Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “KHÚC ĐỒNG DAO LẤM LÁP” CỦA NHÀ VĂN KAO SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.35 KB, 63 trang )

Trêng ®¹i häc hoa l
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

HOÀNG THỊ THANH NGA

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “KHÚC ĐỒNG DAO LẤM LÁP”
CỦA NHÀ VĂN KAO SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 – 2017

NINH BÌNH, 2017


Trêng ®¹i häc hoa l
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

HOÀNG THỊ THANH NGA

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “KHÚC ĐỒNG DAO LẤM LÁP”
CỦA NHÀ VĂN KAO SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON



Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 – 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TẠ HOÀNG MINH

NINH BÌNH, 2017
2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến TS. Tạ Hoàng Minh –
người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tôi trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô khoa Tiểu học – Mầm non,
Trường Đại học Hoa Lư đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi cũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến gia đình, những người đã luôn quan
tâm, yêu thương tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Hoàng Thị Thanh Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của TS. Tạ Hoàng Minh. Các tài liệu những nhận định trong khóa luận là
hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kì một công

trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của
công trình này.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Hoàng Thị Thanh Nga


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
6. Dự kiến đóng góp mới......................................................................................4
7. Kết cấu đề tài....................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................5
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA “KHÚC ĐỒNG DAO LẤM LÁP”...5
1.1. Vài nét về tác giả Kao Sơn............................................................................5
1.1.1 Khái quát về cuộc đời..................................................................................5
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác.....................................................................................7
1.1.3. Đặc điểm thơ, truyện của Kao Sơn............................................................8
1.1.3.1. Đôi nét về thơ..........................................................................................8
1.1.3.2. Vài nét về văn xuôi..................................................................................9
1.1.4. Kao Sơn trong chương trình văn học địa phương Ninh Bình...............11

1.2. Giá trị nội dung của “Khúc đồng dao lấm láp”.........................................14
1.2.1. Tóm tắt......................................................................................................14
1.2.2. Bức tranh thiên nhiên vùng chiêm trũng Yên Khánh............................18
1.2.2.1. Thiên nhiên nông thôn đẹp, yên bình, êm ả........................................18
1.2.2.2. Thiên nhiên mang tâm hồn con người................................................21
1.2.3. Những mảng màu cuộc sống...................................................................25


1.2.3.1. Thế giới tuổi thơ ngọt ngào và lấm láp................................................25
1.2.3.2. Thế giới người lớn với chất chồng những vất vả, lo toan...................33
1.2.3.2.1. Đời sống vật chất................................................................................33
1.2.2.2.2. Đời sống tinh thần.............................................................................34
Tiểu kết................................................................................................................36
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA “KHÚC ĐỒNG DAO LẤM
LÁP”...................................................................................................................37
3.1. Người kể chuyện “Tôi”...............................................................................37
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ....................................................................40
3.2.1. Tục ngữ, ca dao, đồng dao.......................................................................40
3.2.2. Phương ngữ..............................................................................................48
Tiểu kết................................................................................................................53
KẾT LUẬN.........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ
em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ. Văn học thiếu nhi giúp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ, cung cấp cho trẻ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những
từ ngữ nghệ thuật. Văn học tác động tới tâm hồn, trí tuệ và nhân cách con người

vẫn luôn là sức mạnh kì diệu và tinh tế nhất.
Nói đến văn học địa phương Ninh Bình là nói đến những tác giả, tác
phẩm, những sự kiện văn học làm nên diện mạo văn học tỉnh nhà trong suốt
chiều dài lịch sử. Tuy nhiên với điều kiện và khả năng có hạn chúng tôi chỉ đi
sâu nghiên cứu về một tác phẩm văn xuôi đặc sắc của tác giả Kao Sơn. Qua đó
khẳng định thành tựu và những đóng góp của ông đối với sư nghiệp văn học
nghệ thuật tỉnh nhà nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Kao Sơn là một tác giả văn xuôi, trong 3 tác giả đại diện của văn học hiện
đại Ninh Bình được phân phối giảng dạy trong chương trình văn học địa phương
(Bình Nguyên, Kao Sơn, Tạ Hữu Yên).
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác truyện và tranh cho thiếu nhi năm
1999-2000 của Nhà xuất bản Kim Đồng Kao Sơn đã đưa đứa con tinh thần của
mình Tiểu thuyết “Khúc đồng giao lấm láp” đến với cuộc thi. Tác phẩm đã
được công nhận và trao giải A do NXB Kim Đồng - Hội Nhà văn Việt Nam trao
tặng. Tiểu thuyết nhanh chóng được độc giả đón nhận và đi vào lòng người đọc
bởi những áng văn xuôi mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ đơn giản thuần Việt. Cách
sử dụng nghệ thuật tả, kể chi tiết sống động và đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ
địa phương tạo sự gần gũi, dân dã, mộc mạc đậm chất quê. Có thể coi "Khúc
đồng dao lấm láp" là một trong những tác phẩm văn xuôi đặc sắc nhất của văn
học thiếu nhi Ninh Bình.
Hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề này vì thế
chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài "Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tiểu
thuyết Khúc đồng dao lấm láp" chúng tôi muốn khám phá vẻ đẹp được lan tỏa
1


từ những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm độc đáo này, đồng thời như
sự tri ân một tác giả có nhiều đóng góp cho nền văn học tỉnh nhà.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo khảo sát của chúng tôi, viết về Kao Sơn hiện nay có Ngữ văn Ninh

