Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

BỘ đề THI THPT QUỐC GIA có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 200 trang )

ĐỀ MINH HỌA SỐ 1
Cấu trúc
Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

15

10

8

7

Lớp 11: 4 câu

Lớp 11: 5 câu

Lớp 11: 3 câu

Lớp 11: 2 câu

Lớp 12: 11 câu



Lớp 12: 5 câu

Lớp 12: 5 câu

Lớp 12: 5 câu

Câu 1: Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm
quang hợp ở cây xanh là:
A. Diệp lục a

B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a, b.

D. Diệp lục a, b và carôtenôit

Câu 2: Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chiếc chuông thuỷ tinh kín dưới
ánh sáng. Nồng độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông thuỷ tinh?
A. không thay đổi

B. giảm đến điểm bù CO2 của cây C3

C. giảm đến điểm bù CO2 của cây C4

D. giảm tới dưới điểm bù CO2 của cây C4

Câu 3: Hô hấp sáng:
A. Chỉ xảy ra ở thực vật C4


B. Bao gồm các phản ứng xảy ra ở vi thể

C. Làm giảm sản phẩm quang hợp

D. Sử dụng enzym PEP – cacboxylaza

Câu 4: Một nhà Sinh học đã phát hiện ra rằng ở những thực vật đột biến không có khả năng
hình thành chất tạo vòng đai Caspari thì những thực vật đó:
A. không có khả năng cố định Nitơ
B. không có khả năng vận chuyển nước hoặc các chất khoáng lên lá
C. có khả năng tạo áp suất cao ở rễ so với các cây khác
D. không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thụ
Câu 5: Quá trình khử Nitrat ( NO3- ):
A. thực hiện chỉ ở thực vật

B. thực hiện ở ty thể

C. thực hiện bởi enzym nitrogenaza

D. bao gồm phản ứng khử nitrit → nitrat

Câu 6: Trong các nốt sần ở rễ, các vi khuẩn cố định nitơ lấy từ cây chủ:
A. nitơ hoà tan trong nhựa cây

B. oxy hòa tan trong nhựa cây

C. nitrat

D. đường


Câu 7: Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu bởi vì:
A. Sử dụng con đường CAM

B. Giảm độ dày của lớp cutin lá

C. Vòng caspary phát triển giữa lá và cành

D. Có khoảng chứa nước lớn trong lá


Câu 8: Trong quang hợp của thực vật C4
A. APG là sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
B. Rubisco xúc tác cho quá trình trên
C. Axit 4C được hình thành bởi PEP -cacboxylaza ở tế bào bao bó mạch
D. Quang hợp xảy ra trong điều kiện nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3
Câu 9: Một cây ngày dài có độ dài đêm tới hạn là 9 giờ sẽ ra hoa . Hỏi chu kỳ nào dưới đây
sẽ làm cho cây này không ra hoa:
A. 16 h sáng / 8 h tối

B. 14 h sáng / 10 h tối

C. 15, 5 h sáng / 8, 5 h tối

D. 4 h sáng / 8 h tối / 4 h sáng / 8 h tối

Câu 10: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được
nhiều ánh sáng:
A. Có cuống lá.
B. Có diện tích bề mặt lớn.
C. Phiến lá mỏng.

D. Các khí khổng lập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ
ánh sáng.
Câu 11: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.

D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 12: Biện pháp cho thụ tinh nhân tạo đạt sinh sản cao và dễ đạt được mục đích chọn lọc
những đặc điểm mong muốn ở con đực giống?
A. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.
B. Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể.
C. Nuôi cấy phôi.
D. Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể.
Câu 13: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là:
A. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và giảm nồng độ ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên
tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không
rụng.
B. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và
vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
C. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và
vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.


D. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và
vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
Câu 14: Chu trình canvin xảy ra ở đâu

A. Tế bào chất

B. Chất nền lục lạp

C. Màng tylacoit

D. Màng tế bào

Câu 15: Ở lợn, tính trạng màu lông do một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định,
biết: lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông trắng. Một quần thể lợn đang ở trạng
thái cân bằng có 336 con lông đen và 64 con lông trắng. Tần số alen trội là
A. 0,89.

