Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 147 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
--------

DƯƠNG THỊ MAI

LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 – 2017

i


Ninh Bình, 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
--------

DƯƠNG THỊ MAI

LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 - 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Vũ Thị Diệu Thúy

ii


Ninh Bình, 2017
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn: Th.s Vũ Thị Diệu Thúy - người thầy đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo
tôi không chỉ về mặt kiến thức mà còn về phương pháp nghiên cứu khoa học
trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và triển khai đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại học Hoa Lư, đặc
biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm Non đã nhiệt tình giảng dạy
cho chúng tôi nhiều kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và các cô giáo
cùng các cháu trường mầm non Ninh Tiến – thành phố Ninh Bình – tỉnh Ninh
Bình, trường mầm non Khánh Thịnh- Huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình đã tạo
điều kiện giúp đỡ em tiến hành nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong hội đồng đã
chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của khóa luận. Do thời gian hạn hẹp nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh
hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ninh Bình, ngày tháng 5 năm 2017
Người thực hiện
DƯƠNG THỊ MAI

iii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTV

: Biểu tượng thực vật

ĐC

: Đối chứng

TN
GDMN
GV

: Thực nghiệm
: Giáo dục mầm non
: Giáo viên

TPVH
GVMN
LQVTPVH

: Tác phẩm văn học

: Giáo viên mầm non
: Làm quen với tác phẩm văn học

NXB
TV

: Nhà xuất bản
: Thực vật

TTN

: Trước thực nghiệm

STN

: Sau thực nghiệm

MĐG
MĐK

: Mức độ giỏi
: Mức độ khá

MĐTB

: Mức độ trung bình

MĐY

: Mức độ yếu


TBC

: Trung bình chung

TGTV

: Thế giới thực vật

CÁC KÝ TỰ TRONG KHÓA LUẬN

iv


: Điểm trung bình

X
X

1

: Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm

X

2

: Điểm trung bình của nhóm đối chứng

n


: Số trẻ của nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng

δ

: Độ lệch chuẩn

δ1

: Độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm

δ2

: Độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng

T

: Giá trị kiểm định kết quả trẻ đạt được STN tác động



: Giá trị kiểm định trong bảng T – Student với α = 0.05

v


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Mức độ cần thiết của việc tổ chức hoạt động làm quen với TPVHError:
Reference source not found
Bảng 2.2 Yêu cầu khi sử dụng TPVH nhằm phát triển BTTV.....Error: Reference
source not found


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (LQVTPVH) là một trong những
hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Các tác
phẩm văn học (TPVH) là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo.
Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Trẻ được
làm quen với vạn vật với thiên nhiên đầy bí ẩn, diệu kỳ. Trẻ được làm quen với
những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, được thể hiện tính cách, sắc thái, cử chỉ,
điệu bộ, giọng của các nhân vật mà mình được sắm vai. Từ đó trẻ biết khen, chê,
biết đúng, sai, thiện, ác, để trẻ có thể tích lũy được kinh nghiệm sống cho mình.
Giáo viên (GV) có thể sử dụng TPVH vào nhiều hoạt động khác nhau để kích
thích hứng thú, củng cố bài học, cũng như cung cấp kiến thức và giáo dục trẻ
một cách nhẹ nhàng sâu sắc. Tuy nhiên khi sử dụng TPVH vào các hoạt động
đòi hỏi người GV phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm
hay, phù hợp với lứa tuổi, với nội dung bài dạy, phải có ý nghĩa giáo dục trẻ góp
phần giáo dục trẻ một cách toàn diện về các mặt đạo đức, tình cảm xã hội, khiếu
thẩm mĩ đặc biệt là khơi dậy ở trẻ sự tò mò, ham hiểu biết, hứng thú trong hoạt
động LQVTPVH nhằm nhận biết TV một cách triệt để nhất.
Trẻ em sinh ra đã có tính tò mò, ham hiểu biết, trẻ 5 -6 tuổi lại càng thích
tìm tòi khám phá những sự vật, hiện tượng xung quanh bản thân trẻ do phạm vi
hoạt động của trẻ được mở rộng, đối với trẻ cái gì cũng mới, cái gì cũng lạ chính
điều đó đã thôi thúc trẻ tích cực hoạt động. Mặt khác, ở giai đoạn 5 – 6 tuổi trẻ
đã có sự phát triển nhất định về trí tuệ, ngôn ngữ, tư duy….góp phần hình thành

và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ
Đối tượng nhận thức của trẻ 5-6 tuổi rất phong phú, đa dạng, nhưng
TGTV luôn là một trong những chủ đề được trẻ yêu thích và có nhu cầu khám
phá cao. Việc cho trẻ nhận biết TGTV là để thỏa mãn nhu cầu nhận thức , tiếp
tục củng cố, làm chính xác, khái quát hóa và mở rộng biểu tượng của trẻ về TV,
đặc điểm cấu tạo, sự phong phú đa dạng trong quá trình phát triển, nhu cầu mối
quan hệ của TV với môi trường sống, với con người tạo điều kiện thuận lợi cho
1


