Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ THU HUYỀN

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TẢ CẢNH
CHO HỌC SINH LỚP 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ THU HUYỀN

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TẢ CẢNH
CHO HỌC SINH LỚP 5

Chuyên ngành: Giáo dục học bậc Tiểu học
Mã số: 8 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Kiều Anh

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN


Trƣớc hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS.
Phạm Kiều Anh ngƣời đã nhiệt tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em cũng xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học,
các cán bộ, nhân viên phòng Sau Đại học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2
đã có những chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Em cũng xin đƣợc cám ơn tới Ban Giám hiệu nhà trƣờng, cùng các
thầy cô giáo Trƣờng Tiểu học Yên Thƣờng đã tạo điều kiện giúp đỡ để em
hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, 30 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đề tài: “Rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” là kết
quả nghiên cứu riêng của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Phạm Kiều Anh. Các
căn cứ có trong luận văn là trung thực. Đề tài này chƣa đƣợc công bố trong
bất kì công trình khoa học nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, 30 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Huyền



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. í do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 6
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 7
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................. 9
1.1. Cơ sở í uận về văn miêu tả ....................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm văn miêu tả............................................................................. 9
1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả ..................................................................... 11
1.1.3. Đặc điểm của văn tả cảnh ..................................................................... 15
1.2. Cơ sở lí luận về việc tổ chức rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho học
sinh lớp 5 ......................................................................................................... 17
1.2.1. Kĩ năng và rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 ....... 17


1.2.2. Tâm lí học và giáo dục học của việc rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh
cho học sinh lớp 5 ........................................................................................... 19

1.2.3. Cơ sở ngôn ngữ học .............................................................................. 23
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh
lớp 5 ................................................................................................................. 25
1.3.1. Nội dung dạy văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học... 25
1.3.2. Thực trạng giảng dạy viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 ................... 26
1.3.3. Thực trạng học và viết văn tả cảnh của học sinh lớp 5 ........................ 27
1.3.3.2. Thực trạng viết văn tả cảnh của học sinh Tiểu học ........................... 29
1.3.3.3. Nhận xét chung về thực trạng viết văn tả cảnh của HS lớp 5............ 34
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN
TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5 .............................................................. 36
2.1. Mục đích của việc dạy học văn tả cảnh trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 5 .... 36
2.1.1. Văn tả cảnh được triển khai trong chương trình Tiếng Việt 5 ............. 36
2.1.2. Mục tiêu của việc dạy học văn tả cảnh ................................................. 37
2.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................ 38
2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ....................................................... 38
2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 40
2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả........................................................ 41
2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp ........................................................ 41
2.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức ......................................................... 43
2.3. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho HS lớp 5 ............. 44
2.3.1. Hướng dẫn cho học sinh nắm được đặc điểm của văn tả cảnh ............ 44
2.3.2. èn cho học sinh th i qu n ác đ nh yêu c u trọng t m đề ài tả cảnh ......... 45
2.3.3. Hình thành kĩ năng quan sát khi làm văn tả cảnh cho học sinh ........... 47
2.3.3.1. uan sát th o trình tự kh ng gian ..................................................... 49


2.3.3.2. uan sát th o trình tự thời gian......................................................... 50
2.3.3.3. Quan sát theo cách kết hợp các giác quan ........................................ 51
2.3.3.4. Quan sát theo cách kết hợp nhiều hình thức khác nhau .................... 52

2.3.4. èn kĩ năng sắp ếp

lập àn ........................................................... 55

2.3.5. Hướng dẫn cho học sinh kĩ năng lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phục
vụ cho việc miêu tả .......................................................................................... 57
2.3.6. Hướng dẫn học sinh luyện viết đoạn văn văn ản sau đ chuyển một
ph n àn thành đoạn văn

ài văn ............................................................... 63

2.3.7. Kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn tả cảnh của học sinh lớp 5 .......... 68
2.3.7.1. Mục tiêu đánh giá............................................................................... 68
2.3.7.2. Nội dung, thời điểm, mức độ yêu c u kiểm tra đánh giá .................. 69
2.3.7.3. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá ............................................................ 70
2.3.8. Một số biện pháp khác .......................................................................... 73
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 78
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 79
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 79
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 79
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 79
3.2.2. Đ a bàn thực nghiệm ............................................................................. 79
3.3. Quy trình thực nghiệm ............................................................................. 80
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 80
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 81
3.3.3. Mô tả thực nghiệm ................................................................................ 82
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 96
3.4.1. Đánh giá kết quả giờ dạy ...................................................................... 96
3.4.1.1. Đánh giá tiết dạy ở lớp thực nghiệm ................................................. 96
3.4.1.2. Đánh giá tiết dạy ở lớp đối chứng ..................................................... 96



3.4.2. Đánh giá kết quả các bài kiểm tra ........................................................ 97
3.5. Nhận xét chung ........................................................................................ 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

Giáo viên

GV

2

Học sinh

HS

3


Nhà xuất bản

NXB


DANH MỤC BẢNG BIẾU
Bảng 1: Một số lỗi học sinh mắc khi viết văn tả cảnh
Bảng 2: Danh sách lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Bảng 3: Kết quả bài kiểm tra khảo sát


