Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tìm hiểu quy trình tạo ra chữ kí số ở Gmail và Tài liệu văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.89 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh tế - Luật

BÀI THẢO LUẬN
MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
Đề tài: Tìm hiểu quy trình tạo ra chữ kí số ở Gmail và Tài
liệu văn bản.

Giáo viên hướng dẫn : Chử Bá Quyết.
Lớp HP

: 1910PCOM0111.

Nhóm

: 11.

Hà Nội - 2019


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 11
Họ và tên
Đồng Thị Huyền Trang

Mã sinh
Tự đánh giá Nhóm trưởng
viên
đánh giá
17D160216


Lại Thị Thu Trang

17D160335

Lê Thị Trang

17D160395

Nguyễn Hiền Trang

17D160097

Nguyễn Thị Thu Trang

17D160217

Nguyễn Thu Trang

17D160336

Phạm Thị Trang

17D160158

Phạm Thị Quỳnh Trang

17D160218

Lê Việt Tùng


17D160039

Nguyễn Thu Uyên

17D160100


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN I
I.

Các thành viên tham dự
1. Đồng Thị Huyền Trang
2. Lại Thị Thu Trang
3. Lê Thị Trang
4. Nguyền Hiền Trang
5. Nguyễn Thị Thu Trang (Nhóm trưởng )
6. Nguyễn Thu Trang
7. Phạm Thị Trang (Thư kí)
8. Phạm Thị Quỳnh Trang
9. Lê Việt Tùng
10.Nguyễn Thu Uyên

II.

Mục đích
1. Phân chia công việc

III.


Nội dung công việc
1. Thời gian: 31/3/2019
2. Địa điểm: sân H1 Trường ĐH Thương mại
3. Nhiệm vụ: Đưa ra ý tưởng giải quyết bài thảo luận

IV.

Đánh giá
Các thành viên tham gia đầy đủ, nghiêm túc
Thư kí

Nhóm trưởng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN II
I.

Các thành viên tham dự
1. Đồng Thị Huyền Trang
2. Lại Thị Thu Trang
3. Lê Thị Trang
4. Nguyền Hiền Trang
5. Nguyễn Thị Thu Trang (Nhóm trưởng)
6. Nguyễn Thu Trang
7. Phạm Thị Trang ( Thư kí )
8. Phạm Thị Quỳnh Trang
9. Lê Việt Tùng

10.Nguyễn Thu Uyên

II.

Mục đích
1. Kiểm tra phần công việc đã hoàn thành
2. Tiếp tục hoàn thành bài thảo luận

III.

Nội dung công việc
1. Thời gian: 7/4/2019
2. Địa điểm: sân H1 Trường ĐH Thương mại
3. Nhiệm vụ: Cùng nhau xem lại bài thảo luận và chỉnh sửa

IV.

Đánh giá
Các thành viên tham gia đầy đủ, nghiêm túc
Thư kí

Nhóm trưởng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN III
I.

Các thành viên tham dự

1. Đồng Thị Huyền Trang
2. Lại Thị Thu Trang
3. Lê Thị Trang
4. Nguyền Hiền Trang
5. Nguyễn Thị Thu Trang (Nhóm trưởng)
6. Nguyễn Thu Trang
7. Phạm Thị Trang ( Thư kí)
8. Phạm Thị Quỳnh Trang
9. Lê Việt Tùng
10.Nguyễn Thu Uyên

II.

Mục đích
Hoàn thành bài thảo luận

III.

Nội dung công việc
1. Thời gian: 12/4/2019
2. Địa điểm: sân H1 Trường ĐH Thương mại
3. Nhiệm vụ: Tổng kết

IV.

