ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
DINH THỊ XAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HỢP TÁC
XÃ TẠI HỢP TÁC XÃ CHÈ TÂN HƢƠNG XÃ PHÚC XUÂN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN”
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế & PTNT
: 2014 - 2018
Thái Nguyên - năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
DINH THỊ XAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HỢP TÁC
XÃ TẠI HỢP TÁC XÃ CHÈ TÂN HƢƠNG XÃ PHÚC XUÂN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN”
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hƣớng đề tài
: Hƣớng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Lớp
: 46 - PTNT
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Khóa học
: 2014 - 2018
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Kiều Thị Thu Hƣơng
Thái Nguyên - năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Tìm hiểu vai trò
nhiệm vụ của cán bộ quản lý hợp tác xã tại xã tại hợp tác xã chè Tân
Hương, xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên”, tôi
đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn trƣờng Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trƣờng.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Kiều Thị Thu Hƣơng
đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh
Tế & PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn
đến cán bộ HTX chè Tân Hƣơng xã Phúc Xuân đã nhiệt tình, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót, sơ suất, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận của em đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại xã Phúc Xuân ........................................ 23
Bảng 3.2: Cơ cấu cán bộ của hợp HTX. ......................................................... 26
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của các xã viên Năm 2016 .... 29
Bảng 3.4: Doanh thu từ các loại chè năm 2016 .............................................. 30
Bảng 3.5: Chi phí trang thiết bị sản xuất......................................................... 31
Bảng 3.6: Các loại chi phí khác của HTX năm 2016...................................... 32
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của HTX năm 2016 ............................................. 32
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của HTX chè ............................................... 27
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt
Giải thích
FTA
: Hiệp hội thƣơng mại tự do
GDP
: Tổng sản phẩm nội địa
HĐQT
: Hội đồng quản trị
HTX
: Hợp tác xã
HTXNN
: Hợp tác xã nông nghiệp
KHCN
: Khoa học công nghệ
KTTT
: Kinh tế trang trại
NĐ - CP
: Nghị định - Chính Phủ
NQ-CP
: Nghị quyết - Chính Phủ
PTNT
: Phát triển nông thôn
QĐ-TTg
: Quyết định -Thủ Tƣớng
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UNDP
: Chƣơng trình phát triển liên hợp quốc
: Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO), phi lợi
UTZ
nhuận, hoạt động trên phạm vi quy mô Toàn
cầu trong lĩnh vực cấp chứng chỉ sản xuất các
sản phẩm chè tốt, có trách nhiệm.
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện .......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện............................................................................ 3
1.3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ........................................................... 3
1.3.2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin ........................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 6
2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế HTX và HTX ...................................................... 6
2.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác xã.............................................................. 6
2.1.2. Khái niệm về hợp tác xã.......................................................................... 7
2.1.3. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ....................... 9
2.1.3.1. Các văn bản liên quan đến HTX .......................................................... 9
2.1.3.2. Các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi của nhà nƣớc ...................................... 11
2.1.3.3. Các văn bản liên quan đến tổ chức cán bộ HTX................................ 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình phát triển HTX tại Việt Nam ................................................ 14
2.2.2. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển HTX của một số địa phƣơng .... 17
v
2.2.2.1. HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ...................................................... 17
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phƣơng. .............................................. 18
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................ 21
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 21
3.1.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phúc Xuân… .. 21
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21
3.1.2. Thành tựu của HTX chè Tân Hƣơng .................................................... 25
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ................ 26
3.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 26
3.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 26
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 26
3.2.1. Mô tả một số nội dung và công việc cụ thể đã làm tại HTX ................ 26
3.2.1.1. Tìm hiểu về hệ thống tổ chức sản xuất và phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh của HTX chè Tân Hƣơng ............................................................. 26
3.2.1.2. Phân tích vai trò của ngƣời quản lý HTX .......................................... 34
3.2.1.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của ngƣời quản lý HTX .......... 37
3.2.1.4. Tham gia vào một số hoạt động tại cơ sở .......................................... 38
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 39
3.2.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 40
3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 41
PHẦN 4: KẾT LUẬN .............................................................................. 42
4.1. Kết luận .................................................................................................... 42
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42
4.2.1. Đối với Nhà nƣớc .................................................................................. 42
4.2.2. Đối với HTX ......................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
I. Tài liệu Tiếng Việt ....................................................................................... 44
II. Tài liệu từ Internet ...................................................................................... 45
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Việt Nam đƣợc xác định là một trong tám nƣớc cội nguồn của cây chè, có
điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất
lƣợng cao. Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 118 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thƣơng hiệu “Che Viet” đã đƣợc đăng ký và
bảo hộ tại 77 thị trƣờng quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng
thứ 5 trên thế giới về sản lƣợng cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu chè.