1

MỞ ĐẦU
d c ọn đ t
1.1. Trong chƣơng trình giáo dục bậc Tiểu học, mỗi môn học có một
nhiệm vụ giáo dục cho học sinh (HS) một phƣơng diện cụ thể. Cũng giống
với các môn học khác, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những
kiến thức sơ giản về tiếng mẹ đẻ, về tự nhiên, xã hội và con ngƣời; hình thành
và phát triển ở ngƣời học các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao
tiếp hằng ngày, góp phần rèn luyện các thao tác tƣ duy. Tập àm văn à kết
tinh “sản phẩm” của nhiều phân môn tiếng Việt. Nó đòi hỏi ở ngƣời học khả
năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học trong nhà trƣờng và trong cuộc
sống. Từ đó thể hiện sự sáng tạo trong tạo lập văn bản và mang đậm dấu ấn cá
nhân. Một bài văn có thể àm thƣớc đo đánh giá năng ực văn học - tiếng Việt,
vốn sống, vốn hiểu biết, năng ực tƣ duy và kĩ năng tạo lập sản sinh văn bản
của HS. Chính vì vậy rèn kĩ năng viết văn cho HS cũng chính à mục đích của
việc dạy học phân môn Tập àm văn trong chƣơng trình Tiếng Việt bậc Tiểu
học. Hơn nữa, nó còn góp phần rèn cho các em kĩ năng quan sát, năng ực tƣ
duy, khả năng biểu đạt vấn đề, và cái chính là hình thành và bồi dƣỡng cho

các em một số kĩ năng thiết yếu phục vụ cho một hoạt động sáng tạo - hoạt
động viết văn.
Miêu tả là một trong hai kiểu văn bản chiếm một vị trí quan trọng của
phân môn Tập àm văn ở Tiểu học. Mục đích của việc dạy kiểu văn bản này ở
Tiểu học là giúp HS có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ,
thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối
tƣợng miêu tả; biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, những từ ngữ có giá trị
biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm. Một bài
văn hay à một bài vẽ ên trƣớc mắt ngƣời đọc một “bức tranh” với “bố cục”
rõ ràng “màu sắc” hài hòa vui tƣơi với những mảng chính à con ngƣời, cảnh


2

vật, đồ vật,... cụ thể, sống động nhƣ nó đang tồn tại trong thực tế cuộc sống.
Nhƣ vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ. Và
để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức tổng hợp
của các môn học. Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế
sẽ giúp các em có điều kiện và những hiểu biết phục vụ cho việc trình bày suy
nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động. Qua đó, bồi dƣỡng cho các
em tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao
tiếp. Nói một cách khác, muốn hình thành và phát triển năng ực tạo lập văn
bản miêu tả, một trong những nhiệm vụ thiết yếu chính là rèn cho HS những
kĩ năng cần thiết phục vụ cho hoạt động trình bày vấn đề cần khắc họa.
1.2. Ở lớp 4, văn miêu tả đƣợc dạy 30 tiết với ba kiểu bài cụ thể: Tả đồ
vật, tả cây cối, tả con vật. Chƣơng trình Tập àm văn ớp 5 tiếp tục dạy về văn
miêu tả với hai kiểu bài: Tả cảnh - 14 tiết; tả người - 12 tiết (học kì I). Trong
học kì II, HS đƣợc ôn tập về văn miêu tả với tổng số 17 tiết. Vậy có thể nói
văn miêu tả chiếm thời ƣợng chính trong chƣơng trình Tập àm văn của lớp 4
và lớp 5. Đối với HS lớp 5, các bài văn miêu tả có yêu cầu cao hơn: HS phải

biết quan sát, lập dàn ý, phát triển ý xây dựng đoạn văn, iên kết đoạn thành
bài, bộc lộ cảm xúc, sử dụng biện pháp tu từ. Đặc biệt ƣu ý trong diễn đạt,
hành văn à văn viết phải sinh động, “có hồn”. Ở giai đoạn này, các em đã
đƣợc học một cách tƣơng đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng một bài văn
miêu tả hoàn chỉnh. Đây chính à giai đoạn nền tảng để các em có thể học tốt
khi lên các lớp trên. Tuy nhiên, để có thể hình thành và bồi dƣỡng năng ực
viết văn miêu tả cho HS lớp 5, việc rèn luyện kĩ năng quan sát cần đƣợc chú
trọng. Đối với mỗi đối tƣợng miêu tả, HS cần có những cách thức quan sát
riêng biệt để tạo sự sinh động, chân thực và chính xác. Tả cảnh là một nội
dung thuộc kiểu bài văn miêu tả. Muốn tả cảnh đƣợc, HS cần phải biết quan
sát cảnh vật, có sự iên tƣởng và biết cách lựa chọn những chi tiết ấn tƣợng