B. 0,81.

C. 0,60.

D. 0,50.

Câu 16: Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản
phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần
chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi
khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì
A. gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn.
B. gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.
C. sản phẩm được tổng hợp từ của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử
dụng.
D. gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn
Câu 17: Xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Nếu gen
A quy định tổng hợp enzim A tác động làm cơ chất 1 (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố

trắng); gen B quy định tổng hợp enzim B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố
đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu
hình ở F1 trong phép lai P: AaBb × aaBb.
A. 5 đỏ: 3 trắng

B. 1 đỏ: 3 trắng

C. 3 đỏ: 5 trắng

D. 3 đỏ: 1 trắng

Câu 18: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã có thể là
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày
D. Tất cả các khả năng trên
Câu 19: Điều nào sau đây là không đúng về quy luật hoán vị gen:
A. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.
B. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ.
C. Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%.
D. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp.


Câu 20: Lai ruồi giấm cái thuần chủng mắt tím, thân nâu với ruồi đực thuần chủng mắt đỏ,
thân đen người ta thu được F1 tất cả đều có mắt đỏ, thân nâu. Cho các con ruồi F1 giao phối
ngẫu nhiên với nhau người ta thu được đời F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 860 ruồi mắt
đỏ, thân nâu: 428 ruồi mắt tím, thân nâu: 434 ruồi mắt đỏ, thân đen. Điều giải thích nào dưới
đây về kết quả của phép lai trên là đúng ?
A. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau.
B. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số

hoán vị gen giữa hai gen là 10%.
C. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau.
D. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết với nhau. Không thể tính được
chính xác tần số hoán vị gen giữa hai gen này.
Câu 21: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung:
A. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
C. Các gen không alen với nhau cũng phân bố trên một NST.
D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 22: Cho các cơ thể có kiểu gen dị hợp giao phối với nhau tạo ra 4 loại kiểu hình, trong
đó loại kiểu hình lặn chiếm 0,09. Chọn đáp án đúng để cho kết quả trên:
A. P có kiểu gen

AB
, f = 40% xảy ra cả 2 bên.
ab

B. P có kiểu gen

Ab
, f = 36% xảy ra ở 1 bên.
aB

C. P có kiểu gen

Ab
, f = 40%.
aB

D. Cả B hoặc C.

Câu 23: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những
người bạch tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của
quần thể người nói trên sẽ là:
A. 0,64DD + 0,34Dd + 0,02dd =1

B. 0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd =1

C. 0,0004DD + 0,0392Dd + 0,9604dd =1

D. 0,0392DD + 0,9604Dd + 0,0004dd =1

Câu 24: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là
A. Đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.
B. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá
C. Chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.


D. Đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm
Câu 25: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen?
A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu.
B. Tạo ra cừu Đôly.
C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín.
D. Tạo vi khuẩn sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
Câu 26: Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào
sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là
con của người mẹ nào ?
A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu
AB.
B. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu B.
C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.

D. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.
Câu 27: Những cây tứ bội có thể tạo thành bằng phương thức tứ bội hoá hợp tử lưỡng bội và
lai các cây tứ bội với nhau là:
A. AAAA : AAAa : Aaaa.

B. AAAA : Aaaa : aaaa.

C. AAAa : Aaaa : aaaa.

D. AAAA : AAaa : aaaa.

Câu 28: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là
0,45AA:0,30Aa:0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,360AA : 0,480Aa : 0,160aa.

B. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.