việc giáo dục ở trẻ lòng yêu mến, yêu quý, bảo vệ, chăm sóc và thực hiện được
một số kỹ năng chăm sóc TV.
Việc cho trẻ 5- 6 tuổi nhận biết TGTV có thể được tiến hành dưới nhiều
hình thức khác nhau: lồng ghép trong các hoạt động học tập, thông qua hoạt
động vui chơi, hoạt động ngoài trời... Sử dụng TPVH nhằm nhận biết TV là một
trong những biện pháp hữu hiệu. Thông qua những hình tượng, hoạt động những
sự kiện, đặc điểm… trong TPVH giúp trẻ khắc sâu được những biểu tượng,
những khái niệm, những đặc điểm đặc trưng, các mối quan hệ, củng cố và mở
rộng vốn tri thức một cách tinh tế, nhẹ nhàng, hấp dẫn mà hiệu quả hơn đồng
thời góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc giúp tư duy trừu tượng của trẻ 5-6
tuổi nhanh chóng hình thành và phát triển.
Trong thực tế, GV chưa chú ý tới việc đầu tư nghiên cứu các biện pháp và
các hoạt động nhằm nhận biết TV cho trẻ. GV đã sử dụng TPVH nhằm phát
triển BTTV cho trẻ mầm non nhưng chưa quan tâm tới việc lựa chọn nội dung
tác phẩm như thế nào cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, cũng như nội dung
khoa học cần cung cấp cho trẻ dẫn đến việc nhận thức của trẻ về TGTV còn
kém. Việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động LQVTPVH phù hợp giúp trẻ nâng cao
nhận thức trong việc nhận biết TGTV cũng chưa được chú trọng.
Từ những lý do trên, đề tài “Lập kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học nhằm phát triển biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi” được lựa

chọn và nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động
LQVTPVH nhằm phát triển biểu tượng TV của trẻ 5- 6 tuổi và khả năng phát
triển biểu tượng TV của trẻ từ đó lập kế hoạch tổ chức hoạt động LQVTPVH
nhằm giúp trẻ phát triển biểu tượng thực vật.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức cho trẻ 5 -6 tuổi LQVTPVH nhằm phát triển biểu tượng
thực vật.
2


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi LQVTPVH nhằm phát
triển biểu tượng thực vật.
4. Giả thuyết khoa học
Việc tổ chức hoạt động LQVTPVH có tích hợp nội dung cho trẻ khám
phá khoa học ảnh hưởng nhất định đến chất lượng phát triển biểu tượng TV của
trẻ 5 - 6 tuổi. Nếu GV khai thác và sử dụng các thông tin về thực vật trong
TPVH khi tổ chức hoạt động cho trẻ LQVTPVH phù hợp với khả năng nhu cầu,
nhận thức và hứng thú của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển biểu tượng thực vật một cách
hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lập kế hoạch cho trẻ 5 - 6 tuổi
LQVTPVH nhằm phát triển biểu tượng thực vật.
- Điều tra thực trạng việc lập kế hoạch cho trẻ 5 -6 tuổi LQVTPVH nhằm
phát triển biểu tượng thực vật.
- Lập kế hoạch cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVTPVH nhằm phát triển biểu tượng
thực vật.

- Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi
của các kế hoạch đã xây dựng.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Lập kế hoạch cho trẻ 5-6 tuổi LQVTPVH theo loại tiết 1 : kể chuyện cho
trẻ nghe, cho trẻ làm quen với thơ.
- 50 trẻ 5 – 6 tuổi trẻ trường mầm non (MN) Khánh Thịnh, xã Khánh
Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- 10 GV đã và đang giảng dạy lớp 5 -6 tuổi trường MN Khánh Thịnh và
10 GV trường MN Ninh Tiến.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài.
3


- Các phương pháp phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề
nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra Anket
Dùng phiếu điều tra nhằm đánh giá hiểu biết, thái độ, các biện pháp sử
dụng TPVH nhằm phát triển biểu tượng thực vật cho trẻ 5 -6 tuổi của GVMN.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi LQVTPVH,
công tác chủ nhiệm ngày ở lớp 5-6 tuổi của GVMN.
* Phương pháp quan sát.
- Quan sát việc thực hiện hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi LQVTPVH.
- Quan sát biểu hiện mức độ phát triển BTTV của trẻ 5 – 6 tuổi.
* Phương pháp đàm thoại.
Trao đổi với GVMN về những vấn đề có liên quan đến việc tích hợp phát

triển biểu tượng TV thông qua hoạt động LQVTPVH, các biện pháp sử dụng
TPVH nhằm phát triển biểu tượng thực vật cho trẻ 5-6 tuổi.
Trò chuyện với trẻ 5-6 tuổi để đánh giá mức độ phát triển về BTTV.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tổng kết những kinh nghiệm của GVMN về sử dụng TPVH nhằm phát
triển biểu tượng thực vật cho trẻ 5-6 tuổi.
* Phương pháp thực nghiệm.
Thực nghiệm để kiểm nghiệm và đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của
các kế hoạch tổ chức hoạt động LQVTPVH nhằm phát triển biểu tượng thực vật
cho trẻ 5-6 tuổi mà đề tài đã xây dựng.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu đã điều tra được.
8. Cấu trúc của khóa luận
Mở đầu
Nội dung