Bình do Đặng Hữu Vân chủ biên và Tập tài liệu dạy học học phần: Văn hóa, văn
học và ngôn ngữ địa phương Ninh Bình do nhóm Văn trường Đại Học Hoa Lư
biên soạn, thì hầu như chưa có một công trình nào đề cập đến một cách cụ thể.
Trong tài liệu Văn hóa, văn học và ngôn ngữ địa phương các tác giả đã đánh giá
một cách khái quát về tác phẩm: "Khúc đồng dao lấm láp" là tác phẩm xuất sắc
nhất của Kao Sơn. Tác phẩm đạt giải A- Giải cao nhất của NXB Kim Đồng
trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 1999-2000. Tác phẩm hấp dẫn
người đọc ngay từ tên truyện, cách kết cấu cũng như nội dung, ý nghĩa của
truyện. Với dộ dài 140 trang, tác phẩm được kết cấu thành 5 chương. Tiêu đề
của 5 chương là năm câu hát cuối của bài đồng dao quen thuộc: Dung dăng
dung dẻ... Đó là những kiến thức cơ bản có tác dụng định hướng cho việc dạy và
học trong các nhà trường, mà chưa đi nghiên cứu sâu, đánh giá một cách cụ thể
về các vấn đề thuộc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đây là thách thức và
khó khăn cho chúng tôi khi nghiên cứu một vấn đề gần như hoàn toàn mới này.
“Khúc đồng dao lấm láp” của Kao Sơn đã mang lại nhiều cảm hứng cho
các nhà văn, nhà phê bình, các giảng viên đại học học tập nghiên cứu, tiếp thu
kinh nghiệm và tinh hoa trong dòng văn của ông. Đã có rất nhiều những nhận
xét, đánh giá về tác phẩm như :
Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét: “... Tất cả đều Lấm Láp theo cái
nghĩa nguyên vẹn, không lau chùi tô vẽ cách điệu, rất thật thà, thật ngây thơ, tự
nhiên và không ít tâm trạng. Giàu chất sống hiện thực, truyện có những khám
phá đặc sắc tâm hồn trẻ thơ trong đó rất đáng chú ý là cái phần chìm sâu không
nói ra của nó..."
Nhà văn Văn Chinh ( Báo NNVN- 26/6/2001) đã khẳng định:
“ ... Trong văn xuôi Việt Nam hiếm có tác phẩm nào duy trì được một nhạc
cảm như ở “ Khúc đồng dao lấm láp”. Nó như dàn nhạc giao hưởng chơi bè
2


trầm riêng tôn tiếng đàn bầu số phận nhân vật thánh thót và nức nở trong cảm

nhận của người đọc...”
Nối tiếp những nhận xét đặc biệt về tác phẩm này nhà văn Nguyễn Thị Âm Báo giáo dục thời đại, số 68 :
“.. đã lâu lắm tôi mới được đọc một tập truyện viết về thiếu nhi hay đến như
vậy. Truyện viết bằng một thứ văn mới đọc cứ như một nhạc suối tuôn trào.
Nhưng tôi trộm nghĩ, loại truyện này người lớn đọc mới thích, còn trẻ em chưa
chắc chúng đã hiểu hết cái hay của tác phẩm...”
Qua việc khảo sát ở trên chúng tôi nhận thấy đã có những nhận xét, đánh
giá khác nhau về tác phẩm cũng như tâm huyết của Kao Sơn đối với văn học
thiếu nhi. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về
những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, vì vậy chúng tôi lựa chọn
đề tài "Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Khúc đồng dao lấm láp”
của nhà văn Kao Sơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết“Khúc đồng dao
lấm láp” để hiểu rõ hơn về tác phẩm và khẳng định vị trí, sự đóng góp của nhà
văn Kao Sơn cho nền văn học địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ chỉ ra một cách
sống động rõ, nét những giá trị nội dung, nghệ thuật mà Kao Sơn muốn gửi gắm
tới các thế hệ độc giả, đặc biệt là các em nhỏ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết “Khúc
đồng dao lấm láp” của nhà văn Kao Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết “Khúc đồng dao lấm láp” NXB Kim Đồng – 2001.
3



5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Dự kiến đóng góp mới
Tìm kiếm và phát hiện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết "Khúc
đồng dao lấm láp" để khẳng định những đóng góp của Kao Sơn đối với Văn học
thiếu nhi Ninh Bình nói riêng và đối với Văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung.
Gợi mở cách tiếp cận khúc đồng dao đặc biệt để phục vụ công tác giảng dạy văn
học địa phương.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung đề tài được triển khai trong 2 chương.
Chương 1: Giá trị nội dung của “Khúc đồng dao lấm láp”
Chương 2: Giá trị nghệ thuật của “Khúc đồng dao lấm láp”

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA “KHÚC ĐỒNG DAO LẤM LÁP”
1.1. Vài nét về tác giả Kao Sơn
1.1.1 Khái quát về cuộc đời
Nhà văn Kao Sơn tên thật là Phạm Cao Sơn (Bút danh: Hoàng Nam, Văn
Xương), sinh năm 1949 (Tuổi Kỷ Sửu) tại Khánh Thiện - Yên Khánh - Ninh
Bình. Trú quán tại phường Thanh Bình, thị xã Ninh Bình. Ngày còn bé là một
đứa trẻ nghịch "rách giời rơi xuống", trêu chọc đùa giỡn khắp làng nhưng lại
say mê đọc sách, say mê sáng tác văn học. Khi còn là học sinh lớp 9, Kao Sơn
đã có riêng cho mình một tủ sách với khá nhiều các tác phẩm nổi tiếng trên thế
giới và trong nước. Tuy vậy, với niềm say mê đó nhưng ông không phải là học

sinh giỏi văn mà ngược lại những bài kiểm tra văn còn bị điểm kém và chỉ đạt
điểm cao khi thầy giáo ra đề với đề bài tự do. Lớn lên ông thích lang thang, hầu
như nơi nào trên dải đất chữ S này cũng có vết chân Kao Sơn. Lí do chính khi
chuyển vào công tác ở miền Nam là ông được trung tâm kiến trúc miền Nam
mời đi làm tư vấn “Ảnh hưởng văn hóa kiến trúc” đi một số nơi ở miền Nam đã
làm ông mê cái mảnh đất miền Tây. Năm 2009, cả gia đình ông chuyển vào Sài
Gòn sinh sống.
Ông đã từng trả lời phỏng vấn của phóng viên trong dịp trao giải cuộc vận
động sáng tác dành cho thiếu nhi năm 2012-2013 rằng : “Tôi không rạch ròi
giữa sáng tác cho thiếu nhi hay người lớn mà trong các tác phẩm văn học của
tôi thì hầu như tác phẩm nào cũng có nhân vật là thiếu nhi. Bởi tôi nghĩ thế
này,khi mà thực sự sáng tác văn học thì nhân vật chỉ là phương tiện thôi chứ
không cứ khi viết cho thiếu nhi thì người lớn không đọc được và ngược lại. Với
một tác phẩm văn học lớn vẫn có thể có nhân vật chính là thiếu nhi. À tôi rất
thích viết cho thiếu nhi nên sẽ tiếp tục viết cho thiếu nhi.”
5


