mục tiêu là trạng thái cần đạt trong giáo dục hòa
nhập: Đó là các mục tiêu về số lượng, về chất lượng giáo dục hòa
nhập.
Các giải pháp thực hiện: Đó chính là những phương tiện để
đạt mục tiêu, trong phần này cần làm rõ những hoạt động nào cần
thực hiện, thời gian bao lâu, cần huy động những ngành lực nào, kết
quả hoạt động ra sao.
Các chỉ số đánh giá: Đó là những cơ sở để kiểm soát quá trình
thực hiện kế hoạch và điều chỉnh khi cần thiết.
Nội dung một bản kế hoạch quản lí giáo dục hòa nhập:
a. Phân tích tình hình:
Xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Xem xét các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xác định các bên liên quan và vai trò của họ trong giáo dục hòa
nhập.
Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thánh thức của
nhà trường ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục toàn diện và giáo
dục hòa nhập.
Xác định các nhiệm vụ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cần
thực hiện của nhà trường.
b. Xác định mục tiêu:
6
Mục tiêu giáo dục hòa nhập người khuyết tật là trạng thái mong
muốn đạt được sau khi giải quyết các vấn đề còn tồn tại đã xác định
ở phần phân tích tình hình.
Khi xác định mục tiêu giáo dục hòa nhập người khuyết tật cần
chú ý nguyên tắc:
S: Specific – Đặc thù, chuyên biệt (Cụ thể).
M: Measurable – Đo đạc được.
A: Attainable – Khả thi, có thể đạt được.
R: Result – Oriented – Định hướng kết quả.
T: Time – Bound – Giới hạn thời gian.
c. Xây dựng các chương trình hành động:
Các câu hỏi cần đặt ra ở mục này là:
Những hoạt động nào cần thực hiện?
Trong các hoạt động cần thực hiện, hoạt động nào cần thực
hiện trước?
Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian nào là phù hợp
nhất?
Nếu có nhiều hoạt động thì hoạt động nào cần ưu tiên tiến
hành trước?
Những nguồn lực nào cần huy động?
Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện kế
hoạch, trong các hoạt động?
Trong mỗi chương trình hành động cần chỉ rõ:
Các hoạt động cần thực hiện.
Các chỉ số đánh giá kết quả (Định tính, định lượng).
Người phụ trách.
Thời gian tiến hành.
Các nguồn lực vật chất, tinh thần, kinh phí..
7
3. XÂY DỰNG MỘT BẢN GIÁO DỤC HÒA NHẬP NGƯỜI KHIẾM
KHUYẾT THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÙNG THAM GIA.
Đối tượng nhóm muốn xác định để xây dựng một bản kế hoạch
giáo dục hòa nhập là: học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 5.
Có được sự lựa chọn này cũng bởi vì xét cho thấy hiện nay: Số lượng
TKT trong độ tuổi tiểu học là 325.503 người và tỉ lệ TKT độ
tuổi tiểu học và tổng số TKT là 34,33%.
8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP TDM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Dương, ngày 10 tháng 11
năm 2017
KẾ HOẠCH
GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT
NAM
Căn cứ Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về giáo dục
hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật;
Căn cứ vào Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em năm 2004,
Điều 52.
Căn cứ vào điều lệ trường Tiểu học.
Căn cứ vào công văn số 7712/BGDĐT-GDTH về Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2009-20010 đối với giáo dục tiểu học, mục
7.3.
1)
MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Tháng 11 hàng năm là tháng có ý nghĩa sâu sắc đối với nhân
dân Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng: “ Kỷ niệm ngày
nhà giáo Việt Nam 20/11 và hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11/2017” là một trong những nội dung nhằm tăng
cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho học
sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường, thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản và
toàn diện Giáo dục và Đào tạo”.
9
Tăng cường giáo dục cho học sinh về truyền thống “Tôn sư trọng
đạo – Uống nước nhớ nguồn”. Giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền
bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Nâng cao lòng tự hào về truyền thống nghề dạy học, truyền
thống nhà trường.
Tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho trẻ khuyết tật, mối giao lưu
đoàn kết và không khí thi đua sôi nổi trong môi trường giáo dục hòa
nhập, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Giáo viên – Học
sinh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới, đẩy lùi các tệ nạn xã
hội, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2017 – 2018.
Bên cạnh đó, còn là cầu nối giữa các nhà trường với phụ huynh
học sinh, lòng hảo tâm của xã hội. Hỗ trợ trẻ khuyết tật về mặt vật
chất lẫn tinh thần, cùng cộng đồng chung tay xây dựng môi trường
học tập theo hướng tích cực, phát triển đạt mục tiêu giáo dục.