C. 0,700AA : 0,200Aa : 0,100aa.

D. 0,360AA : 0,240Aa : 0,400aa.

Câu 29: Điều nào không đúng với chỉ số ADN?
A. Dùng để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án.
B. Chỉ số ADN có tính chuyên biệt cá thể rất cao.
C. Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của 1 đoạn nucleotit trên ADN chứa mã di truyền.
D. Dùng để xác định mối quan hệ huyết thống.
Câu 30: Ở phép lai giữa ruồi giấm

AB D d

AB D
X X với ruồi giấm
X Y cho F1 có kiểu
ab
ab

hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị gen là
A. 35%

B. 20%.

C. 40%.

D. 30%.

Câu 31: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu
hiện cho


A. Cách li trước hợp tử.

B. Cách li sau hợp tử.

C. Cách li tập tính.

D. Cách li mùa vụ.

Câu 32: Ở ruồi giấm phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử
protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt đỏ kém một axit amin và có 2 axit amin mới. Những
biến đổi xảy ra trong gen quy định mắt đỏ là

A. Mất 3 cặp nucleôtit nằm gọn trong 1 bộ ba mã hóa.
B. Mất 3 cặp nucleôtit nằm trong 3 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
C. Mất 2 cặp nucleôtit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
D. Mất 3 cặp nucleôtit nằm trong 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
Câu 33: Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến, biến động di truyền.
C. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên.
D. Đột biến, di nhập gen.
Câu 34: Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một
cách thức rất đặc biệt là
A. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử
đực.
B. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.
C. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.
D. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.
Câu 35: Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh ung thư máu là:
A. 23

B. 45

C. 47

D. 46

Câu 36: Trong một gia đình, bố và mẹ biểu hiện kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng,
đã sinh 1 con trai bị mù màu và teo cơ. Các con gái biểu hiện bình thường cả hai tính trạng.
Biết rằng gen m gây mù màu, gen d gây teo cơ. Các gen trội tương phản qui định kiểu hình
bình thường. Các gen này trên NST giới tính X. Kiểu gen của bố mẹ là:
A. X DM Y X DM X dm


B. X DM Y X DM X Dm

C. XdMYXDm Xdm

D. XDm YXDm Xdm

Câu 37: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một
gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể
có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng
A. tần số alen A và alen a đều giảm đi.
B. tần số alen A và alen a đều không thay đổi.


C. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên
D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.
Câu 38: Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST. Đó là:
A. Hội chứng dị bội.

B. Hội chứng Đao.

C. Thể ba nhiễm.

D. Hội chứng Tơcnơ.

Câu 39: Trong quá trình phát triển của sinh vật trên trái đất. Đặc điểm nổi bật của hệ động
vật ở kỷ Tam điệp thuộc đại Trung sinh là:
A. bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối, xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim.
B. một số lưỡng cư đầu cứng thích nghi hẳn với đời sống ở cạn, trở thành những bò sát đầu
tiên.

C. bò sát phát triển nhanh, xuất hiện bò sát răng thú có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng
nanh, răng hàm.
D. phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim.
Câu 40: Ở thỏ, màu lông vàng do 1 gen có 2 alen qui định, gen a qui định lông vàng, nằm
trên NST thường, không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Khi những con thỏ
giao phối ngẫu nhiên, tính trung bình có 9% số thỏ lông vàng. Nếu sau đó tách riêng các con
thỏ lông vàng, các cá thể còn lại giao phối với nhau thì tỉ lệ thỏ lông vàng thu được trong thế
hệ kế tiếp theo lý thuyết là bao nhiêu %?
A. 7,3%

B. 3,2%

C. 4,5%

D. 5,3%

Đáp án
1-A

2-C

3-C

4-D

5-A

6-D

7-A


8-D

9-B

10-B

11-B

12-B

13-B

14-C

15-C

16-C

17-C

18-D

19-B

20-A

21-D

22-A


23-B

24-A

25-B

26-A

27-D

28-C

29-C

30-D

31-B

32-B

33-A

34-A

35-D

36-A

37-C


38-C

39-D

40-D


ĐỀ MINH HỌA SỐ 2
Cấu trúc
Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

15

10

8

7


Lớp 11: 3 câu

Lớp 11: 4 câu

Lớp 11: 3 câu

Lớp 11: 2 câu

Lớp 12: 12 câu

Lớp 12: 6 câu

Lớp 12: 5 câu

Lớp 12: 5 câu

Câu 1: Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:
A. NH4+ và NO3-

B. NO2-, NH4+ và NO3-

C. N2, NO2-, NH4+ và NO3-

D. NH3, NH4+ và NO3-

Câu 2: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
A. Khi cây ở ngoài sáng.

