Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Ảnh hưởng của influencer marketing đến xu hướng đi du lịch của sinh viên Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.27 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2019

ẢNH HƯỞNG CỦA INFLUENCER MARKETING TỚI XU HƯỚNG ĐI DU
LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI
Thuộc lĩnh vực: Marketing du lịch


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2019

ẢNH HƯỞNG CỦA INFLUENCER MARKETING TỚI XU HƯỚNG ĐI
DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI
Thuộc lĩnh vực: Marketing du lịch
Sinh viên thực hiện: Lê Hải Duyên
MSSV: 16030954
Khoa: Du lịch học
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thủy



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, cùng sự giúp đỡ nhiệt
tình, tận tâm của giảng viên hướng dẫn và sự cố gắng, nỗ lực của tác giả, bản báo cáo
khoa học với đề tài: “Ảnh hưởng của influencer marketing tới xu hướng đi du lịch của
sinh viên Hà Nội” đã được hoàn thành.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, Giảng viên
Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo trong suốt quá trình làm nghiên cứu.
Do trình độ và kiến thức của người làm đề tài còn hạn chế, bản báo cáo không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy giáo, cô giáo trong hội đồng thẩm định.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Lê Hải Duyên


4

MỤC LỤC


5

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC ẢNH


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KOI
KOL
KPI

Return On Investment
Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư
Key Opinion Leader
Người tư vấn chính
Key Performance Indicator
Chỉ số đánh giá thực hiện công việc


7

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng trên toàn
cầu hiện nay, sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Internet nói chung cùng với sự
phát triển của thương mại điện tử nói riêng đã thúc đẩy và kích thích tăng trưởng
thương mại trên phạm vi toàn cầu. Các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc ứng
dụng sáng tạo các hình thức marketing vào mọi hoạt động của đời sống, trong đó có
lĩnh vực du lịch.



8

Hình thức marketing thông qua người có ảnh hưởng (influencer marketing)
tuy chỉ mới xuất hiện và bắt đầu phát triển trong một vài năm trở lại đây nhưng nó đã
phát huy mạnh mẽ sức mạnh của mình trong việc thúc đẩy hoạt động marketing nói
chung cũng như hoạt động marketing trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Khách du lịch
trước khi quyết định chọn điểm đến du lịch đã bắt đầu có xu hướng tham khảo những
bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch của những người nổi tiếng mà họ theo dõi trên
mạng xã hội thay vì chỉ ngồi tra cứu các thông tin có sẵn ở các kênh thông tin chính
thức của các công ty, đại lý du lịch. Những khách hàng thông minh và khó tính
thường có xu hướng đề phòng những lời quảng cáo của các nhãn hàng và bắt đầu chịu
khó lắng nghe hơn những lời khuyên từ những người mà họ cho là đáng tin cậy.
Theo số liệu của ComScore - một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo
lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp marketing trực tuyến đã từng công bố báo
cáo về thị trường trực tuyến tại Việt Nam và châu Á, trong hơn 30 triệu người sử
dụng internet tại Việt Nam, có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội, đa
số là những người trẻ tuổi, nằm trong độ tuổi 15-34 (khoảng 71%). Hiện nay, giới trẻ
Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội có độ phủ sóng toàn cầu như Facebook,
Instagram, Youtube, Twitter, Myspace... và một số mạng nội địa như Zingme, Go.vn,
Yume.vn… với nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu hết sức đa dạng: kết nối giao tiếp, tìm kiếm thông tin, học tập, giải trí, kinh doanh... của thanh, thiếu niên.
Nắm bắt được nhu cầu sử dụng mạng xã hội của đối tượng này, các thương hiệu du
lịch đã liên tục đưa ra các chiến lược marketing điểm đến du lịch thông qua những
người nổi tiếng và bước đầu nhận được những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, những
người trẻ dùng mạng xã hội đa số vẫn tiếp nhận những hình thức marketing du lịch
một các thụ động, mặt khác, các thương hiệu cũng sử dụng hình thức marketing qua
người có ảnh hưởng một cách tràn lan, chưa có những chiến lược cụ thể và hiệu quả.
Tại Việt Nam, trong cộng đồng mạng gần đây xuất hiện rất nhiều những bài
viết review địa điểm du lịch của các travel blogger và thu hút được nhiều sự chú ý của
giới trẻ. Dù là khen hay chê thì những bài viết đó cũng tạo ra được sự quan tâm đối

với các thương hiệu được nhắc tới. Hay gần đây nhất, đoạn clip về việc lừa đảo đặt
phòng ở một resort tại Mũi Né, Phan Thiết của Youtuber Khoa Pug - một gương mặt


