Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tuởng tượng: khái niệm, đặc điểm và phân loại. Phương pháp phát triển trí tưởng tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.23 KB, 11 trang )

Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

MỞ BÀI
Xuyên suốt hàng vạn năm, trí tưởng tượng của con người luôn phát triển
không ngừng, đóng một vai trò to lớn trong sự xây dựng nền văn hóa loài người.
Tưởng tượng giúp con người định hướng hành động của mình bằng cách hình dung
ra trước sản phẩm của hoạt động và cách thức đi đến sản phẩm đó. Nó thúc đẩy hoạt
động của con người đạt kết quả cao. Nếu biết cách phát triển trí tưởng tượng, con
người sẽ có được rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng hiểu rõ và
vận dụng chúng một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để phát huy trí tưởng tượng
đúng cách và khám phá được những lợi ích tối ưu từ chúng? Để đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi này, em xin chọn nghiên cứu và tìm hiểu đề tài 14: “Tuởng tượng: khái
niệm, đặc điểm và phân loại. Phương pháp phát triển trí tưởng tưởng”.
NỘI DUNG

I.

Lý luận chung về tưởng tượng
1. Khái niệm
Nhận thức con người không phải chỉ phản ánh nững sự vật hiện tượng đang
trực tiếp tác động (như cảm giác, tri giác) và đã tác động trước đây (như trí nhớ),
mà còn phản ánh những cái mà mình chưa hề trải qua. Đó là một hình thức hoạt
động tâm lý đặc biệt gọi là tưởng tượng. Vậy tưởng tượng là gì?
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh hiện tượng ở dạng đặc biệt,
dạng những hình ảnh, khái niệm, tư tưởng mới, chủ quan hay khách quan, xây dựng
trên cơ sở những hình ảnh của tri giác, trí nhớ cũng như những kiến thức nhận
được.
Các nhà Tâm lý học có quan điểm không giống nhau về tưởng tượng. Tác giả
P.A.Ruđich đã khẳng định: “Tưởng tượng là hoạt động nhận thức mà trong quá
trình nhận thức con người sáng tạo ra những biểu tượng, những tình huống trong tư


1


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

tưởng, ý nghĩa; đồng thời dựa vào những hình tượng còn giữ lại trong ký ức từng
kinh nghiệm của cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ”. Ông nhìn
nhận tưởng tượng gói gọn trong hoạt động có ý thức song trong thực tế tưởng tượng
có khi chứa đựng cả những yếu tố vô thức. Tuy nhiên, P.A. Ruđich đã vạch ra con
đường tạo ra biểu tượng mới trong tưởng tượng: Biểu tượng mới được tạo nên từ
những nguyên liệu là biểu tượng về thế giới xung quanh được giữ lại trong kí ức.
Đứng trên quan điểm của mình, A.V. Daparozet nhìn nhận
“Tưởng tượng là sáng tạo ra những hình ảnh các sự vật và hiện
tượng mới bằng cách làm sống lại trong óc người những đường liên
hệ thần kinh tạm thời đã thành lập trước đây thành các tổ hợp
mới”.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: “Tưởng tượng là tạo ra trong
trí nhớ hình ảnh những cái không có trước mắt hoặc chưa hề có”.
Nhìn chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tưởng tượng và tuy nhiên ta
có thể hiểu như sau: Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái
chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có.
Ví dụ: tôi cầm một viên phấn vẽ hai đường cong lên trên bản, tôi cho là con
sông nhưng cũng có thể là con đường, dải lụa,…

2. Đặc điểm
– Loại hiện tượng tâm lý: Tưởng tượng là một quá trình tâm lý.
– Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là trước
những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát
hiện, làm sáng tỏ cái mới khi tính bất định của hoàn cảnh quá lớn (không rõ ràng,


