Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

sang kien mon cong nghe 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.28 KB, 19 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm học qua, ngành Giáo dục đã tích cực tham gia
công cuộc đổi mới toàn diện. Một trong những biện pháp đó là việc giáo dục
cơ bản - toàn diện các khoa học cơ bản và thực hành kỹ thuật cơ bản nhằm
bổ sung kiến thức và bổ trợ cho công tác hướng nghiệp cuối bậc Trung học
cơ sở và sau bậc Trung học phổ thông. Đây cũng là một trong những quan
điểm giáo dục “Học đi đôi với Hành” mà ngành giáo dục chúng ta được kế
thừa từ tư tưởng của Hồ Chủ Tịch và được các kì Đại hội Đảng nêu lên. Và
thực sự vậy, các bộ môn giảng dạy trong nhà trường phổ thông đều lồng
ghép, tích hợp hoặc dành hẳn những thời lượng lớn để giúp học sinh có áp
dụng thực hành những kiến thức học tập được. Qua đó, củng cố khắc sâu
kiến thức lý thuyết đồng thời cũng nâng cao chất lượng thực hành, áp dụng
vào đời sống thực tế.
Ở trường THCS, môn Công nghệ 9 là môn học mới được thiết kế
theo module nghề nên thời lượng thực hành khá cao, môn học mang tính thực
tế, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh.
Tuy nhiên, trong thực tế, môn Công nghệ hiện nay vẫn chưa thực
sự là môn học thế mạnh ở nhiều nhà trường, nhiều nơi - nhiều lúc còn coi
đây là môn bổ trợ kiến thức về đời sống, mới mang tính thường thức xã hội
chứ chưa là tiền đề, cơ sở trong việc đào luyện học sinh có hiểu biết cơ bản
về một số nghề hoặc áp dụng trong đời sống, trong hướng nghiệp. Tâm lý
của học sinh, nhất là học sinh nữ thường ngại thực hành các bài thực hành
của bộ môn.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công nghệ 9 module Lắp đặt
mạch điện trong nhà. Tôi nhận thấy tâm lý học và khả năng thực hành của
một số em khá tốt; các em được coi như những “cột trụ” trong nhóm/lớp, có
khả năng giúp đỡ các bạn khác thực hành. Tuy nhiên, đa số các em có tâm lý
e ngại, rụt rè khi học, nhất là các em nữ; mặt khác chất lượng thực hành của
các em cũng chưa cao; nhiều bài thực hành mới đáp ứng được việc đảm bảo
an toàn điện, đủ các bước kĩ thuật mà chưa có nhiều bài đáp ứng các yêu cầu
về trình bày, mĩ thuật, thời gian hoàn thành, độ bền cơ học, … Đây là một


trong những trăn trở của giáo viên trong giảng dạy thực hành.
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đang tích cực cải cách
chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học, phương thức kiểm tra
đánh giá, … cũng nhằm một mục đích chung là nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung và chất lượng từng bộ môn nói riêng. Với mỗi giáo viên cần
tích cực, chủ động nắm bắt các cơ hội này trong việc triển khai công tác
giáo dục của mình. Công việc này cần được giáo viên tìm hiểu, áp dụng và
tổng hợp kết quả qua mỗi năm học để không ứng đáp ứng nhu cầu mới của
bộ môn và thời đại.
1


Một thực tế cụ thể nữa ở trường THCS là số lượng, chất lượng các
đồ dùng - thiết bị - vật liệu để thực hành đều giảm dần theo số lượng tiết
học; mặc dù được bổ sung hàng năm nhưng với sĩ số học sinh luôn luôn cao
cùng với tâm lý ai cũng muốn được thực hành một lần nên đồ dùng qua các
tiết học đều cần chỉnh sửa, bổ sung thêm. học sinh phải chăm lo nhiều bài
tập của nhiều bộ môn nên việc tham gia chuẩn bị đồ dùng thực hành nhất là
tham gia theo nhóm còn rất hạn chế. Nếu như giáo viên không chú ý hướng
dẫn thì học sinh khó có thể chuẩn bị đúng đồ dùng theo yêu cầu của bảng dự
trù vật liệu mà các em vẫn thường lập được.
* Về mục mích
Mục đích thứ nhất: Khi suy nghĩ, nêu và áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm, bản thân tôi mong muốn được một lần nữa tôi và các đồng nghiệp,
các em học sinh xác định vai trò quan trọng của tiết học thực hành trong nhà
trường, đặc biệt là trong bộ môn Công nghệ với module nghề cụ thể. Với
quan điểm không xem nhẹ khả năng của học sinh và rất quan tâm đến tính
thực tiễn của phân môn đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu lao động và tâm
lý vững vàng cho học sinh khi thao tác nghề; thì tôi tin chắc giáo viên và
học sinh đều hứng thú và thực hành tốt; vai trò bộ môn Công nghệ được

