Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Luận văn thạc sỹ - Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng trạch, Tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.05 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-------------------------------------------------------

PHAN XUÂN TRƯỜNG

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG GIÁP

HÀ NỘI - 2013
0


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên trong luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ,
giảng viên Học viện Quản Lý Giáo dục, đã trực tiếp giảng dạy, quan tâm tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Công
Giáp, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở GD&ĐT Tỉnh Quảng Bình,
Phòng GD&ĐT Huyện Quảng Trạch, UBND Huyện Quảng Trạch, Ban Giám
đốc Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch đã cung cấp những số liệu
quý báu, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình viết luận


văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình hoàn thiện luận văn, mặc dù bản thân đã rất cố gắng,
song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo,
các bạn đồng nghiệp quan tâm góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Phan Xuân Trường


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH- HĐH

: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CBQL

: Cán bộ quản lý

ĐNGV

: Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GV


: Giáo viên

NNL

: Nguồn nhân lực

SL

: Số lượng

TB

: Trung bình

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

CNTT

Công nghệ thông tin


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học...........................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn...............................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT........................................6
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................9
1.2.1. Giáo viên, đội ngũ giáo viên.....................................................................9
1.2.2. Phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên, biện pháp phát triển đội ngũ
giáo viên...........................................................................................................10
1.3. Một số khái niệm về giáo dục trẻ khuyết tật.................................................13
1.4. Lý luận về phát triển nguồn nhân lực............................................................14
1.4.1. Khái niệm nguồn nhân lực.....................................................................14
1.4.2. Nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực...........................................15
1.4.3. Tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực......................................17
1.5. Những đặc điểm về phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật.............................................................................................................18
1.5.1. Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật nằm trong hệ thống giáo dục quốc
dân.................................................................................................................... 18
1.5.2. Đặc điểm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo
dục trẻ khuyết tật..............................................................................................20
1.6. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục trẻ khuyết
tật......................................................................................................................... 25
1.6.1. Kế hoạch hóa đội ngũ giáo viên.............................................................26

1.6.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên................................................................27
1.6.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên......................................................................30
1.6.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.....................................................31
1.6.5. Đánh giá, thẩm định đội ngũ giáo viên...................................................33


1.6.6. Các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng môi trường thu hút đội
ngũ giáo viên....................................................................................................34
1.7. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ giáo viên.....................36
1.7.1. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................36
1.7.2. Nguyên nhân khách quan.......................................................................37
Tiểu kết chương 1..................................................................................................38
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY
TRẺ KHUYẾT TẬT TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................39
2.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số của Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng
Bình..................................................................................................................... 39
2.1.1. Đặc điểm địa lý......................................................................................39
2.1.2. Dân số....................................................................................................40
2.2. Thực trạng về trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, Tỉnh
Quảng Bình..........................................................................................................40
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm giáo dục trẻ khuyết
tật Quảng Trạch................................................................................................40
2.2.2. Sứ mạng, nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu của trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật Quảng Trạch....................................................................................42
2.2.3. Điều kiện, cở sở vật chất của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
Quảng Trạch.....................................................................................................44
2.2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên trong trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
Quảng Trạch.....................................................................................................45
2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục trẻ khuyết

tật Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình......................................................................54
2.3.1. Các biện pháp đã thực hiện.....................................................................54
2.3.2. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên
trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình...................57
Tiểu kết chương 2..................................................................................................61
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TRẺ
KHUYẾT TẬT TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
QUẢNG TRẠCH...................................................................................................62
3.1. Những định hướng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch....................................................................62
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch....................................................................64


3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa...........................................................64
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.........................................................65
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.........................................................66
3.3. Các biện pháp phát triển giáo viên trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
Quảng Trạch........................................................................................................66
3.3.1. Biện pháp 1: Quán triệt chuẩn giáo viên cho toàn thể cán bộ giáo viên
......................................................................................................................... 66
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên.............67
3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của giáo viên....................................................................................72
3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn.................................77
3.3.5. Biện pháp 5: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên...........78
3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu hiện nay........................81
3.3.7. Biện pháp 7: Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng giáo viên
nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ..............................................................84

3.4. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp........................................................87
3.4.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp..............................................................87
3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
......................................................................................................................... 89
Tiểu kết chương 3..................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................95
1. Kết luận............................................................................................................ 95
2. Khuyến nghị.....................................................................................................96
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT..................................................................................96
2.2. Đối với Phòng GD&ĐT QuảngTrạch, Sở GD & ĐT Quảng Bình.............96
2.3. Đối với trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch.............................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................98


