Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

YẾU tố kì ảo TRONG TRUYỀN kì mạn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.9 KB, 30 trang )

1. Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng và đời sống tâm linh
1.1. Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng lãng mạn
Con người cần đến tưởng tượng để thăng hoa và lạc quan hơn trong cuộc sống. Để
thoát ra khỏi hiện thực cuộc sống chật chội tù túng, các nhà văn đã dùng nhiều
phương thức để thoát ly. Có một con đường giúp người ta thỏa mãn mong muốn ấy
đó chính là thoát ly vào thế giới kỳ ảo. Bước vào thế giới kỳ ảo, chính là cách để
nhà văn thỏa mãn được những khát khao giải phóng cá tính và giải phóng tự do cá
nhân của con người. Bước vào thế giới kỳ ảo còn là nơi để nhà văn cân bằng đời
sống tinh thần. Ở Truyền kỳ mạn lục, sự tự do không bị ràng buộc về ranh giới của
không gian, thời gian phần nào thể hiện nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần mà thực tại nhỏ hẹp không thực hiện được. Đó còn là khát vọng giao hòa
tuyệt đối giữa cá nhân với vũ trụ, là ước vọng xóa bỏ những đường ranh của thế
giới khái niệm luôn ràng buộc con người, thường gây đau khổ nhiều hơn tạo ra
hạnh phúc. Trong đó có sự nới rộng không gian sinh hoạt sang một cảnh giới khác
là thế giới phi hiện thực. Trong thế giới phi hiện thực, những tình huống của cuộc
sống con người có thể xảy ra ở bất kỳ đâu: âm phủ, cõi trần, cõi yêu ma, cõi quỷ
thần, cõi tiên…. Dù là không gian phi hiện thực nhưng sự kết nối vẫn rất dễ dàng
vì không có sự ràng buộc về thời gian. Nhân vật có thể đi từ không gian thực sang
không gian ngoài thế tục. Từ Thức trong Từ Thức gặp tiên là sự chuyển tiếp từ
không gian thực đến không gian ngoài thế tục của cảnh tiên, hay Chuyện Người
con gái Nam Xương, Truyện đối tụng ở Long Cung là sự mở rộng không gian sang
một thế giới khác, chốn long cung. Nhiều khi nhân vật cũng lạc bước xuống thế
giới của cỏi âm như Tử Văn trong Truyện chức Phán sự đền Tản Viên, viên quan
họ Hoàng trong Truyện yêu quái ở Xương Giang bị hồn ma kiện dưới âm phủ nên
bị bắt xuống để xét xử, Lý Thúc Khoán trong Truyện Lý tướng quân được một
người bạn là Phán quan đưa xuống âm phủ xem cảnh xét xử cha mình…
Thời gian trong Truyền kỳ mạn lục cũng được nới rộng một cách đặc biệt. Sự gặp
gỡ giữa các nhân vật nhiều khi không có sự ràng buộc của thời gian. Trình Trung
Ngộ gặp và yêu Nhị Khanh, một hồn ma đã chết cách đó nửa năm. Chàng thư sinh
Hà Nhân yêu hai cô gái vốn là tinh hoa của một vọng tộc suy tàn cách đó hai mươi
năm.




Mặt khác, mối quan hệ tình yêu, hôn nhân giữa các chàng trai và các hồn ma trong
tác phẩm diễn ra một cách thoải mái, dễ dàng và đơn giản với sự hiện diện của yếu
tố tính dục. Đó có thể là khát vọng giao hòa tuyệt đối giữa cá thể với vũ trụ được
thể hiện qua ngôn ngữ tình yêu và ngôn ngữ tình dục. Bởi tình yêu trong truyện
Truyền kỳ là kiểu tình yêu vô điều kiện giống như những khoảnh khắc hòa nhập
ngắn ngủi nhưng tuyệt đối giữa con người với cái vô cùng vô tận của vũ trụ.
Trong thế giới khác thường, kỳ lạ ấy những câu chuyện về tình đời, tình người
được tác giả gởi gắm một cách tài tình thông qua những biến cố, sự kiện của tác
phẩm. Đó chính là sức hấp dẫn của truyện mà hiệu quả nghệ thuật của nó được tạo
ra từ chính khả năng tưởng tượng độc đáo của nhà văn.
Yếu tố kỳ ảo có tác dụng như một chất kích thích giúp nhà văn phát huy cao độ trí
tưởng tượng của mình trong sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời, nó còn giúp nhà văn
thoát ly ra khỏi cuộc sống hiện thực để tìm vào chốn mộng ảo, cõi liêu trai.
1.2. Thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh
Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần. Ở đó con người có niềm tin
vào cái thiêng. Và ở đó con người sống chủ yếu với phần tâm linh trong mình và
được thư giãn tinh thần, được cởi bỏ phiền muộn âu lo, cầu những điều tốt đẹp cho
mình và cho mọi người. Chính vì thế, sự có mặt của yếu tố kỳ ảo trong văn học
không chỉ thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của nhà văn mà còn thỏa mãn nhu cầu về
đời sống tâm linh của con người. Đời sống tâm linh của người qua những biểu
hiện: niềm tin vào thế giới ma quỷ (tác giả đã xây dựng môtip những nhân vật là
đồ vật biến thành người như cô hầu của Nhị Khanh vốn là một pho tượng ôm hồ
cầm bên cạnh linh cửu của Nhị Khanh. Hai mỹ nhân Liễu Nhu Nương và Đào
Hồng Nương trong Kỳ ngộ ở trai Tây vốn là tinh hoa hóa thành. Bởi, điều đó xuất
phát từ tín ngưỡng theo quan niệm dân gian của người phương Đông với thuyết
vạn vật hữu linh, sùng bái tự nhiên. Tất cả vạn vật, cỏ cây đều có linh hồn khi để
lâu đều có thể trở thành yêu khí. Mặt khác, trong trí tưởng tượng của người xưa
những loài vật sống lâu năm tu luyện biến thành yêu tinh, yêu quái có phép lạ và

hay hại người. Từ những tín ngưỡng ấy đã hóa thân thành các nhân vật trong
Truyền kỳ mạn lục. Đó là những nhân vật do loài vật sống lâu năm tu luyện hóa
thành người như tú tài họ Viên và xử sĩ họ Hồ trong Bữa tiệc đêm ở Hà Giang),
thần thánh, phong tục thờ cúng …


Con người phương Đông luôn tin rằng hiện hữu bên cạnh thế giới hằng thường là
thế giới của các thế lực siêu nhiên: ma quỷ, thần linh... Qua thời gian, với sự biến
chuyển của lịch sử, xã hội niềm tin ấy có sự thay đổi dần nhưng nó vẫn duy trì cho
đến ngày hôm nay. Thậm chí, ở những dân tộc đã đạt đến một xã hội hiện đại, sự
xác tín về thế giới bên kia vẫn được bảo lưu dưới nhiều hình thức. Nói về thế giới
bên kia bao gồm cả thiên đình, âm phủ, tiên giới. Đây là kết quả của sự tích hợp
nhiều tôn giáo đặc biệt là Phật giáo và đạo giáo.
Điềm báo cũng là một loại tín ngưỡng có thực và khá phổ biến trong đời sống tâm
linh của người. Điềm báo giúp con người biết trước sự dỡ – hay, may – rủi… sắp
và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đó không phải là sự chiêm đoán mà còn là sự chiêm
nghiệm từ thực tế. Tìm vào kho tàng văn học cổ, chúng ta sẽ nhận thấy có rất nhiều
những tác phẩm in đậm dấu ấn của loại tín ngưỡng này.
Yếu tố kỳ ảo đóng một vai trò quan trọng trong việc hiển hiện đời sống tâm linh,
tín ngưỡng của con người. Đó là niềm tin mãnh liệt, thiêng liêng của con người vào
phép nhiệm màu, huyền bí của đất trời, của thánh thần, của cuộc đời. Niềm tin ấy
giúp con người tin tưởng lạc quan và hướng thiện hơn trong cuộc sống.
2. Phản ánh hiện thực
2.1. Hiện thực đời sống tâm linh
Có thể nói văn xuôi trung đại đã là một bộ phận quan trọng tạo nên giá trị và sắc
màu riêng cho cả thời đại văn học. Trải qua các chặng đường phát triển, bộ phận
văn học này đã dần thoát ra khỏi ảnh hưởng của lối văn chép sử, hay sưu tầm, ghi
chép truyện dân gian để trở thành những tác phẩm văn học thể hiện sức sáng tạo
dồi dào, mang hiệu quả thẩm mĩ cao. Với nhiều biểu hiện văn hoá tâm linh đặc sắc,
văn xuôi trung đại nói chung và truyện ngắn trung đại nói riêng không chỉ là bộ