nâng cao đúng tầm của nó.
Thứ hai: Bước đầu có những cơ sở lý luận, bước làm thực tế cho
từng biện pháp cơ bản trong việc tìm hiểu, áp dụng các biện pháp giáo dục
đặc thù cho phân môn; những bước đi tiêu chuẩn trong thực hành trên lớp
cho đến khi thực tế ở hộ gia đình mình, bởi sai sót nhỏ cũng có thể gây hư
hỏng mạng điện, thiệt hại kinh tế và nguy hiểm đến tính mạng con người.
Thứ ba: Giúp học sinh thực hành tốt nội dung yêu cầu của bài thực
hành. Có tâm lý vững vàng khi làm việc, yêu thích lao động và tự giác áp
dụng vào cuộc sống. Vì khi học sinh được học tập, rèn luyện tốt thì các em
có kĩ năng thuần thục hơn, có tính tiết kiệm, lao động tập thể, …
Thứ tư: Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học của người
giáo viên đồng thời góp phần nhỏ bé làm tài liệu tham khảo cho đồng
nghiệp và góp phần thực hiện phong trào thi đua “Hai Tốt” và “Trường học
thân thiện - Học sinh tích cực” của ngành Giáo dục.
Sáng kiến này được tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đối với học
sinh khối 9 của trường THCS Pi Toong trong năm học: 2017-2018.
Trong năm học 2017 - 2018 được áp dụng ở khối 9 đối chứng với
kết quả của khối 9 khảo sát đầu năm học 2017 - 2018 không áp dụng sáng
kiến.

2


PHẦN NỘI DUNG
I.

Thực trạng dạy và học môn công nghệ 9 ở trường THCS Pi
Toong:

Đầu năm học 2017 - 2018, qua khảo sát thống kê, kiểm tra số lượng,

chất lượng đồ dùng dạy học của bộ môn Công nghệ của học sinh khối 9
trường THCS nhận thấy:
Stt

Số
lượng

Tên đồ dùng

Shất lượng

1

Bút thử điện

01

Đã hỏng

2

Kìm điện

02

Sử dụng tốt

3

Kìm tuốt dây


02

Đã hỏng

4

Máy khoan cầm tay

02

Hỏng 2 máy khoan

5

Mỏ hàn điện

04

Hỏng

6

Tuốc nơ vít điện loại dẹt và 4 cạnh

02

Sử dụng tốt

7


Ổ cắm điện + phích điện

6

Còn tốt

8

Cầu chì

10

Hỏng dây chì

9

Công tắc (2 cực + 3 cực)

12

Hỏng 2 công tắc

10

Bóng đèn huỳnh quang compact
đui ngạnh và đui xoáy

3


Một số bị cháy và vỡ.

11

Bóng sợi đốt đui ngạnh và đui xoáy

3

Một số bị cháy và vỡ.

12

Attomat

3

Đã hỏng

13

Cầu dao

3

Đã hỏng

14

Vôn kế


6

Đã hỏng

15

Ampe kế

6

Đã hỏng

16

Đồng hồ vạn năng

3

Đã hỏng

17

Băng cách điện

3

Còn ít

18


Giấy ráp

0

Đã sử dụng hết

3


19

Thiếc hàn + nhựa thông

0

Đã sử dụng hết

20

Dây điện đơn

0

Đã sử dụng hết

21

Dây điện đôi

0


Đã sử dụng hết

22

Mũi khoan

0

Đã bị gãy

23

Bảng điện

3

Đã hỏng

Như vậy, các thiết bị đo điện, dụng cụ cơ khí và một số thiết bị khác
thì tái sử dụng được nhiều lần; còn các thiết bị - vật liệu: bóng điện, dây
điện, giấy ráp, bảng điện, … thì tỷ lệ cháy, hỏng, hao hụt khá nhiều, không
tái sử dụng được. Hàng năm, nhà trường đều dành một khoản kinh phí khá
lớn đầu tư cho trang bị thiết bị dạy học, đồ dùng - thiết bị cho cácbộ môn;
tuy nhiên vì có nhiều mục cần đầu tư nên thực tế việc tu sửa, mua sắm đồ
dùng - thiết bị cho thực hành của nhiều bộ môn còn hạn chế, trong khi đó
mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà lại tiêu tốn và làm hư hao thiết bị rất
nhiều. Ví dụ: sau tiết học Lắp đặt mạch điện bảng điện, học sinh thao tác
đánh dấu vị trí rồi khoan lỗ bảng điện xong thì bảng điện không đáp ứng cho
yêu cầu bài học của tiết sau được nữa; muốn tái sử dụng thì giáo viên dùng

giấy dán qua lỗ đinh vít - để học sinh thực hành đánh dấu vị trí; hoặc dùng
sáp nến để bít lỗ đinh vít để học sinh thực hành khoan lỗ bảng điện. Cả hai
cách xử lí này đều không giúp bài thực hành đạt được mục tiêu về kĩ năng
như mong muốn.
Về chất lượng học của học sinh, qua thống kê:
Lớp

Sĩ số

Giỏi
TS

%

Đầu năm học 2017 - 2018
Khá
TB
TS
%
TS
%

Yếu
TS

%

9A

26


1

3.8

8

30.8

17

65.4

0

0

9B

26

1

3.8

8

30.8

17


65.4

0

0

9C

28

0

0

6

21.4

22

78.6

0

0

9D

25


0

0

8

32

17

68

0

0

Tổng

118

2

1.9

29

28.6

73


69.5

0

0

Qua trao đổi với các bậc phụ huynh thì tôi được nghe phản ánh: các
em có giới thiệu với gia đình về môn học Công nghệ 9 module lắp đặt
mạng điện trong nhà nhưng ở nhà các em chưa mạnh dạn tham gia học tập
và giúp đỡ người lớn sửa chữa, lắp đặt mạch điện gia đình. Cá biệt có em
còn chưa biết cách thay dây chì khi bị đứt hoặc chưa biết dùng băng cách
4