Trong quá trình phát triển, chè đã khẳng định đƣợc vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, là cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm
nghèo, thậm chí còn giúp ngƣời dân vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao làm
giàu. Và cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo đất, tăng độ phì
từ đó góp phần bảo vệ môi trƣờng.
Đã từ lâu, cây chè đƣợc xác định là thế mạnh của Thái Nguyên, đem lại
hiệu quả kinh tế cao, giải quyết đƣợc vấn đề việc làm và góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống ngƣời dân. Bên cạnh đó sản phẩm chè
đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí quan trọng.
Sau hơn 10 năm thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh Thái
Nguyên cho sản xuất chè đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt từ khâu giống, kỹ
thuật chăm sóc, chế biến từ đó chất lƣợng chè đã đƣợc nâng lên. Giai đoạn
2006 - 2010, diện tích chè toàn thành phố liên tục đƣợc mở rộng, năm 2010
diện tích chè là 1.302,9 ha, tăng 1,8 lần so với năm 2006, hình thành lên vùng
chuyên canh trọng điểm nhƣ: Tân Cƣơng, Phúc Xuân, Phúc Trìu. Vì vậy
nhiều HTX chè cũng đƣợc hình thành ở nhiều nơi. Phát triển mô hình HTX
chè an toàn đƣợc xem là một hƣớng đi mới để nâng cao giá trị cây chè, đem
2
lại thu nhập cao cho ngƣời dân, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng cũng nhƣ tạo điều kiện để giúp đỡ lẫn nhau theo mô hình HTX.
Tuy nhiên số lƣợng các hợp tác xã chè còn rất ít, phổ biến vẫn là quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu dẫn đến
việc sản xuất kinh doanh chƣa đạt hiệu quả. Từ sản xuất đến tiêu thụ còn
nhiều vấn đề bất cập nhƣ chƣa giải quyết đƣợc vấn đề đầu ra ổn định cho sản
phẩm chè. Năng lực quản lý cũng nhƣ hoạt động kinh tế tập thể còn kém,
chƣa phát huy đƣợc vai trò của nền kinh tế tập thể.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, em tiến hành thực hện đề tài:
“Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lý HTX tại HTX chè Tân
Hương xã Phúc Xuân, Tp Thái Nguyên".
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Phân tích đƣợc vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lý HTX tại HTX chè
Tân Hƣơng xã Phúc Xuân, TP Thái Nguyên từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của ngƣời quản lý HTX.
1.2.2. Yêu cầu
* Về chuyên môn
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân
- Phân tích vai trò của cán bộ quản lý HTX
- Phân tích đƣợc các hoạt động sản xuất của HTX, vai trò của ngƣời
quản lý HTX trong HTX chè Tân Hƣơng
- Phân tích khó khăn, thuận lợi của ngƣời quản lý HTX và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao vai trò của ngƣời quản lý đối với sự phát triển của HTX
* Về thái độ
- Học hỏi về tác phong nhanh nhẹn trong công việc
- Tạo mối quan hệ hòa nhã, thân thiện với mọi ngƣời
3
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc đƣợc giao tại đơn vị thực tập.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi ngƣời tại
đơn vị thực tập để hoàn thành tốt các công việc chung.
* Về kỹ năng
- Tự tin trong giao tiếp, trình bày hay thuyết trình trƣớc đám đông
- Nâng cao khả năng làm việc thực tế tại cơ sở
- Quản lý thời gian hợp lý trong công việc.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phúc Xuân.