Năm 1967 chuyển công tác từ Ninh Bình ra Nam Định. Là người nhà quê
tỉnh lẻ mọi thứ đang quen với nếp sống và kiểu cư xử của tỉnh lẻ, nay bỗng dưng
bị ném vào nơi ồn ào phố xá nhưng lâu dần cũng quen.
Tốt nghiệp Đại học Bách Khoa năm 1974. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế
quốc dân năm 1994. Đã qua công tác tại sở Công nghiệp, Ban Kinh tế, Ban Nội
chính và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình. Ông tốt nghiệp Kỹ sư điện - Cử
nhân Kinh tế, hiện ông và gia đình đang sống và công tác tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Hiện là Hội viên hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên của Hội đồng Văn học
thiếu nhi khóa VII Hội nhà văn Việt Nam. Hội viên hội nhà văn Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Năm 1992 ông chuyển công tác về Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc sau đó lại
chuyển sang Hội Văn Nghệ giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Ninh

Bình. Mặc dù ở nhiều cương vị lãnh đạo và công tác khác nhau nhưng chất văn
và lòng say mê văn chương của ông đã trở thành máu thịt, thành nhu cầu không
thể thiếu trong cuộc đời ông.
2001-2002 đạt giải nhất cuộc thi thơ Lục Bát báo văn nghệ tổ chức.
Kao Sơn thành công trong sáng tác cho mọi thế hệ bạn đọc, trong đó có
cả người cùng thời với mình và có cả các cháu thiếu niên nhi đồng. Ông viết văn
và làm thơ, những trang văn trang thơ của ông đi sâu vào lòng người đọc.
Ông giữ vị trí và vai trò quan trọng trong văn học thiếu nhi Ninh Bình nói
riêng và văn học Việt Nam nói chung. Ông mang đến một màu sắc mới, gam
màu lạ tô cho vẻ đẹp của văn học thiếu nhi, đặc biệt là văn học thiếu nhi tại địa
phương với những trải nghiệm chân thực, đời thường, giản dị mà không tô vẽ.
Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành văn học Việt Nam, có tiếng nói
trong ngành để lại nhiều ấn tượng cho mọi người.
Kao Sơn là một nhà văn nhưng vẫn đem lòng yêu cái thú làm thơ không
thể rời, từ đó những tác phẩm như Hoàng hôn cháy (2009); Trái tim Chí Phèo;
Vô thường; Xin thắp một nén tâm hương(2009);… Không những thế gần đây
ông còn bộc lộ tài năng Hội họa và Nhiếp ảnh.
6


1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Kao Sơn đã cho ra đời nhiều tác
phẩm hay, độc đáo đã được xuất bản như :
- Nơi bắt đầu - tập truyện ngắn - NXB Tác phẩm mới (1986)
- Mùa hoa đã đến (tập truyện ngắn - in chung, NXB Tác Phẩm Mới năm 1986)
- Người hát thánh ca (tập truyện ngắn - in chung, Hội VHNT Ninh Bình 1995)
- Khúc đồng dao lấm láp (tiểu thuyết - NXB Kim Đồng 2001)
- Dòng sông thời con gái (tiểu thuyết - NXB Quân đội 2003)
- Xúc xắc (tập thơ - NXB Hội nhà văn 2006)
- Cuộc phiêu lưu của sẻ nâu (truyện dài - NXB kim Đồng 2007)

- Xương rồng trên cát (thơ - NXB VHTT 2008)
- Quán hoang tưởng (tập truyện ngắn - NXB Hội nhà văn 2010)
Với những cống hiến không mệt mỏi, ông đã đạt được những giải thưởng
Văn học lớn:
- Giải Ba Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ năm 1986 cho tác phẩm
“Mùa hoa đã đến”.
- Giải thưởng UBTQ LH các Hội VHNT VN năm 1995 cho tác phẩm
“Người hát thánh ca”.
- Giải A Cuộc thi Thơ lục bát Báo Văn Nghệ 2003.
- Tác phẩm Thơ “Xương rồng trên cát” được Báo điện tử Tổ Quốc thi tuyển 2
năm 2007-2008 trong toàn quốc và bình chọn là 1 trong 99 bài thơ thế kỉ XX.
- Giải nhì Cuộc thi sáng tác cho Thiếu nhi do Hội Nhà văn Đan Mạch và
NXB Kim Đồng tổ chức năm 2015 cho tác phẩm “Trăng Vàm Cọp”.
- Năm 2001, đạt giải nhất cuốn “Khúc đồng dao lấm láp”. Kao Sơn tâm
sự: “giải thưởng hồi đó là 25 triệu là to lắm, to nhất cả nước to đến mức nó giúp
tôi trả hết được món nợ làm nhà mà suốt gần 10 năm đeo nặng”.
- Huy chương vì sự nghiệp VHNT Việt Nam.
- Đặc biệt hơn hết với giải A mà NXB Kim Đồng và Hội nhà văn Việt Nam
năm 2000-2001 đã trao cho “ Khúc đồng dao lấm láp” Giải A- VHNT Trương
Hán Siêu lần 2 (1996- 2000), khẳng định tài năng và vị trí của ông trong nền Văn
7


học thiếu nhi Ninh Bình nói riêng và đối với Văn học thiếu nhi Việt Nam nói
chung.
Kao Sơn có một blog của riêng mình: />1.1.3. Đặc điểm thơ, truyện của Kao Sơn
1.1.3.1. Đôi nét về thơ
Nhà văn Kao Sơn đến với thơ như một sự tình cờ. Trong chuyến đi dự trại
sáng tác văn học do Trung ương các hội liên hiệp VHNT Việt Nam tổ chức
2001, tiếp xúc với cấc nhà thơ trên khắp các miền đất nước, sống giữa không khí