4


Chương 1: Cơ sở lý luận của việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học nhằm phát triển biểu tượng thực vật cho trẻ 5-6 tuổi.
Chương 2 : Thực trạng việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học nhằm phát triển biểu tượng thực vật cho trẻ 5-6 tuổi.
Chương 3 : Lập kế hoạch và thực nghiệm kế hoạch tổ chức hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học nhằm phát triển biểu tượng thực vật cho trẻ 5-6 tuổi.
Kết luận

5



NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1. Lý luận của việc phát triển biểu tượng thực vật cho trẻ 5 -6 tuổi
1.1.1 Khái niệm
- Thực vật
Thực vật là những sinh vật (bao gồm cả tảo đơn bào) có khả năng chuyển
hoá chất vô cơ thành chất hữu cơ. TV là một phần quan trọng của môi trường tự
nhiên hữu sinh, nó là cơ thể sống có khả năng dinh dưỡng, hô hấp, sinh sản, phát
triển. Để thực hiện chức năng sống, các loại TV có các cơ quan tương ứng như
rễ, thân, cành, lá, hoa, quả. Các bộ phận này của các loại TV sẽ khác nhau về
kích thước, màu sắc, hình dạng, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện sống; vào sự
chăm sóc, bảo vệ của con người; có sự thay đổi trong quá trình phát triển… Chất
diệp lục của thực vật, với chức năng quang hợp, chuyển hóa năng lượng mặt trời
thành năng lượng hóa học, trở thành nguồn năng lượng cho hầu hết mọi sinh vật
trên trái đất. Nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
con người nói chung và trẻ em nói riêng. Nó tác động trực tiếp tới đời sống con
người: Thực vật không những là chiếc máy điều hòa không khí mà còn là nguồn
thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của con người, là vật trang trí làm
cho cuộc sống luôn tươi đẹp, nó giúp cân bằng hệ sinh thái trong môi trường
sống của con người, là nguồn gen quý hiếm… Chính sự tác động đó đã làm cho
đứa trẻ mong muốn tìm hiểu và khám phá về thực vật để trả lời cho những câu
hỏi“tại sao?”, “ như thế nào?”…
- Biểu tượng
Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê CB):“Biểu tượng là hình ảnh tượng
trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn
giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”.[13]
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới
xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước

6


đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ
sở những hình ảnh đã có từ trước.
- Biểu tượng thực vật
Biểu tượng thực vật là tất cả những hình ảnh của thực vật được giữ lại trong trí
nhớ của con người khi chúng không còn đang trực tiếp tác động vào giác quan của trẻ.
Nó là quá trình phân tích, tổng hợp và khái quát hình tượng của thực vật do tri giác tạo
ra giúp trẻ nắm được thông tin về: tên gọi, màu sắc, đặc điểm, cấu tạo của thực vật, biết
mối quan hệ của thực vật với động vật và con người....qua đó, giúp trẻ ghi nhớ thông tin
một cách chính xác, phong phú và logic.
1.1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi về thực vật
Trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhằm tích
lũy những kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội cho bản thân để hình thành và phát
triển nhân cách. Một trong những đặc điểm của trẻ mầm non là: ham hiểu biết,
thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ thông qua các hoạt động của bản thân
để tự khẳng định mình. Tính ham hiểu biết của trẻ thể hiện ở mong muốn biết
cái mới, làm rõ cái chưa hiểu về đặc điểm, cấu tạo phù hợp với chức năng, muốn
đi sâu vào bản chất, tìm ra mối liên hệ giữa TV với TV, giữa TV với môi trường
bằng những câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? ... Trong quá trình khám phá, tìm tòi
trẻ luôn vận dụng tối đa khả năng, giác quan của mình để làm giàu vốn kinh
nghiệm về thế giới xung quanh mình. Ví dụ: Trẻ thường nhìn thấy cây có rất
nhiều lá trên cành. Khi mùa đông đến nhìn thấy cây trụi lá thì trẻ sẽ thắc mắc
bằng cách đặt các câu hỏi như: Tại sao trên cây lại không có lá ?, Tại sao lá cây
lại biến thành màu đỏ ?, Có bao nhiêu cây như vậy ?...Vì thế, GV cần nắm rõ
đặc điểm nhận thức của 5 – 6 tuổi để có thể giúp trẻ phát triển BTTV một cách
dễ dàng nhất, tự nhiên nhất và tốt nhất.
Do khả năng tập trung chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi lâu hơn, bền vững hơn, ghi
nhớ của trẻ có chủ định hơn nên khả năng phát triển BTTV cũng tốt hơn làm cho

khối lượng tri thức về thế giới TV của trẻ ngày càng phong phú, đa dạng.[13;
46]. Đây là cơ sở để trẻ tiếp tục củng cố, làm chính xác hóa, khái quát hóa và
mở rộng biểu tượng của trẻ về TV; đặc điểm cấu tạo, sự phong phú đa dạng, quá
7