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên của trung tâm...................................46
Bảng 2.2. Số lượng và tỷ lệ GV theo độ tuổi của trung tâm...........................47
Bảng 2.3. Tỷ lệ nam, nữ của ĐNGV trung tâm...............................................49
Bảng 2.4. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ĐNGV.........................50
Bảng 2.5. Trình độ đào tạo của ĐNGV...........................................................51
Bảng 2.6. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV................................52
Bảng 2.7. Kết quả thăm dò ý kiến của giáo viên Trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật Quảng Trạch về mức độ cần thiết của nội dung bồi dưỡng giáo
viên..................................................................................................................53
Bảng 3.1. Dự báo số lượng giáo viên trong những năm tới............................70
Bảng 3.2. Dự báo trình độ giáo viên trong những năm tới..............................70
Bảng 3.3. Dự kiến quy hoạch số lượng giáo viên cử đào tạo trong những
năm tới.............................................................................................................71
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
.........................................................................................................................89

Bảng 3.5. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đề
xuất..................................................................................................................91
Bảng 3.6. Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất.............................................................................................................92
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển ĐNGV Trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch...............................................................88


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“ Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” (Tuyên ngôn nhân quyền
Mỹ năm 1976). Điều đó có nghĩa là bất kỳ già trẻ, trai, gái, bất kỳ người giàu
người nghèo, người có tật hay không có tật, đã là con người là ngay từ khi
mới sinh ra đều được hưởng quyền bình đẳng: Được chăm sóc, giáo dục, có
các quyền khác và nghĩa vụ như nhau, các nước tiến bộ trên thế giới sớm
quan tâm đến sự phát triển giáo dục cho trẻ khuyết tật. Trong bối cảnh đất
nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, qua trình toàn cầu hóa
đang diễn ra một cách nhanh chóng, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội
và thách thức trong tất cả các ngành nghề các lĩnh vực, nhận thức được công
tác giáo dục và đào tạo, nền kinh tế của Việt Nam đang bước vào đà phát
triển, và đã đưa đất nước ta bước qua nhóm các nước đang phát triển, xã hội
càng phát triển thì công tác chăm sóc giáo dục cho người khuyết tật ngày càng
được quan tâm, sự quan tâm đó được thể hiện qua các năm, nhiều cơ sở giáo
dục cho trẻ khuyết tật được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, việc làm
cho người khuyết tật, để góp phần giúp người khuyết sớm hòa nhập cộng
đồng, tự nuôi sống bản thân giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, Do

đó, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm, ưu tiên cho trẻ em - thế hệ
tương lai của đất nước. Cùng với việc xây dựng và triển khai vào cuộc sống
cộng đồng Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật giáo dục; Pháp lệnh
về người tàn tật, nước ta đã xây dựng và triển khai chương trình hành động
Quốc gia vì trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em khuyết tật được hưởng quyền lợi
chăm sóc, học tập và vui chơi như các trẻ em bình thường khác.
Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đảng và nhà nước ta định hướng phát triển nguồn nhân lực, tận dụng mọi
cơ hội để đi thẳng vào những ngành sử dụng công nghệ của nền kinh tế tri


2

thức. Sự nghiệp này đòi hỏi phải tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao, có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa
học, công nghệ.
Xác định được vị trí và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, chỉ thị
số 40CT-TƯ ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư TƯ Đảng đã chỉ rõ: “
Mục tiêu của chiến lực phát triển giáo dục và đào tạo là xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản
lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục, để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã
quan tâm xây dựng đội ngủ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ngày càng
đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ ngày càng được cao. Trong tình hình hiện nay yêu cầu về
trình độ đối với giáo viên dạy tại các trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật là phải

tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục đặc biệt trở lên. Tuy nhiên trong thực
tiễn chúng ta chưa có lực lượng giáo viên được đào tạo qua ngành giáo dục
đặc biệt đáp ứng nhu cầu của xã hội của thực tiễn đặt ra. Xã hội càng phát
triển số lượng trẻ khuyết tật ngày càng tăng thì số lượng giáo viên ngày càng
không đáp ứng được nhu cầu xã hội và chúng ta cần có biện pháp khắc phục
tạm thời.
Mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật nằm trong mục tiêu chung để đào
tạo con người trong hệ thống giáo dục quốc gia. Theo UNESCO thì mục tiêu
học tập của con người là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định
mình và học để cùng chung sống”. Để đạt được mục tiêu đó thì cần phải