2


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

minh bạch). Tưởng tượng cũng giúp chúng ta tìm được lối thoát trong các tình
huống có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện tư duy cho phép nhảy qua một
giai đoạn để đi đến kết quả cuối cùng. Kéo theo đó là điểm yếu của tưởng tưởng là
thiếu chính xác, chặt chẽ. Ví dụ: khi đọc tác phẩm “Sống như anh” chúng ta chưa
đến nơi anh Trỗi ở, chưa được tiếp xúc với anh, không được chứng kiến 9 phút cuối
cùng bất tử của anh nhưng ta vẫn hình dung được hình dáng, tâm trạng, khí phách,
cùng với những tình tiết trong câu chuyện.
– Về nội dung phản ánh: cái mới chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân hoặc
xã hội. Tưởng tượng đôi khi bị nhầm lẫn với tư duy khi phản ánh những cái chưa
từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội, tức là phản ánh cái mới. Tuy
nhiên, nếu xét trên phương thức phản ánh thì tưởng tượng tạo ra cái mới từ biểu
tượng và thực hiện dưới hình ảnh cụ thể còn tư duy phản ánh hiện thực dưới hình
thức khái niệm. Trong quá trình tưởng tượng, các biểu tượng, tri thức của con người
được chế biến, nhào nặn lại theo một cách thức hoàn toàn mới. Ví dụ: con người
tưởng tượng ra trí tuệ nhân tạo AI trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, ngày nay
nó đã và đang trờ thành hiện thực.
– Về phương thức phản ánh: gián tiếp qua ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng đã
có. Tạo ra cái mới bằng các phương thức hành động như chắp ghép, liên hợp,...
– Sản phẩm phản ánh: biểu tượng mới, hình ảnh mới khái quát hơn
– Tưởng tượng có nguồn gốc xã hội.Tưởng tượng được hình thành trong lao
động. Lao động buộc con người trước khi hoạt động phải hình dung ra trước kết quả
của hoạt động, phương thức để đạt kết quả.

- Sự phát triển của tưởng tượng diễn ra trong mối quan hệ với nhu cầu của con người.

Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, tưởng tượng phát triển một cách từ từ, nó gắn
liền với sự phát triển tâm sinh lý của cá nhân và sự phát triển của nhu cầu. Nhờ vào

3


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

những nhu cầu có sẵn dẫn đến việc xuất hiện nhu cầu mới và nó kích thích con
người tích cực hơn, sáng tạo hơn trong hoạt động.
- Tưởng tượng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Nó sử dụng những biểu
tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính mang lại. Tưởng tượng cũng có quan hệ
chặt chẽ với ngôn ngữ. Ngôn ngữ được sử dụng trong việc xây dựng biểu tượng cũ
và biểu tượng mới, nó làm cho biểu tượng của tưởng tượng ngày càng phong phú,
tạo thành đời sống tưởng tượng của con người. Ví dụ: khi học lịch sử cổ đại học
sinh phải tưởng tượng ra cuộc sống của người nguyên thủy.
3. Phân loại
Căn cứ vào múc dộ tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng mà người ta có
thể chia tưởng tượng thành: tưởng tượng tích cực và tiêu cực, ước mơ và lý tưởng.

3.1.

Căn cứ vào tính tích cực của tượng tượng
Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra các hình ảnh mới nhằm đáp ứng
nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người.
Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tưởng tượng tái tại và tưởng tượng sáng
tạo.
+ Tượng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân
người tưởng tượng, bằng cách sử dụng những tài liệu, kinh nghiệm đã có của xã hội
loài người, của những người khác. Ví dụ: tưởng tượng của người đọc thông qua sự

mô tả trong bài viết “Cốm – một thứ quà của lúa non” của tác giả Thạch Lam, tưởng
tượng của người mẹ thông qua sự mô tả của đứa con về cô giáo mới của đứa con,…
+ Tưởng tượng sáng tạo là hình thức cao hơn và phức tạp hơn tưởng tượng tái
tạo. Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng những hình ảnh mới một cách độc
lập, mới đối với cá nhân cũng như xã hội. Chúng được hiện thực hóa trong các sản
phẩm độc đáo và có giá trị. Ví dụ: sáng tạo trong kỹ thuật, sáng tạo trong âm nhạc,
hội họa,… Tưởng tượng sáng tạo có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội và con người,
là yếu tố quan trọng của hoạt động sáng tạo.

4


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

Tưởng tượng tái tạo và tưởng tưởng sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Những cái mới chỉ xuất hiện khi yêu cầu phát triển đã chín muồi và bao giờ cũng
xuất hiện từ trong lòng cái cũ. Vì thế, không thể tưởng tượng sáng tạo khi chưa có
tưởng tượng tái tạo một cách nhuần nhuyễn. Giữa tưởng tượng sáng tạo và tái tạo
không có sự ngăn cách tuyệt đối. Mọi sự tưởng tượng sáng tạo đòi hỏi lặp lại hình
ảnh của các sự vật hiện tượng nào đó đã biết trước đây, ngược lại trong các quá
trình tưởng tượng tái tạo thường có yếu tố sáng tạo.
Tưởng tượng tiêu cực: Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không thể thực
hiện được trong cuộc sống, vạch ra chương trình hành vi không được thực hiện và
luôn luôn không thể thực hiện được.
Tưởng tượng tiêu cực xuất hiện nhằm thay thế cho hoạt động, lúc này con
người dấn thân vào tưởng tượng hoang đường, xa rời thực tế để nấp vào đó trốn
tránh nhiệm vụ không được giải quyết, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng.
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra một cách có chủ định nhưng không gắn
liền với ý chí thể hiện hình ảnh đó trong cuộc sống. Người ta còn gọi loại tưởng
tượng này là sự mơ mộng, đưa con người đến một cuộc sống hão huyền mà họ