điện để băng mối nối, chưa biết cách sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện:
công tắc tự động, thay đèn tròn sợi đốt bằng đèn compart hoặc đèn ống
huỳnh quang… Như vậy kỹ năng vận dụng vào đời sống chưa được các em
phát huy và làm thường xuyên.
Về tâm lý chung thì học sinh chưa coi trọng bộ môn Công nghệ,
chưa có ý thức thực hành nghiêm túc, sáng tạo trong công việc. Qua theo
dõi thực hành tôi còn nhận thấy các em bỏ qua nhiều thao tác kỹ thuật, bỏ
bước trong quy trình, … Đôi khi có học sinh làm bài vở của môn khác trong
giờ Công nghệ. Qua thăm hỏi học sinh, tôi nhận thấy đa số các em chưa
thực hành hoặc tham gia thực hành cùng người thân để lắp đặt mạng điện,
lắp đặt bảng điện hoặc đấu nối dây điện ở gia đình. Đây là việc cần hướng
dẫn và khích lệ các em thực hành trên lớp tốt và tự tin thực hành ở thực địa
gia đình.
Do đó tôi đã chọn làm sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng bộ môn công nghệ 9”

II.

Nội dung của sáng kiến:
1. Bản chất của giải pháp mới:

Qua quá trình giảng dạy và tìm hiểu các tài liệu tham khảo, áp dụng
các hướng dẫn của ngành về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá, … tôi có áp dụng một số biện pháp cụ thể sau để nâng cao chất lượng
thực hành của học sinh :
a. Chuẩn bị tư liệu mẫu.
b. Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy.
c. Tích hợp kiến thức liên môn vào môn Công nghệ.
Biện pháp 1: Chuẩn bị tư liệu mẫu:
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, ngoài việc chuẩn bị soạn giáo
án theo đúng quy định chuyên môn của ngành với việc chuẩn bị đồ dùng thiết bị - vật liệu theo yêu cầu của từng bài thực hành - các đồ dùng này đã
có sẵn như trong danh mục đồ dùng của phân môn; tôi còn chuẩn bị tư liệu
mẫu. Gọi là tư liệu mẫu đó là các tư liệu như: hình ảnh, video, mô hình, …
do giáo viên và học sinh chuẩn bị cho tiết học. Các tư liệu này do tôi thu
thập qua các năm học, tiết học để học sinh có đồ dùng trực quan trong học
tập. Có cả các ảnh chụp đồ dùng sai quy cách, kỹ thuật để các em đối chiếu,
so sánh rút kinh nghiệm cho mình.
Tư liệu mẫu cần phản ánh được mong muốn: trên cơ sở đồ dùng
trực quan do chính thầy cô và bạn bè khóa trước đã làm thì học sinh cũng sẽ
có kế hoạch làm tốt yêu cầu tự làm đồ dùng và khích lệ bản thân làm tốt
hơn. Về tâm lý mà nói, việc được quan sát thành quả của các bạn học sinh
khóa trước, cùng với khích lệ của thầy cô thì học sinh rất hào hứng tham gia
5


chuẩn bị đồ dùng thực hành ở nhà và tích cực chủ động thực hành tốt, đúng

yêu cầu kĩ thuật ở trên lớp. Do vậy, qua mỗi năm học tôi đều chọn một số
kết quả thực hành ưng ý nhất để làm tư liệu mẫu cho các năm học tiếp theo.
Trong quá trình chuẩn bị tư liệu mẫu, tôi có một số kinh nghiệm: đối
với các đồ dùng có chi tiết giản đơn: dây dẫn, cầu chì, bóng đèn, … thì có
thể phân công chuẩn bị theo cá nhân; các đồ dùng có chi tiết phức tạp hơn:
bộ bóng đèn, ghép mối các mối nối, … thì phân công chuẩn bị theo nhóm.
Các đồ dùng sau khi chuẩn bị được đặt vào các túi đựng riêng biệt, tránh để
lẫn, hư hỏng, sai số liệu, … Đối với tư liệu mẫu là hình ảnh, đoạn video, bài
giảng mẫu,… thì tôi lưu trữ trên máy tính cá nhân, hòm thư cá nhân, USB,
… để đảm bảo không bị mất dữ liệu do lỗi máy tính hoặc “virut”. Sau một
thời gian áp dụng sáng kiến, mỗi bài học tôi đều có bộ thực hành mẫu do tôi
và các em học sinh cùng làm. Đây là một khích lệ nho nhỏ cho thầy và trò
trong quá trình tìm hiểu và thực hành các bài tiếp theo.
Biện pháp 2: Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong
giảng dạy.
Trong các năm học gần đây, ngành Giáo dục đã có nhiều cải cách
quan trọng, từ hệ thống SGK, chuẩn kiến thức - kỹ năng, … đến đổi mới
phương pháp dạy học. Đây thực sự là một cơ hội tốt cho các thầy cô giáo
được tìm hiểu, tiếp cận, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiệu
quả vào giảng dạy. Tuy nhiên, với đặc trưng riêng của mỗi bộ môn và căn cứ
vào tình hình điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục mà người thầy
chọn lọc và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với học
sinh của mình và góp phần nâng cao chất lượng môn học. Với sự hướng
dẫn, chỉ đạo chuyên môn của tổ chuyên môn, nhà trường và các cấp, qua
thực tế giảng dạy tôi thấy mình tâm đắc và áp dụng một số phương pháp
dạy học tích cực sau:
Phương pháp vấn đáp: đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều
trong các công việc: đặt vấn đề để vào bài, kiểm tra nhận thức - kĩ năng của
học sinh nhóm học sinh, ghi nhận các thông tin phản hồi từ phía các em học
sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi thường sử dụng vấn đáp giải thích minh họa nhằm làm sáng tỏ nội dung của yêu cầu thực hành, cách vấn đáp

này sử dụng cùng với đồ dùng trực quan rất có ích cho việc nghe - nhìn hiểu - làm của các em.
Ví dụ: khi dạy bài 5 Thực hành: Nối dây dẫn điện, tôi áp dụng
phương pháp vấn đáp trong việc đặt vấn đề vào bài:
Giáo viên: Mạng điện trong mỗi gia đình chỉ có 1 đường nhánh duy
nhất từ bảng điện đến thiết bị điện hay không?
Học sinh: không, trên đường đi của dây nguồn, có thể phân nhiều
nhánh.
6