trình phát triển, nhu cầu, mối quan hệ của TV với môi trường sống vầ con người.
Ở lứa tuổi này, tư duy trực quan hình tượng của trẻ đang thay thế dần tư duy trực
quan hành động. Vì vậy các kỹ năng của trẻ cũng được phát triển theo như: kỹ
năng so sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 hay nhiều đối tượng; kỹ năng
phân loại TV theo một hoặc nhiều dấu hiệu và đặt tên cho nó. Ý thức của trẻ
cũng đạt được bước tiến mới nhờ sự phát triển tình cảm và vốn hiểu biết của trẻ
ngày càng tăng nên trẻ dần biết được trách nhiệm của mình, có ý thức trong việc
chăm sóc, bảo vệ TV.
Tóm lại, phát triển BTTV cho trẻ 5 – 6 tuổi là một hoạt động rất quan
trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Vì vậy, nếu giáo viên có các biện pháp giáo
dục tích cực, phù hợp sẽ giúp trẻ củng cố nhận thức và khả năng phát triển
BTTV một cách linh hoạt bền vững.[32;9]
1.1.3. Nội dung cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với TGTV
Thực vật là một cơ thể sống, nó có khả năng dinh dưỡng, hô hấp, sinh sản
và phát triển. Để thực hiện chức năng sống, các loại TV có các cơ quan tương
ứng như: rễ, thân, lá, hoa, quả. Các bộ phận này của các loại TV sẽ khác nhau về
kích thước, hình dang, màu sắc và phần lớn nó phụ thuộc vào điều kiện sống.
Tất cả các bộ phận của TV cũng thay đổi trong quá trình phát triển và phụ thuộc
vào sự chăm sóc, bảo vệ của con người [13; 70]
Nội dung cho trẻ 5-6 tuổi phát triển BTTV [7]
a) Cây
- Tên gọi.
- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước…
- Cấu tạo: rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, hạt.

- Nơi sống.
- Biết cấu tạo của cây phù hợp với môi trường sống (sự khác biệt của một
số loại cây, lá... giữa ban ngày và ban đêm, với các mùa trong năm); sự phù hợp
giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận.
- Điều kiện sống: đất, nước, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, sự chăm sóc
của con người...
8


- Tác dụng của cây xanh.
- Cách chăm sóc, bảo vệ.
- Biết các loại thân cây: đứng/leo/bò; nhận biết các loại lá theo màu sắc,
hình dạng, kích thước, cấu tạo, trạng thái (non/ già, tươi/khô...)
- Sự sinh trưởng và phát triển: mọc từ hạt, lá, thân, cành, quả, củ.
- Biết khả năng thích nghi của 1 số cây với nơi sống, điều kiện sống.
- So sánh các cặp/nhóm cây.
- Phân nhóm theo cấu tạo, nơi sống, sinh sản, tác dụng...
- Giáo dục trẻ ý thức/cách thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cây trồng và
môi trường sống của cây xanh.
b) Rễ
- Tên gọi: rễ cọc, rễ chùm.
- Đặc điểm: rễ cọc (gồm 1 rễ cái to, khỏe, xung quanh là rễ bên...), rễ
chùm (gồm các rễ phụ và rễ bên...).....
- Cấu tạo: gồm các miền: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng,
miền chóp rễ, lông hút.
- Biết một số loại rễ biến dạng: rễ củ ( một đoạn rễ chính phình to ra tạo
thành củ): sắn dây, khoai lang...; rễ giác mút ( đâm sâu vào cây khác để hút chất
dinh dưỡng): cây tầm gửi, dây tơ hồng...; rễ thở (giúp cây hô hấp trong không
khí): cây bần, cây bụt mọc...; rễ móc (bám vào trụ giúp cây leo lên): cây hồ tiêu,
cây trầu không...

- Chức năng của rễ: hô hấp, hút nước và muối khoáng hòa tan, giúp cây
đứng thẳng được trên đất....
- So sánh/ phân loại các loại rễ.
- Giáo dục trẻ khi trồng cây tránh làm đứt rễ.
c) Thân, cành
- Tên gọi
- Đặc điểm: Màu sắc, kích thước, độ rắn/mềm...
- Các loại thân cây: thân gỗ, thân thảo, thân bầu bí, thân dây leo, bò, quấn...

9


- Phân loại thân: thân gỗ (phần thân cơ thể thực vật chứa nhiều yếu tố gỗ,
thân thường cứng rắn), thân thảo ( thân mềm, yếu..), thân bầu bí (thân cây không
bao giờ đứng được, bò trên mặt đất..), thân dây leo, bò, quấn ( thân cây bò lan
trên mặt đất hoặc bò, nương tựa, níu, quấn vào thân cây khác...
- Cấu tạo phù hợp với môi trường sống: cây thân gỗ cứng rắn đảm nhiệm
tốt chức năng nâng đỡ cơ thể, giúp cây đứng thẳng, cây thân thảo mềm, yếu,
chịu tác động của các lực cơ học thấp giúp cây tự leo vào giá thể hoặc các thân
cây lớn bên cạnh để phát triển, ....
- Sự biến dạng của thân cây: thân ngầm ( dong, giềng..), thân củ ( khoai
tây, su hào, khoai môn...), thân mọng nước (xương rồng), thân rễ ( gừng, nghệ,
cỏ tranh...), cành hình lá ( cây quỳnh, càng cua..), gai ( chanh, bưởi...)...
d) Lá
- Tên gọi
- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước…
- Cấu tạo: cuống lá, gân lá, phiến lá. Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi là bụng,
mặt dưới gọi là lưng. Biết cấu tạo phù hợp với chức năng của lá. Biết cấu tạo của lá
phù hợp với môi trường sống (nhiều nước/ít nước; ban ngày/ban đêm...).
- Biết một số loại lá biến dạng: lá gai (xương rồng...), lá bắt mồi (nắp ấm,