không hy vọng có được. Đây là một hiện tượng thường có ở con người, song nếu nó
trở thành chủ yếu thì lại là một lệch lạc của sự phát triển nhân cách.
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra không chủ định. Điều này chủ yếu xảy ra
khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình trạng không
hoạt động (ngủ, chiêm bao), trong trạng thái xúc động, rối loạn bệnh lý của ý thức
(ảo giác, hoang tưởng).

3.2.

Căn cứ vào tính hiệu lực
Ước mơ là một loại tưởng tượng tổng quát hướng về tương lai, biểu hiện những
mong muốn, ước ao gắn liền với nhu cầu của con người

5


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

Ước mơ giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình tạo ra hình ảnh
mới, nhưng khác ở chỗ nó không hướng vào hoạt động hiện tại.
Xét về ý nghĩa có 2 loại ước mơ:
+ Ước mơ có lợi: thúc đẩy con người vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực.
+ Ước mơ có hại là ước mơ không dựa trên khả năng thực tế, hay còn gọi là
mộng tưởng (có thể làm cho cá nhân thất vọng, chán nản).
Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn vươn tới. Nó là

II.

một động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người với hoạt động vươn tới tương lai.
Phương pháp phát triển trí tưởng tượng

Vai trò của tưởng tượng là điều không thể phủ nhận, do đó cân phải phát triển
trí tưởng tượng trong mỗi người. Một số quan điểm chi rằng tưởng tượng được coi
là khả năng bẩm sinh. Tuy nhiên trí tưởng tượng cũng có thể phát triển nếu áp dụng
đúng phương pháp.
Trước hết, chúng ta có thể tập luyện các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng
tượng. Quá trình tập luyện này sẽ giúp chúng ta phát triển trí tưởng tượng.
– Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hiện tượng:mọi thuộc tính khác của
sự vật được giữu nguyên chỉ thay đổi kích thước, số lượng của chúng.
+ Trong đó thay đổi số lượng là sự vật hiện tượng giữ nguyên đặc điểm, chỉ
nhiều lên hoặc ít đi về số lượng. Ứng dụng trong văn học, nghệ thuật: cây tre trăm
đốt,… Ứng dụng trong hội họa điêu khắc: Phật nghìn tay nghìn mắt, rắn nhiều
đầu…
+ Thay đổi kích thước là các bộ phận của sự vật hiện tượng được phóng to lên
hoặc thu nhỏ lại. Ví dụ: người khổng lồ, người tí hon, Thánh Gióng…

6


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

- Chắp ghép (kết dính) là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng
khác nhau tạo thành hình ảnh mới. Trong hình ảnh mới, các bộ phận vẫn giữ
nguyên, không bị thay đổi, chúng chỉ được ghép với nhau một cách giản đơn, cơ
học, máy móc. Ví dụ: Nhân sư ở Kim tự tháp (Ai Cập), con rồng Châu Á (từ các
con vật như rắn, sư tử và cá), nàng tiên cá,… Ứng dụng: sử dụng trong việc xây
dụng văn học, nghệ thuật, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, hoặc trong lắp ghép, thiết
kế kĩ thuật (ghép mô hình)
- Liên hợp là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc kết hợp các bộ phận, thuộc tính của
nhiều sự vật với nhau. Phương pháp này giống với chắp ghép, nhưng nó không phải
là sự kết hợp đơn giản, máy móc những yếu tố khởi đầu mà là sự tổng hợp sáng tạo.