Giáo viên: Có thể ghép một số thiết bị điện vào chung một đường
dây không? Cách mắc thế nào?
Học sinh: có thể mắc nhiều thiết bị vào chung một đường dây, bằng
cách mắc song song.
Giáo viên: Khi mắc như vậy, thì sẽ có nhiều đoạn mạch ta phải thực
hiện các mối nối: nối thẳng, nối phân nhánh, … trong thực tế việc nối dây
dẫn điện là việc làm thường gặp nên chúng ta sẽ tìm hiểu và thực hành nối
dây dẫn điện.
Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn thì tôi ghi
nhớ một nhận xét rất quý:
“Nói cho tôi nghe - tôi sẽ quên
Chỉ cho tôi thấy - tôi sẽ nhớ
Cho tôi tham gia - tôi sẽ hiểu”
bởi vì:

“Ta nghe - ta sẽ quên.
Ta nhìn - ta sẽ nhớ.
Ta làm - ta sẽ học được”

Vì vậy, việc vấn đáp phải được sử dụng để gợi nhớ kiến thức cũ

hoặc liên hệ kiến thức liên môn để gợi ý kiến thức mới, ... tránh hiện tượng
vấn đáp các vấn đề chung chung hoặc không có liên quan đến mục tiêu của
bài học hiện tại.
Phương pháp dạy học nhóm: Đối với mỗi lớp 9, khi vào năm học tôi
hướng dẫn chia nhóm các em học sinh, bước đầu là tự các em ghép nhóm,
mỗi nhóm từ 6 - 7 học sinh, qua một số bài thực hành giáo viên sẽ chia lại
thành các nhóm có sự cân đối về số lượng, lực học, giới tính, … Để thúc đẩy
việc các nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập, giáo viên yêu cầu
trong mỗi nhóm có cử nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ từng bạn trong
nhóm một phần việc cụ thể, có ghi chép công việc của các thành viên trong
bảng báo cáo thực hành, khi trình bày kết quả thực hành giáo viên có thể chỉ
định bất kể thành viên nào trong nhóm trình bày, không cứ chỉ mỗi trưởng
nhóm trình bày báo cáo. Qua các năm học tôi nhận thấy: ban đầu các em kết
nhóm theo những sở thích, hứng thú của các em; điều này có lợi thế là các
em gần nhau hơn và dễ phân công trợ giúp nhau thực hành, nhưng hạn chế
của cách lập nhóm này là có thể xảy ra sự phân biệt giới tính, làng xóm,
mức độ học tập, … nên sau một số buổi ghép nhóm ban đầu, giáo viên sẽ
hướng dẫn lập nhóm theo hướng: có HỌC SINH khá để hỗ trợ học sinh yếu,
có học sinh nam trợ giúp học sinh nữ, …
Biện pháp 3: Tích hợp kiến thức liên môn và một số chủ đề khác
vào môn Công nghệ.
7


Không có gì tuyệt vời bằng việc từ bài học lí thuyết đến bài học thực
hành trong phòng thí nghiệm lại được minh họa hoặc triển khai ở một số
môn học khác hoặc trong thực tế. Đối với mô đun Lắp đặt mạch điện trong
gia đình thì điều này dễ dàng nhận thấy và học sinh khi nhìn nhận được điều
này đều thấy sự ích lợi của bộ môn và hào hứng trong việc học và áp dụng
vào đời sống.

Trong quá trình giảng dạy Công nghệ 9 tôi nhận thấy có một số kiến
thức liên môn có thể áp dụng vào trong việc khơi gợi kiến thức cho học
sinh, kiểm chứng các kiến thức đó bằng hành động thực hành, thực tế. Ví dụ
cụ thể:
Trong bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện, tôi có liên hệ với kiến thức
của một số môn học khác để bổ sung cho mục tiêu dạy học của bài một số
điểm sau:
* Kiến thức:
- Biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
- Ôn lại kiến thức: về sự ô xi hóa kim loại (Kiến thức bài 25 - Hóa học
8).
- Ôn lại kiến thức: tác dụng của dòng điện (Kiến thức bài 22, 23 - Vật
lý 7)
* Kỹ năng:
- Thực hiện được quy trình nối dây đảm bảo an toàn điện, tiết kiệm vật
liệu – điện năng, sản phẩm chắc chắn, đẹp.
- Chỉnh sửa một số sai sót kỹ thuật trong thực hành: mối nối chưa chắc
chắn, điện trở mối nối cao, …
- Đảm bảo an toàn điện (kiến thức bài 29 - Vật lý 7)
- An toàn điện (Kiến thức bài 33 - Công nghệ 8)
* Thái độ:
- Nghiêm túc, khoa học, trung thực, cẩn thận, sáng tạo.
- Yêu lao động, sáng tạo trong thực hành (Bài 8, 9, 10 - GDCD 9; Bài
11 - GDCD 8)
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong việc đảm bảo mối nối an
toàn điện, tránh đứt mạch hoặc phát sinh tia lửa điện làm chập mạch gây hỏa
hoạn, …
Nhờ có sự liên hệ với nhiều môn học khác mà các em không quên kiến
thức cũ, nhận thức được vai trò bổ trợ cho nhau của các bộ môn trong nhà
trường, học sinh không có tâm lý coi môn này “chính - phụ”. … Đồng thời,