thơ Kao Sơn bắt đầu hào hứng với việc viết và sáng tác thơ. Niềm hứng thú và
yêu thơ ngay được ta có thể dùng một từ để diễn tả cách mà ông đến với thơ
nhanh chóng như thế chỉ với hai chữ "bén duyên". Lúc đầu ông chỉ làm những
bài thơ ngắn chỉ có hai câu:
"Ước gì như thể thiêu thân
Được yêu ngọn lửa một lần...rồi thôi"
Hoặc:
"Một mình làm cả cuộc tình
Lá xanh tự rút ruột mình mà xanh"
Có thể nói sở trường của ông là thơ lục bát. Với tập thơ Xúc xắc gồm 30
bài thì 18 bài được làm theo thể lục bát. Đa số các bài thơ của ông đều đạt tới độ
hoàn chỉnh tương đối về nội dung và nghệ thuật. Là một nhà văn làm thơ nên
câu tứ chặt chẽ theo kiểu viết truyện ngắn "có ý, có tứ, có chủ đề, có kết cấu, có
mở, có khép và thậm chí còn có cả dàn bài" (tác giả tự nhận xét). Vì thế, nhà thơ
Đỗ Bạch Mai có nhận xét: "Kao Sơn là nhà văn và chính vì thế anh có thế mạnh
riêng. Thơ Kao Sơn thường có bố cục chặt chẽ giống như một truyện ngắn có
nhân vật, có chi tiết và thường không bị sa đà vào cái miên man dàn trải của
một số cây bút thơ khác"
Kao Sơn thử sức với nhiều thể loại thơ khác nhau nhưng vẫn thành công
hơn cả đối với thể thơ lục bát. Với thể loại lục bát quen thuộc này, ông có nhiều
khám phá tìm tòi và có những đổi mới nhất định về nội dung và nghệ thuật với
8


những tác phẩm như: Bà tôi; Gửi người bạn ăn mày; Hồn quê; Xương rồng trên
cát; Trái tim Chí Phèo; Ốc biển...Nhà thơ Vũ Quần Phương có nhận xét: "Kao
Sơn có ý định mang vào thơ lục bát xưa nhiều chất hôm nay hơn. Anh biết cách
diễn tả gọn những vấn đề thế sự phức tạp nhờ cách lập tứ khá sáng tạo cho từng
ý thơ...bút pháp ấy cũng là một bước tiến của thơ Lục bát vốn thích sa đà vào
diễn ca". Thơ Kao Sơn có một giọng điệu rất riêng, đó là giọng điệu dạt dào cảm

xúc mà sâu lắng, thâm trầm. Kao Sơn tâm sự: "Thơ chỉ đến với tôi từ những cảm
xúc cụ thể và khi ấy tôi làm thơ chủ yếu để ghi lại cảm xúc thật của mình".
Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: "Anh viết thơ cứ như kể chuyện đời, chuyện
người một cách tự nhiên, không câu nệ vào vần, luật , câu chữ. Cái chính là cảm
xúc tâm trạng nó tự tìm đến ngôn từ, vần điệu, tự nó mời gọi chi tiết, hình ảnh..."
Không tự nhận mình là nhà thơ, cũng không phải nhà thơ chuyên nghiệp
nhưng thơ ông rất thắm, rất tình, rất hấp dẫn và luôn có sức ám ảnh người đọc.
Với thể thơ này tác giả thường viết về thân phận con người với bao nỗi suy tư,
trăn trở. Trong tập "Tài liệu dạy-học Ngữ văn địa phương Ninh Bình" dành cho
các trường THCS trong tỉnh (do sở GD$ĐT Ninh Bình biên soạn), tác giả Kao
Sơn được chọn dạy 01 văn bản thơ (Bà tôi) cho thấy sự đóng góp tài năng của
ông đối với văn học tỉnh nhà.
1.1.3.2. Vài nét về văn xuôi
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác truyện và tranh cho thiếu nhi năm
1999-2000, Kao Sơn đã đưa đứa con tinh thần của mình Tiểu thuyết “Khúc
đồng giao lấm láp” đến với Cuộc thi. Tác phẩm đã được công nhận và trao giải
A do NXB Kim Đồng - Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng. Tiểu thuyết nhanh
chóng được độc giả đón nhận và đi vào lòng người đọc bởi những áng văn xuôi
mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ đơn giản Thuần Việt. Cách sử dụng nghệ thuật tả,
kể chi tiết sống động và đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ địa phương tạo sự gần
gũi, dân dã, mộc mạc đậm chất quê. Tác phẩm tái hiện lại khung cảnh một làng
quê nghèo, cuộc sống lam lũ vất vả của người dân nơi đây như đại diện cho cả
một giai đoạn xã hội thời đó.
9


Ngay từ khi chập chững bước vào nghề viết, nhà văn chưa ý thức được
thế mạnh của mình là lĩnh vực văn xuôi mà ngả sang con đường sáng tác thơ,
sau này trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ Kim Ngọc Diệu (Hội VHNT Hà Nam
Ninh) sau khi đọc 3-4 tác phẩm truyện ngắn của ông đã cho ông lời khuyên:

"Kao Sơn, em tin anh đi, nghe anh đi, từ nay đừng làm thơ nữa. Chất của em là
chất văn xuôi, em sẽ thành nhà văn chứ không phải nhà thơ..." (trích tr73 Những vấn đề văn hóa, văn học và ngôn ngữ địa phương Ninh Bình_2009,
Nguyễn Thị Bình_chủ biên) [7,73]. Cũng không hiểu tại sao sau cuộc trò chuyện
với người anh, ta thấy Kao Sơn quay trở về với nghiệp văn xuôi với những thành
công được nhiều người biết đến và khen ngợi. Con đường ông đến với văn xuôi
thật giản dị, chân thành và thiết thực..
Nơi bắt đầu là truyện ngắn đầu tay mà ông cho "ra lò" năm 1968 được
đăng trên tạp chí văn nghệ Hà Nam Ninh, và sau đó là một loạt các truyên ngắn
khác được đăng trên tạp chí của Hội VHNT tỉnh. Tên tuổi của Kao Sơn bắt đầu
được chú ý khi ông đạt giải Ba cuộc thi truyện ngắn của Báo văn nghệ năm 1986
cho tác phẩm Mùa hoa đã đến. Đó là sự khởi đầu tốt đẹp cho hành trình văn
xuôi của Kao Sơn. Các tác phẩm của ông thường được định hình theo hướng
bám sát cuộc sống hiện thực, hướng ngòi bút của mình vào những số phận trắc
trở, những cảnh đời không may mắn. Có lẽ vì thế mà bạn văn chương gọi ông là
"nhà văn của những con người bất hạnh".
Là một kĩ sư điện nhưng cái thú viết văn của ông nó không thể quên lãng,
càng ngày ông càng yêu cái nghề viết lách. Thành công đặc sắc phải nhắc đến
tiểu thuyết "Khúc đồng dao lấm láp" - 2001. Một tác phẩm gây tiếng vang trong
dư luận văn chương lúc bấy giờ. Đánh dấu sự đổi mới, đánh bóng tên tuổi Kao
Sơn, ghi danh trong bảng xếp hạng của làng văn Việt Nam. Và đặc biệt là mang
tới cho người đọc một cảm hứng mới lạ mà chân thực, sâu lắng. Đánh dấu bước
phát triển đầy triển vọng của ông trong sự nghiệp văn học tỉnh nhà nói riêng và
sự đóng góp cho văn học nước nhà nói chung.
Đối với ông, nghề viết lách chỉ là nghề tay trái. Mặc dù không được học
bài bản trong các trường chuyên ngành về lý luận sáng tác nhưng ông vẫn sáng
10