Khi tham gia hình ảnh mới, các yếu tố ban đầu bị cải tổ đi và mang một chức năng
mới trong một tương quan mới. Ví dụ: sự liên hợp giữa xích lô và động cơ xe gắn
máy thành xích lô máy; điện thoại di độg, xe điện bánh hơi là liên hợp giữa ô tô và
tàu điện; thủy phi cơ (liên hợp giữa máy bay và tàu thủy);…
- Nhấn mạnh là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt, hoặc đưa lên
hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của một vài sự vật hiện
tượng này với những sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: nhanh như cắt, chậm như rùa,
biếm họa trong Táo quân 2012 chống kẹt xe,… Một biến dạng của cách này là sự
cường điệu hóa, phóng đại một sự vật hiện tượng nào đó. Ví dụ: Phù thủy (nhấn
mạnh nét dữ), cô tiên (nhấn mạnh nét hiền), trong tranh biếm họa muốn tả quan
tham (vẽ miệng to, bụng to…).
Có thể ứng dụng nhấn mạnh trong nghệ thuật, quảng cáo. Ví dụ như sữa đậu
nành Fami chắc khỏe sương đập được cả bàn đá,… Ứng dụng trong hoạt động dạy
học thường để thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng với học sinh. Ví dụ trong bài giảng về
bom nguyên tử của thầy giáo vật lý có rất nhiều đặc điểm của năng lượng nguyên
tử; tuy nhiên thầy muốn để hoc sinh nhớ nhất mức độ công phá của nó bằng một
cách mô tả nếu Việt Nam xây dựng nhà máy hạt nhân và bị nổ thì sẽ như nào.

7


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

- Điển hình hóa: Là cách tạo ra hình ảnh mới phức tạp nhất, trong đó những thuộc
tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như là đại diện cảu một
giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định được biểu hiện trong hình ảnh mới này.
Phương pháp này dùng nhiều trong văn học, nghệ thuật, điêu khắc…Ví dụ, xây
dựng nhân vật điển hình trong văn học.
- Ngoài ra còn có phương pháp loại suy: Là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ
sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật.Ví dụ:

mô phỏng con cá (vây cá: mái chèo, đuôi cá: bánh lái, vảy cá: ngói lợp nhà, bong
bóng cá: tàu ngầm…, đôi bàn tay: cái lược, đôi đũa, cái lọ, cái kéo…).
Ngoài những biện pháp sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng, trong cuộc sống
thường ngày, chúng ta còn có thể phát triển trí tưởng tượng bằng những biện pháp
khác:
- Khi gặp một vấn đề, cần thử thay đổi cách tư duy về sự giải quyết, không dập
khuôn theo mẫu có sắn. Thay vào việc dập khuôn lối mòn, chúng ta cần nghĩ theo
nhiều khía cạnh khác nhau, dẫn dắt tâm trí và suy nghĩ đến con đường mới mà bạn
chưa được khám phá.Từ đó, chọn ra con đường tối ưu nhất.
- Tự ý thức bản thân cần nâng cao tính tò mò về tất cả mọi thứ xung quanh bởi
cuộc sống của bạn là một tổng thể chứa đựng những điều mới mẻ, là một thế giới bí
ẩn tuyệt vời. Khi bạn khám phá và chinh phục những điều mới lạ, bạn sẽ xây dựng
cho mình một kho tàng kiến thức hữu ích. Một khi đã tò mò, thắc mắc thì sẽ kéo
theo sự tư duy và tưởng tượng. Trí tưởng tượng được mài rũa sẽ ngày cáng phát
triển
- Khi gặp một vấn đề, cần nhìn sâu vào các vấn đề bạn phải đối mặt và tưởng
tượng những lựa chọn thay thế trong các tình huống khác nhau để giải quyết. Không
lùi bước trước những thất bại hay vội vàng né tránh, vì khi đó bạn sẽ nỗ lực, trí
tưởng tượng được kích thích tối đa giúp bạn vượt qua khó khăn.

8


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

- Trong những cuộc thảo luận những ý tưởng sáng tạo, đừng chỉ ngồi lắng
nghe mà hãy lên tiếng đóng góp ý kiến của mình. Chỉ khi tham gia vào thực sự thì
trí tưởng tượng mới có thể phát triển tối đa.
- Chúng ta cũng nên sử dụng trí tưởng tượng của mình khi muốn ghi nhớ một
kiến thức, sự việc, sự vật nào đó. Điều này không chỉ khiến chúng ta nhớ lâu mà