9

travel blogger khá nổi tiếng trên mạng xã hội với lượng người theo dõi đông đảo.
Những chia sẻ của Khoa Pug đã tạo nên nhiều luồng dư luận, gây ra những tác động
mạnh mẽ trong cộng đồng khách du lịch cũng như cộng đồng influencer du lịch.
Với hơn 70 trường Đại học và Học viện, Hà Nội là thành phố thu hút và tập
trung đông đảo sinh viên- đối tượng có nhu cầu đi du lịch tương đối lớn và đồng thời
cũng là những người dễ bị ảnh hưởng và thu hút bởi những thông tin được chia sẻ
trên mạng xã hội. Nhưng các nhà marketing du lịch khi cân nhắc lựa chọn người có
ảnh hưởng cho các chiến dịch quảng cáo của mình vẫn chưa thực sự quan tâm và
hướng đến tập khách hàng tiềm năng này. Vì tất cả các lý do trên, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Ảnh hưởng của influencer marketing đến xu hướng đi du lịch của sinh viên
tại Hà Nội”.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của nghiên cứu: Đưa ra được những tác động của influencer marketing đến

xu hướng đi du lịch của sinh viên tại Hà Nội, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm
thúc đẩy hiệu quả của hình thức marketing này trong đối tượng khách hàng là sinh
viên.
- Với mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về influencer marketing.
• Phân tích ảnh hưởng của influencer marketing đối với sinh viên khi đưa ra
quyết định đi du lịch.
• Khảo sát, làm rõ xu hướng lựa chọn loại hình du lịch, điểm đến du lịch, các
dịch vụ bổ sung khác, … của sinh viên Hà Nội thông qua tác động của influencer
marketing,

• Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả của influencer
marketing du lịch trong sinh viên Hà Nội.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên
đang học tập tại các trường đại học tại Hà Nội bởi những lý do sau đây:
• Sinh viên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những người có mà họ yêu
thích. Họ dễ dàng tiếp cận influencer marketing một cách nhanh chóng và thường có
xu hướng chia sẻ thông tin cho những người xung quanh.
• Để một loại hình marketing có thể trở nên phổ biến rộng rãi thì luôn phải bắt
đầu từ sự tham gia của những người trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hơn nữa sinh viên là


10

những người luôn thích những sự sáng tạo thú vị và điều này là điểm mạnh của
influencer marketing.
- Phạm vi nghiên cứu:
• Về không gian: Hà Nội
Theo những tìm hiểu, tác giả nhận thấy rằng Hà Nội là thành phố tập trung một
đông sinh viên đang theo học tại các trường đại học nhất. Đây là môi trường thuận lợi
để influencer marketing có thể phát triển một cách mạnh mẽ và là nơi có điều kiện
nghiên cứu tốt nhất cho đề tài này.
• Về thời gian: Từ tháng 8 năm 2018 đến đầu tháng 2 năm 2019.
1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
• Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu về influencer marketing
nói chung và influencer marketing trong du lịch nói riêng trên nhiều phương diện. Đa
số những bài nghiên cứu đều đưa ra những nhận định rằng influencer marketing sẽ trở
nên phổ biến hơn và phát triển nhanh trong vài năm tới cũng như những dự đoán cho

tương lai của loại hình marketing mới mẻ này. Tạp chí Business Insider đã nhận định
rằng chi tiêu dành cho marketing bằng người có ảnh hưởng dự kiến sẽ đạt được từ 5
tỷ đến 20 tỷ vào năm 2022. Bài viết “Why Businesses Should Expect More From
Influencer Marketing” của tác giả Serenity Gibbons trên tạp chí Forbes ngày
07/03/2019 chỉ ra rằng những hiệu quả mà influencer marketing đem lại sẽ khiến loại
hình này trở thành một chiến lược khả thi cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Hay
Shane Baker trong bài đăng của mình với chủ đề “Unlock The Full Potential Of Your
Influencer Marketing With Programmatic Paid Media” trên trang Relevance qua
những phân tích về hiệu quả của việc kết hợp marketing sử dụng những người có ảnh
hưởng với mạng xã hội đã đưa ra kết luận rằng “Chúng tôi đã thấy nhiều lần rằng
marketing người có ảnh hưởng mang lại ROI đặc biệt. Nhưng để tận dụng tối đa nội
dung chất lượng cao đang được sản xuất thông qua các chiến dịch marketing người
ảnh hưởng của bạn, bạn cần nỗ lực để tăng cường nội dung cho người ảnh hưởng của
mình.” Theo Smart Insights, trong 85% các nhà marketing sử dụng hình thức
marketing người có ảnh hưởng thì phải đến 90% trong số họ nói rằng đó là hình thức


11

marketing hiệu quả nhất và sẵn sàng tăng 60% ngân sách để sử dụng loại hình
marketing này.
Công ty tư vấn truyền thông Axon Marketing & Communications trong nghiên
cứu về marketing người ảnh hưởng năm 2018 dựa trên phân tích của những người
tham dự hội chợ du lịch ANATO chỉ ra rằng khách du lịch thường tìm kiếm thông tin
trên các mạng xã hội, blog, diễn đàn và cộng đồng trực tuyến để đưa ra quyết định
mua hàng. Ngoài ra, theo dữ liệu của nghiên cứu, mức độ ảnh hưởng của những
người có ảnh hưởng trong quyết định mua một điểm đến du lịch, dịch vụ khách sạn,
hãng hàng không hoặc đại lý du lịch là cao. Theo Gretzel, U trong bài nghiên cứu
Influencer marketing in travel and tourism năm 2018 cũng đưa ra được một số nhận
định về tiềm năng phát triển của việc sử dụng người nổi tiếng trong marketing du

lịch, đặc biệt là việc khẳng định rằng: các nhà marketing du lịch đã nhận ra được tiềm
năng lớn của việc khuếch đại thông điệp và nhắm mục tiêu được cung cấp bởi những
người có ảnh hưởng truyền thông xã hội trong du lịch. Các bài nghiên cứu chủ yếu
thường tập trung vào việc dự đoán sự phát triển của infuencer marketing trong tương
lai, mặc dù có những bài chỉ ra những con số về tỉ lệ khách hàng lựa chọn dịch vụ
thông qua loại hình tiếp thị này nhưng chưa có bài nghiên cứu nào chỉ ra được những
xu hướng lựa chọn cụ thể.
• Tình hình nghiên cứu trong nước:

Mặc dù không phải là loại hình tiếp thị quá mới mẻ nhưng những bài nghiên
cứu về influencer marketing tại Việt Nam phần đa vẫn chỉ tập trung vào việc lý giải
và đưa ra những con số trong các nghiên cứu nước ngoài để minh chứng cho sức ảnh
hưởng của loại hình này. Các trang mạng uy tín như Brands Vietnam hay Advertising
Vietnam cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về influencer marketing hay phân tích
những yếu tố tác động đến sự ảnh hưởng của loại hình này. Chưa có một nghiên cứu
nào thống kê và đưa ra được xu hướng đi du lịch thông qua những người có ảnh
hưởng trong du lịch, trong giới trẻ đặc biệt là sinh viên thì lại càng không có.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu

Khi chọn lựa vấn đề nghiên cứu này, tác giả luôn đặt ra cho mình câu
hỏi:


12
- Influencer marketing ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn điểm đến của

du khách, đặc biệt với đối tượng là sinh viên?
- Những người trẻ, cụ thể là sinh viên họ mong muốn hình thức marketing này
sẽ được cải thiện như thế nào để phù hợp hơn với nhu cầu của họ và làm sao để tiếp
thị người ảnh hưởng trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng sinh viên?

Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu này, tác giả đã quyết định tiến
hành khảo sát, nghiên cứu đối tượng là sinh viên học tập ở Hà Nội và các influencer
du lịch đang được giới trẻ quan tâm để có thể giải quyết được những thắc mắc trong
bài nghiên cứu của mình.
1.6. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu kết hợp sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp Anket
và phương pháp phỏng vấn.
- Về phương pháp Anket: bài nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi đóng – mở
để đánh giá về xu hướng du lịch, mức độ phổ biến cũng như mức độ hứng thú của
giới trẻ đối với Influencer marketing trong du lịch.
- Về phương pháp phỏng vấn: tác giả tiến hành phỏng vấn 9 người thuộc nhóm
đối tượng là các influencer trong du lịch có đối tượng khách hàng là những người trẻ
để tìm hiểu độ tin cậy cũng như khả năng phát triển và trở nên phổ biến của
influencer marketing trong marketinng điểm đến du lịch. Các phỏng vấn được diễn ra
trong vòng từ 25-30 phút thông qua ứng dụng gọi thoại Video Call của Facebook
hoặc Skype.
Hai phương pháp chính này được trình bày cụ thể và đầy đủ trong chương 3
của bài báo cáo.
Ngoài hai phương pháp chính này, tác giả còn sử dụng thêm phương pháp tra
cứu tài liệu để tìm kiếm những thông tin đã có về Influencer marketing, góp phần làm
hoàn thiện bài nghiên cứu.
1.7. Ý nghĩa và thực tiễn của nghiên cứu
- Trên phương diện lý thuyết, bài nghiên cứu không chỉ khảo sát được nhu cầu,

xu hướng chọn điểm đến du lịch mà giới trẻ muốn hướng tới, mà còn là một tài liệu
nghiên cứu về influencer marketing nói chung và trong du lịch nói riêng – một hình
thức tiếp thị được đánh giá là sẽ phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm



13

tới đây. Bài nghiên cứu sẽ có vai trò là một tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu
khác sau này về influencer marketing, hay về thị hiếu du lịch của đối tượng du khách
là sinh viên đang học tập tại Hà Nội.
- Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu thực hiện khảo sát về thị hiếu du lịch của
giới trẻ là sinh viên tại Hà Nội và quan điểm của họ về influencer marketing trong du
lịch. Vậy nên kết quả thu được sẽ là một tài liệu hữu ích không chỉ phục vụ mục đích
phát triển influencer marketing du lịch, mà còn hữu ích cho việc nắm bắt được nhu
cầu du lịch của nhóm đối tượng du khách này để có thể cung cấp các loại hình, dịch
vụ du lịch tương ứng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã đóng góp một số giải
pháp để phát triển marketing điểm đến du lịch thông qua người nổi tiếng,
1.8. Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được xây dựng gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Phần mở đầu sẽ cung cấp những thông tin về lý do chọn đề tài, mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu và cấu trúc
bài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 2 giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu: khái quát về loại hình
marketing người nổi tiếng nói chung và trong du lịch nói riêng (định nghĩa, lịch sử,
lợi ích, vai trò) và đối tượng sinh viên.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần này tập trung trình bày tiến trình thực hiện việc nghiên cứu nội dung đề
tài: mô hình đề xuất để tiến hành nghiên cứu, thiết lập bảng hỏi điều tra và quá trình
tổ chức thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Kết quả của hai giai đoạn nghiên cứu sẽ được trình bày trong phần này, bao
gồm: kết quả nghiên cứu bảng hỏi Anket và kết quả phỏng vấn.

Chương 5: Kết luận


14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận về influencer marketing
2.1.1. Influencer marketing là gì?