phận văn học có giá trị to lớn về mặt văn hoá tín ngưỡng mà còn có giá trị cao về
mặt nghệ thuật trong việc thể hiện sâu sắc tư tưởng và phản ánh đời sống hiện thực
muôn màu, trong đó nổi bật hơn cả là hiện thực đời sống tâm linh với các yếu tố kì
ảo.
Đi sâu vào khai thác chiếm lĩnh đời sống tâm linh cùng những trạng thái tâm lí tinh
thần đầy bí ẩn của con người là điều mà văn học mọi thời có xu hướng quan tâm.
Riêng đối với truyện ngắn trung đại Việt Nam, đó trước hết như một giá trị tự thân


bởi chính những yếu tố kì ảo được khảo sát, phân tích là biểu hiện của đời sống
tâm linh, của hiện thực tâm linh: một đời sống tâm linh có hạt nhân cơ bản là niềm
tin thiêng liêng, một hiện thực tâm linh được tạo nên bởi thế giới quan duy tâm
siêu hình.
Ngày nay chúng ta cho rằng không có thần linh, nên cầu cúng, thuật số…là mê tín,
là phản khoa học. Nhưng đối với người xưa, cuộc sống không thể thiếu thần linh,
Trời đất với quyền năng vô hạn chi phối con người trần thế. Đó là tư duy, là quan
niệm, là cách cảm nhận thế giới của họ. Vì vậy mà như đã phân tích cụ thể, thần
linh luôn ngự trị trong đời sống con người qua nhiều hình thức khác nhau (thờ
cúng, giấc chiêm bao, phép thuật…). Và cũng với niềm tin thiêng liêng thành kính
của mình, con người đã nhận được lẽ “cảm ứng” tương hợp nhiệm màu từ thế giới
ấy.
Thần linh trong tín ngưỡng của người Việt dù là anh hùng dân tộc hay là linh khí
của non sông hay vừa là anh hùng dân tộc vừa là linh khí non sông thì đều được
nhân dân sùng bái, ngưỡng mộ và thờ cúng. Họ không chỉ linh ứng phù trợ cho
nhân dân mỗi khi cầu mưa, đảo tạnh hay cầu cúng van vái bất cứ điều gì, mà còn
tham gia đắc lực vào các công việc triều chính giúp các nhà vua.
Từ những motip thụ thai thần kì, phong thuỷ giải thích sự ra đời của các nhân vật
danh nhân, đấng bậc đến các motip phán số, gieo quẻ (Nghiệp oan của Đào thị),
hồn ma báo mộng (Cây gạo)…liên quan đến sự hiển vinh, con đường quan hoạn
của các nho sinh; từ motip điềm báo số mệnh, thần ma báo mộng liên quan đến vận

hạn, mệnh số con người đến sự linh ứng từ tướng số phép thuật theo qui luật nhân
quả (sư cụ Pháp Vân đã giúp nhà Nhược Chân tiêu diệt hai yêu quái trong Nghiệp
oan của Đào thị )v.v…tất cả đều phản ánh một cách chân thực sinh động hiện thực
đời sống tâm linh con người.
Quan niệm nhân quả, báo ứng nhãn tiền cũng là một quan niệm thực tế chi phối
đời sống các tầng lớp nhân dân. Thông qua các yếu tố có tính thần kì, quan niệm ấy
thể hiện sâu sắc hơn, linh diệu hơn. Để lí giải cho những vấn đề của cuộc sống thực
tại trong lúc trật tự đảo điên, cương thường đổ nát ở các thế kỉ XVII-XIX, các tác
phẩm trong Truyền kì mạn lục đều mượn đến những quan niệm họa phúc của nhà
Phật bên cạnh những thuyết pháp của Đạo giáo để chuyển tải nhiều tư tưởng tín
ngưỡng dân gian một cách “lí luận”, “hệ thống” hơn. Thế giới trong cảm quan của


người xưa quả có sự ân đền oán trả phân minh, thiên đường dành cho người tốt còn
địa ngục dành cho kẻ xấu. Kẻ ác độc xấu xa nếu không bị trừng phạt lúc sống thì sẽ
bị hành hạ đày đoạ lúc chết. Bởi thế giới ấy có “đèn trời” soi tỏ.
Nếu có thể gọi các thế lực siêu hình trong quan niệm tâm linh của người đương
thời một cách chung nhất là thần linh thì cũng có thể vắn tắt hiện thực đời sống tâm
linh với tư tưởng thần linh chủ nghĩa. Dưới hình thức của cái kì ảo, các hiện tượng
tâm linh chính là hiện thân sức mạnh thần linh trong đời sống tín ngưỡng con
người. Những yếu tố ấy, ở phương diện tích cực nhất phản ánh đời sống dân tộc
với phong tục tập quán, niềm tin thiêng liêng và mang lại cho tác phẩm hiệu quả
nghệ thuật đặc sắc: phản ánh và sáng tạo một hiện thực mới- hiện thực của niềm
tin, hiện thực tâm linh.
2.2. Hiện thực đời sống xã hội
Bên cạnh thể hiện đời sống tâm linh với những điều kì lạ siêu nhiên và những quan
niệm sâu xa về thế giới bên kia, các yếu tố kì ảo trong Truyền kì mạn lục còn có
tác dụng to lớn trong phản ánh hiện thực đời sống xã hội đương thời với những vấn
đề cơ bản nhất. Không bao hàm toàn bộ cái kì của truyện truyền kì, cái quái của
truyện thần quái, song về cơ bản các yếu tố tâm linh trên đều hiện diện với tính

chất kì lạ. Nó chẳng phải là cái gì xa lạ mà là chính hiện thực đời sống- hiện thực
được “lạ hoá”, “ảo hoá” mà thôi. Những yếu tố này không chỉ tồn tại dưới dạng tư
duy, nếp cảm, nếp nghĩ của người đương thời, trong ý thức của mình các tác giả
còn sử dụng chúng như một thủ pháp nghệ thuật - hạt nhân tự sự quan trọng trong
kết cấu tác phẩm nhằm phản ánh cái thực của xã hội. Hai yếu tố kì ảo và thực, do
đó mà có mối liên hệ chặt chẽ. Cái kì ảo làm cho cái thực trở nên lạ hơn và làm cho
chính nó trở nên thực hơn.
Ở những chặng đường phát triển khác nhau của nền văn xuôi trung đại, hiện thực
đời sống xã hội được phản ánh có nhiều nét khác nhau. Với bút pháp vừa hài hoà
vừa uyên bác, giàu tính phóng tác, hư cấu, Truyền kì mạn lục và nhiều tác phẩm
thế kỉ XVIII-XIX đã tái hiện khá bản chất hiện thực xã hội đương thời, đặc biệt
thân phận con người trong buổi chiến tranh li loạn. Người dân còn luôn bị bọn lưu
manh quấy nhiễu, cướp bóc, “nạn trộm cắp vặt”, “nạn đàn bà con gái bị trêu ghẹo
ngày càng hoành hành”. Đó là chân tướng của hai pho tượng hộ pháp trong ngôi
chùa hoang biến thành người bắt trộm cá, kéo ngã mía của dân ăn (Đông Triều phế