bẫy côn trùng...), lá móc (mướp, bầu...).
- Nơi mọc: thân, cành...
- Tác dụng: với cây: là bộ phận giúp cây thở, thoát hơi nước, tạo chất dinh
dưỡng từ ánh sáng mặt trời, bảo vệ cây, nâng đỡ, sinh sản, bẫy thức ăn...; với
con người: thuốc, thức ăn, cảnh đẹp, điều hòa không khí...; với động vật: thức
ăn, nơi ở; với môi trường: ổn định khí hậu, giảm thiên tai...
- Sự phát triển: chồi, lá non, lá già. Quá trình phát triển diễn ra theo trình
tự, có tính chu kỳ, không đảo ngược trong thời gian...
- So sánh các cặp/nhóm lá.
- Phân nhóm: theo hình dạng (tròn, dài, tim...); màu sắc (xanh, vàng, tía,
đốm...); theo cấu tạo lá: mặt lá (lá kim, lá rộng, lá vảy...), mép lá (lá nguyên, lá
răng cưa, lá thùy); theo cuống lá (lá đơn, lá kép)...
10


- Cách chăm sóc, bảo vệ: tưới cây, lau lá...
e) Hoa
- Tên gọi
- Biết sự phong phú của các màu hoa, các loại hoa.
- Biết nơi trồng.
- Biết sự phát triển từ nụ nở hoa, tạo quả, theo trình tự, không đảo ngược,
có tính chu kỳ.
- Hiểu được tác dụng, ý nghĩa và cách sử dụng một số loài hoa: tạo quả,
làm cảnh đẹp, làm thuốc, làm món ăn....
- So sánh các cặp/nhóm hoa.
- Phân nhóm theo cấu tạo, nơi sống, sự phát triển, tác dụng, ý nghĩa...
- Có thể cắm hoa tươi vào lọ, chăm sóc lọ hoa.
- Giáo dục cho trẻ có ý thức/cách thức chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn hoa.
f) Quả
- Tên gọi

- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước, hương, vị...
- Cấu tạo vỏ ngoài, bên trong vỏ
- Tác dụng
- Cách sử dụng
- Biết 1 số loại quả có tên gọi khác: hạt (lúa), bắp (ngô), củ (lạc)...
- Phân biệt quả-nải-chùm...
- Biết một số loại quả đặc trưng theo mùa, vùng miền...
- Biết quá trình hình thành và phát triển của quả: từ hoa-quả non-quả chín
theo trình tự, có tính chu kỳ, không đảo ngược... trong thời gian.
- Biết chức năng chính của quả: tạo hạt để mọc thành cây mới.
- Biết sự phong phú của các loại quả: quả kép (mít), quả giả (sung, vả...)
- So sánh các cặp/nhóm
- Phân nhóm quả theo màu sắc; hình dạng; vị; cấu tạo; kích thước; tác
dụng; cách ăn; nơi trồng; mùa vụ...
- Dạy trẻ biết lợi ích của các loại quả và khuyến khích trẻ thích ăn các loại quả.
11


- Giáo dục trẻ có thói quen ăn quả đảm bảo vệ sinh, bỏ vỏ hạt đúng nơi
quy định.
g) Hạt
- Tên gọi
- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước...
- Cấu tạo của hạt: vỏ, phôi và phôi nhũ
- Biết quá trình phát triển của hạt: hạt khô - trương to - nứt vỏ - ra rễ - nảy
mầm – cây, theo trình tự, không đảo ngược theo thời gian.
- Biết chức năng chính của hạt: để mọc thành cây mới.
- Biết tác dụng của hạt: làm lương thực, thực phẩm, thuốc...
- So sánh/ phân loại
- Giáo dục trẻ ăn quả lấy hạt để trồng thành cây mới

h) Rau
- Tên gọi
- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước... của các bộ phận. Biết cấu
tạo phù hợp với sự phát triển của rau, nơi sống, cách sơ chế khi sử dụng...
- Tác dụng: cung cấp nước, vitamin, khoáng, chất xơ...
- Biết các loại rau đặc trưng cho từng mùa, vùng miền...
- Biết tác dụng của 1 số loại rau theo màu sắc, cấu tạo: rau sẫm màu nhiều
tiền vitamin A; rau ăn lá, ăn quả nhiều vitamin C, chất xơ; rau ăn củ, ăn quả
nhiều đường, nước...
- Biết trình tự sử dụng rau: lựa chọn - sơ chế - chế biến - trình bày thưởng thức
- Một số món ăn chế biến từ rau
- So sánh cặp/nhóm rau.
- Phân nhóm theo tác dụng (ăn lá/quả/củ/hoa/gia vị); mùa; nơi sống; cấu tạo...
- Thích và ăn hết suất rau trong các bữa ăn.
- Có ý thức/cách thức chăm sóc, bảo vệ cây rau...