Influencer marketing là một hình thức marketing sử dụng những influencer
(tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay
vì sử dụng hình thức marketing trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, các doanh
nghiệp sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp các doanh nghiệp
làm điều đó. Những người ảnh hưởng sẽ lan truyền tiếng nói của họ thông qua các
kênh mạng xã hội với nội dung hoặc là do nhãn hàng biên soạn trước hoặc do người
ảnh hưởng tự viết theo cách của họ.
Theo Thống kê của statista.com, tính đến tháng 4/2017, Việt Nam là quốc gia
đứng thứ 7 về số người dùng Facebook với 50 triệu người. Bên cạnh đó, các mạng xã


15

hội khác như Instagram, Zalo… cũng thu hút một lượng lớn người dùng. Cũng từ
mạng xã hội, cơn sốt thần tượng đã khiến giới trẻ “follow” mọi lúc mọi nơi những
người nổi tiếng, tin dùng những sản phẩm mà thần tượng quảng bá.
Các thương hiệu ngày càng có xu hướng sử dụng influencer như một kênh
hiệu để tiếp cận tới khách hàng của mình. Ngày nay, việc mua sắm online đã trở nên
rất khác so với trước kia. Người tiêu dùng không chỉ đơn thuần vào các sàn thương
mại điện tử và mua hàng. Họ mua hàng thông qua người mà họ tin tưởng.
Báo cáo của Awin’Global Report năm 2017 chỉ ra rằng, có 2.8 tỷ người trên

thế giới sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,
Weibo, hay Snapchat… và trung bình một người họ sử dụng 2 giờ mỗi ngày cho
những mạng xã hội này. Nắm bắt được xu hướng chung đó, các thương hiệu thường
xuyên sử dụng những người có ảnh hưởng trên các mạng xã hội quảng bá sản phẩm
cho mình.
2.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển
• Giai đoạn đầu của influencer marketing

Trong văn hóa dân gian quảng cáo, người ta nói rằng từ lâu Nữ hoàng và
Giáo hoàng đã từng chứng thực y học vì lợi ích của người dân. Theo một nghĩa nào
đó, họ là những người có ảnh hưởng sớm nhất, thúc đẩy việc sử dụng thuốc cho
những người chưa tin.
Năm 1890, Nancy Green được Công ty Phay RT Davis thuê làm gương mặt
cho hỗn hợp bánh kếp của họ có tên là Dì Jemima. Dì Jemima đã cho bánh pancake
trộn một bản sắc độc đáo và khiến nó trở nên nổi tiếng. Cô được coi là người mẫu
người Mỹ gốc Phi đầu tiên có ảnh hưởng đến một thế hệ người mua hỗn hợp bánh
pancake. Cô thậm chí đã được trao huy chương và giấy chứng nhận cho sự thể hiện
hiệu quả của mình. Trong lịch sử tiếp thị có ảnh hưởng, dì Jemima chắc chắn là một
trong những người tiên phong.
Trong những năm 1920, chỉ có một vài thương hiệu trên thị trường định hình
marketing sản phẩm bằng cách tập trung vào sản phẩm 1.0. Các thương hiệu này đã
tạo ra các cá nhân để bước đầu kích hoạt quyết định mua hàng của người tiêu dùng
một cách tình cảm. Santa Claus có lẽ là nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử


16

marketing người ảnh hưởng ở các nước phương Tây. Người đàn ông mặc áo đỏ, có
râu, âu yếm mà chúng ta biết ngày nay đã được tạo ra bởi Coca-Cola và vẫn là một
người có ảnh hưởng tới thương hiệu cho đến bây giờ. Một nhân vật nổi tiếng khác là

Tony the Tiger, người xuất hiện trên bao bì của Kellogg.

Ảnh 2.1.2. Quảng cáo của Kellogg
Nguồn: Instagram Kelloggsus

Sau đó, không ai còn sử dụng thuật ngữ những người có ảnh hưởng để mô tả
các nhân vật này nữa nhưng có thể so sánh với những người có ảnh hưởng hiện nay.
Họ có một hiệu ứng tương tự và thật thú vị rằng những người có ảnh hưởng này vẫn
tồn tại cho đến ngày nay. Những nhân vật này làm gia tăng khả năng người tiêu dùng
sẽ yêu thích và gắn bó với thương hiệu.
Khách hàng thường dễ bị chi phối cảm xúc trong quá trình ra quyết định mua
hàng, và Santa và Tony đã tăng khả năng người tiêu dùng sẽ đồng cảm với Coca-Cola
hoặc Kellogg. Trước đây, quyết định mua hàng rất dễ dàng do chỉ có một số ít thương
hiệu trên thị trường. Do đó, khi sự lựa chọn sản phẩm được mở rộng, marketing
người có ảnh hưởng cũng tiếp tục theo một hướng mới.
• Giai đoạn thứ hai: Người nổi tiếng ảnh hưởng đến sự trỗi dậy

Nhiều thương hiệu xuất hiện trên thị trường đồng nghĩa với việc người mua
hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn và nó cũng khiến cho hành trình quyết định
mua sản phẩm của khách hàng trở nên phức tạp hơn. Thị trường của người bán đã
chuyển sang thị trường của người mua do sự thay đổi trong hành vi của người tiêu
dùng. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống phát thanh tạo điều kiện cho quảng cáo