- Tìm hiểu về hệ thống tổ chức sản xuất và phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh của HTX chè Tân Hƣơng
- Phân tích về vai trò của ngƣời quản lý HTX đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của HTX chè Tân Hƣơng
- Phân tích những khó khăn, thuận lợi của ngƣời quản lý HTX
- Tham gia vào một số hoạt động cụ thể tại cơ sở.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin sơ cấp
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
+ Tìm hiểu thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của HTX,
những thành tựu mà HTX đã đạt đƣợc và kết quả sản xuất chè của HTX,
ngoài ra thu thập thêm đƣợc một số thông tin cơ bản nhƣ: Giám đốc quản lý
HTX, danh sách các thành viên trong HTX, diện tích đất đai, vốn.
+ Những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của HTX nhƣ các
khoản chi phí, doanh thu.
+ Các yếu tố sản xuất nhƣ: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trƣờng,
4
các chính sách của Đảng và nhà nƣớc về HTX, sự giúp đỡ của chính quyền
địa phƣơng đối với HTX
- Phƣơng pháp quan sát: Trực tiếp tham gia vào hoạt động làm chè của
các thành viên trong HTX để có đƣợc cái nhìn tổng quát về hoạt động sản
xuất, kinh doanh của HTX, đồng thời nhằm đánh giá độ chính xác các thông
tin mà các thành viên HTX cung cấp, ngoài ra còn quan sát đánh giá thực
trạng, thu thập thông tin về tình hình sản xuất thông qua giám đốc HTX và
các thành viên trong HTX
- Phƣơng pháp thảo luận nhóm: Cùng với các thành viên HTX thảo
luận về các vấn đề khó khăn, thuận lợi mà HTX gặp phải nhƣ: Vốn, lao động,
thị trƣờng, một số chính sách nhà nƣớc nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất trong
những năm tới.
* Thu thập thông tin thứ cấp
Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp là phƣơng pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn trong các báo cáo, các tài liệu đã công bố. Các thông tin
này thƣờng thu thập từ các cơ quan, các ban ngành của huyện, xã, báo cáo tổng
kết của HTX, thu thập số liệu qua sách báo, internet, nghị định, quyết định…
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phƣơng pháp xử lý thông tin
Những thông tin thu thập chủ yếu là số liệu định tính, do vậy số liệu
đƣợc tổng hợp, phân tích vào cuối mỗi ngày theo phƣơng pháp định tính.
Phân tích hiệu quả sản xuất của hợp tác xã và tổng hợp.
* Chỉ tiêu nghiên cứu
- Giá trị sản xuất (Gross Output): Là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản
xuất ra tại một đơn vị trong thời gian hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
Đƣợc tính bằng sản lƣợng của từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm cụ
thể nhƣ sau:
5
Trong đó:
GO: Là giá trị sản xuất
Pi: Giá trị sản phẩm hang hóa thứ i
Qi: Khối lƣợng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi nguyên liệu, giống, thuốc bảo vệ thực vật và
các loại chi phí khác, cụ thể tính nhƣ sau:
Trong đó:
IC: Là chi phí trung gian
Ci: Là chi phí thứ i
- Giá trị gia tăng (Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh. Đƣợc xác định theo công thức sau:
GO: là giá trị sản xuất
IC: là chi phí trung gian
* Phƣơng pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng
Trích khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hoa mòn trong quá
trình sản xuất ra sản phẩm phải đƣợc trích rút để đƣợc đƣa vào chi phí sản
xuất hàng năm và đƣợc xác định theo công thức:
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: 15/08/2017- 15/11/2017
- Địa điểm: HTX chè Tân Hƣơng, xã Phúc Xuân, Tp Thái Nguyên
6
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế HTX và HTX
2.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác xã
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, con ngƣời trải các hình
thái kinh tế xã hội khác nhau và ở mỗi hình thái kinh tế xã hội đó sự phát triển
của lực lƣợng sản xuất luôn đi cùng là một quan hệ sản xuất phù hợp. Chính
vì vậy sự hợp tác giữa con ngƣời với con ngƣời trong quá trình sản xuất là
một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, từ nhu cầu của
cuộc sống để nƣơng tựa lẫn nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ nhau trong cuộc sống
cũng nhƣ trong sản xuất.