Đánh giá
Các thành viên đã hoàn thành công việc được giao.
Thư kí

Nhóm trưởng



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN CHỮ KÝ SỐ...............................................................2
1.1. Chữ ký số là gì ?..........................................................................................2
1.1.1. Khái niệm..............................................................................................2
1.1.2. Pháp lý của chữ ký số............................................................................2
1.2. Những ưu điểm nổi trội của chữ ký số.......................................................3
1.3. Nhược điểm của chữ kí số...........................................................................5
1.4. Các ứng dụng chữ ký số trong thương mại điện tử.....................................5
PHẦN 2: QUY TRÌNH TẠO RA CHỮ KÝ SỐ................................................7
2.1. Quy trình tạo ra chữ ký số cho Gmail trên máy tính...................................7
2.1.1. Tạo chữ ký Gmail bằng tính năng mặc định.........................................7
2.1.2. Tạo chữ ký cho Gmail bằng HTML chuyên nghiệp............................12
2.2. Quy trình tạo chữ ký số cho Gmail trên điện thoại...................................15
2.2.1. Tải gmail dành cho điện thoại.............................................................15
2.2.2. Cách tạo ảnh chữ ký viết tay :.............................................................17
PHẦN III: LIÊN HỆ CHỮ KÝ SỐ Ở VIỆT NAM.........................................21
KẾT LUẬN.........................................................................................................23


LỜI MỞ ĐẦU
Mật mã học là một trong những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực bảo mật
và an toàn thông tin. Trên thế giới, mật mã học đã được ra đời từ thời La Mã cổ
đại và ngày càng được nghiên cứu , phát triển đạt được những thành tựu to lớn.
Trong mật mã học, vấn đề bảo mật luôn đi đôi với vấn đề xác thực thông tin, đặc
biệt trong hệ thống mã hóa khóa công khai vấn đề xác thực là vô cùng quan
trọng. Để giải quyết vấn đề trên người ta đưa ra một cách giảiquyết hiệu quả, đó
là chữ ký số.

Với sự bùng nổ của mạng Internet hiện nay, mạng máy tính đang ngày
càng đóng vai trò thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của toàn xã hội, và khi
nó trở thành phương tiện điều hành các hệ thống thì nhu cầu bảo mật thông tin
được đặt lên hàng đầu. Việc sử dụng chữ ký số là một giải pháp hữu hiệu, ngày
càng được ứng dụng nhiều trong thực tế, không chỉ giới hạn trong ngành công
nghệ thông tin, chữ ký số còn được áp dụng nhiều trong những lĩnh vực khác
như ngân hàng, viễn thông….
Vì vậy để làm rõ hơn về quy trình tạo ra chữ ký số chúng tôi đi vào đề tài
nghiên cứu “Tìm hiểu quy trình tạo ra chữ ký số ở Gmail và tài liệu văn bản” để
nhằm giúp cho đọc giả tìm hiểu rõ hơn về việc tạo ra được chữ ký số trong gmail
và văn bản.

1


PHẦN 1: TỔNG QUAN CHỮ KÝ SỐ
1.1. Chữ ký số là gì ?
1.1.1. Khái niệm
Chữ ký điện tử là dạng thông tin đi kèm dữ liệu (văn bản, hình ảnh,
video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó, chữ ký ở dưới chân
email là một ví dụ về loại chữ ký này.
Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử, là một dạng chữ ký điện
tử dựa trên công nghệ mã hoá. Để sử dụng chữ ký số thì người dùng phải có một
cặp khoá gồm khoá công khai (public key) và khoá bí mật (private key). Khoá bí
mật dùng để tạo chữ ký số, khoá công khai dùng để thẩm định chữ ký số hay xác
thực người tạo ra chữ ký số đó.
Trên thực tế, có thể dùng định nghĩa về chữ ký điện tử cho chữ ký số. Tuy
nhiên vẫn có sự khác biệt giữa chữ ký số và chữ ký điện tử:
+ Một chữ ký số, thường được gọi là chữ ký điện tử tiên tiến hoặc tiêu chuẩn, rơi
vào một nhóm nhỏ của chữ ký điện tử cung cấp các mức độ bảo mật cao nhất và