3

thay đổi quan điểm giáo dục. Tức là giáo dục phải lấy học sinh làm trung tâm
và giáo dục phải xuất phát từ khả năng và nhu cầu của trẻ. Đối với trẻ khuyết
tật, mục tiêu cuối cùng và cốt lõi nhất của giáo dục đó là giúp các em có được
cuộc sống độc lập đến mức có thể, thì các em mới tự tin, tránh mặc cảm và tự
khẳng định mình trong cuộc sống. Để thực hiện những điều trên thì điều quan
trọng là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật một yếu
tố quan trọng tạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. Vì thế quan tâm
phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật là vấn đề cần thiết ở
các cở sở giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay.
Qua nghiên cứu thực tế tình hình đội ngũ giáo viên tại trung tâm giáo
dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình. Để góp phần vào việc đào
tạo hỗ trợ cho trẻ khuyết tật được tốt hơn, góp phần giúp đỡ các em hòa nhâp
cộng đồng và tự nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã
hội. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài: “ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng trạch, Tỉnh Quảng Bình”
làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo
dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, góp
phần vào việc đào tạo, hỗ trợ cho trẻ khuyết tật, đáp ứng với yêu cầu xã hội
hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên trung
tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật đáp ứng với yêu cầu mới hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên.


4

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và các biện pháp
phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch.
4.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo
dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng
giảng dạy trẻ khuyết tật hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch đã
được quan tâm phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
của trung tâm hiện nay, số lượng giáo viên còn thiếu năng lực còn chênh lệch,
các biện pháp mà nhà trường sử dụng trong các năm qua chưa phù hợp, trên
cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác phát triển đội ngũ giáo viên, có
thể đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật Quảng Trạch đáp ứng với yêu cầu giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng và tìm kiếm các biện pháp phát
triển đội ngũ giáo viên của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch.
- Đề tài chỉ đề cập đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên của trung
tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch từ năm 2007 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu
7.2.2. Phương pháp quan sát
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:


5

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo
dục trẻ khuyết tật.
Chương 2: Đánh giá thực trạng và công tác phát triển đội ngũ giáo viên
tại trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình đáp ứng với yêu cầu
hiện nay.


6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh tri thức mà nòng cốt là cuộc
cách mạng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ trở thành động lực cơ
bản của sự phát triển kinh tế xã hội, năng lực đội ngũ ngành giáo dục quyết
định chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề phát triển ĐNGV gắn liền với lịch sử phát
triển của nền giáo dục Việt Nam. Hơn năm mươi năm xây dựng và phát triển,
nền giáo dục nước ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục liên thông và
hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học đáp ứng một cách tích
cực nhu cầu nâng cao dân trí, nhu cầu nhân lực và nhân tài của xã hội. Hơn
năm mươi năm phát triển giáo dục là hơn năm mươi năm không ngừng xây
dựng và phát triển ĐNGV trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Vấn đề phát triển ĐNGV đã được Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta hết
sức quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nếu không có thầy giáo
thì không có giáo dục.... Người còn chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của nghề dạy
học... Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần
xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản...“Các thầy cô giáo có
nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc”... “các cô, các
chú đã thấy trách nhiệm to lớn của mình, đồng thời cũng thấy khả năng của
mình cần được nâng cao thêm lên mãi mới làm tròn nhiệm vụ” [11, tr.114].
Thực hiện tư tưởng của Hồ Chủ Tịch, suốt nửa thế kỷ qua, Đảng và
Nhà nước ta đã không ngừng chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng và phát triển ĐNGV, trong đó có việc nghiên cứu về ĐNGV. Theo đó,