Bởi lẽ, thông qua hợp tác sức lực của các cá nhân sẽ kết hợp lại lớn
mạnh hơn để nhằm thực hiện các công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động
riêng rẽ rất khó khăn mà thậm trí là không thể làm đƣợc. Chính vì vậy, cùng
với tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời, quá trình phân công lao động và
chuyên môn hoá trong sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng đã thúc đẩy quá
trình hợp tác ngày càng tăng. Sự hợp tác không chỉ đƣợc giới hạn ở phạm vi
vùng, quốc gia mà còn đƣợc mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Minh chứng cụ thể
cho quá trình hợp tác tất yếu phải diễn ra trên phạm vi thế giới đó là quá trình
hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực: Kinh
tế, chính trị, văn hoá - xã hội… đã làm cho sức cạnh tranh ngày càng gay gắt
không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu
khiến cho các HTX đều phải thay đổi chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của
mình cho phù hợp với xu thế mới.
Có thể nói kinh tế hợp tác là phƣơng thức hoạt động kinh tế, tồn tại
khách quan và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Kinh
7
tế hợp tác là một quan hệ kinh tế tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn
nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu
thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh
doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của
mỗi thành viên [12].
2.1.2. Khái niệm về hợp tác xã
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA)
lần thứ 31 tổ chức tại Manchester - Vƣơng quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác
xã nhƣ sau: "Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết
với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng
chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau
làm chủ chung và kiểm tra dân chủ"[4]
Ở Việt Nam, Luật hợp tác xã năm 1996 định nghĩa về hợp tác xã nhƣ
sau: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp
nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”[6].
Luật hợp tác xã năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật hợp tác xã
năm 1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức
kinh tế mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc. Việc thành lập nên hợp tác xã
dựa trên nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh
tập thể, cùng giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời
sống vật chất cho xã viên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.
Tuy nhiên, so với Luật hợp tác xã năm 1996, thì ở Luật hợp tác xã năm 2003
đã mở rộng hơn về đối tƣợng tham gia hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân và đƣợc coi nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp nhân,
8
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều
lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp
luật. Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế HTX phát triển về số lƣợng và
mở rộng thêm nguồn vốn đầu tƣ, tham gia vào hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã 2012 đã khẳng định rõ hợp tác xã không phải là
doanh nghiệp, điều này cũng đã có những tranh luận gay gắt giữa các nhà
làm Luật Việt Nam với các chuyên gia trong và ngoài nƣớc trƣớc khi Luật
đƣợc thông qua.
Nhƣ vậy ta có thể hiểu: “Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập
thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện
thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” [7].
* Vai trò Hợp tác xã trong phát triển nông thôn
Ở những nƣớc nông nghiệp nhƣ nƣớc ta thì HTX nông nghiệp là tổ
chức kinh tế hợp tác của các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh
doanh, các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất trong các lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp... vì vậy hoạt
động của HTX nông nghiệp có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản
xuất của hộ nông nghiệp, nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố
đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đƣợc cung
cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lƣợng, các khâu sản xuất tiếp theo đƣợc
đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân đƣợc nâng lên. Thông
qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp đƣợc thực hiện,
sản xuất của hộ nông dân đƣợc thực hiện theo hƣớng tập trung, tạo điều kiện
hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá.
9
HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nƣớc tới hộ nông dân, vì
vậy hoạt động của HTX có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nƣớc với hộ nông
dân một cách có hiệu quả trong một số trƣờng hợp, khi có nhiều tổ chức tham
gia hoạt động dịch vụ cho hộ nông dân hoạt động của HTX là đối trọng buộc
các đối tƣợng phải phục vụ tốt cho nông dân [1].
2.1.3. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
2.1.3.1. Các văn bản liên quan đến HTX
* Luật số 23/2012/QH13, ngày 20/11/2012 của Quốc Hội căn cứ hiến
pháp nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã đƣợc sửa đổi,
bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2001/GH10.
- Quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX cụ thể nhƣ sau:
Một là: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập,
ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp
hợp tác xã.
Hai là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp
tác xã thành viên.
Ba là: Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu
quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức,
quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đƣợc cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài
chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
Bốn là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình trƣớc pháp luật.
Năm là: Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy
định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc phân
phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác
10
xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với
hợp tác xã tạo việc làm.
Sáu là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi
dƣỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, ngƣời lao động
trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bảy là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững
cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát
triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phƣơng, vùng, quốc gia và
quốc tế [7].
* Nghị định 193/2013/NĐ-CP của chính phủ ngày 21/11/2013 hƣớng
dẫn Luật HTX 2012, là nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật hợp
tác xã 2012.
Tại điều 32 chƣơng 6 nghị định 193/2013/NĐ-CP có quy định về tổ
chức lại hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhƣ sau:
Một là: Rà soát lại điều lệ, tổ chức quản lý hoạt động của hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã bảo đảm phù hợp với quy định của Luật hợp tác xã số
23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
- Hai là: Trƣờng hợp cần đăng ký thay đổi, giải thể hoặc chuyển đổi
hình thức hoạt động thì tiến hành đại hội thành viên để quyết định việc đăng
ký thay đổi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giải thể tự nguyện hoặc chuyển
đổi sang loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Ba là: Trƣờng hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bảo đảm thực hiện
đầy đủ các quy định của Luật hợp tác xã thì không phải đăng ký thay đổi [2].
* Thông tƣ 03/2014/TT-BKHĐT hƣớng dẫn về đăng ký hợp tác xã và
chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trƣởng Bộ kế hoạch
và Đầu tƣ ban hành
11
Tại điều 25 chƣơng 3 Có quy định về Chế độ báo cáo về tình hình hoạt
động của hợp tác xã
Một là: Chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 hàng năm, hợp tác xã báo cáo
trung thực, đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hoạt động của hợp tác xã
của năm trƣớc đó với cơ quan đăng ký hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ
lục I-18.
Hai là: Chậm nhất vào ngày 28 tháng 02 hàng năm, cơ quan đăng ký
hợp tác xã cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
của năm trƣớc đó trên địa bàn huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục II-13 gửi
cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh.
Ba là: Chậm nhất vào ngày 31 tháng 03 hàng năm, cơ quan đăng ký
hợp tác xã cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã của năm trƣớc đó trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ
lục II-14 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
Bốn là: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh,
cấp huyện tổng hợp, gửi các cơ quan có liên quan cùng cấp [10].
2.1.3.2. Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước
Tại luật số 23/2012/QH 13 điều 6 thì Nhà nƣớc có một số ƣu đãi và hỗ
trợ đối với HTX nhƣ sau:
- Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực
- Xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
- Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX
- Tạo điều kiện tham gia các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình phát
triển kinh tế - xã hội
- Ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy
định của pháp luật về thuế
12
- Ƣu đãi về lệ phí đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định của pháp
luật về phí và lệ phí
- Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc đƣợc hƣởng chính
sách hỗ trợ, ƣu đãi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn đƣợc hƣởng
chính sách hỗ trợ, ƣu đãi sau đây: Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, giao đất,
cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo
quy định của pháp luật về đất đai, Ƣu đãi về tín dụng, vốn, giống khi gặp khó
khăn do thiên tai, dịch bệnh, chế biến sản phẩm [7].
Nghị định 193/2013/NĐ-CP có quy định về Chính sách hỗ trợ, ƣu đãi
đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp
Tại điều 25 quy định nhƣ sau:
Một là: Hỗ trợ đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng
Hai là: Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã, việc hỗ trợ đất đai đối với hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ba là: Chính sách ƣu đãi về tín dụng. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
thành lập mới hoặc có dự án đầu tƣ mới, đầu tƣ mở rộng năng lực sản xuất,
kinh doanh đƣợc ƣu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của
pháp luật hiện hành
Bốn là: Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai,
dịch bệnh
Năm là: Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm. Hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã có nhu cầu chế biến sản phẩm đƣợc hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự
án đầu tƣ chế biến sản phẩm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 24 Nghị
định này [2].