tác và còn sáng tác hay. Một phần là do năng khiếu, phần khác quan trọng hơn là
do ông đọc nhiều, tích lũy nhiều mà "ảnh hưởng một cách vô thức với cách viết

của người khác" (Kao Sơn tâm sự: Sáng tác của ông chịu ảnh hưởng nhiều của
Văn học Nga, Pháp, Mỹ latinh và chủ nghĩa nhân đạo. Ông là người tin vào
thuyết nhân quả).
Văn ông hấp dẫn người đọc không phải vì cốt truyện ly kỳ hay số phận
nhân vật thăng trầm, éo le mà chính ở lối văn dung dị, hồn hậu, đậm chất trữ
tình; cách kể chuyện mộc mạc, dân dã, tự nhiên cùng với lối tả tình, tả cảnh đan
xen; câu văn ngắn gọn, linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không cầu kỳ mà dễ
đi vào tâm trí người đọc.
1.1.4. Kao Sơn trong chương trình văn học địa phương Ninh Bình
Văn học Ninh Bình từ khi tách tỉnh (1992) đã có nhiều khởi sắc, nhưng
chưa được nhìn nhận, nghiên cứu đánh giá đứng mức để khẳng định và nâng cao
chất lượng sáng tác, khích lệ phong trào. Khắc phục tình trạng đó, từ năm 20022003, chương trình sách giáo khoa ngữ văn mới đã đưa văn học địa phương vào
giảng dạy ở bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Theo đó, văn học địa
phương Ninh Bình đã được phổ biến rộng rãi tới một lực lượng đông đảo các
giáo viên và học sinh trong tỉnh. Tuy vậy, đây là mảng kiến thức mới và khó, lần
đầu tiên được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường cho nên không tránh khỏi
những khó khăn nhất định trong việc dạy học và nghiên cứu lĩnh vực này. Là
một người con đam mê nét đẹp của quê hương và những áng văn xuôi viết về
tỉnh nhà, chúng tôi mong muốn thấy sự khởi sắc của nền văn học tỉnh nhà và
mong muốn những điều kiện tốt nhất để nghiên cứu sâu hơn về mảng đề tài vừa
mới vừa khó. Chính vì thế, xuất phát từ suy nghĩ ấy, chúng tôi lựa chọn đề tài
mong muốn được hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm Khúc đồng dao lấm láp của nhà văn Kao Sơn. Từ đó giúp cho việc dạy
học văn học địa phương ngày càng tốt hơn, giúp cho những người quan tâm đến
văn học tỉnh nhà có được sự nhìn nhận một cách hệ thống về văn học hiện đại
Ninh Bình ở một phạm vi nhất định.
11


Chương trình Trung học cơ sở môn Ngữ văn của Bộ giáo dục và đào tạo

quy định "dành một thời lượng thích đáng cho các vấn đề địa phương". Theo đó,
chương trình - sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 (Ban hành kèm theo quyết định
số 16/2006/ QĐ- BGD&ĐT ngày 5-5-2006 của Bộ Giáo dục và Đài tạo, công
văn số 7299/BGDĐT- GDTrH ngày 12- 8-2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
khung phân phối chương trình THCS,THPT năm học 2008-2009 và công văn số
5977/BGDĐT- GDTrH ngày 7-7-2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng
thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm 20082009) gồm có 21 tiết thực hiện nội dung giáo dục địa phương. Phần nội dung
chương trình này được các địa phương tự lựa chọn và biên soạn. Sở GD&ĐT
Ninh Bình đã ra cuốn Ngữ văn Ninh Bình dành cho học sinh Trung học cơ sở.
Đối với khối lớp 6 và khối lớp 7 Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định chưa giới
thiệu các tác phẩm văn học mà chỉ củng cố thêm cho trẻ về phần rèn luyện chính
tả, các danh lam thắng cảnh ở địa phương Ninh Bình, giới thiệu cho trẻ những
bài Tục ngữ, ca dao, dân ca địa phương Ninh Bình. Còn đối với các khối lớp 8, 9
có thêm cuốn Ngữ văn 8-9 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình) được
biên soạn làm tài liệu học tập và tài liệu giảng dạy cho giáo viên dạy Ngữ văn
Trung học cơ sở ở Ninh Bình. Các bài học Ngữ văn địa phương (bao gồm một
số hiện tượng văn hóa, văn học và ngôn ngữ địa phương Ninh Bình) tương ứng
với nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8, Ngữ văn 9 của Bộ Giáo
dục và đào tạo. Tài liệu được biên soạn theo từng khối lớp. Ở mỗi lớp học đều
có các phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn theo đơn vị tiết học, bài đọc được ấn
định trong sách giáo khoa và khung phân phối chương trình THCS môn Ngữ
văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng từ năm 2009-2010 và phân phối
chương trình chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình áp dụng từ năm học
2011-2012. Chú trọng giới thiệu đến các tác giả, tác phẩm văn học của tỉnh nhà
với nội dung phù hợp với lứa tuổi trẻ.
Trong chương trình Ngữ văn địa phương lớp 8- Tuần 13- Tiết 52 Văn bản:
Bà tôi- Kao Sơn đã được chọn để giảng dạy. Bài thơ là một trong số 30 bài thơ
của ông nằm trong tập thơ Xúc xắc kể về cuộc gặp gỡ của hai bà cụ, hai số phận
12