12


1.1.4. Yêu cầu hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5-6 tuổi
Dựa vào các nội dung trên, có thể xác định yêu cầu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi khi khám phá chủ đề TGTV:
a) Kiến thức
Tiếp tục củng cố, làm chính xác, khái quát hóa và mở rộng biểu tượng của
trẻ về thực vật: đặc điểm, cấu tạo cơ bản, đặc trưng của các loài trong TGTV; sự
phong phú, đa dạng, quá trình phát triển và nhu cầu, mối quan hệ của thực vật
với mối trường sống, với con người.
b) Kĩ năng
+ Quan sát nhiều đối tượng cùng lúc.
+ So sánh theo từng cặp hoặc nhóm đối tượng.

+ Phân nhóm phân loại theo những dấu hiệu tiêu biểu và đặt tên cho nó.
+ Phán đoán, suy luận dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có.
Cụ thể:
* Cây: So sánh các cặp/ nhóm cây.
Phân nhóm theo cấu tạo, nới sống, sinh sản, tác dụng,…
* Hoa: So sánh các cặp/ nhóm.
Phân nhóm theo cấu tạo, nơi sống, sự phát triển, tác dụng, ý nghĩa,…
Có thể cắm hoa tươi vào lọ, chăm sóc lọ hoa.
* Quả: So sánh các cặp/ nhóm.
Phân nhóm quả theo màu sắc; hình dạng; vị; cấu tạo vỏ, hạt, múi; kích
thước; tác dụng; cách ăn; nơi trồng;…
* Rau: So sánh cặp/ nhóm.
Phân nhóm rau dựa vào tác dụng: rau ăn lá/ quả/ củ/ hoa/ gia vị; mùa; nơi
sống; cấu tạo…
c) Ngôn ngữ
+ Vốn từ chính xác, mở rộng.
+ Sử dụng thành thạo ngôn ngữ mạch lạc để nhận xét, giới thiệu đối tượng.
d) Tình cảm, ứng xử, hành vi.
+ Muốn và có một số kĩ năng chăm sóc thực vật.
13


+ Có thói quen vệ sinh văn minh, bảo vệ MT.
+ Có kĩ năng làm việc nhóm bạn bè: hợp tác, thỏa thuận, luân phiên…
Ví dụ:
* Cây: Giáo dục trẻ ý thức/ cách thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cây trồng
môi trường sống của cây.
* Hoa: Giáo dục cho trẻ có ý thức/ cách thức chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn hoa.
* Quả: Khuyến khích trẻ thích ăn các loại quả. Giáo dục trẻ có thói quen
ăn quả đảm bảo vệ sinh, bỏ hạt đúng nơi quy định.

* Rau: Thích và ăn hết suất rau trong các bữa ăn.
Có ý thức/ cách thức chăm sóc, bảo vệ cây rau…
Như vậy, một trong những yêu cầu cơ bản khi tổ chức hoạt động khám
phá khoa học là nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ, để trẻ nắm được
đầy đủ, chính xác về các biểu tượng thực vật và làm cho vốn biểu tượng của trẻ
trở nên phong phú hơn. Qua đó phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ một cách
logic. Giúp trẻ thuận lợi chuẩn bị vào học trường phổ thông.
1.2. Lý luận của việc lập kế hoạch cho trẻ 5-6 tuổi LQVTPVH phát triển
biểu tượng thực vật cho trẻ 5 -6 tuổi
1.2.1. Khái niệm lập kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với TPVH nhằm
phát triển BTTV cho trẻ 5-6 tuổi
- Cho trẻ làm quen với TPVH
Là việc GV sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm để đọc thơ kể chuyện
cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách giúp trẻ hiểu được hình thức và nội dung
tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú với văn học có ấn tượng về
những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm
nhận đó thông qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như: đọc thuộc
diễn cảm bài thơ, kể diễn cảm câu truyện hoặc chơi trò chơi đóng kịch. Hay cao
hơn là sáng tạo ra những vần thơ, những câu truyện theo trí tưởng tượng của mình
góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với TPVH nhằm phát triển
BTTV cho trẻ 5-6 tuổi
14