tự lục)…. Rõ ràng, ngoài hiện thực xấu xa của xã hội và sự đê tiện của một lớp
người thì nhiều truyện kể trong dòng giải thiêng thần Phật còn làm lộ rõ mặt tiêu
cực của Phật giáo thời kì này. Trong cái xã hội ô trọc đương thời, Phật điện cũng là
nơi ẩn nấp của bọn vô lại chuyên nghề trộm cắp, nhà chùa cũng là nơi hành lạc,
chứa chấp những kẻ gian dâm du đãng. Thầy chùa phần nhiều là những kẻ không
theo được lối sống chân tu khổ hạnh nên cũng sa đà vào những cuộc tình duyên say
đắm đầy lạc thú (Đào thị nghiệp oan kí). Ngòi bút miêu tả tài tình của Nguyễn Dữ
đã làm cho hiện thực trở nên sống động hơn, hư hư thực thực- cái thực nhờ cái hư
ảo. Bằng bút pháp của truyền kì, tác giả đã cho thấy nguyên nhân thúc đẩy sự suy
đồi của xã hội phong kiến chính là đồng tiền, quyền lực và những quan niệm nhân
sinh có tính chất thị dân. Đặt nhân vật vào các thế giới ảo, thân phận con người
trước những thế lực đen tối được phản ánh rõ nét hơn, giá trị phê phán của tác
phẩm càng sâu sắc hơn. Thần Thuồng luồng (Long đình đối tụng lục) lợi dụng

quyền lực của loài thuỷquái mà bắt phu nhân quan Thái thú. Đồng tiền và thói ham
sắc dục cũng khiến cho nhiều người phải trả giá: Trình Trung Ngộ si mê ân ái với
hồn ma Nhị Khanh mà bỏ mạng (Mộc miên thụ truyện), gã phú thương họ Phạm bị
giảm thọ 10 năm vì ham mê nữ sắc mà bệnh tình điêu đứng (Xương Giang yêu
quái lục). Phê phán quyền lực, đồng tiền và cũng qua những cuộc “kì duyên” đó,
tác giả Truyền kì mạn lục thẳng thắn phê phán lối sống đồi bại của những nho sĩ
truỵ lạc, lái buôn hãnh tiến, đặc biệt những nho sinh đam mê sắc dục mà bê tha học
hành. Quan niệm sống hưởng lạc “Nghĩ đời người ta chẳng khác gì giấc chiêm bao.
Chẳng bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui kẻo một sớm mai
chết đi sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân cũng
không thể được nữa” (Mộc miên thụ truyện) thật xa lạ quan niệm lành mạnh về
cuộc sống và tình yêu của nhân dân. Tác giả lên án và cũng là đấu tranh giữ gìn
phẩm giá con người.
Ngoài ra, phê phán lối sống phóng dục bằng việc phủ màu sắc li kì ma quái lên
những cuộc tình phóng túng còn là vấn đề thuộc thi pháp của văn học trung đại.
Cái ảo ở đây đóng vai trò như là một biện pháp đối phó với sự cấm kị của tư tưởng
diệt dục, quả dục đương thời. Trong không gian văn hoá của Nho và Phật, để có thể
nói ra cái bản năng tình dục của con người thì những vỏ bọc của sự ma quái là cần
thiết. Nó có ý nghĩa là bức bình phong che chắn búa rìu dư luận. Hẳn người đọc
cũng nhận ra mục đích kể chuyện về sức mạnh của yếu tố bản năng vốn được xem
có ma lực quyến rũ và đáng sợ như ma mãnh mà các tác giả, tiêu biểu là Nguyễn


Dữ chuyển tải qua motip sắc dục này.Ta có thể thấy điều này ở tác phầm Nghiệp
oan của Đào thị. Nương náu nơi nhà chùa nhưng Đào thị (tức Hàn Than) vẫn lén
lút tư thong, ân ái với Vô Kỷ. Hay trong truyện Yêu quái ở Xương Giang ta cũng
bắt gặp sự phê phán lối sống phóng dục của nhà văn qua chuyện tình giữa hồn ma
Thị Nghi và viên quan họ Hoàng.
Bên cạnh đó, thông qua những cuộc tình duyên giữa người với ma, người với tiên,
các tác giả còn lên tiếng bênh vực, phần nào cổ xuý cho những nhu cầu tình cảm,

những khát khao yêu đương trần thế của con người, đặc biệt của người phụ nữ. Dù
trong lốt thần tiên hay ma quỉ thì các cô gái trong Truyền kì mạn lục vẫn hiện lên
với những cảm xúc chân thật nhất trong tình yêu. Họ cũng là những người phụ nữ
rất thuỷ chung, cao thượng: nàng Ngoạ Vân hiếu thuận giàu hi sinh, Nhị Khanh
đảm đang, tiết liệt, Lệ Nương, Dương Thị, Thuý Tiêu thuỷ chung với người yêu,
với chồng. Sự hiện diện của họ giữa cõi thế đều là để hưởng hạnh phúc vợ chồng,
không khí gia đình đầm ấm mà bất cứ đâu cũng không có được. Khát vọng yêu
đương là lẽ thường tình của con người nhưng trong xã hội phong kiến nó đâu dễ
dàng được chấp nhận. Hôn nhân của trai gái là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”,
quyền chủ động tình yêu chỉ thuộc về người con trai. Vì vậy, miêu tả những mối
tình đầy chất hư ảo, ma quái, các tác giả truyện ngắn đã làm cuộc “đột phá” bất
ngờ vào tường thành lễ giáo phong kiến khi đồng tình với thế chủ động của người
phụ nữ, cổ vũ khát vọng hạnh phúc tình yêu chính đáng của con người. Đó cũng
còn là sự khẳng định một vấn đề triết lí nhân sinh: trần thế có sức hấp dẫn kì lạ, chỉ
ở trần thế mới có hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc lứa đôi là cuộc sống tự do, vượt
khỏi mọi chế định và ràng buộc.
Thế nhưng, đưa vào tác phẩm đề tài số phận người phụ nữ trong xã hội bất công,
đầy biến loạn, cũng như các tác giả Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán
ngâm…các tác giả văn xuôi, tiêu biểu là Nguyễn Dữ đã phơi bày một thực trạng
phũ phàng: người phụ nữ dù khuôn mình vào đạo tam tòng cũng khó tồn tại được
nên họ có thể tìm đâu ra hạnh phúc?! (Thuý Tiêu truyện, Lệ Nương truyện, Nam
Xương nữ tử truyện…). Ở nhiều khía cạnh khác nhau, dưới áo khoác của những
hồn ma, những yếu tố kì ảo, hư huyền, họ đều ít nhiều tiêu biểu cho truyền thống
người phụ nữ Việt nam: thuỷ chung, giàu đức hi sinh.
Sử dụng yếu tố kì ảo làm chất liệu nghệ thuật, các nhà văn đã phản ánh cuộc sống
sâu sắc hơn, những câu chuyện lạ về loài vật, về ma quỉ thần thánh trở nên quen


thuộc hơn, những điều hư ảo mà thấy rất thực. Dưới màu sắc hư ảo, thần quái,
những truyện kể tâm huyết xoay quanh đề tài người phụ nữ, Nguyễn Dữ là ánh