3

àm điểm nhấn cho hoạt động miêu tả. Cũng vì thế, việc rèn luyện kĩ năng
quan sát cảnh vật khi miêu tả chính à điều không thể thiếu.
Qua thực tế giảng dạy khối ớp 5, chúng tôi nhận thấy Tập àm văn à
phân môn khó nhất: khó cả đối với ngƣời dạy và ngƣời học. Riêng với ngƣời
học, phân môn này đòi hỏi các em phải tổng hợp đƣợc kiến thức từ nhiều môn
học đặc biệt là ở các phân môn Tiếng Việt; HS phải thể hiện đƣợc sự rung
cảm cá nhân; phải biết thể hiện tiếng mẻ đẻ một cách trong sáng. Cũng vì thế,
việc biểu đạt nội dung miêu tả của các em còn nhiều hạn chế. Riêng với
những bài văn tả cảnh, nhiều HS chƣa biết chọn cảnh vật, chƣa thể hiện rõ
cách thức mình quan sát, lựa chọn những chi tiết, hình ảnh... Những điều đó
dẫn tới việc biểu đạt của các em chƣa thực sự đạt hiệu quả. Từ những í do
trên, chúng tôi chọn đề tài:


ế


h h h

h

5

nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp hình thành và rèn luyện cho HS lớp 5
những kĩ năng cần thiết khi các em tạo lập văn bản miêu tả, từ đó góp phần
nâng cao chất ƣợng dạy học môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe hình dung
những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con ngƣời, phong
cảnh... làm cho những cái đó nhƣ hiện ên trƣớc mắt ngƣời đọc, ngƣời nghe.
Là một kiểu văn bản đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống giao tiếp hàng
ngày, vì thế, cho đến nay cũng đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu về văn miêu tả. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu đã nghiên cứu
về vấn đề này nhƣ:
Trong cuốn Mộ ố

h

h ệm

ế



, nhà văn Tô Hoài đã


đƣa ra những kinh nghiệm và những sáng tạo của mình trong viết văn miêu tả
giúp chúng ta trả ời những câu hỏi thiết thực khi viết văn miêu tả: Quan sát


4

thế nào? Ghi chép thế nào? Chữ nghĩa để thể hiện sự ghi chép ra sao? Ông
viết sung sức, giàu có về số ƣợng và đặc sắc về chất ƣợng [8]. Cũng bởi
những câu hỏi trên, khi đánh giá tài năng văn chƣơng của Tô Hoài, có ý kiến
khẳng định: "Năng lực quan sát và miêu tả tinh tường sắc nhạy vốn hiểu
iết đời sống và phong tục các

n tộc khá phong phú lối văn giàu hình ảnh

và iến đổi nh p điệu nhanh hoạt những tìm tòi sáng tạo mới mẻ độc đáo về
từ ngữ về phương ngữ... c thể coi đ là những nét nổi ật trong sáng tác của
T Hoài g p vào văn u i hiện đại Việt Nam" (Từ điển Văn học, Bộ mới,
2004). Chỉ cần với Dế Mèn phiêu lưu k , Tô Hoài đã khẳng định khả năng
quan sát tinh tế, tài năng miêu tả của ông. Có ẽ cũng bởi vậy, thế giới trong
những tác phẩm của Tô Hoài có những nét độc đáo riêng, khiến cho thế giới
tuổi thơ bị ôi cuốn và thực sự hứng thú khi đến với các tác phẩm của ông.
Cùng bàn về nội dung này, nhóm tác giả Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Bùi
Hiển - Nguyễn Quang Sáng [20] đã viết: “Tình yêu thiên nhiên và loài vật
giúp ta say sưa quan sát chúng. Càng quan sát, càng phát hiện thêm những vẻ
đẹp mới lạ của chúng, ta lại càng thêm yêu chúng.” Nhƣ vậy rõ ràng là muốn
miêu tả hay, phải tập quan sát, phải có công quan sát. Công việc này, mỗi
ngƣời có thể làm một cách khác nhau. Có ngƣời chỉ lặng im quan sát rồi ghi
nhớ ở trong đầu. Có ngƣời ghi chép rất tỉ mỉ, công phu.... Đôi khi mới nhìn
thấy lần đầu một ngƣời nào đó, chúng ta đã có thể có những ghi nhận hay,
nhƣng thƣờng phải quan sát đi, quan sát ại, mới thấy ra những điều mới và

của riêng mình… Quan sát cho ta nhiều hiểu biết cụ thể, sâu sắc. Nhiều ngƣời
đã nhất trí cho rằng: mƣời nghe không bằng một thấy; mƣời thấy không bằng
một sờ. Chỉ khi quan sát ta mới biết dòng sông thƣờng vào lúc nào vui nhất?
Mùa nào hoa gạo, hoa xoan bắt đầu nở? Mùa nào thì đom đóm bay ra, mùa
nào thì sáo bay về? Sáo thì về với oài hoa nào?. Theo nhà thơ Phạm Hổ “một
quan sát tốt thường lúc nào cũng vừa tả cái bên ngoài vừa nói cái bên trong