chấp nhận phổ quát. Dịch vụ chữ ký số được dựa trên cơ sở hạ tầng khóa công
(PKI) công nghệ, và đảm bảo danh tính người ký và mục đích, tính toàn vẹn dữ
liệu, và không thoái thác của văn bản đã ký.Chữ ký số khó có thể được sao chép,
giả mạo hoặc thay đổi. Ngoài ra, vì chữ ký số được dựa trên công nghệ PKI tiêu
chuẩn, chúng có thể được xác nhận bởi bất cứ ai mà không cần phần mềm xác
minh độc quyền.
+ Mặt khác, một chữ ký điện tử là một định dạng độc quyền (không có tiêu
chuẩn cho chữ ký điện tử) có thể là một hình ảnh số hóa của một chữ ký viết tay,
một biểu tượng, voiceprint, vv, được sử dụng để xác định các tác giả (s) của một
tin điện tử. Một chữ ký điện tử là dễ bị sao chép và giả mạo. Trong nhiều trường
hợp, chữ ký điện tử không được ràng buộc về mặt pháp lý và sẽ yêu cầu phần
mềm độc quyền để xác nhận chữ ký điện tử.
1.1.2. Pháp lý của chữ ký số
Một số văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ
thông qua và ban hành liên quan đến chữ ký số:
2


Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày
29/11/2005 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do
pháp luật quy định.
Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 do Quốc hội thông qua ngày
29/6/2006 quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin,
các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin.
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký
số.

Thông tư số 05/2010/TT-BNV ngày 01/7/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

1.2. Những ưu điểm nổi trội của chữ ký số
Ngày nay thuật ngữ chữ ký số chắc không còn xa lạ gì với nhiều người.
Một công ty, doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động, khi kê khai thuế qua mạng
thì đều sử dụng dịch vụ chữ ký số.
Chữ ký số là một trong những hình thức chữ ký điện tử phổ dụng nhất.
Chữ ký số bao gồm một cặp mã khoá, gồm khoá bí mật và khoá công khai.
Trong đó, khoá bí mật được người gửi sử dụng để ký (hay mã hoá) một dữ liệu
điện tử, còn khoá công khai được người nhận sử dụng để mở dữ liệu điện tử đó
và xác thực danh tính người gửi.
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số, chẳng hạn như chữ ký
số của VNPT, chữ ký số BKAV , chữ ký số FPT, Viettel, CKCA, Nacecncomm,
Vina-ca...Mỗi loại chữ ký số của từng nhà cung cấp đều có những điểm mạnh
riêng của mình, Và hầu hết trong số đó đều có nhiều ưu điểm chung. Đó là:
- Khả năng xác định nguồn gốc của chữ ký số:
Vấn đề xác thực hay nhận thực là đặc biệt quan trọng để chống lại các gian
lận trong giao dịch hành chính hoặc tài chính. Chẳng hạn, một chi nhánh ngân
hàng gửi một gói tin về trung tâm dưới dạng (a,b), trong đó a là số tài khoản và b
là số tiền chuyển vào tài khoản đó. Một kẻ lừa đảo có thể gửi một số tiền nào đó
3


để lấy nội dung gói tin và truyền lại gói tin thu được nhiều lần để thu lợi. Nhưng
nếu giao dịch đó được xác thực bằng chứng thư số thì người ta nhanh chóng và
dễ dàng biết được giao dịch là hợp lệ hay gian lận.
Như đã nói hệ thống mật mã hóa khóa công khai cho phép mật mã hóa thông
tin đại diện cho văn bản với khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết.

- Tính toàn vẹn của chữ ký số:
Cả hai bên tham gia vào quá trình thông tin đều có thể tin tưởng là văn bản
không bị sửa đổi trong khi truyền vì nếu văn bản bị thay đổi thì hàm băm cũng
sẽ thay đổi và lập tức bị phát hiện. Quá trình mã hóa sẽ ẩn nội dung của gói tin
đối với bên thứ 3 nhưng không ngăn cản được việc thay đổi nội dung của nó.
Một ví dụ cho trường hợp này là tấn công đồng hình (homomorphism attack):
tiếp tục ví dụ như ở trên, một kẻ lừa đảo gửi 1.000.000 đồng vào tài khoản của a,
chặn gói tin (a,b) mà chi nhánh gửi về trung tâm rồi gửi gói tin (a,b3) thay thế để
lập tức trở thành triệu phú!Nhưng đó là vấn đề bảo mật của chi nhánh đối với
trung tâm ngân hàng không hẳn liên quan đến tính toàn vẹn của thông tin gửi từ
người gửi tới chi nhánh, bởi thông tin đã được băm và mã hóa để gửi đến đúng
đích của nó tức chi nhánh, vấn đề còn lại vấn đề bảo mật của chi nhánh tới trung
tâm của nó.
- Tính không thể phủ nhận của chữ ký số
Trong giao dịch, một bên có thể từ chối nhận một văn bản nào đó là do mình
gửi. Để ngăn ngừa khả năng này, bên nhận có thể yêu cầu bên gửi phải gửi kèm
chữ ký số với văn bản. Khi có tranh chấp, bên nhận sẽ dùng chữ ký này như một
chứng cứ để bên thứ ba giải quyết. Tuy nhiên, khóa bí mật vẫn có thể bị lộ và
tính không thể phủ nhận cũng không thể đạt được hoàn toàn.