Kế hoạch là sự sắp xếp hợp lý các nội dung và hoạt động GD trẻ trong
trường, lớp mầm non
Lập kế hoạch là tổ hợp các biện pháp mà GV sử dụng, lựa chọn và phân
bố theo một trình tự hoạt động khoa học của cô và trẻ trong một khoảng thời
gian nhất định nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với nội dung học

tập để từ đó trẻ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn, cần thiết để trẻ
bước vào cuộc sống.[25; 24]
Lập kế hoạch là khâu đầu tiên không thể thiếu được. nó giúp GV có định
hướng, chủ động hơn trong việc tổ chức hoạt động của trẻ giúp GV đạt được
mục đích đặt ra.[25;24]
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với TPVH nhằm phát triển
BTTV cho trẻ 5-6 tuổi là dự kiến hệ thống các mục tiêu, hoạt động mà trẻ cần
đạt được thông qua việc lựa chọn và xác định nội dung, cách thức, phương pháp,
biện pháp, phương tiện giáo dục để thực hiện mục tiêu trong khoảng thời gian
nhất định và lên kế hoạch đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục đó.
Lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng, giúp GV và trẻ đạt được các mục
tiêu đặt ra một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
1.2.2. Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ 5-6 tuổi
Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung
động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng nên bằng ngôn từ,
lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của
người nghệ sỹ. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả
tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức
sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật…làm cho tác phẩm từ một văn
bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
Thế nhưng, “trẻ em chưa phải là bạn đọc đích thực, chúng chưa tự mình
tiếp nhận tác phẩm văn học mà phụ thuộc vào sự tiếp nhận của người khác và
mới chỉ ở mức độ làm quen với tác phẩm” [26].Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, sự tiếp
nhận văn học có những đặc điểm cơ bản sau:
1.2.2.1. Tiếp nhận mang tính gián tiếp
15


Nếu như ở các bậc học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…
tiếp nhận văn học trực tiếp bằng cách tự đọc các tác phẩm, tự hiểu nội dung tác

phẩm, tự rút ra ý nghĩa, bài học cho mình qua ngôn ngữ viết thì ở bậc học mầm
non lại tiếp nhận văn học một cách gián tiếp bởi vì trẻ mầm non chưa biết đọc,
biết viết để có thể lĩnh hội tác phẩm qua ngôn ngữ viết. Trẻ mẫu giáo đến với
văn học chủ yếu là nghe, từ nghe mà hiểu rồi mới cảm (ở mức độ ban đầu).
Cũng chính vì vậy mà ở chương trình cho trẻ mẫu giáo LQVTPVH thường có
những kiểu bài như: cô đọc cho trẻ nghe (kết hợp đọc với điệu bộ, động tác, cử
chỉ, nét mặt, nhấn mạnh nhịp điệu, vần điệu...), cô kể cho trẻ nghe (có thể kết
hợp với cả tranh minh hoạ, mô hình, con rối...), dạy trẻ đọc thơ, dạy trẻ kể lại
truyện, dạy trẻ đóng kịch.....Qua giọng đọc, lời kể của cô (ngôn ngữ nói) những
hình ảnh sinh động của thế giới xung quanh hiện ra trước mắt trẻ giúp trẻ cảm
nhận được vẻ đẹp của tác phẩm từ đó khơi gợi ở trẻ tình cảm, cảm xúc rung
động, yêu mến trước cái đẹp, lên án cái xấu để bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho
trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách tốt nhất.
Trẻ 5 – 6 tuổi đặc biệt nhạy cảm với ngôn ngữ nói. Trẻ hướng sự chú ý
của mình tới những đặc điểm của lời nói như giọng điệu, ngữ điệu, cách phát
âm… Giọng điệu có ý nghĩa kích thích sự chú ý, độ chính xác, tỉ mỉ. Trẻ nhận ra
được thái độ, tình cảm (thiện cảm, yêu thương, trìu mến hay thờ ơ, lạnh lùng,
bực bội…) của những người xung quanh. Vì vậy, khi phân tích phải hết sức linh
hoạt, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ “...việc đọc, kể tác phẩm một cách
diễn cảm, sống động, sáng tạo của cô giáo trên lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự
cảm thụ VH nghệ thuật và việc thể hiện lại tác phẩm”. [10]
1.2.2.2. Tiếp nhận mang tính tập thể và bước đầu có tính độc lập.
Khi cho trẻ làm quen với các TPVH cả lớp cùng ngồi nghe cô đọc một bài
thơ, kể lại một câu truyện hoặc cô cùng trẻ đọc đồng thanh. Việc cảm thụ văn
học của một số trẻ sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm. Ví dụ, khi nghe cô kể truyện “ bí
con thoát nạn” có 1 trẻ “co rúm người lại” và tỏ ra run sợ khi con sâu tiến lại gần
bí con thì những trẻ xung quanh cũng co người lại theo “quy luật lây lan” hay
khi trẻ đang tập trung nghe kể chuyện, bạn bên cạnh làm việc riêng thì ngay lập
16