17

và quảng cáo trên đài phát thanh và TV trong quá trình tiếp thị tập trung vào người
tiêu dùng 2.0.
Trong giai đoạn marketing này, " khách hàng là thượng đế" nhưng lại thấy
mình trong tình trạng quá tải quảng cáo mỗi ngày. Do đó, những người nổi tiếng gia

tăng chức năng để trở thành những người có ảnh hưởng theo nghĩa là một cách tiếp
cận hai bước trong một thế giới đại chúng. Trái ngược với Santa và Tony, những
người nổi tiếng đã tạo ra được sự tin cậy cho người tiêu dùng do suy nghĩ, lối sống
hay những mối quan hệ của họ. Do đó, họ được sử dụng như lời chứng thực cho chiến
lược marketing của một thương hiệu để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm
• Influencer marketing ngày nay

Nhiều thập kỷ trôi qua và ngành marketing đã chuyển qua giai đoạn 3.0. Ở giai
đoạn này của lịch sử marketing người ảnh hưởng, những phát triển về công nghệ
đóng góp một phần rất quan trọng đối với việc sử dụng những người ảnh hưởng trong
marketing. Thay đổi xã hội cho phép phát triển thị trường thích hợp. Ở thời kì này, bất
kỳ ai cũng có thể tạo nội dung trực tuyến trên các nền tảng công nghệ, đặc biệt là
mạng xã hội. Điều này đã sinh ra những người có ảnh hưởng mới hơn, từ những
người chỉ có vài nghìn người theo dõi đến những người có hàng triệu người theo dõi
trên mạng xã hội. Tất cả đều có hai điểm chung: tiếng nói xác thực và sức mạnh để
thu hút hiệu quả những người theo dõi họ với nội dung thẩm mỹ.
2.1.3. Thuật ngữ influencer.

Mạng xã hội đang dần trở thành một phần không thể thiểu của đời sống,
nhất là đối với một lượng khách hàng trẻ. Ở đó, mọi lời truyền miệng khen – chê dịch
vụ, sản phẩm của thương hiệu hay doanh nghiệp lan rộng một cách hết sức nhanh
chóng. Đây là nguyên do khiến cho những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và
blogger nhanh chóng trở thành người ủng hộ và quảng bá thương hiệu.
Khái niệm influencer không còn chỉ là các chuyên gia, nhà phân tích,
blogger, phóng viên… mà còn là những người có ảnh hưởng hoàn toàn có thể là nhân
viên hay thậm chí là khách hàng của chính doanh nghiệp. Hình thức marketing này
thay vì nhắm mục tiêu quảng cáo trực tiếp đến một nhóm khách hàng, thương hiệu sẽ


18


truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp các thương hiệu quảng bá
hình ảnh tốt nhất của mình đến người tiêu dùng.
Influencers có thể được phân thành nhiều nhóm với những đặc điểm, thế
mạnh riêng. Tuỳ vào mục tiêu mỗi chiến dịch, nhãn hàng có thể sử dụng 1 hay kết
hợp nhiều nhóm influencer để đạt kết quả mong muốn.
Có nhiều cách để “phân loại” influencer. Ngoài việc dựa vào lượt follower,
nhà marketing còn có thể dựa vào tính chất công việc, nội dung chia sẻ của họ cũng
như mức độ quan tâm của fans với những gì mà họ chia sẻ để phân loại. Chẳng hạn
như Hiip, nền tảng influencer marketing lớn nhất tại Việt Nam, dựa vào kết quả đo
lường về engagement rate – tỷ lệ tương tác của fans trên số lượng followers của mỗi
influencer, có được từ việc phân tích trung bình 30 bài viết của mỗi influencer trong
hệ thống hơn 2.000 influencer của Hiip để phân loại influencer thành 4 nhóm chính:
Người nổi tiếng, người ảnh hưởng lớn, người ảnh hưởng vừa và nhỏ, và người ảnh
hưởng siêu nhỏ.
• Social celebrities – Người nổi tiếng
Đây thường là những người hoạt động trong giới giải trí, có thương hiệu cá
nhân, đại diện cho lối sống riêng và có lượng fan siêu lớn (trên 1 triệu fans).
Họ sẽ giúp thêm giá trị sản phẩm, dịch vụ thông qua độ phủ sóng và khả năng
tác động đến tâm lí người dùng cũng như uy tín của bản thân. Họ thích hợp làm đại
sứ thương hiệu để xây dựng hình tượng người tiêu dùng chuẩn (đại diện) của sản
phẩm, từ đó lôi cuốn những người tiêu dùng có đặc tính tương tự đến với sản phẩm.
Ví dụ, để hướng đến đối tượng là khách hàng trẻ, sành điệu trong phân khúc
smartphone tầm trung, Oppo chọn Sơn Tùng M-TP làm đại diện. Trong khi đó,
“chững chạc” và đẳng cấp hơn, Samsung chọn siêu mẫu Thanh Hằng làm đại sứ riêng
cho các dòng smartphone phân khúc cao cấp.
• Macro influencers – Người ảnh hưởng lớn (vĩ mô)
Họ có thể là những chuyên gia nổi bật trong một lĩnh vực nào đó, thường là
những người tạo ra xu hướng mới, kích thích fan làm theo trào lưu và có từ 250.000 –
1 triệu fan. Mặc dù độ nổi tiếng không bằng top celebs nhưng macro influencer gần

gũi với fan hơn và có khả năng thay đổi định kiến, ý kiến tiêu dùng cũng dễ hơn, mức