sáng tư tưởng nhân văn sáng ngời mà mà họ đóng góp vào trào lưu nhân văn chủ
nghĩa trong văn học trung đại.
Một hiện thực khác cũng hiện lên không kém phần chân thực là chuyện thi cử, đỗ
đạt. Thực trạng suy thoái của xã hội phong kiến thế kỉ XVIII-XIX đã kéo theo sự
suy vi của Nho giáo. Mặt tiêu cực nhất thể hiện ở chốn quan trường và tầng lớp
nho sinh trí thức. Môtíp thi cử ở nhiều truyện mặc dù có dáng dấp của giai thoại
được ẩn sau tấm màn thần bí của những giấc mộng, cầu mộng, lời phán của thầy
tướng số, phúc lộc từ đất thiêng hay ân đức tiền nhân để lại…, song từ các góc độ
khác nhau, chuyện trường thi với tất cả sự thật trần trụi của nó được phơi bày.
Cùng với môtíp phong thuỷ, qua các motip thi đỗ từ giấc mộng, làm việc thiện
được trả ơn, các tác giả đã “vén bức màn thần bí” của những kiểu tiêu cực trong
khoa cử. Ta có thể nhận thấy những chi tiết này trong tác phẩm Phạm Tử Hư lên
chơi Thiên Tào. Tử Hư được thầy của mình là Dương Trạm báo rằng sẽ thi đỗ. Và
sau bao lần thi, cuối cùng Tử Hư đã thi đỗ tiến sĩ. Dương Trạm đã yêu mến tấm
lòng hiếu thảo của học trò mình và từ đó những việc “cát hung họa phúc nhà Tử
Hư, thường được thầy về báo cho biết”. Những chi tiết kì ảo xen lẫn chi tiết thực
đã chỉ rõ không phải các vị đại khoa đều có khả năng xứng đáng. Khoa bảng chẳng
qua chỉ là phía khuất lấp của cuộc sống đầy phức tạp mà người ta thường cốche
giấu. Trong tình hình Nho học suy đồi, “những người mặc áo nhà nho, đeo dải nhà
nho…thường đổi họ để đi học, thay tên để ra thi”, việc thi cử trở thành bậc thang
công danh bám đầy bùn nhơ. Sự đỗ đạt hiển vinh cũng không ngoài mưu lợi ích cá
nhân của những ông nghè ông cống.
Một hiện thực trong xã hội lúc bấy giờ mà nhà văn còn muốn phản ánh trong tác
phẩm là hiện tượng quan lại tham ô nhận của hối lộ để cái xấu, cái ác được hoành
hành, người lương thiện bị đày đọa, hàm oan. Tác phẩm Truyện chức phán sự đền
Tản Viên đã được Nguyễn Dữ thể hiện sâu sắc điều ấy. Hồn ma tên tướng giặc xảo
nguyệt, gian mưu đã chiếm chỗ của thổ công đất Việt và hắn tác oai, tác oái, gây
hại cho dân lành. Ngô Tử Văn vốn tính tình cương trực, dứt khoát đã ra tay trừng
trị tên tướng giặc. Lúc đầu Tử Văn cũng gặp nạn, suýt phải chết vì bị hồn ma tên
tướng giặc ám hại. Quan lại từ cõi trần đến cõi âm đều bưng bít, che giấu sự thật,

tạo điều kiện cho các xấu, cái ác lên ngôi. Cuối cùng bằng sự dũng cảm, cương


trực, Tử Văn đã chiến thắng, tiêu diệt hồn ma tên tướng giặc. Truyện phản ánh hiện
thực quan lại tham ô trong xã hội lúc bấy giờ và qua chiến thắng của Ngô Tử Văn
còn thể hiện sâu sắc tinh thần dân tộc, đề cao phẩm chất kẻ sĩ. Kết thúc có hậu của
truyện cũng chứng tỏ Nguyễn Dữ đã tìm về cội nguồn truyền thống nhân đạo và
yêu nước của dân tộc Việt Nam từng được thể hiện trong nhiều câu chuyện cổ tích:
chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc chống ngoại xâm.
Chỉ với một vài nét gợi, các yếu tố tâm linh trong Truyền kì mạn lục với hình thức
của cái kì ảo, hoang đường đã nói lên nhiều vấn đề của hiện thực đương thời. Lấy
cái ảo để nói cái thực, tạo nên một thế giới thực - ảo lẫn lộn là một thành công
nghệ thuật đáng kể của truyện ngắn thời kì này.
3. Thể hiện tư tưởng
Sử dụng yếu tố kì ảo như là một thủ pháp nghệ thuật, qua hiện thực được phản ánh,
tác giả còn gửi gắm nhiều quan niệm, tư tưởng sâu sắc. Tác giả đã thể hiện rõ ý
thức về tâm linh, sự hướng về quá khứ, cội nguồn truyền thống quí báu của dân
tộc. Đi tìm niềm tự hào dân tộc trong những hiện tượng có tính chất thần kì là một
xu hướng tư tưởng phổ biến đáng quí của các môn đệ cửa Khổng sân Trình. Đó
còn là niềm tin vào một thế giới khác hẳn thế giới trần tục con người tồn tại- thế
giới có quỷ thần chí quái nhưng ân oán rạch ròi. Qua đây người đọc các thế hệ như
được củng cố thêm niềm tin vào sự hiện diện của đời sống tâm linh của con người
đương thời. Không phải thế giới đầy ma quái rùng rợn trong các truyện thần quái
hay thế giới bồng lai thoát tục trong nhiều truyện truyền kì Trung Quốc, các thế
giới ảo trong Truyền kì mạn lục (âm phủ, thuỷ cung, tiên giới, thiên đình) rất gần
với thế giới thực, là diện mở rộng của thế giới thực để qua đó con người nói lên
khát vọng về cuộc sống, lí tưởng về sự công bình. Những nơi ấy cũng có cơ cấu tổ
chức như ở cõi thế nhưng khác là, những gì không thể thực hiện được ở trần gian
lại có thể thực hiện được ở đây.
Thế giới thuỷ cung chính là nơi quan thái thú vạch mặt tên thuỷ quái háo sắc và

cứu phu nhân trở về (Long Đình đối tụng lục), là nơi nàng Vũ Nương đựơc phu
nhân Long Hầu giúp để tâm hồn được siêu thoát (Nam Xương nữ tử truyện). Còn
âm phủ là nơi trừng trị đích đáng tên tham quan ô lại Lý Hữu Chi (Lý tướng quân
truyện).


Nếu cõi âm là nơi phán xét thì thượng giới, cõi tiên bồng là nơi ban thưởng cho
người có tài đức trong cuộc đời. Thầy Dương Trạm được thượng đế khen có bụng
tốt, biết trọng chữ nghĩa thánh hiền nên khi từ trần được giao việc trông coi thi cử
ở Thiên Tào (Phạm Tử Hư du thiên tào lục).
Là không gian đậm chất kì ảo, thế giới mộng cũng là không gian mang ý nghĩa tư
tưởng. Ở đó, ngoài các nhân vật là tiên, là hồn ma hay những người có phép thần
có khả năng đi mây về gió, thì những con người bình thường cũng đôi khi được lạc
vào đó để có những phút giây chứng kiến cuộc sống ở thế giới khác mình. Ở đó,
con người có được cơ hội xúc tiếp thần linh, thấy được “phép nhiệm màu thần
thánh”. Và hơn hết, ấy là nơi mà nhân dân qua nhiều thế hệ có thể “gửi gắm vào đó
tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng” gửi gắm bao ước mơ khát vọng
về những điều tốt đẹp cho cuộc sống - những điều “nên có và có thể có” (các
truyện về giấc mộng báo đường quan hoạn, đỗ đạt hiển vinh, mệnh số, nhân
duyên). Tạo ra những cuộc “kì ngộ” giữa người với thần, với tiên, để nhân vật lạc
vào thế giới của thần tiên chính là điểm gặp gỡ của các tác giả truyện với nhân dân
trong tinh thần lãng mạn bay bổng và mong ước cao xa mà rất đỗi bình dị về một
cuộc sung túc đẹp đẽ như tiên giới giữa cuộc đời này.
Truyện ngắn trung đại nói chung, Truyền kỳ mạn lục nói riêng sử dụng chất liệu
của huyền thoại không phải chỉ là đưa người đọc đến với thế giới quan thần linh,
mà còn dùng nó như một phương thức nghệ thuật chuyển tải nhiều nội dung tư
tưởng sâu sắc. Những câu chuyện được kể không còn dừng lại ở việc ghi chép mà
trở thành sản phẩm sáng tạo với tiêu chí “trong ảo có lí, trong kì có tình”. Suy cho
cùng, động cơ sáng tác truyện có tính kì ảo ở đây không nằm ngoài phạm vi “tải
đạo ngôn chí” cũng như lối diễn đạt ngụ ý của nghệ thuật trung đại.