* Nghị định số 88/2005/NĐ- CP của chính phủ về một số chính sách hỗ
13
trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã nó bao gồm các nội dung sau:
- Hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã
- Bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực
- Đất đai
- Ƣu đãi về thuế
- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX
- Ƣu đãi về chính sách tín dụng
- Hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại
- Hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông,
khuyến ngƣ và khuyên công
- Hỗ trợ hợp tác xã đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của
cộng đồng xã viên và tham gia các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội [3].
2.1.3.3. Các văn bản liên quan đến tổ chức cán bộ HTX
- Quyết định số 384/QĐ- TTg của thủ tƣớng về việc bổ sung kinh phí
thành lập mới, bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ HTX, tổ hợp tác năm 2011. Tại
chƣơng 1, điều 1, khoản 1 quyết định này có quy định Bổ sung 40.000 triệu
đồng (bốn mƣơi tỷ đồng) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (theo
phụ lục đính kèm) từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2011
thuộc ngân sách Trung ƣơng năm 2011 để hỗ trợ thành lập mới, bồi dƣỡng,
đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác năm 2011 theo quy định tại Nghị định
số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính
sách hỗ trợ, khuyến khích hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Việc quản lý, sử dụng
số kinh phí đƣợc hỗ trợ thực hiện theo đúng quy định hiện hành [8].
- Nghị định số 88/NĐ- CP. Tại điều 4 chƣơng 2 nghị định này có quy
định về bồi dƣỡng, đào tạo nhƣ sau:
Đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng trong hợp tác xã đƣợc quy định nhƣ sau:
Các chức danh trong Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, kế toán
trƣởng, Xã viên đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của hợp
tác xã.
14
Các khoản hỗ trợ theo quy định nhƣ sau:
Hỗ trợ tiền vé đi, vé về bằng phƣơng tiện giao thông công cộng (trừ
máy bay) từ trụ sở hợp tác xã đến cơ sở đào tạo, kinh phí mua tài liệu của
chƣơng trình khóa học, các khoản chi phí tổ chức, quản lý lớp học, thuê hội
trƣờng, thù lao giảng viên, tham quan, khảo sát [3].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển HTX trên thế giới
Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) đƣợc thành lập ngày 19/8/1895 tại
Vƣơng quốc Anh.
Trụ sở của ICA đóng tại Geneve (Thụy Sỹ) ICA là một trong những tổ
chức quốc tế lớn nhất trên thế giới, phần lớn các trên 800 triệu xã viên của
225 tổ chức HTX quốc gia của 96 nƣớc.
2.2.1.1. Phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Ấn Độ
Ấn Độ là một nƣớc nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ
thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Ngƣời nông dân coi HTX là
phƣơng tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch
vụ. Khu vực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín
dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng
nhà ở... Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn
Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nông nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43%
tổng số tín dụng trong cả nƣớc, các HTX sản xuất đƣờng chiếm tới 62,4%
tổng sản lƣợng đƣờng của cả nƣớc, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tổng
số phân bón của cả nƣớc.
Nhận rõ vai trò của các HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia
phát triển HTX, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo
quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng
thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu.
15
Ngoài ra, Chính phủ đã thực hiện chiến lƣợc phát triển cho khu vực HTX
nhƣ: xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi Luật HTX, tạo điều kiện cho các HTX tự chủ
và năng động hơn; chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX; thiết lập mạng lƣới
thông tin hai chiều giữa những ngƣời nghèo nông thôn với các tổ chức HTX;
bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên.[11]
2.2.1.2. Phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Nhật Bản
Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản đƣợc đặc trƣng bởi hệ thống 3 cấp:
các HTX nông nghiệp cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. Các tổ
chức HTX cơ sở đƣợc tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc
tỉnh, gồm những thành viên thƣờng xuyên là nông dân và các thành viên liên
kết khác. HTX nông nghiệp cơ sở có 2 loại: HTX nông nghiệp đa chức năng
20 và HTX nông nghiệp đơn chức năng. HTX nông nghiệp đa chức năng có
nhiệm vụ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông
nghiệp, cung cấp nguyên liệu sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày;
Cho vay và đầu tƣ vốn, cung cấp bảo hiểm... HTX nông nghiệp đơn chức
năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể nhƣ chế biến sữa, nuôi gia
cầm và các nghề truyền thống khác. Ngoài ra, còn có chức năng tiếp thị sản
phẩm của các xã viên thành viên và cung cấp nguyên liệu sản xuất...[11].