5

và kèm th o đ là những cảm nghĩ của người viết. Cái mà người ta thường
nói là tâm hồn” hay “Tiêu chuẩn nghệ thuật đờ n

cũng g ống nhau - nói

ít mà gợ đƣợc nhi u là tiêu chuẩn cao nhất”. Trong văn miêu tả cũng vậy,
đừng tả dài dòng mà tìm hiểu và quan sát thật kĩ, nắm bắt cho đƣợc cái thần,
cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con ngƣời, của vật, hoa trái… mà ta tả, rồi
bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện ên trƣớc mắt ngƣời đọc.
Tác giả Chu Thị Phƣơng với bài Để dạy học sinh viết được ài văn hay Tạp chí giáo dục số 159 (2004)… Ở những tác phẩm này, ngoài việc nêu ra
những kinh nghiệm viết văn miêu tả, các tác giả còn đƣa ra một số trang văn
miêu tả đặc sắc của các nhà văn tiêu biểu để bạn đọc tham khảo.
Ở tác phẩm Văn miêu tả và kể chuyện (2002), tác giả Phạm Hổ quan
niệm rằng “miêu tả giỏi là khi chúng ta miêu tả được cả bên trong và bên
ngoài sự vật, sự việc hay chính là thế giới nội tâm của đối tượng.” Nghĩa à
đọc những gì chúng ta viết, ngƣời đọc không chỉ nhƣ thấy đƣợc những cái đó
hiện ra trƣớc mắt mình: màu sắc, hình ảnh, âm thanh mà còn cả tâm trạng,
cảm xúc: vui, buồn, yêu, ghét… của nó.
Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Hòa Bình trong cuốn Dạy văn cho học sinh
Tiểu học, Nxb Giáo dục, tái bản lần 2 năm 1999 cũng nêu những nét khái quát

về văn miêu tả nhƣ: Thế nào à văn miêu tả? Đặc điểm của văn miêu tả và văn
miêu tả trong trƣờng Tiểu học. Đồng thời tác giả Hoàng Hòa Bình cũng đƣa
ra phƣơng pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học và một số kinh nghiệm dạy học
sinh viết bài Tập àm văn cho tốt.
Ngoài ra, các tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) và tác giả Phạm Minh
Diệu với cuốn Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông (2003) đã phân tích
những nét khái quát về văn miêu tả, những yêu cầu và đặc điểm của văn miêu
tả. Các tác giả tập trung giới thiệu văn miêu tả trong nhà trƣờng phổ thông
theo yêu cầu và chƣơng trình sách giáo khoa mới. Từ đó chỉ ra phƣơng hƣớng


6

học và làm tốt văn miêu tả. Đồng thời, cuốn sách còn giới thiệu một số ý kiến
và một số trang văn miêu tả của các nhà văn, chủ yếu à các nhà văn viết cho
thiếu nhi và có nhiều tác phẩm đƣa vào nhà trƣờng.
Tác giả Nguyễn Quốc Siêu với cuốn Bồi ưỡng văn Tiểu học, Nxb Hà
Nội là cuốn sách hƣớng dẫn rèn kĩ năng viết bài theo các thể loại văn chƣơng
đƣợc học trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học.
Trong cuốn giáo trình Phương pháp ạy học Tiếng Việt ở Tiểu học,
Nxb Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1, ê Phƣơng Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê
Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí đƣa ra nhận xét về vai trò và sự cần thiết của việc dạy
văn miêu tả ở trƣờng phổ thông, từ đó trình bày một vài giải pháp để nâng cao
chất ƣợng dạy văn miêu tả. Giáo trình còn nêu lên một số vấn đề chung của
việc dạy học văn miêu tả và một số vấn đề cụ thể về dạy - học văn miêu tả ở
lớp 4,5.
Mặc dù có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, song có thể nhận
thấy vẫn chƣa có cuốn sách nào đề cập và đi sâu đến những biện pháp rèn
luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho HS lớp 5. Trong khi đó, đây ại chính là
một trong những biện pháp giáo dục cần thiết có thể rèn luyện cho HS khi tạo

lập bài văn tả cảnh. Cũng vì thế, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài này
nhằm tìm ra những cách thức phát triển năng ực tạo lập văn tả cảnh cho HS.
Mục đ c

n ệm vụ ng

3.1. Mụ đí h



n cứ



Đề xuất cách thức tổ chức và các biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn
miêu tả cho HS nhằm nâng cao chất ƣợng dạy học tạo lập kiểu văn bản miêu
tả ở trƣờng Tiểu học. Hơn nữa, thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn
hƣớng tới mục đích hình thành và bồi dƣỡng năng ực tạo lập văn bản tả cảnh
- một dạng bài miêu tả cho HS lớp 5.