tức trẻ cũng bị phân tán sự tập trung do sự chú ý chưa có chủ định cao. Tuy
nhiên, trẻ mẫu giáo có đặc điểm là hay“bắt chước”, việc cho trẻ tiếp nhận tập
thể sẽ tạo ra không khí thi đua hào hứng trong việc tìm hiểu tác phẩm và thể
hiện lại tác phẩm. Khi đọc đồng thanh bài thơ trong các hoạt động khác nhau
giúp trẻ mau thuộc, cùng nhau nghe một câu chuyện rồi cùng trả lời các câu hỏi
của cô giáo cũng giúp trẻ ghi nhớ câu chuyện nhanh hơn.
Sự phát triển trí tuệ của trẻ 5 – 6 tuổi có nhiều bước tiến mới. Trẻ bắt đầu
có sự ghi nhớ, chú ý có chủ định, sự tập trung chú ý vào các hoạt động dài hơn,
lâu hơn. Theo A.V. Đaparôjet: “Khả năng chú ý đó ở trẻ 5 – 6 tuổi có thể kéo dài
từ 35 – 50 phút nếu đối tượng đó hấp dẫn, có nhiều thay đổi, kích thích được sự
tò mò, ham hiểu biết của trẻ” [9; 74] Mặc dù tiếp cận văn học của trẻ vẫn mang
tính tập thể nhưng bước đầu có tính độc lập bởi sự phát triển tư duy của mỗi trẻ
là khác nhau, trẻ cảm nhận tác phẩm, tưởng tượng theo cách nghĩ của mình và
thể hiện cảm xúc riêng của mình đối với TPVH. Có những trẻ biểu hiện thái độ
trên gương mặt theo từng tình tiết của câu chuyện, có những trẻ ngồi im, thậm chí
có những trẻ còn đùa nghịch với nhau. Hoặc cũng cùng 1 câu hỏi nhưng mỗi trẻ sẽ
đưa ra được cách giải thích khác nhau cho câu hỏi của cô. Như vậy, tiếp nhận văn
học của trẻ mang tính độc lập.
1.2.2.3. Tiếp nhận văn học phụ thuộc vào sự lớn khôn, vào kinh nghiệm sống
của trẻ
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất ham học hỏi, tìm tòi, thích quan sát, tìm hiểu
thế giới xung quanh và đặc biệt hứng thú với việc khám phá những điều mới lạ.
Khi phạm vi tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng được mở rộng thì vốn
hiểu biết của trẻ càng được phong phú và sâu sắc hơn dẫn tới nhu cầu nhận thức
ngày càng cao hơn. Trẻ 5 – 6 tuổi không thỏa mãn với những hiểu biết về bên
ngoài của sự vật hiện tượng xung quanh mà chúng bắt đầu muốn khám phá,
muốn tìm kiếm những dấu hiệu, bản chất bên trong và mối liên hệ của các sự vật
hiện tượng. Từ những hình tượng trong các TPVH trẻ bắt đầu liên hệ với cuộc
sống thực của chính mình.


17


Cùng với sự mở rộng phạm vi hiểu biết của mình, trong hoạt động trí tuệ
của trẻ 5 – 6 tuổi có sự thay đổi, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh
dần thay thế cho tư duy trực quan hành động ở lứa tuổi trước. Vì vậy các TPVH
đựơc trẻ tiếp nhận một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Khi cung cấp cho trẻ biểu
tượng về “Cây đỗ” trẻ không chỉ biết về các đặc điểm bên ngoài như : hình dáng,
màu sắc, kích thước… mà trẻ còn nhận ra được sự ảnh hưởng của các yếu tố thời
tiết (mưa, ánh sáng, độ ẩm…) đến sự phát triển của cây.
Tiếp nhận TPVH giúp trẻ 5 – 6 tuổi giúp cho sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Thông qua các bài thơ, câu
truyện trẻ tích lũy được rất nhiều từ mới. Trẻ hiểu được ý nghĩa của từ sâu sắc
hơn. Vì vậy, ngôn ngữ tình huống của trẻ dần mất đi thay vào đó là trẻ tích cực
sử dụng ngôn ngữ - ngữ cảnh. Trẻ 5 – 6 tuổi có nhu cầu hiểu biết nên khi nghe
GV đọc các TPVH trẻ thường hay đặt câu hỏi “Vì sao?” và mong muốn GV giải
đáp thắc mắc cho mình nhờ đó mà trẻ làm dày vốn kinh nghiệm sống của mình.
1.2.2.4. Tiếp nhận văn học chịu tác động của các yếu tố tâm lí
Người ta nhận thấy rằng do rất nhạy cảm, dễ xúc cảm khiến trẻ em rung
động cả những điều người lớn thấy bình thường. Số phận các nhân vật trong mối
quan hệ được trẻ em quan tâm theo dõi, chúng thể hiện thái độ tình cảm của
mình bằng cả cách đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét, có khi đặt mình vào vị trí
các nhân vật đó. Đặc biệt khi nhập vai chơi trong trò chơi đóng kịch, trẻ thường
không nhận những vai phản diện. Khi tiếp xúc với TPVH, trẻ MG thường dùng
trí tưởng tượng phối hợp hình dung bên ngoài, với cảm nghĩ, tác động bên trong.
Nhờ đó trẻ đã đi sâu mở rộng cảm xúc của mình và nhận ra cái mới trong các
quan hệ tưởng như khó gắn chúng lại với nhau, làm nảy sinh khát vọng, kỹ năng
sáng tạo bộc lộ tư tưởng, tình cảm và thế giới bên trong của trẻ khi tiếp xúc với
TPVH[32;31].

Tư duy là một trong những hoạt động tâm lý có liên quan mật thiết đến sự
tiếp nhận văn học của trẻ em. Tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế sẽ
khiến trẻ dễ dàng tiếp nhận những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm nghệ
thuật. Hoạt động bắt chước “theo mẫu” giúp các em giữ lại trong tư duy của
18


×