Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cách đặt câu hỏi trong giờ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.2 KB, 4 trang )

Học sinh thường nhận thấy hỏi và trả lời là một hoạt động thú vị và sôi nổi, đặc
biệt là khi trả lời đúng, các em sẽ tự tin hơn rất nhiều và có cảm giác thành công
Đặt câu hỏi là phương pháp rất quan trọng. Nếu không sử dụng phương pháp này,
không thể làm cho học sinh thực sự hiểu bài và trang bị cho các em các kỹ năng tư
duy cấp cao. Phương pháp này dạy cho học sinh cách suy nghĩ, tự lực và giúp các
em học có chất lượng cao và có thể vận dụng được. Nó cho phép học sinh thực
hành các khái niệm và quy tắc các em được học đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho
chính chúng ta – người giáo viên – kiểm tra và sửa lỗi ngay tại chỗ. Phương pháp
này cũng cung cấp cho giáo viên thông tin phản hồi để biết được học sinh có hiểu
bài hay không.
Học sinh thường nhận thấy hỏi và trả lời là một hoạt động thú vị và sôi nổi, đặc
biệt là khi trả lời đúng, các em sẽ tự tin hơn rất nhiều và có cảm giác thành công.
Ngay cả khi những học sinh không được gọi trả lời cũng thấy tự tin hơn nếu các
em cũng nghĩ được câu trả lời đúng. Cảm giác tự tin, thành công này, cùng với
những lời khen ngợi và tán thưởng của giáo viên sẽ cổ vũ các em rất nhiều. Tuy
nhiên, ban đầu thì phương pháp hỏi còn là một kỹ thuật xa lạ với hầu hết chúng ta,
sau ít thời gian thực hành, ta sẽ thấy hoàn toàn tự nhiên.
Hầu hết các giáo viên có kinh nghiệm đều sử dụng rất nhiều kỹ thuật đặt câu hỏi
khi giảng trên lớp và tại nhóm, cũng như khi giảng bài cho từng cá nhân học sinh.
Tất nhiên câu hỏi được sử dụng dưới cả hình thức nói lẫn viết; trong bài này chúng
tôi muốn tập trung phân tích vào các câu hỏi dạng nói của giáo viên. Nhiều chuyên
gia giáo dục, kể cả các giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và có kinh nghiệm đều xem kỹ
thuật đặt câu hỏi là một trong những công cụ đắc lực của người giáo viên.
Một câu hỏi mà rất nhiều nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên đang trực
tiếp giảng dạy quan tâm đó là: Chúng ta sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi như thế nào?
Câu trả lời rất đơn giản: Kỹ thuật đặt câu hỏi tốt là phải khuyến khích tất cả học
sinh trong lớp suy nghĩ, cần tránh bầu không khí căng thẳng và cần cho học sinh cơ
hội nhận được những phản hồi tích cực chứng tỏ các em hiểu bài.
Sau khi đặt câu hỏi, dừng lại đôi chút; hầu hết học sinh cần phải động não suy nghĩ
câu trả lời. Khi mà các em có đủ thời gian suy nghĩ, hãy yêu cầu một em nêu câu
trả lời. Nếu bạn chỉ định một học sinh trả lời trước khi đặt câu hỏi, các em khác sẽ


không tích cực suy nghĩ. Qua kinh nghiệm của nhiều nhà giáo cho thấy: “hãy dừng


lại”, bạn dừng lại càng lâu, học sinh càng phải suy nghĩ nhiều và đương nhiên câu
trả lời của các em sẽ dài hơn.
Khuyến khích các em trả lời bằng cách hỏi bắt đầu từ những câu đơn giản, đặc biệt
đây là nhóm học sinh mới hay những em có khả năng tiếp thu không tốt. Hãy tỏ ra
hài lòng với câu trả lời của các em và luôn luôn khen ngợi những câu trả lời đúng.
Nếu học sinh trả lời mà lại nói rất khẽ, hãy nhắc lại câu trả lời đó cho cả lớp biết.
Vậy bạn sẽ xử trí như thế nào với các câu trả lời không đúng? Không nên chê bai
câu trả lời không đúng đó mà thay vào đó, hãy cố gắng giải thích lý do có thể dẫn
đến câu trả lời đúng. Nếu câu trả lời bị sai, ta nên nêu ra lý do tại sao lại sai (mà
không vứt bỏ câu trả lời này), sau đó đặt câu hỏi khác để đưa học sinh trở lại đúng
hướng. Rất nên sử dụng những câu trả lời sai để uốn nắn những chỗ học sinh hiểu
sai – đây là một lý luận rất cơ bản đối với phương pháp dạy học theo quan điểm
kiến tạo – sẽ được trình bày trong những số sau.
Kinh nghiệm cho thấy cần phải luyện nhiều mới có được kỹ năng đặt câu hỏi ở
mức này. Nhưng trước sau gì thì ta cũng sẽ đạt được và bạn sẽ thích thú phương
pháp chất vấn. Kỹ thuật dẫn dắt học sinh qua các bước lập luận có thể được sử
dụng nếu học sinh không hoàn toàn trả lời được câu hỏi. Sau đây là phản ứng của
một giáo viên dạy lái xe đối với lỗi mà học sinh mắc phải – điều mà chúng tôi đã
gặp trong thực tế và phải suy nghĩ. Bạn hãy nghiên cứu kỹ cách xử lý của người
giáo viên ấy. Nếu được bạn hãy lấy giấy che phần hội thoại dưới đây và chỉ để lộ
từng dòng một, đồng thời bạn hãy suy nghĩ những câu hỏi mà giáo viên có thể hỏi
trước khi so nó với câu hỏi mà người giáo viên này đã hỏi.
- Giáo viên: Vừa rồi hình như em nháy xi nhan quá sớm đấy. Giả dụ nếu muốn rẽ
phải, em phải nháy xi nhan từ lúc nào?
- Học viên: (không trả lời).
- Giáo viên: Em có thể nháy đèn xi nhan phải thật sớm không?
- Học viên: Em không rõ… em nghĩ có thể được.