B. Khi cây ở trong tối.


C. Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.

D. Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước

Câu 3: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:
A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 4: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 5: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.
B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển
nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 6: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).
B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.
C. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.


D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố
định CO2.
Câu 7: Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 8: Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào?
A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn.
B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn.
C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.
D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn.
Câu 9: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng:
A. 25oC → 30 oC.

B. 30 oC → 35 oC.

C. 20 oC → 25 oC

D. 35 oC → 40 oC

Câu 10: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác
dụng gì?
A. Làm tăng nhu động ruột.
B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học
Câu 11: Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.
B. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài.
C. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài.
D. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài.
Câu 12: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.


B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.

D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 13: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp
A. nuôi cấy hạt phấn, lai xôma.

B. Lai lợn Ỉ và các giống lợn ngoại nhập.

C. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.

Câu 14: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của
cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể,
có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của


cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông
trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ
kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen
quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng
đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin
(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến

gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 15: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào
sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất?
Ab Ab

(liên kết hoàn toàn)
aB aB

A. AaXBXb × AaXbY.

B.

C. AaBb × AaBb.

D. AaXBXB × AaXbY.

Câu 16: Gen A có chiều dài 2754 Ao bị đột biến mất 3 cặp nucleotit ở vị trí nucleotit thứ 21;
23; 26 và trở thành gen a. Chuỗi polypeptit được mã hóa bởi gen a so với chuỗi polypeptit
được mã hóa bởi gen A
A. có 2 axit amin mới.
B. mất 1 axit amin.
C. mất 1 axit amin và có tối đa 1 axit amin đổi mới.

D. mất 1 axit amin và có tối đa 2 axit amin đổi mới.
Câu 17: Ở người, nếu có 2 gen trội GG thì khả năng chuyển hoá rượu (C2H5OH) thành
anđehit rồi sau đó anđehit chuyển hoá thành muối axêtat một cách triệt để. Người có kiểu gen
Gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat kém hơn một chút. Cả 2 kiểu gen GG,
và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hoá cuối
axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành
muối axêtat hầu như không có, mà anđehit là một chất độc nhất trong 3 chất nói trên, vì vậy
những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có
36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ
sinh được 2 người con. Tính xác suất để cả 2 người con đều uống rượu mặt không đỏ?
A. 0,7385

B. 0,75

C. 0,1846

D. 0,8593.


Câu 18: Ba gen E, D, G nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng khác nhau. Trong
đó gen E có 3 alen, gen D có 4 alen, gen G có 5 alen. Tính số kiểu gen có gen dị hợp tối đa có
thể có trong quần thể?
A. 900

B. 840

C. 180

D. 40


Câu 19: Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người đều do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp nhiễm
sắc thể thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp gen về cả 2 tính trạng này.
Xác suất họ sinh 2 đứa con mà 1 đứa bị 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh này là bao
nhiêu?
A. 1/8

B. 3/8

C. 3/64

D. 1/4

Câu 20: Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định
lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá
nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình
trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí
thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 50%

B. 20%

C. 10%

D. 5%

Câu 21: Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn
toàn. Xét n gen, mỗi gen đều có hai alen, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuần
chủng có kiểu hình trội về n tính trạng giao phấn với cây có kiểu hình lặn tương ứng (P), thu
được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến và các gen liên kết
hoàn toàn. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?

A. F1 dị hợp tử về n cặp gen đang xét.
B. F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 (xét ở từng cặp gen).
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình.
D. F2 có số loại kiểu gen bằng số loại kiểu hình.
Câu 22: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa ; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb.
Nếu một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly
bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến có
thành phần các gen
A. Aabb, aabb, Ab, ab B. AAb, aab, Ab, ab, b C. AAb, aab, b
Câu 23: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoại.
(2) Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.