7

3.2. Nh ệm ụ





- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học văn bản

miêu tả, văn tả cảnh, các kĩ năng cần thiết để thực hiện viết văn tả cảnh theo
chƣơng trình Tiếng Việt 5 bậc Tiểu học.
- Đề xuất các nguyên tắc, yêu cầu, biện pháp có thể sử dụng để rèn luyện
kĩ năng viết văn tả cảnh cho HS lớp 5.
- Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi của những đề xuất
đƣợc triển khai trong luận văn.
Đố tƣợng
4.1. Đố ượ



v ng



n cứ



Gắn với nội dung đề tài, chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu của
luận văn này bao gồm:
Trƣớc hết, luận văn tập trung nghiên cứu kiểu văn bản miêu tả, các dạng
miêu tả, văn tả cảnh ở các phƣơng diện nội dung, đặc trƣng, hệ thống kĩ năng
tạo lập kiểu văn bản này nhằm xác định những biện pháp phù hợp, có thể áp
dụng trong quá trình dạy học văn miêu tả ở Tiểu học.
Để có thể triển khai cách vận dụng các biện pháp này vào thực tế dạy
học ở Tiểu học, luận văn cũng xác định đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là
HS lớp 5 - đối tƣợng HS có sự phát triển nhất định ở bậc Tiểu học. Đây à đối
tƣợng cần quan tâm tìm hiểu để đánh giá đƣợc khả năng nhận thức của từng
em. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp rèn luyện phù hợp trong quá trình

dạy học viết văn miêu tả.
4.2. Phạm





Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tập trung nghiên cứu
việc rèn uyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho HS lớp 5.


8

5 P ƣơng

á ng

n cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận: Đƣợc sử dụng khi thu thập
nguồn tƣ iệu nghiên cứu cũng nhƣ những bài viết liên quan.
5.2. Phương pháp quan sát: Quan sát, dự giờ và rút ra các nhận xét trong giờ
học Tập àm văn của HS.
5.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu vở Tập àm văn, bài
kiểm tra Tập àm văn của chủ thể học tập.
5.4. Phương pháp thống kê: Xử lý các số liệu thu thập dƣợc trong quá trình
khảo sát, thực nghiệm để đƣa ra đƣợc những kết quả chính xác, khách quan.
5.5. Phương pháp ph n tích: Phân tích các lỗi sai học sinh thƣờng mắc để rút

ra các biện pháp khắc phục.
5.6. Phương pháp thực nghiệm: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đánh giá,
điều chỉnh hoàn thiện và khẳng định tính khả dụng của việc ứng dụng các
biện pháp rèn luyện và những đề xuất của chƣơng 2 vào thực tế dạy học văn
tả cảnh cho HS Tiểu học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung luận văn còn bao gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
Chƣơng 2: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh cho học
sinh lớp 5.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.


9

CHƢƠNG . CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Cơ ở

ận v văn

1.1.1. Khái niệm

tả



Hằng ngày, chúng ta thƣờng gặp các từ “miêu tả”, “mô tả”…, và nhiều
khi gọi chung à “tả”. Chẳng hạn ta nói: miêu tả cánh đồng, miêu tả khu vƣờn,
miêu tả dòng sông,… Tất cả những hành động “miêu tả”, “mô tả” hay “tả” ấy
đều có chung một mục đích à àm cho đối tƣợng (con ngƣời, dòng sông, cánh

đồng…) nhƣ hiện ra trƣớc mắt ngƣời nghe, ngƣời đọc. Nhƣng đó mới chỉ là
miêu tả bề ngoài. Còn có sự miêu tả bên trong nữa, nghĩa à miêu tả tâm trạng
vui buồn, yêu ghét của con ngƣời, con vật và cây cỏ. Nói một cách khác, nhờ
có miêu tả, con ngƣời mới có thể “tiếp xúc” đƣợc với vô vàn các sự vật, hiện
tƣợng trong thế giời mà không nhất thiết chúng phải trực tiếp xuất hiện. Miêu
tả cũng giúp ngƣời ta ghi nhớ, “chốt” ại những kết quả đã từng quan sát
đƣợc, nghiên cứu và chinh phục đƣợc các sự vật, hiện tƣợng,…; từ đó, mới có
khả năng tích ũy những kinh nghiệm, những tri thức về thế giới xung quanh.
Nhƣ vậy, miêu tả là một trong những phƣơng thức biểu đạt quan trọng trong
đời sống để phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin của con ngƣời khi khắc họa lại
những hình ảnh cụ thể về một con ngƣời, một sự vật hoặc một đối tƣợng nào
đó trong cuộc sống hàng ngày. Mục đích của việc khắc họa đó chính à giúp
cho những ngƣời cùng tham gia giao tiếp có thể hình dung đƣợc những đặc
trƣng cơ bản nhất của đối tƣợng đó. Cũng vì thế, nhắc tới miêu tả, ngƣời ta
nghĩ tới một cách thức giao tiếp trong cuộc sống thƣờng nhật của con ngƣời.
Cho nên khi nghiên cứu và dạy học tạo lập văn bản ở trƣờng phổ thông (trung
học cơ sở và trung học phổ thông), miêu tả đƣợc xác định là một trong những
phƣơng thức biểu đạt quan trọng.
Theo từ điển Tiếng Việt, miêu tả à “Dùng lời văn hoặc nét vẽ mà biểu
hiện cảnh vật hoặc nhân vật” [33. Tr 175]. Còn theo sách giáo khoa Tiếng