- Giáo viên: Điều gì sẽ xẩy ra nếu em nháy xi nhan cả hàng km trước khi đến chỗ
rẽ ở chỗ đông người như trung tâm thành phố chẳng hạn?
- Học viên: Các xe khác sẽ tưởng là em đang rẽ phải, trước khi em thực sự rẽ.


- Giáo viên: Đúng rồi, vậy em sẽ bắt đầu nháy xi nhan khi nào nếu quanh đó có
nhiều chỗ rẽ?
- Học viên: Sau khi vừa qua chỗ rẽ cuối cùng?
- Giáo viên: Đúng. Rất tốt!
Qua mẩu hội thoại này ta thấy, người học viên sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giáo viên
cười hay có lời khen – điều rất cần trong giáo dục.
Khi đặt câu hỏi cho cả lớp, hãy cố gắng phân phối câu hỏi càng rộng càng tốt:
- Một em ở bàn cuối trả lời câu hỏi này nào?
- Hùng nào, em cho thày (cô) và các bạn biết ý kiến của mình?
- Thày (cô) muốn một bạn chưa phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi này.
Một kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng nhóm những em học sinh ở trong khu vực
“tầm nhìn” của giáo viên dễ cảm thấy bị lôi cuốn vào bài giảng hơn và vì thế hay
trả lời hơn.
Thực tiễn cho thấy giáo viên rất dể bỏ qua những học sinh ít lời ngồi cuối lớp. Cố
gắng chú ý đến các em này. Thông thường qua ngôn ngữ cử chỉ và ánh mắt mà bạn
có thể gọi các em học sinh ít nói trả lời. Ví dụ hai học sinh ngồi bên trái của bạn
chưa tham gia trả lời bao giờ, nếu bạn tiến lại gần và đảo mắt nhìn hai học sinh này
sau khi đặt câu hỏi, rất có thể một trong hai em này cũng sẽ có câu trả lời.
Đừng ngại dành quá nhiều thời gian cho học sinh suy nghĩ câu trả lời; thời gian này
không phải thời gian “chết”. Hãy tươi cười trong khi đợi các em trả lời, nếu bạn lo
rằng là bạn đang tạo ra quá nhiều áp lực đối với các em. Câu hỏi cần phải ngắn gọn
và đơn giản – và chỉ hỏi từng câu một. Tránh những câu hỏi mơ hồ có thể dẫn đến
nhiều câu trả lời đúng. Sau đây là một ví dụ: một giáo viên tiến hành thí nghiệm
biểu diễn về hiện tượng cảm ứng điện từ đã đặt câu hỏi “Các em nhìn thấy gì?”.
Câu hỏi này quá mơ hồ đến mức chẳng học sinh nào đủ tự tin để trả lời.

Nếu câu hỏi dẫn đến hội thoại giữa bạn và một học sinh, hãy sử dụng ánh mắt và
ngôn ngữ cử chỉ của bạn để liên lạc với các học sinh khác trong lớp; đưa ra lời
nhận xét của bạn cho cả lớp cùng nghe, và nhắc lại câu trả lời để cả lớp cùng nghe
nếu em đó nói quá khẽ.


Nếu học sinh lưỡng lự khi trả lời, đảm bảo làm sao cho câu hỏi của bạn thật đơn
giản và để cho học sinh có đủ thời gian để trả lời, sau đó khen ngợi hay cảm ơn câu
trả lời của học sinh.
Cuối cùng, dưới đây là những tổng kết, đúc rút của rất nhiều giáo viên có kinh
nghiệm về danh mục các kỹ năng đặt câu hỏi:
1/ Bạn đặt câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được?
2/ Bạn có để cho học sinh có đủ thời gian để trả lời?
3/ Bạn có sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu,…) để khuyến khích
học sinh trả lời?
4/ Bạn có khen ngợi hay ghi nhận (cho điểm) câu trả lời đúng của học sinh?
5/ Bạn có làm cho học sinh mắc cỡ với câu trả lời của mình?
6/ Nếu không có ai trả lời, bạn có thể đặt một câu hỏi khác đơn giản hơn nhằm gợi
mở cách trả lời cho câu hỏi ban đầu?
7/ Câu hỏi của bạn ngắn gọn và rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu?
8/ Bạn có tránh được việc chuyên sử dụng câu hỏi ghi nhớ?
9/ Bạn có thể phân phối câu hỏi đều khắp lớp?



×