D. Aab, aab, b, Ab, ab


(5) Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là R100, HYT
100 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển lúa Việt Nam lai chọn tạo.
(6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.
(7) Tạo chủng vi khuẩnE. coli sản xuất insulin của người.
(8) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu
gen.
(9) Tạo giống bông kháng sâu hại
Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là:
A. 3

B. 4


C. 5

D. 6

Câu 24: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra
đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P:
BD A a BD a
X X 
X Y cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là:
bd
bD

A. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

B. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

C. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình

D. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

Câu 25: Ở thế hệ thứ nhất của một quần thể giao phối, tần số của alen A ở cá thể đực là 0,9.
Qua ngẫu phối, thế hệ thứ 2 của quần thể có cấu trúc di truyền là: P2: 0,5625 AA + 0,375 Aa
+ 0,0625 aa = 1
Nếu không có đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên xảy ra trong quần thể thì cấu trúc di
truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất (P1) sẽ như thế nào?
A. 0,0625 AA + 0,375 Aa + 0,5625 aa = 1

B. 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1


C. 0, 81AA + 0,18 Aa + 0,01 aa = 1

D. 0,54 AA + 0,42 Aa + 0,04 aa = 1

Câu 26: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ,
cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác
định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?
A. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P.

B. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1.

C. Lai phân tích cây hoa đỏ ở F2

D. Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn.

Câu 27: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình
dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với
cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho
các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục
chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán


vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai
trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 1


B. 4

C. 3

D. 2

Câu 28: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính
trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEeFf × AaBbDdEeFf
sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là
A. 135/1024

B. 27/1024

C. 27/512

D. 135/512

Câu 29: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau

Biết rằng các cá thể trong phả hệ không xảy ra đột biến. Xác suất để người III2 mang gen
bệnh là bao nhiêu:
A. 1/2

B. 1/4.

C. 3/4.

Câu 30: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen

D. 2/3

Ab
đã xảy ra hoán vị gen giữa các
aB

alen B và b với tần số là 32 %. Tính theo lý thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này
giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b là.
A. 640.

B. 680.

C. 360.

D. 320.

Câu 31: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng
A. cơ quan thoái hóa.

B. phôi sinh học.

C. cơ quan tương đồng.

D. cơ quan tương tự.

Câu 32: Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit
amin của nó sẽ là bao nhiêu? Không tính axit amin mở đầu.


5’ – XG AUG UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAG XXG – 3’
A. 7


B. 10

C. 8

D. 9

Câu 33: Một cây ngô có lá bị rách thành nhiều mảnh và có hạt phấn tròn lai với cây ngô có lá
bình thường và hạt phấn có góc cạnh, người ta thu được 100 % cây F1 có lá bị rách và hạt
phấn có góc cạnh. Cho cây F1 tự thụ phấn, hãy cho biết xác suất cây có lá bị rách và hạt phấn
có góc cạnh ở F2 là bao nhiêu? Biết rằng hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên nằm trên
hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
A. 56,25%.

B. 75%.

C. 43,75%.

D. 31,25%.

Câu 34: Điểm chung giữa di truyền độc lập và di truyền liên kết không hoàn toàn là
A. làm giảm khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
C. tạo nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
D. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
Câu 35: Bộ ba đối mã (anti côđon) của tARN vận chuyển axit amin metiônin là
A. 5'XAU3'

B. 3'XAU5'

C. 3'AUG5'


D. 5'AUG3'

Câu 36: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử
dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai khác dòng

B. Công nghệ gen

C. lai tế bào xôma khác loài

D. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa

Câu 37: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra
trong giai đoạn tiến hóa hóa học?
A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic
Câu 38: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng
A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất
Câu 39: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
B. số lượng cá thể và mật độ cá thể.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.