khác nhau: một là chủ nhà, một là người hành khất. Nhưng trong suốt bài thơ ta
không thấy thân phận của người ăn xin, thân phận của người bố thí như vẫn thấy
mà chỉ chứng kiến một cuộc "hội ngộ" giữa hai bà cụ, như hai người đã từng là
bạn bè thân thiết:
" Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều"
Bài thơ là thái độ ứng xử cảm động, nghĩa tình của bà tôi. Nhân vật Bà tôi
(chủ nhà) "cung cúc" đón người hành khất như đón một người khách quý, một
người bạn lâu ngày không gặp, lặng lẽ sẻ nửa số gạo ít ỏi còn lại trong nhà "chia
đều thảo thơm", rồi ý tứ:
" Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa"
ở cái khoảnh khắc:
"Lá tre rụng xuống vườn nhà
Thoảng trong nụ vối...chiều qua...cùng chiều".
Cái khoảnh khắc chở nặng hồn quê ấy đọng mãi trong lòng người đọc như
một ẩn dụ đẹp đẽ, thân thương của tình quê, tình người...
Tác phẩm mà chúng tôi nghiên cứu ở trên là một trong những tác phẩm
được sử dụng giảng dạy cho khối lớp 8. Theo thông tin và quy định của Sở Giáo
dục và Đào tạo Ninh Bình những năm trước thì việc chọn bài để giảng dạy trong
tiết chương trình địa phương do các thầy cô tự do lựa chọn và giới thiệu tới học
sinh. Thế nhưng từ năm 2008-2009 đã có sự thay đổi trong quy định về việc lựa
chọn bài. Sở GD&ĐT đã ấn định những tác phẩm nào, tác giả nào. Được sử
dụng giảng dạy cho khối lớp phù hợp. Trong cuộc trò chuyện cô giáo Đinh Thị
Hoan dạy văn học lớp 8 trường Trung học cơ sở Yên Quang chia sẻ: "Việc giảng
dạy Ngữ văn địa phương cho các em là rất cần thiết. Các em rất hào hứng và say
mê khi tiếp nhận những tác phẩm của các tác giả tỉnh nhà. Có lẽ vì cùng sống
trên dải đất Cố Đô nên có sự đồng điệu về cách cảm nhận và cách dùng từ ngữ
của tác giả vì thế mà những tác phẩm được giới thiệu được các em đón nhận một

13


cách nhanh chóng". "Trước đây các tác phẩm được thầy cô tự chọn lựa để giới
thiệu nhưng từ năm 2008- 2009 do Sở Giáo dục và Đào tạo ấn định bài dạy vừa
dễ cho giáo viên giảng dạy đỡ phải tìm kiếm chọn lọc tác phẩm mà nhiều khi tự
chọn bài không phù hợp với độ tuổi".
Có rất nhiều nhà văn viết về thiếu nhi như: Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ,
Nguyễn Huy Tưởng...mỗi nhà văn có một cách viết và cách tiếp cận khác nhau.
Kao Sơn là một trong những tác giả tiêu biểu của Văn học thiếu nhi Ninh Bình.
Những sáng tác của ông mang những gam màu mới lạ góp phần làm phong phú
hơn cho văn học thiếu nhi địa phương.
Giáo viên và học sinh là độc giả thường xuyên nhất, là những người quan
tâm nhất đến văn học địa phương, nhưng đại đa số họ không đọc tác phẩm và rất
thờ ơ với văn học địa phương. Trong khi đó, văn học địa phương Ninh Bình vẫn
tồn tại, phát triển và có những thành tựu đáng kể, góp phần vào sự phát triển
chung của văn học nước nhà.
1.2. Giá trị nội dung của “Khúc đồng dao lấm láp”
1.2.1. Tóm tắt
“Khúc đồng dao lấm láp” ra đời qua cuộc thi sáng tác truyện và tranh cho
thiếu nhi năm 1999-2000, được Kao Sơn thai nghén từ những gì chân thực nhất
của cuộc sống và là đứa con tinh thần mang lại cho ông niềm tự hào. Thật bõ
công suốt 15 năm gạch xóa.
Tác phẩm đã được công nhận và trao giải A do NXB Kim Đồng - Hội Nhà
văn Việt Nam trao tặng. Tiểu thuyết nhanh chóng được độc giả đón nhận và đi
vào lòng người đọc bởi những áng văn xuôi mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ đơn
giản thuần Việt. Cách sử dụng nghệ thuật tả, kể chi tiết sống động và đặc biệt là
cách sử dụng từ ngữ địa phương tạo sự gần gũi, dân dã, mộc mạc đậm chất quê.
Tác phẩm tái hiện lại khung cảnh một làng quê nghèo, cuộc sống lam lũ vất vả
của người dân nơi đây như đại diện cho cả một giai đoạn xã hội thời đó. Tác

phẩm đi sâu mô tả tinh tế tâm lý trẻ thơ, năng lực hiểu biết, phát hiện những
vùng sâu kín trong tâm hồn thơ dại, nơi đầu nguồn nhân cách của các em. Bằng
ngôn ngữ trẻ thơ tác giả đã kể lại, mô tả lại tất cả những gì mà tuổi thơ đã trải
14


nghiệm từ lúc chào đời cho tới khi trải qua cái tuổi thơ êm ả…đã nhận ra cảnh
đời, con người, các số phận quanh mình và cả số phận của chính mình. Mượn
giai điệu, nhịp điệu của ca dao, đồng dao để lại câu chuyện cuộc đời mình. Câu
chuyện cuộc đời như lời ca, khúc hát, khúc đồng dao.
Đặc biệt “Khúc đồng dao lấm láp” của ông đã mang lại nhiều cảm hứng
cho các nhà văn, nhà phê bình, các giảng viên đại học học tập nghiên cứu, tiếp
thu kinh nghiệm và tinh hoa trong dòng văn của ông.
Tác phẩm hấp dẫn người đọc ngay từ tên truyện, cách kết cấu cũng như
nội dung, ý nghĩa của truyện. Với độ dài 140 trang, tác phẩm được kết cấu chia
thành 5 khúc. Tiêu đề của 5 khúc là 5 câu hát bài đồng dao quen thuộc: Dung
dăng dung dẻ... mỗi khúc mang một sắc thái riêng. Xuyên suốt 5 khúc như lời tự
tình mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc về sự lớn dần của một đứa bé từ khi cất
tiếng khóc chào đời cho tới khi dứt nó khỏi tuổi thơ êm ả.
Khúc 1: “Cho chó về quê” tiếng khóc chào đời của “một nhân tài” mà
không được sự chào đón. Lớn lên qua những câu chuyện cổ tích của bà và
những trò chơi đầy hứng thú.
Khúc 2: “Cho dê đi học” đến tuổi đi học, thích thú với việc được đi học
có thêm bạn học được nhiều điều. Những trò tinh nghịch được diễn ra, đặc biệt ở
khúc này ta thấy sự lớn dần trong tâm hồn chú bé là khi nhìn thấy thầy buồn bã
vì lớp nghịch ngợm bị thầy hiệu trưởng khiển trách, khi thấy thầy lo lắng quan
tâm chạy đôn chạy đáo lo cho mình và các bạn khi bị sốt, hay là lúc nhìn ánh
mắt mẹ lo lắng biết nhường nào khi mình ốm...rồi thì tim đau nhói khi món đồ
chơi mình thích bị mẹ đem đi làm quà biếu. Biết nén nỗi buồn che giấu đi nỗi
uất hận không cho người khác thấy.