2.2.1.3. Kinh nghiệm từ mô hình hợp tác xã nông nghiệp của Đức
Nƣớc Đức đƣợc coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình
kinh tế HTX ở châu Âu. Tƣơng tự nhƣ Việt Nam, số lƣợng các HTX nông
nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao với 3.188 HTX trong tổng số 5.324 HTX hiện có,
chiếm 60%. Tổng doanh thu của tất cả các HTX nông nghiệp và 26 liên hiệp,
21 HTX nông nghiệp năm 2007 là hơn 38,3 tỷ Euro. Các HTX nông nghiệp
đã thu hút tổng cộng 2,2 triệu thành viên [3]. HTX nông nghiệp của Đức hoạt
động đa dạng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác nhau. Ngoài ra
còn có rất nhiều HTX nông nghiệp hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở nhiều
lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhƣ dịch vụ quản lý chợ, dịch vụ vệ sinh,
16
dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ sấy khô, đóng gói sản phẩm, dịch vụ than,
dầu đốt,... Trong số các HTX nông nghiệp hiện nay vẫn còn có 214 HTX
đang thực hiện đồng thời hoạt động tiết kiệm - tín dụng nội bộ theo giấy phép
của cơ quan chức năng ngành ngân hàng. Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành
viên, các HTX nông nghiệp tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp. Tính
trung bình mỗi HTX nông nghiệp sử dụng 46 lao động. [5]
Các HTX nông nghiệp của Đức đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều
sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn
60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rƣợu nho. [5]
So với các HTX nông nghiệp Việt Nam, các HTX nông nghiệp Đức
không có khó khăn về đất hay trụ sở. Các HTX vì vậy không quá chú trọng
đến việc phải mua đất hay sở hữu trụ sở riêng. Trên cơ sở nguồn đất do HTX
quản lý hoặc thuê dài hạn của xã viên, HTX đƣợc chính quyền địa phƣơng
cho phép xây dựng bán kiên cố các nhà kho, cửa hàng, trụ sở của mình khi có
nhu cầu cần thiết. Hoàn toàn bình đẳng nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác,
các HTX nông nghiệp ở Đức có thể vay vốn không khó khăn từ các ngân
hàng thƣơng mại. Họ không nhất thiết phải có hay phải có đủ tài sản thế chấp
mà quan trọng hơn là dự án vay vốn khả thi và HTX có uy tín, hoạt động quản
trị, điều hành minh bạch, hiệu quả. Theo quy định của Luật HTX Đức, hàng
năm các HTX đều đƣợc kiểm toán định kỳ do Hiệp hội HTX thực hiện.
2.2.2. Tình hình phát triển HTX tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính
đến hết năm 2015 cả nƣớc có 19 liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
(03 liên hiệp HTX trồng trọt, 01 liên hiệp HTX xã chăn nuôi, 01 liên hiệp
HTX thủy lợi và nƣớc sinh hoạt, 03 liên hiệp HTX nuôi và khai thác thuỷ sản,
11 liên hiệp HTX dịch vụ tổng hợp); có 10.902 HTX nông nghiệp, chiếm
55,5% tổng số HTX trong cả nƣớc, tập trung nhiều nhất là ở vùng Đồng bằng
sông Hồng (33,5%), tiếp đến là Bắc Trung bộ (19,7%) và Đông Bắc bộ
17
(16,9%), thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (11,2%). Đa số các HTX
nông nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh tổng hợp (khoảng 8.036
hợp tác xã, chiếm 73,7%). Số lƣợng các hợp tác xã chuyên ngành không
nhiều (khoảng 2.866 hợp tác xã, chiếm 26,3%), trong đó: 1.242 HTX trồng
trọt, 362 HTX chăn nuôi, 457 HTX thủy lợi và nƣớc sinh hoạt, 151 HTX lâm
nghiệp, 601 HTX thuỷ sản, 53 HTX diêm nghiệp. Tuy số lƣợng HTX nông
nghiệp thành lập mới hiện nay trên phạm vi cả nƣớc mỗi năm khá cao,
khoảng 800 hợp tác xã/năm, song do số lƣợng HTX nông nghiệp giải thể vì
hoạt động kém hiệu quả cũng rất lớn khoảng 550 hợp tác xã/năm nên về tổng
số HTX nông nghiệp tăng trung bình chỉ khoảng 250 HTX/năm [14].