D. tần số alen và tần số kiểu gen.
Câu 40: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành
phần kiểu gen của quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản
của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần
thể.
D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi
không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
Đáp án
1-A

2-D

3-C

4-C

5-D

6-D

7-D

8-C

9-B

10-B


11-A

12-A

13-B

14-C

15-A

16-D

17-A

18-B

19-C

20-B

21-D

22-C

23-C

24-D

25-D


26-A

27-D

28-D

29-D

30-C

31-D

32-A

33-A

34-C

35-A

36-D

37-B

38-D

39-D

40-B



ĐỀ MINH HỌA SỐ 3
Cấu trúc
Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

15

10

8

7

Lớp 11: 3 câu

Lớp 11: 4 câu

Lớp 11: 3 câu


Lớp 11: 2 câu

Lớp 12: 12 câu

Lớp 12: 6 câu

Lớp 12: 5 câu

Lớp 12: 5 câu

Câu 1: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
A. Tế bào lông hút

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào biểu bì

D. Tế bào vỏ.

Câu 2: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:
A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát
triển rễ.
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim
D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
Câu 3: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.
B. Quá trình khử CO2
C. Quá trình quang phân li nước.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).

Câu 4: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời
giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời
giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
Câu 5: Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị
kinh tế đối với con người của từng loài cây.


B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế
đối với con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế
đối với con người của từng loài cây.
D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá
trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 6: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
B. Răng cửa giữ thức ăn.
C. Răng nanh cắn và giữ mồi.
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
Câu 7: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.

Câu 8: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển dinh dưỡng.
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
D. Vận chuyển dinh dưỡng,và sản phẩm bài tiết.
Câu 9: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
A. Mọc vống lên và có màu vàng úa.

B. Mọc bình thường và có màu xanh.

C. Mọc vống lên và có màu xanh.

D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.

Câu 10: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với
sợi trục không có bao miêlin là:
A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng
B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Câu 11: Sự phối hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con
dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?
A. Prôgestêron và Ơstrôgen.
B. Hoocmôn kích thích nang trứng, Prôgestêron.


C. Hoocmôn tạo thể vàng và hoocmôn Ơstrôgen.
D. Hoocmôn thể vàng và Prôgestêron.
Câu 12: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để

hình thành xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để
hình thành xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để
hình thành xương
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình
thành xương.
Câu 13: Khi cho một thứ cây hoa đỏ tự thụ phấn, thế hệ con thu được 135 cây hoa đỏ : 105
cây hoa trắng. Màu hoa di truyền theo qui luật nào ?
A. Tương tác cộng gộp.

B. Tương tác bổ sung.

C. Qui luật phân li của MenĐen.

D. Tương tác át chế.

Câu 14: Trong 1 thí nghiệm lai ruồi giấm con cái cánh dài, mắt đỏ x đực cánh ngắn, mắt
trắng → F1: 100% cánh dài-mắt đỏ.
F1giao phối ngẫu nhiên→ F2 ♀:306 Dài -đỏ:101 Ngắn-Đỏ và ♂: 147 Dài- đỏ:152 Dài
trắng:50 Ngắn đỏ:51 Ngắn Trắng. Mỗi gen quy định 1 TT. Tìm kiểu gen của P
A. AAXBXB và aaXbY B. AaXBXB và aaXbY C. AAXBXb và aaXbY D. AAXBXB và aaXBY
Câu 15: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ:
A. Là quá trình hình thành loài mới.
B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài.
C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.
Câu 16: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Cho 3 cây quả đỏ tự
thụ phấn, trong đó chỉ có 1 cây dị hợp. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 7 đỏ : 1 vàng.


B. 9 đỏ : 7 vàng

C. 3 đỏ : 1 vàng.

D. 11 đỏ : 1 vàng.

Câu 17: Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương đồng:
A. Ngà voi và sừng tê giác.

B. Cánh chim và cánh côn trùng.

C. Cánh dơi và tay người.

D. Vòi voi và vòi bạch tuột.

Câu 18: Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau:
Met - Val - Ala - Asp - Gly - Ser - Arg - ...
Thể đột biến về gen này có dạng:


Met - Val - Ala - Glu - Gly - Ser - Arg, ...
A. Thêm 3 cặp nucleotit.