Khúc 3: “Cho cóc ở nhà” kì nghỉ hè với bao niềm vui sướng khi được
thỏa sức vui chơi cùng lũ bạn. Người bạn tâm giao- lão Tác là người bỏ làng đi
bao năm lại chở về. Người bạn đã mang tới cho nhân vật tôi một cách nhìn nhận
mới mẻ về cuộc sống qua những trải nghiệm của đời mình đúc kết được. Nỗi
buồn và thương lão khi nghe tin lão mất, một nỗi buồn không nói nên lời. Buồn
nhất là khi nhìn thấy bố làm việc quần quật mà không được người ta coi trọng,
15


sự phân biệt đối xử giai cấp rõ rệt. Có cái gì đó thật ác độc đã làm tổn thương
trái tim bé bỏng của tôi. Điều mà tôi muốn rằng bố đừng ra đó làm nữa nhưng
nhìn ánh mắt bố và rồi bố chỉ im lặng tôi chợt hiểu ra hiểu trong lòng bố cũng
mang nỗi buồn lớn, sự đè nặng trên vai cuộc sống gia đình.
Khúc 4: “Cho gà bới bếp” sự mất mát to lớn đó là việc bà nhân vật tôi ra
đi tiếp đó là bố đau ốm liên miên mất công việc tất cả mọi việc trong nhà đều
một tay mẹ lo toan. Cuộc sống của chú hoàn toàn bị đảo lộn bởi một chuỗi
những sự việc xảy ra. Gia đình quyết định chuyển nhà và tất nhiên chú phải theo
bố mẹ xa quê hương, xa bạn bè thầy cô, xa nơi gắn bó quen thuộc đến một nơi
xa lạ không có những kí ức những kỉ niệm vui buồn. Chính khúc tự tình này
khép lại tuổi thơ êm ả của chú với những kỉ niện vui buồn, chính thức bước đến
ngưỡng cửa của tuổi mới. Lớn lên qua những trải nghiệm chân thực, sâu sắc qua
nhịp bài hát đồng dao quen thuộc lại văng vẳng bên tai : Dung dăng dung dẻ…
Khúc 5: “Ù à ù ập” cái nhìn mới, cách tiếp cận cuộc sống mới mẻ trong
tư tưởng đã gieo vào lòng độc giả những niềm vui niềm hi vọng về một chú béhạt thóc nhỏ vô tình bị văng ra khỏi gánh lúa mai đây sẽ nảy mầm và phát triển.
Với lối đặt tên từng khúc theo từng khúc hát như vậy, tác phẩm đem đến
một lối kết cấu độc đáo, mới lạ gậy sự tò mò, thích thú cho người đọc ngay từ
khi bắt đầu lật mở quyển sách.
Tuổi thơ nhân vật tôi kết thúc trong dư âm tiếng kèn đám ma như một ẩn
dụ về tuổi thơ ngọt ngào và lấm láp đã chết để tiến đến sự phát triển trong nhân
cách, cách nhìn nhận về cuộc sống, tiếp cận với những đắng cay, chua ngọt của

đời người lớn.
Người đọc, nhất là những ai từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thôn
quê chắc hẳn khi tìm đến với tiểu thuyết này ít nhiều trong số họ cũng tìm thấy
bóng dáng tuổi thơ ngọt ngào và lấm láp của mình trong đó. Kao Sơn viết tác
phẩm này khi ông đã ở tuổi trung niên, nhưng cái quý và trân trọng nhất đó là
ông vẫn giữ cho nhân vật mình ngôn ngữ, giọng điệu hồn nhiên của con trẻ. Các
nhân vật của ông nó thật đến mức đọc tác phẩm ta cảm thấy như chính mình
đang sống trong đó, đó là cuộc sống thực.
16


Sức hấp dẫn của "Khúc đồng dao lấm láp" không phải ở cốt truyện đầy
phiêu lưu mà chính bằng những câu truyện không đầu, không cuối mà cậu bé
Cao thuật lại: chuyện từ lúc chú được sinh ra tới khi biết đi, chạy, nhảy, tập
nói...; chuyện học chữ; chuyện chơi làm nhà; chuyện gấu ăn mặt trời; chuyện ăn
tết mừng 5/5, tết trung thu; chuyện mùa gặt với những trò chơi trận giả; chuyện
cho thằng Túc ăn cứt gà sết vì tội mách lẻo; chuyện bị mẹ phạt rồi ăn vụng và
đánh đổ niêu cơm xuống tro làm con chó Đốm vạ lây; chuyện phá pháo đài xem
có ai nấp trong đó không; chuyện chọn giống gà chọi, xem đấu gà; chuyện ném
cát, xem thợ rèn rồi theo chân người bán thuốc dạo; nhưng chuyện đáng nhớ
nhất ở đây là những chuyện kể về lão Tác. Lão là một người trong làng bỏ xứ đi
bao nhiêu năm nay giờ lại thấy trở về quê hương. Việc lão biệt xứ không rõ lí do
người thì nói bỏ đi theo gái người thì nói vì vùng đất quê khốn khó, khó kiếm ăn
nên ông bỏ đi làm ăn và biệt tích không đoái hoài vợ con. Chính vì vậy, khi đi
gần hết cuộc đời mới trở lại ai mà chấp nhận ông là người chồng người cha nữa.
Cuối đời lão trở về làng không nơi nương tựa nơi duy nhất lão có thể trú ngụ là
con thuyền sắt ngoài bến và người bầu bạn duy nhất của lão chỉ có mình nhân
vật tôi...Những câu chuyện đó không qua nhanh giống như những trò đùa của
con trẻ mà nhiều khi đọng lại trong đầu chú sâu lắng như những tiềm thức không
thể nào mờ nhạt. Những bài học mà "nhân vật tôi" tự rút ra được sau những trò