 Lợi ích của chữ ký số:
Trong nền kinh tế hiện đại, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin được
gắn liền với việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và được coi là yếu
tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ vững, mở rộng thị trường, tăng tính cạnh
tranh, và thực hiện các thỏa thuận thương mại với các nước trong khu vực cũng
như trên thế giới. Quá trình giao dịch của các doanh nghiệp đòi hỏi một lượng
thông tin trao đổi rất lớn qua mạng, song song với yêu cầu độ an toàn và tính xác
thực cao. Chỉ có chữ ký số mới đảm bảo được sự an toàn này và nó cũng được
coi là phương tiện hữu hiệu để các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh
thông qua thương mại điện tử.


4


Việc ứng dụng chữ ký số sẽ đem lại cho doanh nghiệp, tổ chức rất nhiều
lợi ích như: tiết kiệm chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản
lý công văn, giấy tờ, thư điện tử.
Bên cạnh đó, chữ ký số giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu và là bằng
chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các doanh
nghiệp yên tâm với các giao dịch điện tử của mình trong môi trường Internet.

1.3. Nhược điểm của chữ kí số
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, chữ ký số còn một vài điểm hạn chế :
+ Sự phức tạp trong chứng minh nếu xảy ra sai sót, giả mạo. Mặc dù đây là
trường hợp ít xảy ra, nhưng cũng cần phải phòng tránh, dự liệu trước. Nếu chữ
ký số bị giả mạo, hay có vấn đề khiến cho việc xác minh người sử dụng chữ ký
đó không đảm bảo chính xác, thì việc chứng minh, hay kiểm chứng chữ ký số đó
là khá khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế không thể tránh khỏi đối
với hình thức xác nhận sử dụng công nghệ cao. Biện pháp hiệu quả nhất để khắc
phục có lẽ là cải thiện tính bảo mật, chắc chắn của chữ ký số, giảm thiểu tối đa
rủi ro đến với người sử dụng.
+ Giá thành của chữ ký số không hề rẻ. Do đó nhiều người có nhu cầu sử dụng
nhưng cũng chưa tiếp cận được với hình thức này. Để chữ ký số được sử dụng
rộng rãi, phổ biến hơn, cần có những cải thiện về vấn đề này.
+ Khi triển khai việc thực hiện kê khai thuế qua mạng vẫn gặp một số khó khăn:
Sử dụng phần mềm kê khai thuế qua mạng sẽ không cập nhập được số liệu
điều chỉnh của tờ khai sau khi hết hạn nộp báo cáo thuế;
Khả năng truy cập mạng và khai thác các phần hỗ trợ kê khai của chủ
doanh nghiệp cũng như nhân viên kế toán thuế còn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin chưa đảm bảo chất lượng đường

truyền còn bị nghẽn cục bộ, hệ thống máy tính của nhiều doanh nghiệp chưa
tương thích với phần hỗ trợ kê khai thuế của Bộ Tài Chính.

1.4. Các ứng dụng chữ ký số trong thương mại điện tử
Ứng dụng chữ ký số trong các giao dịch thư điện tử, các e-mail, để có thể
dễ dàng mua hàng trực tuyến, chuyển tiền ngân hàng, đầu tư chứng khoán trực
tuyến, thanh toán trực tuyến mà không lo sợ bị đánh cắp tiền so với việc dùngcác
tài khoản Master, Visa.
5


Ngoài ra, chữ ký số còn dùng để nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan và
thông quan trực tuyến. Chữ ký số giúp các đối tác có thể ký hợp đồng với nhau
hoàn toàn trực tuyến không cần gặp trực tiếp nhau, chỉ cần ký vào file hợp đồng
và gửi file qua e-mail.