B. Thay thế 1 cặp nucleotit.

C. Mất 3 cặp nucleotit.

D. Mất 1 cặp nucleotit.


Câu 19: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
B. số lượng cá thể và mật độ cá thể.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể
D. tần số alen và tần số kiểu gen.
Câu 20: Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng (Xôma) trong công nghệ tế bào thực vật là:
A. Tạo ra giống cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
B. Tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không
thể tạo ra.
C. Nhân nhanh được nhiều cây quí hiếm.
D. Tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen.
Câu 21: Tiến hành lai giữa hai tế bào sinh dưỡng của cơ thể có kiểu gen AAbbDd với cơ thể
có kiểu gen MMnn thì tế bào lai sẽ có kiểu gen là
A. AbDMN.

B. AAbbDdMN

C. AAbbDdMMnn

D. AabbDd

Câu 22: Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch ?
A. ♂AA × ♀aa và ♂Aa × ♀aa

B. ♂AA × ♀aa và ♂AA × ♀aa.

C. ♂AA × ♀aa và ♂aa × ♀AA.

D. ♂Aa × ♀Aa và ♂Aa × ♀AA.


Câu 23: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn
ADN này :
A. có 300 chu kì xoắn.

B. có 600 Ađênin.

C. có 6000 liên kết photphođieste.

D. dài 0,408 µm.

Câu 24: Cá thể có kiểu gen

ABD
. Khi giảm phân có hoán vị gen ở cặp Bb và Dd với tần số
abd

20%. Loại giao tử abd chiếm bao nhiêu phần trăm ?
A. 20%.

B. 10%

C. 30%.

D. 40%

Câu 25: Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n + 1) không có khả năng thụ tinh; noãn (n + 1) vẫn thụ
tinh bình thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng.
Cho P: ♂RRr (2n + 1) X ♀ Rrr (2n + 1). Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
A. 3 đỏ : 1 trắng


B. 5 đỏ : 1 trắng

C. 11 đỏ : 1 trắng.

D. 35 đỏ : 1 trắng.

Câu 26: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết?
A. Tạo ra dòng thuần.

B. Tạo ra ưu thế lai.


C. Hiện tượng thoái hóa giống.

D. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm.

Câu 27: Đặc điểm không đúng về ung thư là
A. Ung thư có thể còn do đột biến cấu trúc NST.
B. Nguyên nhân gây ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN.
C. Mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư.
D. Ung thư là một loại bệnh do 1 số tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình
thành khối u và sau đó di căn.
Câu 28: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng
A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất
Câu 29: Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể
không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị
bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng nào sau đây của gen.

A. Vùng mã hóa.

B. Vùng điều hòa.

C. Vùng kết thúc.

D. Vùng bất kì ở trên gen.

Câu 30: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu
tố nào sau đây?
1 - Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
2 - Áp lực chọn lọc tự nhiên.
3 - Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.
4 - Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.
5 - Thời gian thế hệ ngắn hay dài.
A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 3, 4, 5

C. 1, 2, 3, 5

D. 2, 3, 4, 5.

Câu 31: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ
một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã
cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit
loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X


C. mất một cặp A-T

D. mất một cặp G-X

Câu 32: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen
này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so


với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,
không có alen tương ứng trên Y.
Phép lai

AB D d AB D
X X 
X Y cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
ab
ab

3,75%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 2,5%.

B. 5%

C. 15%

D. 7,5%.

Câu 33: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của

nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy
trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng(P), thu được F1 toàn con vảy
đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con
vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu
hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán
nào sau đây đúng?
A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1.
B. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.
C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiêu thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.
Câu 34: Cho cây dị hợp về 2 cặp gen, kiểu hình cây cao hoa đỏ tự thụ phấn, ở F1 xuất hiện 4
kiểu hình trong đó cây cao hoa trắng chiếm tỷ lệ 16%. Phép lai nào dưới đây phù hợp với kết
quả trên? (Biết rằng tương phản với cây cao là cây thấp và mọi diễn biến trong giảm phân ở
tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau)
A. P.