7

nhiều công trình nghiên cứu về ĐNGV đã được triển khai dưới sự chỉ đạo của

Bộ GD & ĐT. Tiêu biểu trong các nghiên cứu đó là những công trình nghiên
cứu về mô hình nhân cách của ĐNGV các cấp học và mô hình nhân cách của
người quản lý nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nghiên cứu về ĐNGV còn được thực hiện dưới góc độ QLGD ở cấp độ
vĩ mô và vi mô. Nhiều Hội thảo khoa học về chủ đề ĐNGV dưới góc độ
QLGD theo ngành, cấp học đã được thực hiện. Có thể kể đến một số nghiên
cứu loại này của các tác giả: Đặng Quốc Bảo; Nguyễn Thanh Bình; Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Nguyễn Thành Hoàn; Trần Bá Hoành;
Nguyễn Sỹ Thư…Việc xây dựng ĐNGV cũng đã được một số công trình
nghiên cứu, đề cập. Tại Hội thảo Khoa học “Chất lượng giáo dục và vấn đề
đào tạo giáo viên” do Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức,
nhiều báo cáo tham luận của các tác giả như Trần Bá Hoành, Mai Trọng
Nhuận, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Đặng
Xuân Hải... cũng đã đề cập đến việc đào tạo ĐNGV trước nhiệm vụ mới của
giáo dục - đào tạo.
Những nhà nghiên cứu giáo dục và QLGD thực tiễn rất quan tâm vấn
đề nâng cao chất lượng ĐNGV. Trong bài viết “Chất lượng giáo viên” đăng
trên tạp chí Giáo dục tháng 11/2001, tác giả Trần Bá Hoành đã đề xuất cách
tiếp cận chất lượng GV từ các góc độ: đặc điểm lao động của người GV, sự
thay đổi chức năng của người GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu
sử dụng GV, chất lượng từng GV và chất lượng ĐNGV. Các thành tố tạo nên
chất lượng GV là phẩm chất và năng lực. Theo tác giả Trần Bá Hoành, phẩm
chất của GV biểu hiện ở thế giới quan, lòng yêu trẻ và yêu nghề; năng lực
người GV bao gồm: năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy
học, năng lực thiết kế kế hoạch, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học,


8

năng lực quan sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, năng lực giải

quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học. Ba nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng GV là: quá trình đào tạo - sử dụng - bồi dưỡng GV, hoàn cảnh,
điều kiện lao động sư phạm của GV, ý chí thói quen và năng lực tự học của
GV. Tác giả cũng đề ra ba giải pháp cho vấn đề GV: phải đổi mới công tác
đào tạo, công tác bồi dưỡng và đổi mới việc sử dụng GV [10, tr.10].
Trong bài “Nghề và Nghiệp của người giáo viên” đăng tải trong Kỷ yếu
Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ 2, tác giả Nguyễn Thị
Mỹ Lộc đã đề cập tính chất nghề nghiệp của người giáo viên. Tác giả đã nhấn
mạnh đến vấn đề “lý tưởng sư phạm”, cái tạo nên động cơ cho việc thực hành
nghề dạy học của giáo viên, thôi thúc người giáo viên sáng tạo, thúc đẩy
người giáo viên không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ. Từ đó, tác giả đề
nghị cần phải xây dựng tập thể sư phạm theo mô hình “đồng thuận” mà ở đó
giáo viên trong quan hệ với nhau có sự chia sẻ “bí quyết nhà nghề”; đồng
thời, những yêu cầu về năng lực chuyên môn của người giáo viên là nền tảng
của mô hình đào tạo giáo viên thế kỷ XXI sáng tạo và hiệu quả.
Trong thời kì đổi mới, vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV được Đảng
và Nhà nước ta coi là một trong các giải pháp cho việc phát triển giáo dụcđào tạo; để giáo dục trở thành "quốc sách hàng đầu" trong sự nghiệp đổi mới
đất nước; vừa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước vừa nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2012 - 2020 đã xác định một trong những giải pháp quan trọng để phát triển
giáo dục quốc gia. Tác giả Trần Kiều bàn về chất lượng giáo dục đã coi chất
lượng ĐNGV là yếu tố quan trọng hàng đầu và đặt ra vấn đề nâng cao chất
lượng giáo dục thì không thể không chú ý trước hết về chất lượng ĐNGV đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và tay nghề ngày càng được nâng cao.