2.2.3. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển HTX của một số địa phương
2.2.3.1. HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 563 HTX, trong đó 107
HTX chuyển đổi, 456 HTX thành lập mới với tổng số vốn đăng ký kinh
doanh đạt gần 380 tỷ đồng, thu hút gần 8 nghìn xã viên tham gia và trên 86
nghìn hộ gia đình tham gia HTX. Quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể nói chung và kinh tế hợp tác xã nói riêng đã góp phần
giải quyết việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới, củng cố quan hệ kinh tế nông thôn.
Trong số các loại hình HTX này thì khối HTX dịch vụ nông nghiệp
chiếm gần 50% tổng số các hợp tác xã trong tỉnh. Qua khảo sát cho thấy về cơ
bản các HTX nông nghiệp thời gian qua đã tích cực vận động nông dân
chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phát triển kinh tế trang trại, đƣa các tiến bộ khoa
học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi. Số các HTX phi nông nghiệp
thì nguồn vốn của loại hình này đã đƣợc hình thành từ tài sản của cá nhân hợp
tác với nhau tạo thành thế mạnh để hoạt động vì vậy bộ máy quản lý gọn nhẹ,
Chủ nhiệm HTX chủ động giải quyết, xử lý thông tin trong quá trình sản xuất
kinh doanh nên hoạt động kinh doanh hiệu quả [15].
18
2.2.3.2. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Kết quả phát triển HTX, trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến năm
2010
- Hợp tác xã nông nghiệp
Hiện nay có 123 hợp tác xã nông nghiệp với ngành nghề kinh doanh rất
đa dạng trong đó số HTX chuyển đổi là 71 HTX, thành lập mới có 47 HTX.
Số HTX đƣợc cấp giấy phép kinh doanh là 94 HTX, còn lại số HTX chƣa
đƣợc cấp giấy phép kinh doanh do cơ chế hoạt động còn nhiều vƣớng mắc,
chƣa có vốn hoạt động.
Nhìn chung, kinh tế HTX đã khắc phục đƣợc một số tồn tại yếu kém
trƣớc đây, nhu cầu hợp tác của ngƣời dân ngày càng rõ nét, bản thân các HTX
cũng nỗ lực phấn đấu vƣơn lên, nhiều HTX đã từng bƣớc trƣởng thành trong
cơ chế thị trƣờng. Tuy đã có chuyển biến tích cực ở một số HTX nhƣng đến
nay vẫn còn 70% HTX chƣa thoát khỏi tình trạng yếu kém, năng lực hiệu quả
hạn chế [16].
2.2.4. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
Với một tổ chức đi vào hoạt động nhƣ HTX chè Tâm Hƣơng thì việc tổ
chức sản xuất cũng gặp không ít khó khăn, đòi hỏi ngƣời quản lý cần phải học
hỏi thêm kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất của nhiều địa phƣơng khác để
có đƣợc mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
Qua nhiều lần tham khảo từ các địa phƣơng và các mô hình tổ chức sản
xuất thì chủ nhiệm HTX chè Tân Hƣơng nhận thấy:
Thứ nhất, để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sống và phát
triển sản xuất, cần phải liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dƣới
hình thức tốt nhất là HTX nông nghiệp. Bởi vì theo tôn chỉ của HTX từ trƣớc
đến nay thì HTX có thể mang đến nhiều điều lợi cho nông dân nhƣ:
+ Bán hàng cho ngƣời tiêu dùng với giá phải phù hợp, tiện lợi và đảm
bảo chất lƣợng.