nghịch dại: Đã thề là phải giữ lời/ không phải tôi khóc vì cái cốc đầu của mẹ.
Tôi đau nhưng ở chỗ khác/ Có khi người ta ác mà không biết rằng mình ác/ Có
khi chỉ vì sự thật thà của mình mà làm cho người khác khổ/...rồi đây trong cuộc
đời, trong những ngày xa quê chắc là sẽ dài dằng dặc, biết còn ai nữa như Tâm
dám đứng ra bảo vệ tôi trước những ác độc của cuộc đời?... những trải nghiệm
chân thực mà sâu lắng.
Kao Sơn- một tác giả văn xuôi đã thành danh. Ông có nhiều đóng góp
cho nền Văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và đặc biệt có sự đóng góp
tiếng nói sự nghiệp văn học tỉnh nhà nói riêng. Những tác phẩm của ông mang
chất chân thực sâu sắc, đi sâu vào mô tả cuộc sống đời thường của con người
vùng đất Cố Đô nơi bắt nguồn dấu ấn văn hóa của cư dân Việt cổ. Ông thuộc lớp
17


tác giả có tên tuổi sau năm 1975 bởi thế mà chất văn xuôi trong ông gắn với nền
văn hóa thời đổi mới nhưng vẫn bám chặt cái du dương của những khúc đồng
dao hay những trò chơi dân gian đậm chất vùng miền. Đặc biệt Khúc đồng dao
lấm láp của Kao Sơn đã được một số tác giả nhắc tới trong các cuốn sách của
văn học tỉnh nhà như: Hợp tuyển thơ văn thiếu nhi Ninh Bình Hội văn học nghệ
thuật Ninh Bình (được trích mục 1, mục 2 của Khúc 1); Văn thơ Ninh Bình
NXB Hội nhà văn; Văn hóa, văn học và ngôn ngữ địa phương Ninh Bình. Trước
đây, khi chưa có quy định ấn định về tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy
trong chương trình địa phương thì tác phẩm Khúc đồng dao lấm láp cũng đã
được một số thầy cô trong trường Trung học cơ sở chọn để giảng và không ít lời
khen để lại cho tác phẩm này. Ghi dấu ấn, để lại trong lòng thế hệ độc giả những
hoài niệm khó quên.
1.2.2. Bức tranh thiên nhiên vùng chiêm trũng Yên Khánh
1.2.2.1. Thiên nhiên nông thôn đẹp, yên bình, êm ả
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, có diện tích và
quy mô vừa phải: Phía Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp

biển Đông; phía Tây giáp Tây Nam và giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Tây và phía
Đông giáp tỉnh Hòa Bình. Địa hình Ninh Bình được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng
đồi núi, nửa đồi núi ; vùng đồng bằng; vùng ven biển và biển. Nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển. Thời tiết trong
năm chia làm hai mùa khá rõ: mùa khô từ tháng 11-12 năm trước đến tháng 4
năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Ninh Bình cùng với Hạ Long là 2
đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng với đại hình Karst được các
biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo cho Ninh Bình một "Hạ
Long trên cạn" với vô số các hang động, hồ ngập nước có giá trị phát triển du
lịch. Ninh Bình, vùng đất địa linh " là nơi chứa những vật báu của trời" (Nguyễn
Tử Mẫn), nơi hội tụ đầy đủ ác yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ: có rừng, có núi,
có sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển thế giới, khu du lịch quốc gia...một mảnh đất có mật độ dày đặc các di
tích văn hóa- lịch sử. Là vùng đất có nhiều tiềm năng và thế mạnh về đất đai,
18


sinh vật và tài nguyên khoáng sản, lợi thế về kinh tế và tiềm năng về du lịch rất
lớn. Sự kì thú của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh đẹp, đa dạng như:
Vườn Quốc gia Cúc Phương; khu hang động Tam Cốc- Bích Động; khu Địch
Lộng; Vân Long; khu du lịch Tràng An - Bái Đính...cùng với tài nguyên nhân
văn như: Cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng
tuyến Tam Điệp - Biện Sơn...Non nước Ninh Bình kì thú, nên thơ, lại nằm ở cửa
ngõ đồng bằng Bắc bộ và dải lãnh thổ miền Trung nên từ xa xưa là nơi gặp gỡ
giao thoa của ba nền văn hóa lớn của đất nước. Nhân dân Ninh Bình vừa tiếp thu
những nét tinh hoa văn hóa của các vùng, miền khác trong nước, tạo dựng nên sắc
thái văn hóa Ninh Bình phong phú đa dạng lại có những nét đặc sắc riêng biệt.
Yên Khánh là một huyện phía Đông nam của tỉnh Ninh Bình. Trên bản đồ
địa lý, Yên Khánh giống hình một con dê di chuyển theo hướng từ Đông sang
Tây. Phía Tây bắc giáp với thành phố Ninh Bình, phía tây giáp 2 huyện Hoa Lư

và Yên Mô, phía Nam giáp huyện Kim Sơn, các phần từ phía bắc đến phía đông
giáp với tỉnh Nam Định qua sông Đáy. Thuộc địa hình đồng bằng tương đối
bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều. Yên
Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ. Tuy
vậy, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ nóng, có ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa Đông Bắc, có sương
muối nhưng không nhiều. Là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp nhờ sông
Đáy. Hiện nay đời sống của người dân nơi đây đã cải thiện và phát triển nhanh
chóng khác xa với thời điểm mà Kao Sơn từng sinh ra và lớn lên. Bộ mặt của
quê hương ông đã thay da đổi thịt. Trở về với tuổi thơ ông trong "Khúc đồng dao
lấm láp" chúng ta mới thấy được hồn quê trong tác phẩm này.
Nhân vật tôi sinh ra vào mùa hè được trải nghiệm hưởng tất cả những gì
mà thiên nhiên mùa hè ban tặng. Những trò chơi lý thú dưới tán cây "trò chơi
làm nhà ở góc vườn nhà bé Tâm...[12,5] hay tận hưởng không khí trong lành
mát mẻ của những cơn mưa mùa hạ "những giọt nước rỏ xuống biến thành
những bong bóng trắng... [12,5]. Điều đặc biệt nhất là được sống trong hương
thơm lúa chín. Làng quê Việt gắn liền với nghề nông nghiệp lúa nước thật hạnh
19


×