Được đăng bởi Unknown vào lúc 23:03 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Twitter


Chia sẻ lên Facebook
Chia sẻ lên Pinterest
Môtíp nhân vật kì ảo trong Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ
Môtíp nhân vật
Những yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục được thể hiện qua hệ thống nhân vật
kỳ ảo. Nó giữ vai trò quan trọng và gắn liền với đặc trưng của thể loại truyền kỳ:
kết hợp cái kỳ ảo và cái hiện thực. Và ở đó hệ thống nhân vật kỳ ảo xuất hiện với
tần suất cao. Ta có thể bắt gặp các môtíp nhân vật kỳ ảo trong tác phẩm. Trước hết
đó là những nhân vật hóa kiếp hay đó là những hồn ma.
1.1. Hóa kiếp người thành vật, vật thành người
Thường xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục là hệ thống những nhân vật hóa
kiếp vật thành người, người thành vật. Trong thế giới của truyện truyền kỳ cây cối,
hoa cỏ cũng có linh hồn và cũng có khả năng biến hóa thành con người. Liễu Nhu
Nương và Đào Hồng Nương trong Truyện kỳ ngộ ở trai Tây là hai tinh hoa của một
dòng tộc đã suy tàn cách đó hai mươi năm biến hóa thành hai cô gái đẹp quyến rủ
chàng thư sinh Hà Nhân. Hà Nhân không chỉ làm bạn, ân ái với hồn hoa Liễu Nhu
Nương và Đào Hồng Nương mà còn được dự buổi tiệc đêm với những mỹ nhân họ
Vi, Lý, Mai, Dương cũng là những tinh hoa biến thành…. Để rồi sau đó, khi trở lại
chỗ dự tiệc cũ chàng chỉ thấy vài ba cây đào, cây liễu xơ xác, tàn lụi tơi bời khiến
chàng tỉnh ngộ “Chị ả họ Kim, thì đây là hoa Kim tiền, cô nàng họ Thạch thì đây
cây Thạch lựu. Đến như họ Vi, Lý, Mai, Dương cũng đều nhân tên hoa mà làm họ
cả”. Về đến nhà, lấy chiếc hài mà hai nàng Đào, Liễu tặng ra xem thì “vừa cầm
trên tay, mấy chiếc hài đã thành những cánh hoa” bay lên không trung.

Trong thế giới truyền kỳ những đồ vật tưởng như vô tri vô giác như bức tượng, đàn
cũng có yêu khí cũng có thể biến thành người. Bức tượng con hầu ôm cây hồ cầm
bằng đất bên cạnh linh cữu người chết trong Truyện cây gạo cũng có khả năng hóa
thân thành người thật và vật thật. Hay những tượng thủy thần, Hộ pháp trong Cái
chùa hoang ở Đông Trào biến thành người để hưng yêu tác quái. Đó cũng có thể là
loài vật tu luyện lâu năm có khả năng biến hóa thành người. Trong Bữa tiệc đêm ở
Hà Giang, cáo và vượn già biến hóa tài tình đến nỗi Hồ Quý Ly nói chuyện cả đêm
cũng không nhận ra, vết tích còn lại chỉ có trong cái tên của tú tài họ Viên và xử sĩ


họ Hồ. Phải đến khi chúng từ biệt mật sai người rón rén theo sau mới biết “cả hai
hóa thành con cáo và con vượn mà đi mất”.
Với Truyền kỳ mạn lục, không chỉ có loài vật biến thành người mà cũng có những
trường hợp nhân vật là con người qua sự chuyển kiếp lại biến thành loài vật.
Trường hợp của Hàn Than và Vô Kỷ trong Truyện nghiệp oan của Đào Thị là một
điển hình. Hai nhân vật này chết nhưng không biến thành hồn ma đơn thuần mà
hóa thành hai con rắn đầu thai thành con của Ngụy Nhược Chân để trả thù việc
trước đó vợ của Ngụy Nhược Chân đánh ghen Đào Thị. Khi bị sư phụ Pháp Vân
trừ yếm, hai cái thây của Long Thúc và Long Quý lại trở thành hai con rắn vàng.
Có thể thấy những nhân vật có sự chuyển hóa từ người thành vật và từ vật thành
người là môtíp thường thấy trong Truyền kỳ mạn lục. Điều đó cho thấy có sự ảnh
hưởng của thuyết vạn vật hữu linh trong tính ngưỡng dân gian phương Đông,
những vật lâu năm điều có linh khí và có khả năng biến hóa thành người. Trong tư
duy của người Việt, mọi cây cối, loài vật trong tự nhiên điều có linh hồn thậm chí
có quyền phép và ma thuật. Bên cạnh đó còn là do trí tưởng tượng và sự sáng tạo
độc đáo của tác giả.
1.2. Hóa kiếp người thành thần tiên, thần tiên thành người
Không giống như mô típ nhân vật người biến thành vật, vật biến thành người,
môtip người hóa kiếp thành tiên và tiên hóa kiếp thành người xuất hiện với tần suất
ít trong Truyền kỳ mạn lục. Nhân vật kỳ ảo trong truyện có thể là tiên nữ hóa thành

người và chung sống cuộc đời vợ chồng thật sự với người trần. Trong Từ Thức gặp
tiên, tiên nữ Giáng Hương hóa thành một người con gái “tuổi độ 15,16 phấn son
điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời” đến hội xem hoa nở. Cô gái vin một cành
hoa, không may cành giòn mà gãy, bị người coi hoa bắt giữ và may nhờ Từ Thức
cứu giúp. Sau đó tiên nữ Giáng Hương và Từ thức nên duyên vợ chồng ở cõi tiên.
Nhân vật cũng có khi là thần thánh hóa thành người như trong Long đình đối tụng
lục Thần Thuồng luồng hóa thành người với hình dạng “một người đàn ông thân
thể vạm vỡ, mũ đỏ, mặt đen” thậm chí còn lợi dụng quyền lực của mình làm điều
dâm ngược, lợi dụng giông gió bắt cóc vợ người, chia quyên rẽ thúy.
Tương tự cũng có những nhân vật là con người nhưng nhờ đức độ mà sau khi chết
được biến thành thần. Tiêu biểu là Ngô Tử Văn trong Truyện chức phán sự đền Tản


Viên, một chàng trai khảng khái đã bất bình trước sự hưng yêu tác quái của hồn ma
tên tướng giặc mà có hành động đốt đền và kiên định với chính nghĩa, đấu tranh
đến cùng để bảo vệ lẽ phải. Và sau khi chết, chàng được phong làm chức Phán sự ở
đền Tản Viên.
1.3. Hồn ma
Với môtip nhân vật là hồn ma chiếm số lượng đông đảo nhất trong Truyền kỳ mạn
lục. Đó là những hồn người chết biến thành ma trở về cõi trần nhằm mục đích cụ
thể nào đó. Hồn ma cô gái họ Hồ trở về tác quái để báo oán trong Truyện yêu quái
ở Xương Giang. Hồn ma Thị Nghi biến thành cô gái xinh đẹp, luôn luôn biến đổi
“hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô hàng bán rượu” hay biến thành
“cô gái mười bảy, mười tám” để dâm xác những kẻ có vai vế, bóc lột những kẻ có
tiền của mà trả thù cho cái chết oan uổng của mình. Hay chỉ vì ham mê luyến ái mà
những hồn ma chết xuống âm phủ vẫn nấn ná cõi trần tìm thú vui như Nhị Khanh
trong Truyện cây gạo. Nhị Khanh chết khi mới hai mươi tuổi, cái tuổi trẻ trung và
tràn đầy sức sống nên mới hóa thành người để quyến rũ nam nhân tìm sự ái ân
hoang lạc. Không chỉ vui thú chốc lát, những hồn ma này còn tìm cách lôi kéo
những nam nhân cùng làm ma với mình như Hàn Than đã nói với Vô Kỷ “sống