8


với kiến thức bổ sung từ các môn khác vào học tập thì chất lượng học tập của
các em được nâng cao hơn.
*. Giáo án giảng dạy:
BÀI 2 –TIẾT 2
VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG
LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Biết được công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lý.
b. Về kỹ Năng:
- Phân loại được dây dẫn điện, dây cáp điện.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích.
c. Về thái độ:
- Say mê hứng thú ham thích môn học. Tiết kiệm, trân trọng từng thiết
bị điện hoặc dây dẫn, …
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, một số mẫu dây
dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện và dây dẫn từ.
b. Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi, học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới, sưu tầm
một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn
điện và dây dẫn từ.
3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ:

5’

(?) Em hãy lấy ví dụ về các vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện mà em
đã học ?
Dự kiến trả lời : - Vật liệu dẫn điện : Đồng, nhôm, vàng, bạc.....
- Vật liệu cách điện : Cao su, nhựa, gỗ khô.....
Đặt vấn đề : (1 phút) Lớp 8 ta đã được học các vật liệu kỹ thuật điện
vậy vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà gồm có các vật liệu
9


nào và chúng được phân ra làm mấy loại chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung bài
học ngày hôm nay.
b.

Dạy nội dung bài mới:
Hoạt độngcủa GIÁO VIÊN

Tg

* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung
về dây dẫn điện.
Giáo viên: Đưa cho học sinh một
số dây điện và treo tranh hình 2.1
SGK .

15’


Hoạt độngcủa HỌC SINH
I. Dây dẫn điện.
1. Phân loại

Học sinh: Hoạt động cá nhân và
trả lời câu hỏi trên.
- Có loại dây dẫn trần, dây dẫn
bọc cách điện, dây dẫn lõi nhiều
sợi, dây dẫn lõi 1 sợi.
Học sinh: Làm bài tập theo nhóm
sau đó đưa bài tập các nhóm so
sánh

? Em hãy kể tên một số loại dây
dẫn điện mà em biết ?

Giáo viên: Cho học sinh làm việc
theo nhóm làm bài tập phân loại
dây dẫn điện theo bảng 2.1 SKG.
Giáo viên: Kết luận lại bài tập trên
bằng cách treo bảng phụ cho học
sinh so sánh

Dây
dẫn
trần

Giáo viên: Để trách học sinh
nhầm lẫn giữa khái niệm lõi và sợi
giáo viên đặt câu hỏi:

? Em hãy phân biệt lõi và sợi của
dây dẫn điện ?
Giáo viên: Cho học sinh làm bài
tập điền từ vào chỗ trống :

Dây
dẫn
bọc
cách
điện
a,b,c,d

Dây
dẫn
lõi
nhiều
sợi
b,c,d

Dây
dẫn
lõi 1
sợi
a

Học sinh: Trả lời
- Lõi là phần trong của dây, lõi
có thể có 1 sợi hay nhiều sợi.
Học sinh: Làm bài cá nhân theo
khái niệm phân biệt lõi và sợi.

Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
+....Bọc cách điện
+....nhiều.....nhiều.....
2. Cấu tạo dây dẫn điện được
bọc cách điện.
Gọc sinh: Đọc thông tin và quan

Giáo viên: Treo tranh hình 2-2
10


SGK và mẫu vật kết hợp cho học
sinh đọc thông tin.

sát tranh vẽ.

? Dây dẫn điện được bọc cách
điện có cấu tạo như thế nào ?
Giáo viên: có thể dẫn dắt hoc sinh
rút ra kết luận về cấu tạo dây dẫn
điện gồm có : Lõi dây, phần cách
điện và vỏ bọc cơ học.
Giáo viên: Ngoài lớp cách điện
một số loại dây dẫn còn có thêm
lớp vỏ bảo vệ chống va đập cơ
học, ảnh hưởng của độ ẩm, nước
và các chất hóa học.
Giáo viên: Đặt câu hỏi mở rộng:
em hãy cho biết tại sao lớp vỏ
cách điện thường có màu sắc khác

nhau ?

- Gồm 2 phần :
+ Lõi : thường làm bằng
đồng hoặc nhôm, được chế tạo 1
sợi hoặc nhiều sợi.
+ Vỏ cách điện : gồm 1
lớp hoặc nhiều lớp thường làm
bằng cao su hoặc chất cách điện
tổng hợp (PVC)
Học sinh: Thảo luận và đưa ra ý
kiến sau đó giáo viên kết luận lại.
- Vỏ cách điện của dây dẫn điện
thường có mài sắc khác nhau để
dễ phân biệt và trong khi sử
dụng.