Giúp cho xã hội có cái nhìn thiện cảm, lòng thương yêu trẻ
khuyết tật nhằm giúp các em tự tin hơn, có cơ hội nhiều hơn trong
việc phát huy những thế mạnh của bản thân.
2) NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo vào hoạt động ngày
Nhà giáo Việt Nam trợ giúp người khuyết tật tại địa phương.
Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần huy động, hỗ trợ trẻ khuyết
tật, đặc biệt là học sinh lớp 5 tham gia vào hoạt động ngày Nhà giáo
Việt Nam.
Nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh
giúp con em mình hòa nhập với trẻ khuyết tật để giúp các em hòa
vào hoạt động và hòa vào cuộc sống xã hội.
Được học tập trong quá trình dài tại trường tiểu học, các em học
sinh lớp 5 đã được hòa nhập về mặt thể chất và tinh thần nên dễ
dàng tiếp cận, gần gũi để đưa các em cùng tham gia hoạt động hơn.
Khó khăn:
10
Phụ huynh học sinh chưa thật sự sẵn sàng để con em mình cùng
tham gia với các bạn cùng lứa khác, còn mang nặng tâm lý khi nghĩ
con em mình bị khuyết tật sẽ bị thiệt thòi trong sinh hoạt vui chơi đối
với các bạn cùng lớp, cùng khối.
Giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm, sự kiên trì trong
việc huy động trẻ khuyết tật cùng tham gia vào hoạt động.
Phần lớn trẻ khuyết tật cảm thấy thiếu tự tin khi tham gia cùng
các bạn, nên việc huy động các em cùng tham gia vào các hoạt động
nhân ngày Nhà giáo Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện cơ sở vật chất dành cho trẻ khuyết tật còn hạn chế.
3) NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Đối với nhà trường:
Trang bị cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật
được tham gia vào hoạt động hòa nhập nhân ngày Nhà giáo Việt
Nam với cộng đồng.
Xây dựng kế hoạch hoạt động ngày Nhà giáo Việt Nam, huy
động đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo đơn
vị lớp trong các hoạt động.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực
lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật kịp thời
trong khi các em tham gia vào hoạt động nhân ngày Nhà giáo Việt
Nam.
Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia vào hoạt động
nâng cao chuyên môn về giáo dục cho trẻ khuyết tật.
Đối với lớp hòa nhập:
Cần quan tâm, chia sẻ, động viên trẻ khuyết tật tham gia các
hoạt động của lớp, của nhà trường đề ra vào ngày Nhà giáo Việt
Nam.
Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà trẻ chưa thực hiện
được.
11
Đối với trẻ khuyết tật:
Được chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe.
Thực hiện nhiệm vụ các hoạt động theo chương trình và kế
hoạch của trường.
Tham gia các hoạt động trong nhà trường phù hợp với khả năng
của mình.
Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động.
Thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
Đối với giáo viên trực tiếp hướng dẫn trẻ khuyết tật:
Phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật; có
phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ khuyết tật; có năng lực về
chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch ngày Nhà
giáo Việt Nam theo yêu cầu và các quy định của trường;
Chủ động phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn trong việc lập kế
hoạch tổ chức hoạt động ngày Nhà giáo Việt Nam, đánh giá kết quả
hoạt động theo kế hoạch của nhà trường.
Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh
nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;
Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật trong việc hỗ
trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
4) CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Đối với Hiệu trưởng:
Xét duyệt các bản kế hoạch của người tổ chức.
Kiểm tra đánh giá hoạt động.
Đối với giáo viên:
Tham gia tích cực vào hoạt động ngày 20 – 11.
12
Kiểm tra các thiết bị có liên quan.
Tổ chức, huy động tập thể lớp tham gia vào hoạt động.
Lên kế hoạch cụ thể để tổ chức ngày lễ được diễn ra thuận lợi.
Tổng phụ trách Đội chuẩn bị các phần thưởng nhằm trao tặng
cho TKT khó khăn, vượt khó cùng các phần thưởng khác.
Đối với học sinh:
Ý thức tham gia nghiêm túc, vui vẻ, hòa đồng, giúp đỡ các bạn
khuyết tật.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, sản phẩm do các em sáng tạo
để phục vụ cho ngày lễ 20 – 11.
Đối với phụ huynh học sinh:
Ủng hộ, đồng hành và giúp đỡ trong mọi hoạt động con em mình
tham gia.
Phối hợp cùng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc
công tác chuẩn bị các hoạt động.
Đối với các Quỹ hỗ trợ:
Tích cực hỗ trợ về mặt kinh phí nhằm tạo điều kiện cho trẻ
khuyết tật được tham gia vào các hoạt động nhân ngày Nhà giáo
Việt Nam.
Phối hợp cùng nhà trường trong việc góp mặt tham gia các hoạt
động ủng hộ về mặt tinh thần cho tất cả học sinh.
5) TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:
Thời
gian
Nội dung
công việc
Yêu cầu,
chỉ tiêu
Biện pháp
Phân
công
Điều
chỉnh
, ghi
chú
13
Ngày
20/11/2
017
Buổi
sáng
(7h0010h00)
Tổ chức lễ Toàn thể
kỉ niệm 20 giáo viên
– 11
và học sinh
tham dự lễ
đầy đủ.
Nghiêm
chỉnh thực
hiện đúng
các tiến
trình.
Buổi
chiều
(14h0016h30)
Tổ chức
hoạt động
cắm hoa
và hội chợ
(Trong hội
chợ TKT
được bày
bán các
sản phẩm
do tự các
em thiết
kế).
Tổ chức
đêm văn
nghệ chào
mừng
ngày Nhà
giáo Việt
Nam.
Quyên góp
ủng hộ
TKT khó
khăn, trao
tặng phần
quà cho
TKT vượt
khó.
Công bố
Buổi tối
(19h0022h00)
Học sinh
tích cực
tham gia
lành mạnh
các hoạt
động.
Giáo viên
hỗ trợ các
em một
cách nhiệt
tình, thân
thiện.
Huy động
lực lượng
học sinh
tham dự
buổi văn
nghệ.
Chuẩn bị
phần quà
chu đáo.
Công bố
kết quả
chính xác.
PHHS cùng
tham gia
với con em
mình.
14
Giám sát
chặt chẽ
các hoạt
động. Theo
dõi thường
xuyên để
có biện
pháp kịp
thời.
Tổng
phụ
trách
Đội cùng
các
thành
viên có
trong tổ
chức,
GVCN,
toàn thể
học
sinh.
Giám sát và Tổng
theo dõi
phụ
các hoạt
trách
động của
Đội,
các em.
toàn thể
Tăng cường học
bảo vệ sự
sinh,
an toàn cho Ban
các em HS. giám
khảo.
Tăng cường
đội bảo vệ
an ninh.
GVCN theo
dõi quan
sát các em
HS để tránh
tình huống
xấu xảy ra.
Đáp ứng
kịp thời các
yêu cầu
của TKT khi
gặp khó
khăn.
Ban
Giám
hiệu nhà
trường,
Tổng
phụ
trách
Đội,
toàn thể
học
sinh,
ban
giám
khảo,
phụ
huynh
kết quả
các cuộc
thi của các
hoạt động
được tổ
chức cả
ngày.
Quỹ hỗ trợ
góp mặt
cùng tham
gia.
học
sinh.
6) ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Người lập kế hoạch
Người có thẩm quyền
(Kí tên)
(Kí tên)
15
PHẦN KẾT LUẬN
Giáo dục hoà nhập theo phương pháp tiếp cận cùng tham gia sẽ
tạo ra cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều
kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đây cũng là môi trường mà
mọi người trong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều
hơn, thấy rõ hơn những nhu cầu, tiềm năng của các em, những mặt
mạnh, khó khăn của các em, từ đó thấy cần phải làm gì để hỗ trợ các
em nhiều hơn. Càng có nhiều người hiểu các em, giúp đỡ các em,
chắc chắn các em có sự phát triển tốt hơn.
Đối với bản thân chúng ta là nhà quản lý trong tương lai:
Phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ ở
trường và gia đình, thường xuyên trao đổi về tình hình học
tập, sức khỏe hay đặc điểm tâm lý của trẻ.
Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ xã hội, Trung tâm hỗ trợ
phát triển và giáo dục hòa nhập đến gần hơn với các trẻ
khuyết tật, nhằm tạo cơ sở vật chất phù hợp hơn.
Luôn tạo điều kiện, để các cộng đồng xã hội đến gần hơn
với trẻ. Thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá sai lệch về trẻ.
Tâm lý trẻ khuyết tật là điều đáng được quan tâm. Cần có
chuyên viên tâm sinh lý dành cho trẻ, để trẻ luôn được bày
tỏ cảm xúc cá nhân, giúp trẻ hòa nhập đến gần hơn với
cuộc sống.
Thường xuyên tổ chức các lớp học tâm lý dành cho phụ
huynh trẻ, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, giáo dục ở
gia đình.
Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm dành cho các giáo
viên hỗ trợ việc dạy học cho trẻ.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ dễ dàng tham gia.
Thu hút cộng đồng và các ban ngành hữu quan cùng tham
gia vào công tác chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng
cho trẻ khuyết tật.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Quản lí giáo dục hòa nhập (Nhà xuất bản phụ nữ).
2. Kế hoạch dạy trẻ hòa nhập năm học 2016 – 2017 của trường
tiểu học Nguyễn Thái Bình.
3. />
%E1%BA%ADn
15