còn chưa được thỏa yêu đương, chết sẽ cùng nhau quấn quýt”. Đó là nguyên nhân
cái chết của Trình Trung Ngộ và Vô Kỷ. Trình Trung Ngộ chết trong tư thế ôm
quan tài của Nhị Khanh để rồi từ đó về sau hai hồn ma thỏa sức cười vui đùa giỡn.
Còn trong Truyện Lệ Nương, hồn ma Lệ Nương hiện về để gặp người yêu cũ khóc
kể nỗi khổ tâm của sự ly biệt. Hồn ma của Bách Hộ họ Thôi trong Truyện chức
phán sự đền Tản Viên vốn là hồn ma tên tướng giặc bại trận dám đánh đuổi thổ
thần chiếm đền miếu. Hắn hiện về trong giấc mộng của Ngô Tử Văn để hăm dọa
trước những việc làm của chàng đối với hắn.
Đặc sắc nhất trong Truyền kỳ mạn lục là những nhân vật hồn ma được xây dựng
trong một chuyện tình giữa người và ma. Trong đó, tất cả các nhân vật nữ đều là
hồn ma hiện thành người. Nhị Khanh, Thị Nghi là hồn người chết lang thang đều
không có sự ràng buộc gì với các nam nhân trong truyện. Các chàng trai là những
con người thế tục, là những hạng người cụ thể trong xã hội: chàng thương nhân
Trình Trung Ngộ hay viên quan họ Hoàng…là những đối tượng được quan tâm
phản ánh trong nhiều truyện của Truyền kỳ mạn lục. Các chàng trai đều là kẻ ham
nữ sắc bị yêu ma quyến rũ đắm chìm trong nhục dục. Họ đều là những con người


trẻ tuổi, đang ở trong cơ hội thành đạt. Cuộc đời mỗi người chưa rơi vào sự mâu
thuẫn giữa hiện thực và ước nguyện cũng không gặp những bế tắc cần tìm phương
cách giải tỏa. Trình Trung Ngộ là “một chàng trai đẹp, nhà rất giàu, thuê thuyền
xuống vùng Nam buôn bán”. Viên quan họ Hoàng người Bắc Giang xuống kinh đô
nhận chức. Gặp mỹ nữ, sự đam mê nữ sắc biến thành sức lôi cuốn mạnh mẽ, khó
cưỡng lại. Ở đây mối quan hệ tình yêu, hôn nhân giữa các chàng trai và các hồn ma
diễn ra một cách thoải mái, dễ dàng và đơn giản với sự hiện diện của yếu tố tính
dục. Điều này có thể dẫn đến nhiều cách cảm nhận khác nhau.
Đó có thể là khát vọng giao hòa tuyệt đối giữa cá thể với vũ trụ được thể hiện qua
ngôn ngữ tình yêu và ngôn ngữ tình dục. Bởi tình yêu trong truyện Truyền kỳ là
kiểu tình yêu vô điều kiện giống như những khoảnh khắc hòa nhập ngắn ngủi
nhưng tuyệt đối giữa con người với cái vô cùng vô tận của vũ trụ.


Mặt khác, đó cũng có thể hiểu đó là nỗi thất vọng sâu xa trước những đắng cay của
xã hội, của thế thái nhân tình, dẫn đến những phản ứng chối bỏ thực tại của cõi
người để đi sâu vào khả năng vươn tới thế giới không có điên đảo thị phi. Nhưng
dù là khát vọng hay thất vọng thì việc miêu tả tính dục không phải là mục đích
chính của nó. Vì yếu tố tình dục được miêu tả qua lăng kính của cái ảo, luôn mong
manh và sẵn sàng biến mất không dấu vết.
Được đăng bởi Unknown vào lúc 22:58 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Twitter
Chia sẻ lên Facebook
Chia sẻ lên Pinterest
Thi pháp cốt truyện và ngôn từ nghệ thuật trong Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm
1. Thi pháp cốt truyện


Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm trữ tình. Toàn bộ khúc ngâm là sự giãi bày cảm
xúc của người vợ có chồng đi lính xa nhà. Hầu hết mỗi dòng trong tổng số 408 câu
thơ của bản dịch đều không ít thì nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với tiếng nói
bên trong của người thiếu phụ. Thể song thất lục bát như được sinh ra để trở thành
hình thức chuyên dụng cho những áng thơ trữ tình trường thiên như Chinh phụ
ngâm khúc, âm điệu song thất đều đều, trầm lặng, khổ thơ lặp lại mang tính chu kì
với những vần lưng vần chân kết dính lẫn nhau đã trở thành ưu thế nổi bật diễn tả
tình cảm triền miên da diết của người chinh phụ. Chinh phụ ngâm khúc vì thế đã
tìm được một nội dung và hình thức để có thể khẳng định xếp vào thể loại trữ tình.
Tuy nhiên đọc Chinh phụ ngâm khúc, ta còn có thể tìm ra yếu tố tự sự trong tác
phẩm. Giáo sư Lê Trí Viễn khi bắt đầu phân tích toàn bộ khúc ngâm cũng đã tóm
tắt văn bản trong khoảng 20 dòng. Chỉ xét riêng về mặt hình thức chưa bàn đến đến
nội dung của bài tóm tắt, cũng thấy đây là công đoạn quen thuộc của những tác

phẩm thuộc thể loại tự sự, thể loại có sự xuất hiện của cốt truyện cùng hệ thống các
sự kiện.
Chinh phụ ngâm khúc giống như một câu chuyện kể về số phận bi thương của
người chinh phụ. Tác phẩm cũng có thể chia làm ba phần với diễn tiến như sau: mở
đầu là việc người chồng ra trận, tiếp đến là cảnh chờ đợi của người vợ trẻ và kết lại
khúc ngâm là ngày người chồng trở về trong ngày vui chiến thắng. Sự kiện chính,
được xem như biến cố của cuộc đời người chinh phụ là việc chồng ra chiến trận
trong lúc cả hai người “tuổi đương chừng niên thiếu”. Tình yêu và hạnh phúc đang
ở độ nồng nàn đắm say phải tạm chia lìa, đứt đoạn. Người chinh phụ bắt đầu bước
vào một quãng đường dài của sự chờ đợi mỏi mòn vô vọng, mọi gắng gượng và nỗ
lực xua đuổi nỗi buồn của nàng đều trở nên bất lực. Hàng loạt những sự việc được
nói đến. Nàng gieo quẻ bói, đề chữ trên gấm, gượng đốt hương, gượng soi gương,
tìm đến chồng qua những giấc mộng, cậy người gửi đến những kỉ vật yêu
thương…nhưng tất cả chỉ là sự trống không, vô vọng.
Hầu như toàn bộ các áng thi ca nổi tiếng nói trên đều được tác giả vay mượn cốt
truyện và ý tứ của văn học Trung Quốc để gởi gắm tâm sự của mình hoặc nói đến
hoàn cảnh đau thương của đất nước. Riêng Chinh phụ ngâm khúc có cái đặc biệt
hết sức riêng lẻ là cốt truyện không vay mượn, là một sáng tác phẩm hoàn toàn mới
do chính tác giả hun đúc nên, được khơi dậy từ tâm trạng của một viên quan chức
thời phong kiến xót xa trước cảnh chia ly và đau khổ của những cặp vợ chồng son
trẻ trong chinh chiến thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Mặc dù vẫn không tránh khỏi


việc sử dụng nhiều thành ngữ, điển tích và bối cảnh theo lối của văn học Trung
Quốc. Tuy nhiên, đây có thể xem là một trong những tác phẩm tài hoa, thê hiện sự
sáng tạo về cốt truyện không vay mượn từ văn học nước ngoài.
2. Thi pháp nghệ thuật ngôn từ
2.1. Về ngữ âm
Lời văn nghệ thuật gắn liền với các yếu tố thanh, vần, nhịp điệu…Những yếu tố
này thường tạo ra những hiệu quả đáng kể cho tác phẩm nghệ thuật.