Giáo viên: Treo bảng phụ cho học
sinh tham khảo đặc điểm 1 số loại
dây dẫn điện và dây cáp điện được
kí hiệu trên dây dẫn theo thứ tự từ
trái sang phải.
* Bảng 1 :
Stt
Kiểu (xê si )

Kí hiệu

Ư nghĩa kí hiệu


U
H

- Cáp theo tiêu chuẩn UTE
- Xêsi
11


Loại lõi
Vỏ cách điện
Điện áp định
mức
Vỏ bảo vệ cơ
học phi kim
loại
Vỏ bảo vệ cơ
học kim loại
Dạng cáp

A
N
Không có chữ
A
S
V
R
X
250
300/300V
300/500V

0.6/1kV
V
R
2
N
P
F
Không có chữ
M

Hoạt độngcủa GIÁO VIÊN

- Xêsi thông dụng
- Xêsi khác
- Lõi đồng cứng hoặc mền
- Nhôm
- Lõi mền
- PVC
- Cao su lưu hóa
- Polyetylene mạng
- 250V
- 03 kV
- 05 kV
- 01 kV
- PVC
- Cao su lưu hóa
- Vỏ bảo vệ dây
- Polychioloroperene
- Vỏ chì
- Lá thép

- Cáp tròn
- Cáp dẹt

Tg

Hoạt độngcủa HỌC SINH
3. Sử dụng dây dẫn điện:
Học sinh: Qua nghiên cứu thông
tin sgk.

Giáo viên: Việc lựa chọn dây dẫn
cần tuân thủ theo bảng thiết kế,
trong thiết kế dây dẫn thường được
lựa chọn theo những tiêu chuẩn
nhất định.
Giáo viên: Cho học sinh nghiên
cứu thông tin trong SGK
Giáo viên: đư ra ví dụ Dây dẫn bọc
cách điện thường là M(nxF) trong
đó : M là lõi đồng, n là số lõi dây,
F là tiết diện của dây lõi (mm2)
? Hãy đọc kí hiệu dây dẫn điện của
bản vẽ thiết kế mạng điện :
M(2x1,5), A(2x2)
GIÁO VIÊN: Muốn đọc được thêm
một số kí hiệu khác các em cần
nắm vững các ký hiệu và ý nghĩa
của bảng 1 mà giáo viên cho.

Học sinh: tự làm bài cá nhân để

đọc được kí hiệu trên dựa theo ví
dụ của bài.
- Đọc kí hiệu dây dẫn điện của
bản vẽ thiết kế mạng điện :
M(2x1,5), A(2x2)
Học sinh: tìm hiểu ở SGK và trả
12


? Trong quá trình sử dụng ta cần
chú ý những điểm gì?
giáo viên: chốt lại kiến thức và ghi
Chú ý
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung 10’
dây cáp điện.
Giáo viên: Treo tranh hình 2-3,
bảng 2 - 2 SGK và mẫu vật kết hợp
cho học sinh đọc thông tin.

? Dây cáp điện có cấu tạo như thế
nào? vật liệu làm bộ phận đó ?
Giáo viên: bổ sung và đưa ra kết
luận.

lời.
Chú ý : SGK – 10
II. Dây cáp điện
1.Cấu tạo:
Học sinh: Đọc thông tin và quan
sát tranh vẽ, vật mẫu.


- Gồm có các bộ phận chính sau:
+ Lõi cáp : thường làm bằng
đồng hoặc nhôm.
+ Vỏ cáp thường làm bằng
cao su tự nhiên, cao su tổng hợp,
chất polyvinylchride(PVC)....
+ Vỏ bảo vệ được chế tạo
phù hợp với môi trường lắp đặt
cáp khác nhau như vỏ chịu nhiệt,
chịu mặn, chịu ăn mòn......Cáp
điện trong nhà thường có lớp vỏ
bảo vệ mềm chịu được nắng,
mưa.
Học sinh: Thảo luận nhóm, sau
đó từng nhóm trả lời.
- Cáp điện bao gồm nhiều dây
dẫn điện được bọc cách điện bên
ngoài là vỏ bảo vệ mềm.
- Cáp dùng để truyền tải điện,
cáp tải điện từ nhà máy phát điện
cho những hộ đông người: truyền
biến áp, …
2. Sử dụng cáp điện:

? Em hãy phân biệt dây dẫn và dây
cáp ?

? Cáp được dùng ở đâu?
Giáo viên: gợi ý cho học sinh nhớ

lại những hiểu biết về đường dây
tai điện, cáp ngầm.
Giáo viên: Treo hình 2 – 4 lên bảng
và giải thích cho học sinh về mạng
13


cung cấp điện vào nhà dùng cáp
bọc PVC.

Học sinh: Trả lời

? Qua đó em hãy cho biết cấu tạo
và phạm vi sử dụng của cáp đối với
mạng điện trong nhà như thế nào ?
Giáo viên: Chốt lại và đưa ra kết
luận.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung
vật liệu cách điện.
Giáo viên: Gợi ý nhắc lại kiến thức
cũ cho học sinh về khái niệm vật
liệu cách điện (học môn công nghệ
8, vật lý 7)
? Vật liệu cách điện là gì ?

8’

Học sinh: Trả lời


- Vật liệu cách điện : Là vật liệu
dùng để cách ly các phần điện
với nhau và giữa phần dẫn điện
và phần không mang điện.

? Vật liệu cách điện phải đảm bảo
những yêu cầu gì?
Giáo viên: qua đó giáo viên cho
học sinh làm câu hỏi trong SGK 12
- Hãy gạch chéo vào những ô trống
để chỉ ra những vật liệu cách điện
của mạng điện trong nhà.
Pu li sứ

x

Học sinh: Trả lời
- Độ cách điện cao, chịu nhiệt
tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ
học cao.

Vỏ đui đèn

ống luồn
dây dẫn

Thiếc

Vỏ cầu chì


Mica

- Với mạng điện trong nhà cáp
được dùng để lắp đặt đường dây
hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân
phối gần nhất đến mạng điện
trong nhà.
III. Vật liệu cách điện

Giáo viên: Để củng cố phần này
14


giáo viên nêu một số câu hỏi cho
học sinh trả lời nhằm khắc sâu kiến
thức đã học.
? Tại sao trong lắp đạt mạng điện
lại phải dùng vật liệu cách điện?