9

1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo viên, đội ngũ giáo viên

1.2.1.1. Giáo viên
Từ điển Tiếng Việt - nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà nội 1994 định
nghĩa: Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương.
Tại điều 70 Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2005 đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo và những tiêu
chuẩn của nhà giáo:
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác:
2. Nhà giáo có những tiêu chuẩn sau:
a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
d. Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp được gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là
giảng viên.
Theo luật giáo dục sửa đổi, bổ sung đã được quốc hội thông qua ngày
25 tháng 11 năm 2009 và quy định hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2010. Trong luật đã bổ sung 5 điều mới, sửu đổi bổ sung liên quan đến 24
điều. Trong đó, sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 70: “ Nhà giáo giảng dạy ở các
cơ sở giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp trình độ
sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà
giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, trường Cao đẳng nghề gọi là
giảng viên”


10

1.2.1.2. Đội ngũ giáo viên
Trong từ điển Tiếng việt định nghĩa: “ Đội ngũ là tập hợp một số đông

người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt
động trong hệ thống và cùng chung một mục đích nhất định.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Đội ngũ là một tập thể người gắn kết
với nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh
thần và hoạt động theo một nguyên tắc”. Với các cách diễn đạt khác nhau, các
định nghĩa đều nêu rõ đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp
thành một lực lượng để cùng thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng
nghề nghiệp hoặc khác nhau về công việc nhưng cùng chung một mục đích và
hướng tới mục đích đó. Đội ngũ trong trường học bao gồm: Cán bộ quản lý
các cấp trong trường học, Nhà giáo (giáo viên, giảng viên); Nhân viên phục
vụ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Vậy đội ngũ là tập hợp gồm nhiều cá thể, hoạt động thông qua sự phân
công hợp tác lao động, có chung mục đích, lợi ích và ràng buộc với nhau bằng
trách nhiệm pháp lý. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả quan tâm
đến khái niệm “ Đội ngũ giáo viên” Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu:“
ĐNGV dạy trẻ khuyết tật là tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục
trong các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật, được tổ chức thành một lực lượng,
cùng chung một lý tưởng, mục đích nhiệm vụ, cùng thực hiện các nhiệm vụ
theo một kế hoạch thống nhất, gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất
và tinh thần và được hưởng các quyền lợi như nhau theo luật lao động, luật
giáo dục và các luật khác được nhà nước quy định.
1.2.2. Phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên, biện pháp phát triển đội ngũ
giáo viên
1.2.2.1. Phát triển
Thuật ngữ “Phát triển” theo triết học và theo từ điển Tiếng Việt là
“Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến
cao, đơn giản đến phức tạp”


11


Phát triển là quá trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao theo
đường xoáy trôn ốc, lý luận của phép duy vật biện chứng khẳng định: Mọi sự
vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà
cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật hiện tượng này đến sự vật
hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước
tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi.
Từ sự liên hệ tác động qua lại của các mặt đối lập vốn có bên trong của
các sự vật hiện tượng sẽ tạo nên sự phát triển. Hình thái, cách thức của sự
phát triển đi từ những biến đổi về số lượng đến những biến đổi chuyển hóa về
chất và ngược lại.
Xu hướng của sự phát triển là tiến lên từ từ, từ đơn giản đến phức tạp,
từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn, giữ lại
được tinh hoa của cái cũ và tạo thêm những ý tưởng mới cho các sự vật hiện
tượng. Như thế có thể tạo sự phát triển bền vững. Phát triển có thể là một quá
trình thực hiện những cũng có thể là một tiềm năng của sự vật hiện tượng.
Một số đặc trưng cơ bản của phát triển được thể hiện:
- Tất cả mọi sự vật, hiện tượng khi phát triển đều có mối liên hệ, tác
động qua lại với nhau.
- Nói đến phát triển là nói đến quá trình vận động không ngừng.
- Từ phát triển về số lượng dẫn đến phát triển về chất lượng.
- Phát triển thể hiện thông qua sự đấu tranh của các mặt đối lập.
- Phát triển có thể diễn ra bằng cách chuyển hóa hoặc sự nhảy vọt.
Như vậy, sự vật - hiện tượng - con người - xã hội biến đổi để tăng tiến
về số lượng hay chất lượng dưới tác động của bên trong hoặc bên ngoài đều
được coi là phát triển.
Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng định hướng chiến lược cho sự phát
triển của đất nước đi lên một cách bền vững gọi là phát triển vững. Đảm bảo