10

Việt lớp 4: “Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh,
con người, của vật giúp người đọc người nghe có thể hình ung được các đối
tượng ấy” [28, Tr 140]. Nhƣ vậy, nói một cách khái quát thì văn miêu tả là
kiểu văn bản dùng ngôn ngữ để tả sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời,… một cách
sinh động, cụ thể nhƣ nó vốn có. Đây à oại văn giàu cảm xúc, giàu trí tƣởng
tƣợng, sáng tạo của ngƣời viết. Chẳng vậy mà một cơn mƣa bình thƣờng

dƣờng nhƣ chẳng có gì đẹp, nổi bật mà qua cách miêu tả đầy tinh tế, ngộ
nghĩnh của nhà thơ Trần Đăng Khoa mưa hiện lên thật g n gũi sống động
như đánh thức sự sống của vạn vật: “Sắp mưa Sắp mưa Những con mối bay
ra/ Mối trẻ bay cao/ Mối già bay thấp/ Gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp/ Ông trời
mặc áo giáp đ n ra trận …”. Văn miêu tả là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện
tƣợng, con ngƣời bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Nhờ có văn
miêu tả, con ngƣời có thể lạc vào thế giới của những cảm xúc, những âm
thanh, tiếng động, hƣơng vị của những cánh đồng, khu rừng, àng quê,… thấy
rõ tƣ tƣởng, tình cảm của mỗi con ngƣời, mỗi sự vật. Đó à sự kết tinh của các
nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà ngƣời viết thu ƣợm đƣợc khi
quan sát cuộc sống. Bất kì một sự vật, hiện tƣợng nào trong cuộc sống cũng
có thể trở thành đối tƣợng của văn miêu tả nhƣng không phải bất kì một sự
việc nào cũng trở thành văn miêu tả. Miêu tả không phải là việc sao chép,
chụp lại một cách máy móc mà là sự thể hiện tinh tế của tác giả trong việc sử
dụng ngôn từ, trong cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối
tƣợng miêu tả giúp ngƣời đọc thấy rõ đƣợc những nét đặc trƣng, những đặc
điểm, tính chất,… Một bài văn miêu tả hay là khiến cho ngƣời nghe, ngƣời
đọc nhƣ cảm thấy mình đang đứng trƣớc sự vật, hiện tƣợng đó và cảm thấy
nhƣ đƣợc nghe, sờ những gì mà tác giả nói đến. Khi miêu tả mà bộc lộ thái độ
lạnh lùng, khách quan, chỉ nhằm mục đích thông báo đơn thuần thì đó không
phải là miêu tả mà là giới thiệu về đối tƣợng đó một cách khoa học. Cũng vì


11

thế, bàn về kiểu văn bản này, nhà văn Phạm Hổ viết: “Miêu tả giỏi là khi đọc
những gì chúng ta viết người đọc như nhìn thấy một cái gì đ hiện ra trước
mắt mình: một con người, một con vật, một tiếng nói, một dòng sông,… Người
đọc còn có thể nghe cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy. Thậm chí còn
ngửi thấy được mùi mồ hôi, mùi sữa mùi hương hoa hay mùi rêu mùi ẩm

mốc …”.
1.1.2. Đặ đ ểm của



Trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp ạy văn miêu tả”, nhà nghiên
cứu Nguyễn Trí đã nêu rõ những đặc điểm cũng nhƣ yêu cầu hƣớng dẫn HS
học tập kiểu văn bản này bao gồm: văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ,
chứa đựng tình cảm của ngƣời viết; văn miêu tả mang tính sinh động, tạo hình;
ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh; hƣớng dẫn cho HS nhận thức về
cuộc sống và thể hiện nhận thức ấy bằng ngôn từ. Nhƣ vậy khi nghiên cứu văn
bản miêu tả, ngƣời ta thƣờng nhắc tới những đặc trƣng cơ bản sau:
Trƣớc hết, nói tới văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, chứa
đựng tình cảm của ngƣời viết. Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện
các chân tƣớng của sự vật, giúp ngƣời nghe, ngƣời đọc hình dung đƣợc các
đối tƣợng ấy. Vì thế, văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, giúp ngƣời
đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét
tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của ngƣời viết.
Mọi sự vật hiện tƣợng đều có thể trở thành đối tƣợng của văn miêu tả. Trong
văn miêu tả, sự vật và hiện tƣợng không đƣợc tái hiện theo kiểu sao chép một
cách máy móc, khô cứng mà là kết quả của sự nhận xét, tƣởng tƣợng, đánh
giá hết sức phong phú. Nó thể hiện cái nhìn, cái quan sát, cách cảm nhận mới
mẻ của ngƣời viết với đối tƣợng miêu tả. Cái mới, cái riêng bắt đầu có thể chỉ
là ở những quan sát và kết quả của sự quan sát, sau đó tiến lên thể hiện cái
mới, cái riêng trong tƣ tƣởng, tình cảm đối với đối tƣợng miêu tả. Cùng một