19

độ tương thích và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng tương đối tốt. Các macro
influencer là ý tưởng tuyệt vời để brand quảng bá sản phẩm đến một nhóm người cụ
thể nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm có thể được nhìn thấy rộng rãi.
Mặt khác, người tiêu dùng sẽ nhận ra mức độ phổ biến của sản phẩm thông
qua macro influencer. Ví dụ, nếu bạn đang dùng son Shu Uemura và phát hiện ra
Kaity Nguyễn cũng dùng dòng son này, hẳn bạn sẽ cảm thấy có chút thích thú và tin
cậy sản phẩm hơn.
• Power middle influencers – Người ảnh hưởng vừa và nhỏ
Những cái tên như nhà văn Phan Ý Yên, TV Producer Trần Quốc Khánh,
dancer Giang popper, blogger du lịch Đinh Hằng… nằm trong nhóm này. Họ thường
nổi tiếng trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó như: nhà văn, dancer, đạo diễn, huấn
luyện viên yoga, blogger du lịch, reviewers sản phẩm công nghệ.... Fan theo dõi họ
thường có sự quan tâm đặc biệt cũng như tin tưởng vào những nội dung/lĩnh vực mà
họ chia sẻ.
Sở hữu từ 10.000 – 250.000 fans, nhóm này tương tác đủ tốt và thường xuyên
trao đổi với fan. Người ảnh hưởng vừa và nhỏ có nhiều khả năng thuyết phục người
theo dõi thử sản phẩm hoặc tạo ra nhận diện về thương hiệu. Khi hợp tác với nhóm
này, thông điệp về nhãn hàng sẽ được truyền tải qua lăng kính và phong cách riêng
của từng người. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận thông điệp về chất
lượng/đặc tính sản phẩm mà nhãn hàng muốn truyền tải. Ví dụ, blogger Đinh Hằng
thường xuyên post những bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch bụi tiết kiệm nên khi cô
“share” thông tin vé máy bay giảm giá của 1 hãng bay nào cũng được fan quan tâm
rất nhiều.
• Micro influencer – Người ảnh hưởng siêu nhỏ
Họ được xem là những người “bình thường” nhất trong các nhóm

influencer. Họ có thể là người mẫu, photographer tự do, sinh viên múa… và có quan
hệ thân thiết với fans. Thông thường, khán giả theo dõi những người ảnh hưởng siêu
nhỏ này bởi vì họ thật sự có một mối quan hệ thật ngoài đời hoặc là chia sẻ một sự
quan tâm đặc biệt về một chủ đề nào đó trong cuộc sống. Chia sẻ của họ cũng là trải
nghiệm thật sự của 1 người tiêu dùng bình thường nên mức độ đáng tin rất cao.


20

Dữ liệu phân tích của Hiip cho thấy, dù giới hạn về lượt theo dõi (1.000 –
10.000 fans) nhưng micro influencer lại là nhóm có tỷ lệ tương tác cao nhất trong 4
nhóm. Do đó, nếu muốn tiếp cận khách hàng mục tiêu ở cấp độ “ngách” nhất, brand
có thể hợp tác với nhóm này. Mặt khác, hợp tác với người ảnh hưởng siêu nhỏ cũng
giúp brand tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà vẫn đạt được một số mục tiêu nhất
định.
Như vậy, nhóm influencer nào cũng có thế mạnh và mang lại lợi ích riêng.
Tuỳ theo từng mục tiêu chiến dịch cũng như ngân sách mà thương hiệu nên có cách
sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều nhóm influencer khác nhau để đạt hiệu quả mong
muốn. Nếu 1 chiến dịch nhằm mục đích gia tăng nhận diện thương hiệu nhưng đồng
thời cũng muốn xây dựng hình tượng cao cấp của thương hiệu, brand có thể hợp tác
với celebs, kết hợp với macro influencer. Nếu 1 chiến dịch muốn người tiêu dùng trải
nghiệm, tham gia, tương tác thì sự kết hợp giữa người ảnh hưởng nhỏ và siêu nhỏ
cũng có thể là giải pháp phù hợp.
Trên thực tế, nhiều nhãn hàng luôn có sự kết hợp các nhóm influencer khác
nhau khi triển khai 1 chiến dịch influencer marketing. Điển hình như Sunlight với
chiến dịch “Việc nhà có thể đợi”. Ngoài hợp tác với celebs như MC Phan Anh, ca sĩ
Đăng Khôi, nhãn hàng còn chọn những cái tên “macro” như nhà văn Trang Hạ, MC
Trang Moon, VJ Thuỳ Minh hay những “micro” hot mom như nhà báo Thu Hà, Uyên
Bùi để lan truyền thông điệp của mình.
2.2. Influencer marketing điểm đến du lịch

2.2.1. Định nghĩa

Ngành du lịch là một lĩnh vực không giống như bất kỳ một loại hình kinh
doanh nào khác bởi vì thay vì một sản phẩm, doanh nghiệp lữ hành bán một nơi, một
địa điểm du lịch và tất cả những dịch vụ mà điểm đến đó cung cấp. Mỗi doanh nghiệp
du lịch đang phải rơi vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt mỗi khi muốn quảng bá du
lịch ở một địa điểm nhất định và mức độ cạnh tranh cao này đòi hỏi các doanh nghiệp
phải đưa ra một cách tiếp cận sáng tạo, độc đáo và phương thức quảng cáo thông qua
những người có ảnh hưởng cũng đang được các doanh nghiệp du lịch tích cận tiếp
nhận và sử dụng.