 Lợi ích của ứng dụng chữ ký số trong thương mại điện tử
Các ứng dụng chữ ký số trong thương mại điện tử sẽ mang lại cho doanh
nghiệp, tổ chức nhiều lợi ích như: tiết kiệm được chi phí giấy tờ, thời gian luân
chuyển hoạt động quản lý công văn thư, thư điện tử. Đồng thời, còn góp phần
đẩy nhanh các giao dịch qua mạng mà vẫn đảm bảo độ an toàn và bảo mật thông
tin tuyệt đối.
Ứng dụng các công nghệ thông tin trong kinh doanh được coi là một yếu
tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ vững, tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị
trường, và thực hiện các thỏa thuận về thương mại trong khu vực và mở rộng ra
thế giới.
Tất cả quá trình này đòi hỏi lượng thông tin trao đổi không hề nhỏ qua
mạng với yêu cầu độ an toàn và tính xác thực cao. Chỉ có chữ ký số mới bảo
đảm được sự an toàn này.
Chữ ký số không những là công nghệ xác thực, đảm bảo anh ninh mà còn

an toàn cho giao dịch trên môi trường Internet. Nó giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ
liệu và cũng là bằng chứng để chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký
kết, giúp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sử dụng dịch vụ yên tâm với các
giao dịch điện tử của mình.

6


PHẦN 2: QUY TRÌNH TẠO RA CHỮ KÝ SỐ
2.1. Quy trình tạo ra chữ ký số cho Gmail trên máy tính
Có 2 cách đơn giản để tạo chữ ký cho tài khoản Gmail của bạn đó là:
2.1.1. Tạo chữ ký Gmail bằng tính năng mặc định
Bước 1: Đầu tiên truy cập vào tài khoản Gmail của mình, sau đó click
chọn vào biểu tượng bánh răng => rồi chọn Cài đặt (Settings) để bắt đầu thiết lập
con dấu.

Bước 2: Tại phần Cài đặt, click chọn Tab Chung => sau đó tích chọn ô ở
bên dưới phần Không thêm chữ ký như hình => Tiếp tục click chọn Thêm hình
ảnh.

7


Cửa sổ Thêm hình ảnh hiện ra. Tại đây có thể chèn link hình ảnh mà bản
thân muốn sử dụng vào.

Bước 3: Lên Facebook hay trang web mà bạn đã Upload ảnh => sau đó
nhấn chuột phải vào hình ảnh => chọn Sao chép địa chỉ liên kết (URL) của hình
ảnh.
Ví dụ như bên dưới sẽ là đăng ảnh/ Logo… đó lên Facebook rồi thực

hiện copy (URL). Ngoài ra thì bạn có thể upload lên trang imgur.com, Google
Plus,… hay bất kỳ trang web nào cho phép upload ảnh.

8


Bước 4: Sau đó dán URL đường Link hình ảnh vào ô trên, để được hình
ảnh con dấu tương tự như Web hoặc Facebook.

Sau đó bấm vào Chọn để đồng ý.

9


Bước 5: Sau đó bạn click vào hình ảnh và chọn kích thước hình ảnh cho
con dấu hoặc Logo, trước khi Resize thì chúng ta có thể thêm các dòng thông tin
liên hệ cá nhân hay cơ quan vào cho đầy đủ, ví dụ như:
 Họ tên:
 Tên công ty:
 Số điện thoại:
 Fax:
 Địa chỉ công ty:
 Địa chỉ nhà:
 Và một số thông tin liên hệ khác.
Ở đây là làm Demo nên chỉ ghi tên cá nhân là Lương Trung. Còn mọi người có
thể tuỳ theo từng nhu cầu khác nhau mà tạo thêm.