12

đối tƣợng quan sát nhƣng giữa hai ngƣời sẽ có cái nhìn, cách cảm nhận, ý

nghĩ, cảm xúc khác nhau. Nếu nhƣ qua ngòi bút miêu tả của nhà thơ Trần
Đăng Khoa hay Phạm Hổ mọi vật hiện lên với tất cả vẻ đẹp, sự ngộ nghĩnh,
gần gũi với trẻ thơ “Trăng tròn như mắt cá/ Chẳng bao giờ chớp mi.” (Trăng
ơi từ đâu đến - Trần Đăng Khoa) hay “Con mẹ đẹp sao/ Những hòn tơ nhỏ/
Chạy như lăn tròn Trên sân trên cỏ.” (Đàn gà mới nở - Phạm Hổ) thì trong
văn miêu tả của nhà văn Nam Cao mọi vật hiện lên với một vẻ đẹp vô cùng
giản dị, có khi lại “trần trụi” nhƣng ại vô cùng gần gũi nhƣ vẻ đẹp trong tâm
hồn của nhân vật Thị Nở với bát cháo hành ấm tình ngƣời trong tác phẩm Chí
Phèo hay một xã hội “thối nát” với những hủ tục và bất công trong Tắt đèn
của Ngô Tất Tố. Vì vậy mà văn miêu tả bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá
nhân, cảm xúc chủ quan của ngƣời viết. Đây chính à điểm khác biệt giữa
miêu tả trong văn học và miêu tả trong khoa học - thƣờng mang tính chính
xác cao, nhƣng ại thiếu cảm xúc, thiếu tâm hồn. Dù đối tƣợng của bài văn
miêu tả à gì đi chăng nữa thì bao giờ ngƣời viết cũng đánh giá chúng theo
một quan điểm thẩm mỹ, cũng gửi gắm vào trong đó những suy nghĩ, tình
cảm hay ý kiến nhận xét, đánh giá, bình uận của bản thân mình. Chính vì vậy
mà trong từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang đậm dấu ấn chủ quan của
ngƣời viết.
Cùng đặc trƣng về tính thẩm mĩ, văn miêu tả mang tính sinh động, tạo
hình. Tính sinh động, tạo hình của văn miêu tả thể hiện ở con ngƣời, phong
cảnh, sự vật, đồ vật,… đƣợc miêu tả hiện lên qua từng câu văn, đoạn văn nhƣ
trong cuộc sống khiến ngƣời đọc, ngƣời nghe nhƣ đƣợc ngắm nhìn, đƣợc sờ,
đƣợc nghe, đƣợc ngửi thấy những gì mà tác giả đang cảm nhận. Nhà văn Mai
Văn Tạo bằng ngôn ngữ miêu tả của mình ông đã giới thiệu cho đọc giả loài
quả đặc trƣng của miền Nam với hƣơng vị nồng nàn khó quên, chỉ cần nghe
đã muốn thƣởng thức nó “S u riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với


13


hương ưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn”.
Muốn bài văn miêu tả đƣợc sinh động thì ngƣời viết phải tạo nên đƣợc những
câu văn, những đoạn văn, bài văn sống động, gây ấn tƣợng. Điều quan trọng
để có thể àm đƣợc điều đó, trƣớc hết ngƣời viết phải có sự quan sát tỉ mỉ, ghi
nhớ đƣợc những điều mình đã quan sát đƣợc kết hợp với khả năng sử dụng
ngôn từ một cách khéo léo, các biện pháp tu từ. Nhà thơ Đoàn Văn Cừ bằng
con mắt tinh tế và ngôn ngữ phong phú của mình ông đã viết lên trƣớc mắt
ngƣời đọc một bức tranh chợ Tết trên bản nhỏ thật đẹp và nhộn nhịp “Dải
mây trắng đỏ d n trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà
gianh ….Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon/ Vài cụ già chống gậy ước lom
khom ….. Hai người thôn gánh lợn chạy đi đ u/ Con bò vàng ngộ nghĩnh
đuổi th o sau Sương trắng rỏ đ u cành như giọt sữa/ Tia nắng tía nhảy hoài
trong ruộng lúa ” (Chợ Tết).
Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh. Đặc trƣng này
xuất phát từ chính bản chất và mục đích thực hiện của kiểu văn bản này. Và
có thể nói đây chính à đặc điểm nổi bật của văn miêu tả. Nó làm nên sự khác
biệt giữa kiểu văn này với các kiểu văn bản khác (nhƣ văn bản tự sự, văn bản
trữ tình hay văn nghị luận...). Chẳng hạn, khi miêu tả hình ảnh đàn ngan mới
nở, ngay từ câu mở đầu, Tô Hoài đã giới thiệu sự bé nhỏ của những chú ngan
mới nở “những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một
tí”. Bằng sự so sánh độc đáo, nhà văn xem hình dáng của chúng với sự vật đã
sinh ra chúng - cái trứng. Từ hình dáng ấy, Tô Hoài đã quay ống kính của nhà
văn quan sát kĩ các bộ phận cụ thể. Sự quan sát đầu tiên chính là “ ộ áo” của
đàn ngan, bộ áo ấy đƣợc Tô Hoài miêu tả khá đẹp mắt “chúng c

ộ lông

vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới
guồng”. Nhìn vào bộ lông của đàn ngan con, ta cảm nhận một sắc màu tƣơi
mới, sáng sủa và thật bắt mắt. Màu vàng ấy gợi nên một ấn tƣợng lớn đối với