Học sinh: Thảo luận và trả lời
- Trong lắp đặt mạng điện phải
dùng vật liệu cách điện để giữ an
toàn cho mạng điện và cho con
người.

c. Củng cố và luyện tập:

5’

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Có mấy loại dây dẫn điện?
Câu 2: Cấu tạo của dây cáp điện?
Học sinh vận dụng kiến thức bài học trr lời.
Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức đúng.
Đáp án:
Câu 1:
- Có nhiều loại dây dẫn điện dựa vào lớp lõi cách điện, dây dẫn điện
được chia làm dây dẫn trần và dây dẫn bọc cách điện
- Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây dẫn một lõi, dây nhiều lõi, dây
lõi một sợi và lõi nhiều sợi.
Câu 2:
Gồm: Lõi cáp, vỏ cách điện và vỏ bảo vệ
- Lõi: làm bằng đồng hoặc nhôm
- Vỏ cách điện: làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp
- Vỏ bảo vệ: chế tạo ph hợp với mơi trường lắp đặt: chịu nhiệt, chịu
mặn, chịu ăn mòn.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

1’

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm một bản sưu tập dây cáp, dây dẫn điện
và những vật liệu cách điện trong nhà như hướng dẫn trên của thầy giáo
- Yêu cầu học sinh mô tả được cấu tạo 1 số mẫu trong bảng sưu tập đó.
- Chuẩn bị nội dung và vật liệu dụng, dụng cụ cho tiết sau học .
2. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:
Tư liệu mẫu dựa trên cơ sở đồ dùng trực quan do chính thầy cô và
bạn bè khóa trước đã làm thì học sinh cũng sẽ có kế hoạch làm tốt yêu cầu
15



tự làm đồ dùng và khích lệ bản thân làm tốt hơn. Về tâm lý mà nói, việc
được quan sát thành quả của các bạn học sinh khóa trước, cùng với khích lệ
của thầy cô thì học sinh rất hào hứng tham gia chuẩn bị đồ dùng thực hành ở
nhà và tích cực chủ động thực hành tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật ở trên lớp.
Việc vấn đáp được sử dụng để gợi nhớ kiến thức cũ hoặc liên hệ
kiến thức liên môn để gợi ý kiến thức mới.
Ban đầu các em kết nhóm theo những sở thích, hứng thú của các
em; điều này có lợi thế là các em gần nhau hơn và dễ phân công trợ giúp
nhau thực hành, nhưng hạn chế của cách lập nhóm này là có thể xảy ra sự
phân biệt giới tính, làng xóm, mức độ học tập.
Nhờ có sự liên hệ với nhiều môn học khác mà các em không quên kiến
thức cũ, nhận thức được vai trò bổ trợ cho nhau của các bộ môn trong nhà
trường, học sinh không có tâm lý coi môn này “chính - phụ”. … Đồng thời,
với kiến thức bổ sung từ các môn khác vào học tập thì chất lượng học tập của
các em được nâng cao hơn.
Dự kiến kết quả đạt được:
Lớp

Năm học 2017 - 2018
Khá
TB

Giỏi

Sĩ số

Yếu

TS


%

TS

%

TS

%

TS

%

9A

26

2

7.7

20

76.9

4

15.4


0

0

9B

26

2

7.7

15

57.7

9

34.6

0

0

9C

28

1


3.6

12

42.9

15

53.6

0

0

9D

25

0

0

11

44

14

56


0

0

Tổng

105

5

4.8

58

55.2

42

40

0

0

III. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
SKKN đã giúp nâng cao chất lượng thực hành nói riêng và chất lượng
học môn Công nghệ nói chung ở trường THCS Pi Toong.
Để áp dụng SKKN này vào trong giảng dạy về cơ sở vật chất cần: bộ đồ
dùng thiết bị như hướng dẫn của ngành, phấn trắng, phấn màu (đỏ - xanh),
thước thẳng, máy tính có đủ phần mềm xem/chiếu video và webcam, có máy

chiếu đa năng, bàn học nên dùng bàn mặt phẳng hoặc có phòng bộ môn riêng.
Nếu không có máy tính và máy chiếu thì GIÁO VIÊN cần chuẩn bị bảng phụ.
Về các yếu tố khác thì: theo tôi mỗi thầy cô giáo cần tự mình tích cực tìm
hiểu đường lối, quan điểm về Giáo dục của Đảng và Nhà nước; các kiến thức
chuyên môn cơ bản và nâng cao, đặc biệt là các ứng dụng mới của khoa học
kỹ thuật trong thực tế đời sống. Đồng thời thường xuyên trao đổi với học sinh
16


sau mỗi tiết học, mỗi bài học để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các
em giúp mình điều chỉnh phương pháp cho phù hợp; định kỳ họp chuyên môn
cùng tổ nhóm chuyên môn để thống nhất mục tiêu, xin ý kiến góp ý xây dựng
bài, …
Sáng kiến áp dụng được với toàn thể học sinh các lớp khá giỏi hoặc đại
trà, các vùng miền, đã có hoặc chưa có đủ các đồ dùng dạy học.
Về chất lượng học của học sinh khi tôi áp dụng sáng kiến “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn công nghệ 9” vào khối 9 trường
THCS Pi Tong đã đạt được kết quả như sau:
Lớp

Năm học 2017 - 2018
Khá
TB

Giỏi

Sĩ số
TS

%


TS

%

TS

Yếu

%

TS

%

9A

26

2

7,7

20

76.9

4

15.4


0

0

9B

26

0

0

15

57.7

11

42.3

0

0

9C

28

0


0

13

46.4

15

53.6

0

0

9D

25

0

0

9

36

16

64


0

0

Tổng

105

2

1,9

57

54.3

46

43.8

0

0

IV. Hiệu quả dự kiến thu được khi áp dụng sáng kiến:
Như vậu SKKN đã giúp nâng cao chất lượng thực hành nói riêng và chất
lượng học môn Công nghệ 9 Module lắp đặt mạng điện trong nhà nói chung ở
trường THCS Pi Toong trong năn học 2017 - 2018.