12

cho nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển bền vững được chỉ đạo bằng tư duy
lý luận trên cơ sở có sự phát triển bền vững của môi trường. Trong đó phát
triển bền vững giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự
phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội.
1.2.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên
Phát triển ĐNGV là làm cho ĐNGV có những con người có năng lực
và phẩm chất mới cao hơn, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Sự phát
triển ĐNGV chủ yếu thể hiện ở các mặt: Phát triển về phẩm chất chính trị,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của giáo viên,
đảm bảo đầy đủ về số lượng giáo viên trong đội ngũ và đội ngũ có cơ cấu phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật, giúp các em
hoà nhập cộng đồng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã
dẫn tới xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, vì vậy đòi hỏi phải có sự thay đổi
trong mọi lĩnh vực. Với ngành giáo dục thì đổi mới và phát triển ĐNGV luôn
là một vấn đề cần quan tâm vì nó đóng góp trực tiếp cho phát triển giáo dục.
1.2.2.3. Biện pháp phát triển triển đội ngũ giáo viên
Trước hết, cần phải hiểu biện pháp là gì ? Đó chính là cách làm, cách
giải quyết một vấn đề nào đó một cách cụ thể, trong giáo dục biện pháp
thường quan niệm là yếu tố hợp thành các phương pháp, phụ thuộc vào
phương pháp, nhưng trong tình huống sư phạm cụ thể phương pháp là biện
pháp có thể chuyển hoá lẫn nhau. Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở
tính kế thừa, tính phù hợp, tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả.
Phát triển ĐNGV được thực hiện thông qua các biện pháp của các nhà
quản lý đối với ĐNGV sao cho sự tác động đó tạo ra sự thay đổi ĐNGV theo
hướng đảm bảo về số lượng, cần đối về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp
ứng yêu cầu giáo dục trẻ khuyết tật trong tình hình hiện nay.



13

1.3. Mt s khỏi nim v giỏo dc tr khuyt tt
Khoa hc giỏo dc tr khuyt tt cú mt h thng cỏc khỏi nim, thut
ng c s dng, mt s cỏc khỏi nim, thut ng c bn cú th k n l:
Tr khuyt tt l tr cú khim khuyt v cu trỳc, sai lch v chc nng c th
dn n gp khú khn nht nh trong hot ng cỏ nhõn, hot ng xó hi v
hc tp theo chng trỡnh giỏo dc ph thụng. Cỏc nhúm khuyt tt chớnh
gm: Khim thớnh, khim th, khú khn v hc, khuyt tt vn ng, khú khn
v ngụn ng núi, a tt v khuyt tt khỏc.
Giỏo dc chuyờn bit l giỏo dc tr cú cựng nhúm khuyt tt vo c
s giỏo dc riờng.
Giỏo dc ho nhp tr khuyt tt l giỏo dc tr khuyt tt trong mụi
trng giỏo dc mm non ph thụng theo chng trỡnh chung c iu
chnh, bo m iu kin cn thit phỏt trin n mc cao nht kh nng
ca tr.
Trng ho nhp tr khuyt tt l c s giỏo dc bo m s bỡnh
ng v c hi phỏt trin trong hc tp, sinh hot gia tr bỡnh thng v tr
khuyt tt.
K hoch giỏo dc cỏ nhõn l vn bn xỏc nh mc tiờu, ni dung,
cỏch thc tin hnh chm súc, giỏo dc mt tr khuyt tt; l cn c ỏnh
giỏ kt qu giỏo dc tr khuyt tt.
Trung tõm h tr giỏo dc ho nhp tr khuyt tt l n v s nghip
hot ng vi mc ớch chuyn giao kin thc, k nng chm súc, giỏo dc
tr khuyt tt ti nh trng, cng ng, gia ỡnh v cỏ nhõn cú liờn quan n
tr khuyt tt.
Cơ cấu, tổ chức hoạt động: Trung tâm hỗ trợ giáo dục
hoà nhập trẻ khuyết tật có Giám đốc và các phó giám đốc
giúp việc, có các phòng chuyên môn theo từng lĩnh vực: can