21

Influencer Marketing điểm đến du lịch là phương thức marketing về điểm đến
du lịch cùng với những dịch vụ mà du khách có thể được trải nghiệm tại đó thông qua
những người có sức ảnh hưởng xã hội đến đối tượng mục tiêu. Những "người gây ảnh
hưởng" thường được lựa chọn trong quảng bá điểm đến du lịch thường là các travel
bloggers, hoặc cũng có thể là những nghệ sĩ, diễn viên có sức ảnh hưởng, có tác động
"dẫn dắt, gợi ý" để thuyết phục người khác hành động theo kết quả mà các doanh
nghiệp đang mong muốn.
Kết nối với những người có ảnh hưởng trong du lịch giúp gia tăng sự tương tác
và cả sự tin tưởng mọi người dành cho điểm đến mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
Những người ảnh hưởng hàng đầu trong lĩnh vực có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận
đến với nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Những influencer được lựa chọn có thể dẫn
dắt cho mọi người sự tin tưởng vào thương hiệu du lịch bằng cách kết nối doanh
nghiệp với những người quan tâm đến họ. Sự quan tâm và hứng thú của du khách có
thể giúp các công ty du lịch bán được thêm nhiều sản phẩm du lịch, lấy được lòng tin
của người dùng, loan truyền thông điệp PR nhanh chóng...
2.2.2. Vai trò


Khi cả thế giới dần chuyển sang phương thức truyền thông xã hội, thì những
người có nhu cầu đi du lịch cũng đang có xu hướng tham khảo những người quen hay
những người cùng mối quan tâm với họ trên mạng để đưa ra quyết định về việc lựa
chọn điểm đến, thậm chí là lịch trình vui chơi, phương tiện di chuyển, …
Thay vì bị động tiếp nhận thông tin từ các thương hiệu du lịch như trước đây,
hiện nay du khách có thể tìm kiếm và lắng nghe thông tin từ những người ảnh hưởng
đến họ, những người mà có lượng theo dõi khổng lồ trên Facebook, YouTube,
Instagram hay các mạng xã hội khác.
Sự gia tăng số lượng những người ảnh hưởng trên các phương tiện truyền
thông xã hội mở ra nhiều cơ hội chưa từng có. Nó tạo ra một kênh mới giúp các công
ty lữ hành và khách sạn có thể kết nối với người tiêu dùng một cách trực tiếp, rất tự
nhiên và quy mô hơn. Có thể dễ dàng nhận ra được những ảnh hưởng tích cực từ
phương thức quảng cáo này đối với điểm đến du lịch.


22

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp quan trọng vào sự phát triển của
quốc gia, cụ thể, năm 2017, Du lịch & Lữ hành đóng góp gần 9,4% vào GDP, vào
khoảng 468.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngoài phương thức truyền thống, các hãng lữ
hành vẫn còn chậm chân trong việc thu hút nguồn khách đến từ không gian mạng, và
khai thác ‘mỏ vàng' các đại sứ du lịch trực tuyến. Các hoạt động xúc tiến du lịch vẫn
còn tập trung vào phương thức truyền thống như tham gia các hội chợ du lịch hoặc
quảng bá ở các thị trường du lịch trọng điểm, chưa thật sự ứng dụng công nghệ thông
tin vào lĩnh vực du lịch trong xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy "Marketing thông qua truyền miệng
từ người này đến người khác tạo ra doanh thu gấp đôi quảng cáo trả tiền". Và trong số
đó, marketing thông qua truyền miệng chiếm một tỷ lệ khách hàng quay lại cao hơn là
37%. Marketing thông qua người ảnh hưởng tạo cho nhãn hàng một cơ hội rõ ràng

của việc tận dụng sức mạnh của việc truyền miệng ở quy mô lớn thông qua người ảnh
hưởng mà người dùng thường xuyên theo dõi và ngưỡng mộ họ.
Ngược lại với các hình thức marketing truyền thống thường làm gián đoạn trải
nghiệm của khách du lịch, các hình thức marketing tự nhiên giúp nhãn hàng mang
đến nội dung phù hợp sẽ tạo ra một trải nghiệm thật hơn cho du khách và đây là một
giải pháp tiếp thị mạnh mẽ cho các nhãn hàng.
Trong thời gian đầu xây dựng thương hiệu và cải thiện doanh số bán hàng của
các doanh nghiệp lữ hành, marketing với người ảnh hưởng cũng giúp nâng cao sự
xuất hiện trên công cụ tìm kiếm về thương hiệu. Theo The Social Media Revolution,
người dùng tạo ra các bài trên trang xã hội chiếm 25% kết quả tìm kiếm của 20
thương hiệu đứng đầu thế giới. Khi càng nhiều người đề cập đến thương hiệu của
doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông xã hội, thông tin sẽ càng phổ biến hơn
trên Google.
2.3. Đặc điểm, tính cách, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của sinh viên

Sinh viên được xem là một nhóm xã hội đặc biệt, đang trong quá trình tiếp thu
những kiến thức, kỹ năng, chuyên môn tại các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị
cho hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.