Chinh phụ ngâm khúc có những đặc trưng về vần độc đáo, có lúc tuân thủ
quy định về vần của thể thơ song thất lục bát:
“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.”
Sự phối hợp giữa vần ở hai câu thất và câu lục khá chặt chẽ. Việc tạo vần theo
nguyên tắc không gây ra cứng nhắc trong diễn đạt mà tạo sự trùng khớp, nhịp
nhàng giữa các thanh với nhau. Vần của thể thơ song thất lục bát trong Chinh phụ
ngâm khúc rất phong phú: vần trắc, vần bằng, vần lưng, vần chân, chúng kết hợp
về mặt ngữ âm tạo thành tính liên kết giàu chất nhạc, phù hợp diễn tả tâm trạng,
cảm xúc trữ tình.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp các tác giả phá vỡ tính quy phạm về vần
trong thơ song thất lục bát:


“Ðường giong ruổi lưng đeo cung tiễn
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng.”
Trong thể thơ song thất lục bát thì nhịp điệu thường rất chuẩn, ít phá cách. Thường
thi bắt gặp nhip điệu 3/4 trong hai câu thất và 2/2 trong hai câu lục bát:
“Sương như búa / bổ mòn gốc liễu
Tuyết nhường cưa / xẻ héo cành ngô
Giọt sương / phủ bụi / chim gù
Sâu tường / kêu vẳng / chuông chùa / nện khơi”

Ngoài ra thì còn có sự phá cách tạo cho tứ thơ trở nên phong phú, độc đáo:
“Tìm chàng thuở / Dương Ðài / lối cũ
Gặp chàng nơi / Tương Phố / bến xưa
Xum vầy / mấy lúc / tình cờ
Chẳng qua / trên gối / một giờ / mộng xuân.”
Với nhịp điệu 3/2/2 ở hai câu thất tạo tính đều đặn về tiết tấu, thể hiện tính chất đối
xứng, tạo nên giọng điệu mới mẽ.
Về đối, trong thơ song thất lục bát thì đối rất phong phú. Trong Chinh phụ ngâm
khúc thì Đoàn Thị Điểm dùng rất nhiều phép đối: đối cách đoạn, đối cách cú, tiểu
cú.
“Tin thường lại người không thấy lại
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh
Rêu xanh mấy lớp xung quanh


Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ.”
Đối với đoạn:
“Thư thường tới người chưa thấy tới
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương
Bóng dương mấy buổi xuyên ngang
Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai.”
Với cách đối đoạn thì thấy được sự cân xứng giữa hai đoạn, tạo nên sự đối lập giữa
hai tâm trạng hoặc giữa tâm trạng với ngoại cảnh. Hiện tượng đối này tạo nên sự
nhịp nhàng của vầng thơ.
Phép đối thứ hai là phép đối cách cú:
“Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”
Cả hai câu này đối về ý lẫn về từ: “Trống Tràng thành” > < “khói Cam Tuyền”,
“lung lay” > < “mờ mịt”, “bóng nguyệt” > < “thức mây”. Cách đối này tạo nên tính
cân xứng giữa các câu trong cùng một đoạn, càng làm tăng thêm tính réo rắt, sự đối

lập trong lòng người chinh phụ.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp đối tiểu cú. Cách đối này xuất hiện với tần
số không nhiều như đối cách cú, nhưng có những hiệu quả riêng biệt, thể hiện hình
thức chỉnh chu, cân đối:
“Biếng cầm kim >< biếng đưa thoi
Oanh đôi thẹn dệt >< bướm đôi ngại thùa”
Đây là cách đối xuất hiện với tần suất vừa phải trong Chinh phụ ngâm khúc nhưng
có hiệu quả lớn, chính cách đối này thể hiện được những trạng thái đối lập trong
nội tâm của người chinh phụ, góp phần hỗ trợ đắc lực cho dụng ý nghệ thuật của
tác giả.
2.2. Về mặt từ vựng


Trong Chinh phụ ngâm khúc từ láy xuất hiện rất nhiều, và phong phú về các kiểu
từ láy. Có tất cả 87 từ láy, trong đó từ láy âm chiếm số lượng rất lớn.
Từ láy hoàn toàn điệp âm, điệp vần, điệp thanh:
“Hồn tử sĩ giò ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi”
Từ láy hoàn toàn điệp âm, điệp vần, khác thanh:
“Trời thăm thẳm xa vời không thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

Từ láy hoàn toàn điệp âm, khác vần, khác thanh:
“Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa”
Từ láy bộ phận láy âm:
“Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”
Từ láy bộ phận láy vần:
“Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương”
Từ láy tư:

“Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không”
Bên cạnh các từ láy thì Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm mang
tính tập cổ được thể hiện qua việc sử dụng nhiều từ Hán việt. Cụ thể, tác phẩm sử
dụng nhiều điển tích, điển cố tạo nên tính cô đọng, hàm súc, lời ít nhưng ý nhiều
gợi lên trường liên tưởng cho độc giả:
“Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá


Gương lầu Tần dấu đã soi chung
Cậy ai mà gửi tới cùng
Ðể chàng thấu hết tấm lòng tương tư.”
Để miêu tả tâm trạng nhớ nhung của người chinh phụ thì tác giả sử dụng
điển tích: Hán Cung Thoa và Gương Lầu Tần. “Hán Cung Thoa” là trâm cài tóc,
Hán Võ Đế dựng điện Chiêu Linh có hai thần nữ đến dâng hoa bằng ngọc, vua ban
thoa ấy cho Triệu Tiếp Dư, khi mở ra chiếc thoa bỗng hóa chim yến bay lên trời.
“Lầu Tần Kính” là gương của Tần Thủy Hoàng dùng để soi ngũ tạng, tâm cang của
người ngay, kẻ gian. Qua hai điển tích tác giả nói lên lòng chung thủy của người
chinh phụ. Hay:
“Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn dáo vào ngàn hang beo.
Săn Lâu lan rằng theo Giới tử
Tới Man khê bàn sự Phục ba”
Các địa danh Trung Hoa gắn liền với các điển tích được tác giả sử dụng nhằm thể
hiện những vất vã, hiểm nguy mà người chinh phu phải đối mặt nơi chiến trường.
Bên cạnh cách sử dụng từ ngữ phong phú thì tác giả còn sử dụng thành công các
biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, điệp, cường điệu..
Ẩn dụ:
“Khác gì ả chức, chị Hằng
Bến Ngân sùi sục cung trăng chốc mồng”
Dùng ả chức để miêu tả nỗi nhớ mong, chờ đợi tin chồng của người chinh phụ,

diễn tả sự xa cách không biết bao giờ gặp lại. Bên cạnh đó Đoàn Thị Điểm còn
dùng các hiện tượng “sao Sâm” và “sao Thương” để nói về tâm trạng xa cách, chia
lìa giữa người chinh phu và người chinh phụ:
“Xưa sao hình ảnh chẳng rời
Bây giờ nở để cách vời Sâm Thương”


Nhân hóa:
“Lá màn lay gọi gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm”
Tác giả cho thiên nhiên tạo vật những hành động rất người, biết lay gọi, di chuyển.
Thiên nhiên, tạo vật chuyển động trước sự tĩnh lặng của con người, càng làm tăng
thêm nỗi sầu muộn của người chinh phụ. Màn lay ngọn gió, bóng hoa theo cùng
bóng nguyệt, sự vật xung quanh người chinh phụ như có cặp có đôi, chỉ trơ trọi nơi
đây tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, một cảm giác cô đơn, hoang vắng đến
nao lòng.
“Mượn hoa mượn rượu giải sầu
Sầu làm rượu nhạt muộn làm hoa ôi”
Đoàn Thị Điểm đã dùng những từ chỉ trạng thái của con người như: sầu, muộn để
chỉ những hoạt động của con người.
So sánh:
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô”
Nỗi nhớ và chờ đợi trong mõi mòn, khiến thân xác người chinh phụ cũng dần mòn
theo năm tháng. Thời gian và thiên nhiên cùng sương, tuyết có làm héo mòn đi tạo
vật và con người, nhưng nỗi nhớ niềm thương vẫn không hề vơi cạn, mà nó ngày
càng đong đầy, ngày càng tăng thêm cùng thời gian. Tác giả sử dụng biện pháp so
sánh vừa biểu hiện về mặt nội dung vừa thể hiện tính cân đối trong câu thơ.
Bên cạnh đó nỗi nhớ niềm thương của người chinh phụ còn được so sánh cùng với
các từ chỉ thời gian và không gian:

“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa”
Điệp:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy


Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.”
Từ “thấy” xuất hiện ở cuối câu thứ nhất của đoạn thơ được lặp lại ở đầu câu
thứ hai, từ “ngàn dâu” cuối câu thứ hai lai được lặp lại ở đầu câu thứ ba trong
đoạn. Có thể nói qua cách điệp nối thì tâm trạng người chinh phụ kéo dài trong nỗi
sầu day dứt. Với việc dùng phép điệp không những diễn tả rỏ ràng về nét nghĩa của
từ mà còn tạo nên một nhịp điệu trầm bổng.
Ngoài phép điệp nối tiếp thì phép điệp cách quảng cũng được tác giả thể hiện rất
thành công, mang lại nhiều hiệu quả trong việc khắc họa nhân vật:
“Lòng chàng ví cũng bằng như thế
Lòng thiếp nào dám nghĩ gần xa
Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Từ “lòng chàng” ở câu thứ nhất được lặp lại ở câu thứ tư trong đoạn. Đây là
cách điệp được tác giả vận dụng khá hiệu quả, bởi vì điệp cách quảng là phương
tiện hỗ trợ đắc lực cho tâm trạng độc thoại nội tâm.
Cường điệu:
“Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối
Muộn chứa đầy hãy thổ thành cơm”
Nỗi nhớ đã được tác giả phóng đại tạo hiệu quả về nhận thức rất độc
đáo. Sở dĩ tác giả phóng đại nỗi nhớ ấy là vì bà đang phải sống trong cảnh xa
chồng và nhớ thương chồng da diết.
2.3. Về mặt ngữ pháp

Các phương tiện ngữ pháp: câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán…có
khả năng làm phong phú tính nghệ thuật của lời văn.


Câu cầu khiến:
“Xin làm bóng theo cùng chàng vậy
Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên”
Thể hiện sự gắn bó trong tình yêu, ước mơ thật giản dị “xin làm bóng”, không
muốn rời xa người chinh phụ. Đó là khát vọng tình yêu thủy chung sâu sắc. Bên
cạnh đó, người chinh phụ tự vẽ cho mình bức tranh về cảnh đoàn viên, nàng tự tha
thiết hứa với chính mình, độc thoại nội tâm như đang bên cạnh người chinh phu:
“Thiếp xin về kiếp sau này
Như chim liền cánh như cây liền cành”
Câu cảm thán:
“Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan san để cách hàn huyên cho đành”
Hai dòng thơ không chỉ nói lên nỗi lòng của người chinh phụ, mà đó còn là giọng
điệu ai oán, sầu thương. Những lời trách cứ nghe như rất nhẹ nhàng nhưng nó
mang tính phản chiến sâu sắc, chiến trường đã cướp đi tuổi xuân của những người
niên thiếu. Bên cạnh đó, câu cảm thán còn góp phần thể hiện nhiều phương diện
trong tác phẩm:
“Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!”
Nỗi buồn đau ấy càng da diết không nguôi, một nỗi đau chất chồng theo năm
tháng, từ láy “trùng trùng” kết hợp cùng câu cảm thán hỗ trợ cho nhau diễn tả nỗi
buồn đau của người chinh phụ.

Câu nghi vấn:
“Xanh kia thăm thẳm từng trên



Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”
Một câu hỏi chua xót, thấm thía mà không ai có thể trả lời, chỉ có thực trạng xã hội
phong kiến thối nát đương thời mới có câu trả lời xác đáng. Câu hỏi ấy cũng chính
là thái độ của tác giả muốn bày tỏ, một thái độ phản dối thực trạng xã hội đương
thời.
“Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Người chinh phụ luôn đặt ra câu hỏi liệu nơi chiến trường xa ấy người chinh phu
có nhớ đến nàng, như những nỗi sầu muộn mà nàng nặng trĩu đeo mang. Nàng còn
tự hỏi liệu nỗi nhớ, nỗi sầu của chàng có sánh được với những nỗi nhớ niềm
thương đang ngự trị trong lòng mình.
“Ấy loài vật tình duyên còn thế
Sao kiếp người nở để đấy đây?”

Nàng so sánh tình yêu của mình với những loài vật, một sự so sánh có sự khập
khiễng. Nhưng đây quả thật là một sự so sánh rất tài tình của Đoàn Thị Điểm.
Những thứ vô tri như liễu, sen vẫn được hạnh phúc liền cành bên nhau, trong khi
con người đầy ý thức nhưng lại phải sống trong cảnh chia lìa đôi ngả.
KẾT LUẬN
Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, là khúc ngâm của
người chinh phụ, là lời than thở của một người phụ nữ có chồng ra chiến trường.
Vấn đề trung tâm trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa chiến tranh với cuộc sống con
người, với hạnh phúc lứa đôi. Toàn bộ tác phẩm là sự bóc trần thực trạng đời sống,
nhất là đời sống nội tâm tràn ngập đau buồn của chinh phụ.
Đoàn Thị Điểm sáng tác và dịch thơ không nhiều, nhưng những tác phẩm của bà
đều có giá trị cao. Đặc biệt, Chinh phụ ngâm khúc là một thành công rực rỡ về nội
dung và hình thức nghệ thuật. Thi pháp của Chinh phụ ngâm khúc rất độc đáo, biểu
hiện qua thi pháp tác giả, thi pháp thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát,
thi pháp nhân vật, thi pháp thời gian không gian, thi pháp cốt truyện và thi pháp



đặc trưng nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm này đã đóng góp rất lớn cho nền văn học
dân tộc nói chung và văn học trung đại nói riêng, nó đã mở đầu cho giai đoạn văn
học nữa cuối thế kĩ XVIII nữa đầu thế kĩ XIX với những kiệt tác văn học về chất
lượng lẫn số lượng.
Với những nét thi pháp độc đáo, Chinh phụ ngâm khúc đã góp phần đưa hình ảnh
người phụ nữ bước qua được ngưỡng cửa của lễ giáo phong kiến đi vào thơ văn.
Từ đó bày tỏ những ước mơ, khát vọng hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân và bộc
lộ tinh thần phản chiến hết sức sâu sắc. Đoàn Thị Điểm không những làm cho tác
phẩm dịch thơ trở nên nổi tiếng hơn nguyên tác mà còn góp phần làm cho dịch
phẩm trở nên gần gũi, dễ hiểu, sinh động và lôi cuốn, là tiếng chuông thức tỉnh
quyền sống, quyền tự do cá nhân và hạnh phúc của con người.
Được đăng bởi Unknown vào lúc 22:54 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Twitter
Chia sẻ lên Facebook
Chia sẻ lên Pinterest
Bi kịch cá nhân trong Cánh Đồng Bất Tận- Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây,
nhưng tác phẩm của chị đã có sức ảnh hưởng và đã gây tiếng vang trong nền văn
học. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư thật giản dị và đậm chất Nam Bộ. Mỗi truyện
ngắn của chị là một bức tranh vẽ về cuộc đời, về thân phận con người trong cuộc
sống. Có thể nói với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành một hiện
tượng nổi bật trong đời sống văn học sau đổi mới, nhất là khoảng 10 năm đầu của
thế kỷ XXI. Vừa ra mắt bạn đọc, lập tức nó trở thành đề tài nóng bỏng của nhiều
cuộc bút chiến, của rất nhiều cuộc tranh luận với các ý kiến khác nhau. Song xét
một cách toàn diện, Cánh đồng bất tận ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền
văn xuôi đương đại. Đến với Cánh đồng bất tận độc giả bắt gặp nhiều mảnh đời cơ

cực, lầm than, tảo tần sớm hôm mà vẫn không thoát khỏi cái nghèo. Và cũng chính
cái nghèo luôn đeo bám dẫn đến những bi kịch đau thương .


×