14

độc giả: đó à sự đáng yêu, trong sáng, non nớt của những chú ngan. Để làm
rõ hơn màu vàng óng đó, Tô Hoài ại ví chúng giống nhƣ màu “của những
con tơ nõn mới guồng”. Sự so sánh này đã tạo ra một hình ảnh ấn tƣợng thật
bất ngờ, thật đẹp, thật trữ tình. Có lẽ, ông à ngƣời duy nhất so sánh bộ lông
của đàn ngan mới nở với những con tơ nõn mới guồng.
Có thể nói, ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết
bao giờ ngƣời viết cũng bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận xét, đánh
giá hay bình luận của ngƣời viết đối với đối tƣợng miêu tả. Tình cảm đó có
thể là sự yêu mến, yêu quý, thán phục hay sự gắn bó với đối tƣợng đƣợc miêu
tả. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thƣờng đƣợc sử
dụng từ ngữ gợi hình nhƣ: tính từ, động từ, từ láy hay các biện pháp tu từ nhƣ:
so sánh, nhân hóa,… Điều đó có thể nhận thấy rất rõ trong những trang văn
của Tô Hoài. Một trong những đặc điểm về nghệ thuật miêu tả và cách sử
dụng ngôn ngữ của Tô Hoài chính là việc ông sử dụng thành công và rất sáng
tạo hai biện pháp tu từ là so sánh và nhân hoá, cách lựa chọn các từ áy đặc
sắc nhƣ “ngẩn tò t ”, “liên liến”, “chùn chùn”… các từ láy ấy đã thực sự phát
huy tác dụng cho việc miêu tả thành công ngoại hình nhân vật, phong cảnh để
tạo ra phông nền để những câu chuyện đƣợc diễn ra thật sinh động, chân thực
và cũng rất hấp dẫn. Nhƣ vậy việc sử dụng các biện pháp tu từ, các từ gợi
hình, tƣợng thanh trong quá trình khắc họa đối tƣợng đã tạo cho ngôn ngữ
trong văn miêu tả có sự uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả tốt cảm xúc của
ngƣời viết. Hơn thế nó có tác dụng khắc họa đƣợc bức tranh miêu tả sinh
động nhƣ cuộc sống thực. Hai yếu tố giàu cảm xúc và giàu hình ảnh gắn bó
khăng khít với nhau àm nên đặc điểm riêng biệt và làm cho những trang văn
miêu tả trở nên có hồn, cuốn hút ngƣời đọc, gây ấn tƣợng mạnh mẽ và tác
động sâu sắc vào vị trí tƣởng tƣợng cũng nhƣ của ngƣời đọc.



15

Miêu tả thƣờng có các loại: tả ngƣời, tả con vật, tả phong cảnh, tả hình
ảnh. Để miêu tả đƣợc, ngƣời ta cần phải có những kĩ năng thực tế nhƣ: quan sát,
iên tƣởng, tƣởng tƣợng, phải viết kết hợp với một số các phƣơng thức biểu đạt
nhƣ ập luận, kể, biểu cảm... Gắn với nội dung đề tài, luận văn tìm hiểu về đặc
trƣng của văn tả cảnh ở phần dƣới đây.
1.1.3. Đặ đ ểm của

c nh

Tả cảnh là một thể loại của văn miêu tả. Cũng giống với đặc trƣng của
kiểu văn bản này, tả cảnh cũng có những đặc trƣng về tính thẩm mĩ, tính sinh
động, chân thực, ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc đòi hỏi ngƣời viết phải biết
quan sát, iên tƣởng, tƣởng tƣợng và để bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn
hơn ngƣời viết phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân
hóa… để làm sinh động ngƣời tả. Tuy nhiên, đối với loại văn bản này, có thể
khẳng định đối tƣợng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung
quanh các em. Đó có thể là một cánh đồng, một dòng sông, một đêm trăng
hay là những danh lam thắng cảnh của đất nƣớc… Mỗi cảnh đều nằm trong
một không gian và thời gian, nó làm nền cho cảnh vật đƣợc miêu tả. Khi tả
cần nêu đƣợc khung cảnh chung này và đặc biệt tập trung tả nét tiêu biểu của
cảnh. Khi tả có thể lồng với tả ngƣời, tả vật… để cho bài văn thêm sinh động
và làm cho ngƣời đọc thấy đƣợc cảm xúc trƣớc những cảnh đó. Cần làm cho
cảnh vật ấm tình ngƣời.
Trong nhiều tác phẩm văn học, ngƣời nghệ sĩ đã sử dụng kiểu văn tả
cảnh nhằm mục đích khắc họa lại một cách chi tiết về thiên nhiên, phong tục
tập quán, có những chi tiết nói về đời sống văn hóa, xã hội, sinh hoạt của con

ngƣời trong thực tế đời sống. Có thể kể tới một cây bút hiện thực phê phán
nổi tiếng là Nam Cao. Trong nhiều tác phẩm của ông, hình ảnh thiên nhiên,
cảnh vật đƣợc khắc họa rất chân thực, sinh động. Chẳng hạn, ở tác phẩm Chí
Phèo, nhà văn không chỉ kể về cuộc đời của Chí Phèo, miêu tả sự thay đổi mà


×