14

thiệp sớm, giáo dục, phục hồi chức năng, phát triển cộng
đồng và hớng nghiệp - dạy nghề; Mỗi lĩnh vực có các chuyên
môn sâu: khiếm thính, khiếm thị, chậm phát triển, ngôn
ngữ, vận động,... và bộ phận hành chính.
Tuỳ theo đặc điểm địa lí, kinh tế - xã hội của địa
phơng, mỗi tỉnh, thành có thể có Trung tâm hỗ trợ giáo dục
hoà nhập trẻ khuyết tật nhiều chuyên sâu hoặc một chuyên
sâu (khiếm thính, khiếm thị, chậm phát triển, ngôn ngữ,
vận động,...); một hoặc nhiều Trung tâm cấp tỉnh, thành
phụ trách vùng (một vài huyện) do Sở Giáo dục - Đào tạo trực
tiếp quản lí; Trung tâm cấp quận, huyện do Phòng Giáo dục
quản lí.
Can thip sm l cụng tỏc hng dn phỏt hin, trin khai chm súc,
giỏo dc v phc hi chc nng cho tr khuyt tt t 0 - 6 tui.
Phc hi chc nng l s phc hi mt phn hay ton b cu trỳc hoc
chc nng c th do hu qu khim khuyt gõy nờn.
Phc hi chc nng da vo cng ng l dch v chm súc, h tr v
phc hi chc nng cho tr khuyt tt v gia ỡnh tr ti cng ng. [ 33, tr.7]
1.4. Lý lun v phỏt trin ngun nhõn lc
1.4.1. Khỏi nim ngun nhõn lc
Khi nghiờn cu v qun lý nhõn s trong giỏo dc, tỏc gi Nguyn Th
M Lc cho rng: Ngun nhõn lc l tng th cỏc tim nng lao ng ca
mt nc hay mt a phng, tc l ngun lao ng cú k nng c chun
b sn sng tham gia mt cụng vic no ú trong c cu lao ng ca xó hi
Khi nghiờn cu v phỏt trin ngun nhõn lc v cỏc ch s phỏt trin
con ngi, tỏc gi ng Quc Bo ó khng nh: Khỏi nim ngun nhõn

lc ra i vo thp niờn 80, mun hn mt chỳt so vi khỏi nim vn


15

người”. Khái niệm “ vốn người” thể hiện ở “ nhân cách - sức lao động: Trong
mỗi con người, nhấn mạnh đến giá trị kinh tế mang lại lợi lích từ nhân tố con
người, việc quản lý nhân tố này phải nhìn và tương quan với vốn vật chất,
định lượng được hiệu quả và đem lại lợi ích đích thực. Khái niệm “nguồn
nhân lực” nhấn mạnh sự cần thiết đáp ứng nhu cầu toàn diện của con người,
nuôi dưỡng nhân tố này trở thành động lực chủ yếu cho quá trình phát triển
[3, tr.8].
Nguồn nhân lực được xác định là nguồn tiềm năng và vô tận của mỗi
quốc gia. Bên cạnh các nguồn tài lực, vật lực thì nguồn nhân lực, đặc biết
nguồn nhân lực có hiểu biết, có trình độ cao sẽ càng ngày trở thành nguồn
nhân lực quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược trong xã hội ngày nay, thậm
chí trong thế kỷ sau.
Tóm lại, việc làm rõ bản chất và vai trò bổ sung tương hỗ khái niệm
nguồn nhân lực và vốn người, là cơ sở cho các nhà quản lý nhận thức và đưa
ra các biện pháp đúng đắn để việc quản lý nhân tố con người nhằm đạt được
sự hài hoà giữa hai khía cạnh: Con người vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của
sự phát triển.
1.4.2. Nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực
Theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhận lực,
nguồn nhân lực có thể được hiểu theo hai cấp độ:
1.4.2.1. Cấp độ vĩ mô
Được xem xét ở 3 góc độ kinh tế, giáo dục và chính trị - xã hội
- Dưới góc độ kinh tế: Quản lý phát triển nguồn nhân lực tập trung vào
công tác quy hoạch cơ cấu lao động, cơ cấu nhân lực trong tương quan với cơ
cấu kinh tế.

- Dưới góc độ giáo dục: Tập trung vào công tác giáo dục, đào tạo và
bồi dưỡng


16

- Dưới góc độ chính trị - xã hội: Tập trung vào việc đưa ra các chính
sách đảm bảo quyền tự do dân chủ, sự an ninh đối với đời sống của con
người, giữ gìn môi trường sống tự nhiên trong lành, đảm bảo bình đẳng giới,
bình đẳng dân tộc…[ 3, tr.7]
Để khẳng định vai trò của nguồn nhân lực, vai trò của GD - ĐT trong
công tác phát triển nguồn nhân lực, Nghị quyết đại hội Đảng cộng sản Việt
nam lần thứ VIII đã nêu rõ:: “ Nguồn nhân lực con người là vốn quý báu nhất,
có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn
vật chất còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay
nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo và phát huy bởi một nền
giáo dục tiên tiến gắn liền với nền khoa học công nghệ hiện đại”. Thực tế cho
thấy ở Việt nam, “ Nguồn nhân lực” được đánh giá là có tiềm năng phát triển,
nhưng nguồn lực này chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh
tế khu vực và toàn cầu. Vì vậy, nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam
lần thứ IX đã nhấn mạnh: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những
động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là
điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực người yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế và bền vững”.
1.4.2.2. Cấp độ vi mô
Với bất kỳ tổ chức cơ quan hay một nhà trường nào, quản lý phát triển
nguồn nhân lực được thực hiện thông qua các khâu:
-