còn khiến ta trí tưởng tượng ngày càng phát triển. Bởi lẽ, trên thực tế, chúng ta
thường hay nhớ những sự việc mà chúng ta tự tưởng tượng ra. Đặc biệt là khi chúng
ta dùng nhiều giác quan để tưởng tượng. Nói cách khác, thay vì chỉ tưởng tượng
đơn giản hình dáng một trái chuối như thế nào, chúng ta nên tưởng tượng thêm vị
ngọt, mùi hương,… của trái chuối. Chúng ta cũng nên dùng trí tưởng tượng để tạo
cảm xúc mạnh mẽ. Nguyên nhân là vì chúng ta có khuynh hướng nhớ sự việc tạo
cảm xúc mạnh mẽ như lo sợ, hạnh phúc, giận dữ, yêu thương, đau đớn,…
- Không ngừng phát huy những sáng kiến mới mẻ để cải tiến vấn đề, dừng thụ
động chấp nhận kết quả mà mình đã làm ra. Hãy luôn nghĩ cách cải tiến nó để đạt
đến sự hoàn hảo và thỏa mãn hơn. Chẳng hạn như hãng điện thoại iphone và
Samsung là hai hãng đứng đầu trong lĩnh vực này, tuy nhiên nếu họ không có sự nỗ
lực, không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo thì các dòng điện thoại mới sẽ không
được liên tục tung ra với những tính năng ngày hữu ích cho người dùng.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, chúng ta không nên phát huy trí tưởng tượng theo
những suy nghĩ tiêu cực hay thái quá. Điều đó sẽ ảnh hướng xấu tới cuộc sống của
bạn đặc biệt là đời sống tâm lý. Tưởng tượng đến cuộc sống không hạnh phúc với
muôn vàn khó khăn, lúc đó bạn đã thụ động ép mình sống trong sự sợ hãi để rồi
hoang tưởng đến những vấn đề không tồn tại. Cuộc sống vốn dĩ đang tươi đẹp bỗng
chốc biến thành một kết thúc tiêu cực.
Cũng cần lưu ý, đối với mỗi lứa tuổi và mỗi đối tượng thì sẽ có những phương pháp
phát triển trí tưởng tượng riêng. Vì giới hạn bài viết có hạn, do đó trong bài viết này

9


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

sẽ chỉ ra phương pháp phát triển trí tưởng tượng đối với một số đối tượng đặc biệt
sau:
+ Đối với trẻ nhỏ: có thể rèn luyện trí tưởng tượng khi nghe kể chuyện

hoặc trò chơi giả vờ. Trong trò chơi, trẻ em chơi với những gì chúng tạo ra bằng trí
tưởng tượng, hoặc chơi trong một bối cảnh tưởng tượng mà chính chúng tạo ra hoặc
đã tồn tại như thần thoại, truyền thuyết
+ Đối với học sinh: Để phát triển trí tưởng tượng cho học sinh, cần giúp các
em làm giàu đầu óc mình bằng những tri thức, kinh nghiệm thực tiễn; rèn luyện
ngôn ngữ, năng lực liên tưởng cho học sinh, hướng dẫn vận dụng tư duy vào quá
trình tưởng tượng làm cho nó hợp logic hơn.
Khi tiến hành công tác giáo dục, giáo viên phải hình dung hình ảnh về mô hình
nhân cách học sinh cần giáo dục với những phẩm chất, năng lực nhất định. Nhà giáo
dục phải hiểu biết “thế giới bên trong” của học sinh, thông cảm với hoàn cảnh của
học sinh trên cơ sở đó hình dung ra con đường, phương pháp, phương tiện giáo dục
thích hợp để đạt mục đích giáo dục. Trong dạy học, trên cơ sở mục đích dạy học,
đặc điểm học sinh, giáo viên khi chuẩn bị bài phải hình dung trước tiến trình của bài
giảng, dự kiến trước phản ứng của học sinh, các câu hỏi, câu trả lời…để có cách
“ứng phó” phù hợp làm cho quá trình sư phạm đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Có một câu nói rất hay của Ti-mi-ria-zép: "Con người không biết tưởng tượng
vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có
phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh
tinh thần". Dù là học sinh, sinh viên đến nhà khoa học, các vị lãnh đạo quản lý, sản
xuất kinh doanh, đến các văn nghệ sĩ,... muốn phát triển tài năng nhất thiết phải biết
tưởng tượng. Tuy mỗi người, mỗi ngành có sự vận dụng khác nhau, nhưng dù sao

10


Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương

cũng có những nét chung mà mỗi con người phải biết tưởng tượng sáng tạo, không
có tưởng tượng cao, không thể nhìn được về phía trước, khó có thể trở thành tài

năng, nhân tài. Mác-xim-goóc-ki đã nói: "Kẻ nào không biết tới ngày mai, kẻ đó là
người bất hạnh". Do đó, mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ và thực hiện các biện
pháp để nâng cao trí tưởng tượng của mình. Bài làm của em do nhận thức còn chưa
sâu nên sẽ có nhiều sai sót, mong thầy cô và các bạn góp ý. Em xin trân thành cảm
ơn.

11



×