10



Bước 6: Sau khi Resize hình ảnh con dấu , logo và đã chỉnh sửa các đoạn
thông tin cá nhân xong thì hãy kéo xuống để click chọn Lưu thay đổi.

Như vậy là đã hoàn thành xong. Bây giờ chúng ta có thể thử ngay bằng
cách bấm SOẠN thư.
Logo/ hình ảnh và các thông tin cá nhân sẽ được tự động chèn vào cuối
mỗi thư mà bản thân sẽ gửi đi.

11


2.1.2. Tạo chữ ký cho Gmail bằng HTML chuyên nghiệp
Với cách này chúng ta sẽ tạo chữ ký cho tài khoản Gmail thông qua một
trang web khác. Cách này thì nhìn có vẻ chuyên nghiệp hơn và cũng tương đối
đơn giản.
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: ( như hình bên dưới) => Sau đó click vào CREATE YOUR FREE
EMAIL SIGNATURE

Bước 2: Nhập các thông tin mà chúng ta muốn hiển thị, như hình bên dưới
=> sau đó nhấn vào CREATE SIGNATURE.
Nhập đến đâu thì chữ ký của bạn sẽ thay đổi đến đấy, khung Preview ở bên phải
sẽ cho biết bạn đang làm gì

12


Bước 3: Tiếp theo hãy nhập đầy đủ thông tin vào và chọn Download Your
Free Signature để có thể tải về được Source code.

13



Bước 4: Tuy nhiên, nếu như là người dùng phổ thông thì không cần bước
lưu Source Code cũng được. Mà thay vào đó hãy bôi đen chữ ký => sau đó thực
hiện Copy chữ ký thôi.

Bước 5: Sau khi có chữ ký rồi thì hãy copy nó vào, rồi lưu lại là xong.
Note: Tại đây vẫn có thể sửa lại các thông tin liên hệ nếu cần.

14


Còn nếu như bạn là chủ của một website/blog nào đó thì có thể tải Source
Code của nó về để sử dụng khi cần thiết.

2.2. Quy trình tạo chữ ký số cho Gmail trên điện thoại
2.2.1. Tải gmail dành cho điện thoại
Bước 1: Truy cập vào tài khoản Gmail, click biểu tượng cài đặt ở góc trên
bên phải màn hình -->Settings (Cài đặt)

15


Bước 2: Trong Tab General (cài đặt chung), tìm đến mục Signature (Chữ
ký), đánh dấu vào ô bên dưới của ô No Signature, nhập chữ kí gmail vào khung
soạn thảo.

Bước 3: Sau khi đã tự tạo chữ ký gmail của mình nhấn vào Save
change (Lưu thay đổi) ở cuối trang để lưu lại thiết lập


Lúc này, hãy thử mở khung soạn thảo Email mới, sẽ thấy chữ ký gmail xuất hiện
ở cuối thư. Sau đó chỉ việc nhập nội dung cũng như địa chỉ Email người nhận,
phần chữ ký sẽ luôn hiển thị ở mỗi bức thư đã tạo.

16


2.2.2. Cách tạo ảnh chữ ký viết tay :
Cần phải có một chiếc bút ký, một tờ giấy trắng máy quét. Thực hiện theo
các bước sau:
- Ký tên lên tờ giấy
- Dùng máy quét scan chữ ký đó và lưu dưới dạng ảnh .png hoặc .jpg.
- Mở file ảnh chứa chữ ký và cắt sao cho ảnh nhỏ vừa đủ bao hết chữ kí số. Sau
đó lưu ảnh lại

+ Cách tạo Self-signed certificate : Vào đường dẫn C:\Program Files\Microsoft
Office\root\Office16, sau đó chạy file SELCERT.exe và nhập thông tin cho
certificate

17


+ Cách để tạo chữ ký số
Để con trỏ văn bản tại nơi muốn chèn chữ ký.
Trong tab Insert, click vào Signat ure Line phía bên phải trên thanh công cụ.
Hoặc click vào mũi tên trỏ xuống bên cạnh rồi chọn Microsoft Office
SignatureLine...
18



Điền các thông tin vào hộp Signature Setup, sau đó click OK.

Kích đúp chuột vào khu vực chữ kí hoặc chuột phải > Sign...

19


×