Kế hoạch hoá nguồn nhân lực (quy hoạch)


-

Tuyển mộ

-

Chọn lựa

-

Xã hội hoá/định hướng

-

Huấn luyện và phát triển

-

Thẩm định kết quả hoạt động


17

-

Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp sa thải

Trong quản lý nguồn nhân lực, để khai thác tối đa tiềm năng con người
trong mỗi tổ chức và tạo ra lợi thế cạnh tranh cần tập trung vào ba khía cạnh:

-

Thiết kế cơ cấu, sắp xếp và tổ chức công việc: Nhà quản lý phải

làm cho cấu trúc tổ chức của mình thật êm, tăng cường sự uỷ quyền của các
thành viên trong tổ chức và khai thác hiệu quả “ chiến lược phát lộ”.
-

Quản lý văn hoá tổ chức: Người quản lý phải định hướng khuyến

khích người lao động thông qua các tác động của niềm tin, giá trị và chuẩn
mực hành vi, Ngoài ra, việc tuyển chọn, bố trí, đánh giá, phát triển và thưởng
phạt có thể tạo ra sự cam kết bền vững với mục tiêu của tổ chức.
-

Về chính sách và kỹ thuật quản lý yếu tố con người: Luôn theo

hướng tạo ra sự khuyến khích đủ mạnh để người lao động làm việc, dâng hết
sức lực của bản thân cho tổ chức. Đó là sự tiến bộ về chất của quản lý nguồn
nhân lực so với cách tiếp cận quản lý nhân sự trước đây.
1.4.3. Tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực
Từ những phân tích trên, cho thấy vấn đề quản lý phát triển nguồn nhân
lực cho dù ở cấp độ vĩ mô hay tổ chức chỉ thị thực sự hiệu quả khi chúng ta có
những chính sách, tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực một cách
đúng đắn, có thể coi đây là kim chỉ nam cho quản lý nguồn nhân lực, các tư
tưởng chỉ đạo bao gồm:
1. Lấy phát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm
Con người là “ nguyên khí của mỗi quốc gia” con người cần được “
quản lý, chăm sóc và phát triển từ thai nhi, tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi
lao động và cả thời kỳ sau lao động”. Phát triển con người không chỉ nhấn

mạnh đến phát triển thể lực, phát triển trí lực, mà nhấn mạnh phát triển toàn
diện con người “ thể lực, trí lực tâm lực, thái độ lao động [3,tr.6]. Theo


18

khuyến cáo của UNDP, bộ ba nhân tố: Giáo dục - kinh tế - y tế, có vai trò chủ
yếu trong việc nâng cao năng lực con người, sự đóng góp của con người vào
quá trình phát triển, trong đó giáo dục được coi là nhân tố quyết định vì sản
phẩm của giáo dục chính là những con người có tri thức, có phẩm chất và kỹ
năng sống, có năng lực làm việc…
2. Mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động
của mình
3. Nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động là lấy lợi ích người lao
động. Lợi ích đó phải hài hoà với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
4. Tiến hành giao lưu đồng thuận trong môi trường dân chủ được đảm
bảo thuận lợi.
5. Có chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng con người lao
động, đảm bảo hiệu quả công việc.
6. Bám sát thị trường lao động. Đó là mấu chốt để xây dựng chính
sách phát triển GD - ĐT đúng đắn.
7. Chính sách sử dụng nguồn nhân lực như tuyển dụng, tuyển chọn,
chính sách lao động, phân công lao động, phân bố nhân lực, chính sách cán
bộ, tiền lương, khen thưởng…phải đồng bộ.
8. Luôn tạo ra động lực nhằm kích thích người tham gia lao động,
động viên họ tích cực, năng động, có thiện chí để sáng tạo
1.5. Những đặc điểm về phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục
trẻ khuyết tật.
1.5.1. Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật nằm trong hệ thống giáo dục quốc
dân.

Để nghiên cứu sâu về phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục
trẻ khuyết tật trong hệ thống giáo dục quốc dân, trước hết luận văn xin đề cập


×