AB AB

, f = 20%.
ab ab

B. P.

AB AB

, f = 40%.
ab ab

C. P.


Ab Ab

, f = 40%.
aB aB

D. P.AaBb × AaBb.

Câu 35: Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thật có số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit là
2998, hiệu số giữa A với một nuclêôtit khác là 10%. Trong các đoạn intron số nuclêôtit loại
A = 300; G = 200. Trong đoạn mã hoá axit amin của gen có số lượng từng loại nuclêôtit là
A. A = T = 300; G = X = 700

B. A = T = 600; G = X = 400

C. A = T = 300; G = X = 200

D. A = T = 150; G = X = 100

Câu 36: Cho 2 quần thể I và II cùng loài, kích thước của quần thể I gấp đôi quần thể II. Quần
thể I có tần số alen A = 0,3; quần thể II có tần số alen A = 0,4. Nếu có 10% cá thể của quần
thể I di cư vào quần thể II và 20% cá thể của quần thể II di cư qua quần thể I, thì tần số alen
A của quần thể I và quần thể II lần lượt là:


A. 0,4 và 0,3

B. bằng nhau = 0,35.

C. 0,35 và 0,4.


D. 0,31 và 0,38.

Câu 37: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một
gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

B. Đảo đoạn.

C. Mất đoạn.

D. Lặp đoạn

Câu 38: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra
giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. (2) Nuôi cấy hạt phấn.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài. (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 39: Lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1
toàn thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 46 cao,
đỏ : 15 cao, vàng : 16 thấp, đỏ : 5 thấp, vàng. Trong trường hợp một gen quy định một tính
trạng, gen nằm trên NST thường. Cho các cây có kiểu hình thân cao, quả vàng ở F2 tự thụ
phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con F3 là
A. 8 cao, vàng: 1 thấp, vàng.


B. 3 cao, vàng: 1 thấp, vàng

C. 11 cao, vàng: 1 thấp, vàng.

D. 5 cao, vàng: 1 thấp, vàng.

Câu 40: Từ một phôi bò có kiểu gen Aabb, bằng qui trình cấy truyền phôi đã tạo ra 10 con
bò. Những con bò này có
A. kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

B. giới tính giống hoặc khác nhau.

C. khả năng giao phối với nhau

D. mức phản ứng giống nhau.


Đáp án
1-B

2-D

3-B

4-C

5-D

6-B


7-D

8-D

9-A

10-C

11-A

12-B

13-B

14-A

15-C

16-D

17-C

18-B

19-D

20-B

21-C


22-C

23-B

24-D

25-B

26-B

27-C

28-D

29-A

30-C

31-A

32-B

33-C

34-B

35-B

36-D


37-D

38-A

39-D

40-D


ĐỀ MINH HỌA SỐ 4
Cấu trúc
Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

15

10

8


7

Lớp 11: 3 câu

Lớp 11: 4 câu

Lớp 11: 3 câu

Lớp 11: 2 câu

Lớp 12: 12 câu

Lớp 12: 6 câu

Lớp 12: 5 câu

Lớp 12: 5 câu

Câu 1: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
A. Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng mở ra.
C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 2: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.
B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển
nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 3: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài.

B. Ở màng trong

C. Ở chất nền.

D. Ở tilacôit.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
A. Cường độ quang hợp cao hơn.
B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.
C. Năng suất cao hơn.
D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường.
Câu 5: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:
A. Ở rễ

B. Ở thân

C. Ở lá.

D. Ở quả

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng
B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về chức
năng.
D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.



Câu 7: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 8: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.

B. Qua thành mao mạch.

C. Qua thành động mạch và mao mạch.

D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.

Câu 9: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.

B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích

C. Tiêu phí nhiều năng lượng.

D. Hệ thần kinh dạng lưới.

Câu 10: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi
trục có bao miêlin?
A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác.
B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.
C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.
Câu 11: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể rối loạn, dẫn đến chết
B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống
rét.
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
D. Thân nhiệt giảm, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt
động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm
Câu 12: Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở
người?
A. Ngày thứ 25

B. Ngày thứ 13.

C. Ngày thứ 12.

D. Ngày thứ 14

Câu 13: Hình dạng mỏ khác nhau của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim
ăn thịt phản ánh điều gì?
1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.
2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ
quan bắt mồi.
3. phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.


×