17


PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm:
SKKN đã giúp nâng cao chất lượng thực hành nói riêng và chất lượng
học môn Công nghệ nói chung ở trường THCS Pi Toong. Nhưng bản thân tôi
nhận thấy SKKN còn một số điểm hạn chế, tồn tại cần chỉnh sửa để tiếp tục
áp dụng trong các năm học tiếp theo, cụ thể:
Thứ nhất: Tuy tôi đã có cập nhật các văn bản quy chuẩn của Nhà nước,
của Ngành Giáo dục về định hướng chung của giáo dục phổ thông nhưng việc
triển khai vào SKKN còn chậm, tôi cần phải tích cực nắm bắt các thông tin
trên Công Báo và các thông tin trên báo, đài, tivi để cập nhật nhằm giúp
SKKN luôn đạt đúng định hướng GD của Nhà nước đề ra. Đồng thời tích cực
theo học các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường,
của các cấp tổ chức.
Thứ hai: Khi thống kê kết quả, các kết quả về điểm số được thống kê trên
cơ sở bảng điểm, sổ điểm nhưng việc điều tra tâm lý của HỌC SINH thì còn
dựa trên thông tin trao đổi giữa thầy – trò, thầy – trò – trò – thầy. Trong năm
học tiếp theo, tôi sẽ vận dụng các trắc nghiệm tâm lý lứa tuổi để kiểm tra lại
các kết quả nhận xét về tâm lý học của các em.
Thứ ba: Tài liệu tham khảo còn ít, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các
GIÁO VIÊN cùng bộ môn còn hạn hẹp trong các khóa tập huấn, chưa có kênh
thông tin liên hệ thường xuyên nên việc học tập kinh nghiệm, trao đổi ý tưởng
soạn – giảng, … giữa các GIÁO VIÊN còn ít; điều này làm cho SKKN của tôi
mới chỉ được đối chiếu, so sánh trong 1 trường THCS, chưa có điều kiện áp
dụng diện rộng hoặc so sánh một số trường THCS với nhau. Để khắc phục
điều này, tôi mong SKKN của tôi sẽ được các thầy cô quan tâm, chia sẻ kinh
nghiệm, góp ý xây dựng để tôi hoàn thiện SKKN hơn.
2. Khả năng ứng dụng kết quả sáng kiến trong thực tế:

Sáng kiến có thể áp dụng được với toàn thể học sinh các lớp khá giỏi
hoặc đại trà, các vùng miền, đã có hoặc chưa có đủ các đồ dùng dạy học.
3. Kiến nghị đề xuất:
Qua giảng dạy và quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi có một số
đề xuất như sau:
Thứ nhất: Ban giám hiệu, thầy cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn cần tiếp tục
quan tâm, động viên học sinh để không còn tâm lý coi môn Công nghệ là môn
phụ, bổ trợ hoặc học để đủ điểm. Xác định tầm quan trọng của bộ môn sẽ giúp
các em có thái độ học đúng đắn, nhiệt tình hơn, tự giác thực hành và áp dụng
với cuộc sống. Đồng thời cũng khích lệ, động viên các em tham gia thực hành
trong các môn học khác.
18


Thứ hai: có phòng học thực hành để thuận lợi cho các giờ học thực hành,
các thiết bị phục vụ cho việc học cần được bổ sung qua các kỳ học, kiểm tra
lại các thiết bị đo lường định kỳ hàng năm học để tránh hiện tượng thiếu đồ
dùng thực hành hoặc đồ dùng thực hành dễ hỏng, sai số lớn.
Thứ tư: Tiếp tục nhân rộng phong trào “Trường học thân thiện – học
sinh tích cực” và “Hai không” để khuyến khích, động viên thầy và trò tích
cực hơn nữa trong học tập.
Với quan điểm “Học đi đôi với Hành” và tinh thần “Kỷ cương – tình
thương – trách nhiệm”, lại được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của Ban giám
hiệu, sự góp ý động viên các thầy cô trong Tổ Toán - Lý; bản thân tôi thấy
mình cần nghiên cứu kĩ hơn sáng kiến kinh nghiệm này, làm nổi bật hơn từng
nội dung sáng kiến trong từng phần việc cụ thể; tham khảo tài liệu của bộ
môn và của đồng nghiệp để bổ sung phương pháp. Đồng thời, tiếp nhận các ý
kiến của các em học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp, đảm bảo lấy
học trò làm trung tâm, lấy lượng kiến thức và khả năng thực hành của học
sinh là thước đo bài giảng của thầy.

Đây là sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, rất mong được các thầy cô
giáo và các thầy cô cán bộ quản lý góp ý, động viên để sáng kiến được hoàn
chỉnh và đạt chất lượng cao hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Lò Văn Quang

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×