23

Thuật ngữ sinh viên có gốc từ tiếng La tinh “Student”, nghĩa là người làm việc,
tìm kiếm, người khai thác tri thức. Sinh viên là đối tượng đang chuẩn bị cho một hoạt
động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động học tập, nghiên
cứu khoa học, hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất
cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình của mình.
Sinh viên là con người thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể
được xác định về ba phương diện: sinh lí, tâm lí và xã hội.
* Phương diện sinh lí: Tuổi sinh viên được xem xét từ 19 đến 25 tuổi, tuy

nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Lứa tuổi được bắt đầu sau khi
kết thúc phổ thông trung học chấm dứt ở tuổi 24 – 25, vì ở tuổi 24 - 25 con người đã
hoàn tất sự phát triển về thể chất (thường nữ sớm hơn nam từ 1 đến 2 năm), đây là
tuổi mà con người đã đạt đến mức hoàn thiện tất cả các hệ thống thần kinh, cơ
xương… Ở lứa tuổi sinh viên các yếu tố bẩm sinh di truyền cũng có thể được biến đổi
dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và giáo dục.
* Phương diện tâm lý: Ở tuổi sinh viên, các chức năng tâm lý có nhiều thay
đổi, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý
học cho thấy rằng ở tuổi này, các hoạt động tư duy của sinh viên rất tích cực và có
tính độc lập, tư duy lý luận phát triển mạnh, có khả năng khái quát các vấn đề, nhờ đó
mà tự mình phát hiện ra cái mới. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt
chẽ với khả năng sáng tạo.
* Về phương diện xã hội: Đây là đặc trưng quan trọng nhất của tuổi sinh viên
được thể hiện ở mức độ xã hội, ở kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản
của đời sống, tham gia vào một cộng đồng xã hội nào đó . Nghiên cứu sinh viên ở góc
độ ý thức thì đó là quá trình hình thành thế giới quan nắm vững các giá trị và các tiêu
chuẩn về ý thức nghề nghiệp.
Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể
chế chính trị. Sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ
tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Chính sinh viên là
nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau


24

có cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, dòng tộc gia
đình có nhiều kỳ vọng đối với sinh viên.
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi
phối của hoạt động chủ đạo. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung, quan
tâm đến sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức,

kỹ năng, nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học, học viện.
Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn
đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, họ
sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là một cơ hội tốt để
sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái
mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi,
trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh
viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập
một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.
Bên cạnh những mặt tích cực thì sinh viên cũng không tránh khỏi những hạn
chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành
động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở
cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của
chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả
văn hoá phương Đông và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá
của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích
những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó,
sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã
hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ.
Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so
với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình
cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu,
khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.
Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn


25

lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập,

rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.
Từ những phân tích về đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của đối tượng sinh viên
và qua những khảo sát được thực hiện, tác giả nhận ra được một số đặc điểm đang lưu
ý về xu hướng đi du lịch của sinh viên như sau:
- Phần lớn các bạn sinh viên đi du lịch với mục đích vui chơi giải trí, và điều

này không có gì là sai đối với lứa tuổi này. Do vậy, các điểm đến thường được lựa là
những địa điểm du lịch có nhiều khu vui chơi, nghỉ dưỡng để phục vụ nhu cầu giải trí,
hoặc sẽ là nơi có nhiều phong cảnh đẹp để phục vụ cho sở thích chụp ảnh hoặc nhu
cầu nghỉ ngơi thư giãn.
- Việc chọn chọn lựa điểm đến du lịch của các bạn sinh viên thường bị ảnh
hưởng rất nhiều bởi tâm lý đám đông. Trong một khoảng thời gian ngắn trở lại đây,
người ta bắt gặp rất nhiều những bài viết chia sẻ kinh nghiệm về những chuyến đi du
lịch ngắn, kéo dài từ 2-3 ngày với những lịch trình cụ thể để cộng đồng du lịch có thể
tham khảo theo. Các nhóm chia sẻ kinh nghiệm du lịch xuất hiện rất nhiều trên các
trang mạng xã hội với số lượng thành viên có thể lên đến vài tram nghìn người có thể
kể đến như Checkin Việt Nam, Kinh nghiệm du lịch Thái Lan,… Có rất nhiều bạn trẻ,
đặc biệt là sinh viên nhờ động lực từ những bài viết này, không ngần ngại bắt đầu
chuyến đi của mình bắt đầu từ việc tham khảo những lịch trình của người viết.
- Sinh viên là những người đang trong độ tuổi luôn thích trải nghiệm và tìm tòi
sự mới mẻ. Phần lớn trong số họ thay vì du lịch đến một nơi họ đã từng đến thì họ
luôn muốn địa điểm sẽ là một nơi mới lạ hơn mà họ chưa từng đặt chân, thậm chí có
thể là nơi mà ít du khách ghé đến. Tuy nhiên do chưa có khả năng kinh tế nên việc
chọn lựa điểm đến của đối tượng này luôn phải đắn đo, cân nhắc. Những chuyến du
lịch với khoảng cách gần hoặc có chi phí rẻ thường được đối tượng này ưu tiên chọn
lựa.


×