Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bức chân dung tự họa con người chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.26 KB, 3 trang )

Phân tích bức chân dung tự họa con người Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngữ Văn
12
Bình chọn:

Những ý cần đạt: Chân dung tự họa con người Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù chính là nói
đến hình tượng trữ tình của tác giả Hồ Chí Minh bao trùm trong tập thơ.



Sống đẹp là gì hỡi bạn? - Ngữ Văn 12



Vài nét về nhà văn Nam Cao - Ngữ Văn 12



Trong thiên truyện của Nguyễn Thi đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ...



Nêu các đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

Những ý cần đạt:
- Chân dung tự họa con người Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù chính là nói đến hình
tượng trữ tình của tác giả Hồ Chí Minh bao trùm trong tập thơ.
- Cần tập trung làm nổi bật thế giới tinh thần của tác giả, chẳng hạn như trí tuệ, tình cảm tư
tưởng…
- Có thế trình bày theo nhiều cách, sử dụng những hệ thống khái niệm khác nhau: trí, nhân,


dũng… nhưng phải phải nhất quán.
- Phân tích những ý thơ hoặc những câu thơ tiêu biểu để làm nổi bật nội dung. Tránh sự liệt kê
dẫn chứng một cách dàn trải.
Bài làm tham khảo
Tập thơ Nhật kí trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc vào những năm 1942, 1943. Người viết tập thơ
này dường như không có ý làm nghệ thuật, lưu danh hậu thế mà chỉ cốt để ngâm ngợi cho
khuây khỏa những tháng ngày “mất tự do”. Tuy vậy, Nhật kí trong tù đã trở thành một tác phẩm
lớn có giá rị về nhiều mặt trong lịch sử văn học Việt Nam cận, hiện đại. Nó có sức hấp dẫn lâu
bền với nhiều thế hệ bạn đọc ở cả trong nước lẫn ngoài nước.
Mấy chục năm qua, kể từ khi tập thơ được công bố, nhiều người đã viết về tập thơ này. Họ
nhấn mạnh đến giá trị phản ánh hiện thực, sức mạnh tố cáo của Nhật ký trong tù đối với chế độ
nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Tuy vậy, điều quan trọng nhất cần phải thấy: trước
sau đây vẫn là một tập nhật kí bằng thơ, một tập nhật kí “hướng nội”, tác giả chủ yếu viết cho
mình. Do đó, sức hấp dẫn của tập thơ chính là hình tượng của nhân vật trữ tình – tác giả Hồ


Chí Minh, một chiến sĩ – thi sĩ. Vì vậy, hoàn toàn có lý khi sách giáo khoa Văn 12 đã khẳng
định: “Có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ
tịch Hồ Chí Minh”
Đọc tác phẩm Nhật kí trong tù , chúng ta bắt gặp con người Hồ Chí Minh với tất cả vẻ đẹp,
phong phú, sâu sắc trong tâm hồn, trong tính cách, trong cách nhìn, cách nghĩ suy về cuộc đời
và con người. Nhật kí trong tù đúng là một “bức chân dung tự họa” bằng thơ về con người tinh
thần của người sáng tạo ra nó.
Qua hơn một trăm bài thơ, ta có thể nhận thấy nỗi khắc khoải nóng lòng, sốt ruột ngóng trông
tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đọc còn nhớ, mùa thu 1942, với tư cách là đại biểu cho
phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh có trọng trách tìm sang Trung Hoa để bàn cách
phối hợp hành động chống bọn đế quốc, phát xít. Nhưng vô cớ, Người bị bọn mật vụ Quốc dân
đảng bắt giữ và sau đó, bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, không được xét xử. Người
cũng hoàn toàn không được biết đến bao giờ mình mới được trả tự do. Hồ Chí Minh đau khổ

vô hạn và thấm thía sâu sắc nỗi “mất tự do”. Nỗi đau khổ này được tác giả bộc lộ trong khá
nhiều bài thơ. Chẳng hạn như trong một lần chuyển đổi nhà lao có bọn “cảnh binh khiêng lợn
cùng đi”, Bác đã viết những câu thơ đầy cay đắng, biểu lộ một qui luật trong cuộc sống, mà qui
luật này Người đã rút ra một cách thấm thía ngay trong cuộc sống đau khổ của chính mình:
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do
Hay, trong một bài thơ khác, bài Bị hạn chế, Hồ Chí Minh cũng khẳng định:
Đau khố chi bằng mất tự do
Nỗi sốt ruột khắc khoải chờ mong kéo dài theo ngày tháng đã chuyển thành sự giận dữ, phẫn
nộ. Người đã đặt cho bài thơ một nhan đề hết sức độc đáo là chỉ có một dấu hỏi chấm (?)
Quảng Tây đi khắp lòng oan ức
Giải đến bao giờ, giải tới đâu?
Bên cạnh con người nóng lòng, sốt ruột, đau khổ vô hạn vì mất tự do, người đọc còn bắt gặp
trong Nhật kí trong tù một con người hoàn toàn tự chủ về mặt tinh thần, luôn bình thản ung
dung, tự tại, tâm hồn như bay lượn trên bầu trời tự do, không sức mạnh của nhà tù nào giam
hãm được. Như vậy, có thể nói chúng có thể giam cầm được thể xác Bác, nhưng không khi nào


chúng có thể giam cầm được tinh thần Bác. Điều này đã được chính tác giả thể hiện qua hai
câu thơ mở đầu, được xem như lời đề từ của tập Nhật kí tro
Xem thêm tại: />


×