Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới lối sống của sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.99 KB, 47 trang )

1
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP KHOA
(Ghi theo các tiêu chuẩn chấm điểm công trình)
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lời tri ân chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Giáo dục chính trị- trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã dạy dỗ,
chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua, đặc
biệt là các thầy, cô giáo trong chuyên ban Chủ nghĩa xã hội.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ts Nguyễn Văn Long đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo để chúng em hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2011
SINH VIÊN
Nguyễn Ngân Hà
Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Ngân
2
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Điểm số:


Xếp loại: (Nhất, Nhì, Ba…)
Chủ tịch Hội đồng khoa học
Khoa Giáo dục chính trị
(Ký tên)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………. 5
2. Tình hình nghiên cứu…………………………………………. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………. . 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………… 8
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 9
6. Đóng góp của đề tài…………………………………………… 9
7. Kết cấu của đề tài……………………………………………… 9
NỘI DUNG……………………………………………………….10
Chương 1: Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở nước ta và sự
tác động của nó đối với đời sống xã hội………………………………… 10
1. Sự chuyển đổi mô hình kinh tế trong nhóm tập trung sang kinh tế thị
trường……………………………………………………………….10
3
1.1. Mô hình kinh tế trước đổi mới……………………………… 10
1.2. Mô hình kinh tế thời kì đổi mới…………………………… 11
2. ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đời sống xã hội………14
2.1. Ảnh hưởng tích cực…………………………………………. 15
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực…………………………………………. 16
Chương 2: Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của nền
kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay……………………………… 18
1. Lối sống và quan niệm về lối sống…………………………… 18
2. Sinh viên và lối sống sinh viên………………………………… 20
2.1. Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm tâm lý sinh viên…. 20
2.1.1. Khái niệm sinh viên ……………………………………… 20

2.1.2. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên……………… 20
2.1.3. Khái niệm lối sống sinh viên………………………………. 22
2.2. Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị
trường………………………………………………… 22
2.2.1. Khái quát lối sống sinh viên hiện nay……………………… 22
2.2.2. Thực trang lối sống sinh viên………………………………. 24
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực và khắc phục những hạn chế tiêu cực của nền kinh tế
thị trường tới lối sống sinh viên…………………………………………. 42
1. Phát huy những ảnh hưởng tích cực của lối sống sinh viên……. 43
2. Khắc phục những biểu hiện tiêu cực của lối sống sinh viên…… 43
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………… 48
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực chất của
đổi mới kinh tế là chuyển từ cơ chế bao cấp của nhà nước sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước, đã
mở ra một giai đoạn phát triển mới cho đất nước.
Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao tổng lợi xã
hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo
đức. Con người tham gia vào hoạt động kinh tế thị trường về nhân cách được
độc lập, tự do có quyền bình đẳng trong cạnh tranh, giữ chữ tín trong trao đổi
và tăng cường quan tâm phát triển lợi ích chung của xã hội. Trong giai đoạn
phát triển này thì không thể kể đến vai trò của lớp trẻ mà cụ thể là sinh viên-
thế hệ sẽ kế tiếp những truyền thống tốt đẹp của cha ông trong sự nghiệp xây
dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, cùng với sự
thay đổi sang cơ chế thị trường như hiện nay thì lối sống, cách nghĩ của sinh

5
viên cũng biến chuyển theo: Có rất nhiều sinh viên đã trưởng thành và phát
huy mọi khả năng của mình để góp một phần sức lực trong việc đổi mới đất
nước; cũng có nhiều sinh viên nghèo đã biết vượt qua khó khăn của chính
mình để học tập.
Nền kinh tế thị trường đã làm sống động nền kinh tế và các hoạt động
xã hội đã có tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội. Bên cạnh ảnh
hưởng tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường và “mở cửa” tác động không
nhỏ đến đạo đức lối sống xã hội, đặc biệt là lối sống của sinh viên. Hạn chế
của sinh viên thường nhận thấy: vốn sống còn ít, thiếu sự từng trải nên cách
nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị…ở họ thường mang tính
chủ quan, phiến diện… lại chịu ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường và
sự hội nhập quốc tế; Trong khi đó việc hướng dẫn đối tượng này lựa chọn
những giá trị văn hóa, lối sống văn hóa lại chưa được chú trọng đầy đủ nên họ
dễ bị lôi kéo, bị ảnh hưởng lối sống không văn hóa, phản văn hóa, không có
sức đề kháng chống lại những phản văn hóa. Đó là hiện tượng suy thoái đạo
đức, đặc biệt là nạn hối lộ, buôn lậu, gian lận thương mại trước sự tấn công
của thói ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu dùng, sức mạnh đồng tiền và
chủ nghĩa thực dụng; hay như: lối sống gấp, kích động bạo lực, sống thử trước
hôn nhân, thèm khát vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần, quay lưng lại với văn
hóa truyền thống của dân tộc đang là vấn đề nổi cộm trong lối sống của sinh
viên hiện nay.
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và bản thân mình cũng là một
sinh viên, chúng tôi đã chọn “Ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới lối sống
của sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu nhằm
làm rõ hơn vai trò của sinh viên cũng như có những kiến nghị, giải pháp đề
xuất để xây dựng những con người “vừa hồng, vừa chuyên” như Bác đã nói.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước hết phải kể đến công trình của tập thể tác giả Xô Viết: “lối sống
xã hội chủ nghĩa” trong đó nhiều vấn đề như khái niệm lối sống, nội dung và

bản chất lối sống xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế chính trị của lối sống đã
được đề cập.
6
Ở nước ta từ những năm 80 đã xuất hiện những công trình trình bày
những vấn đề có tính lý luận về lối sống như tác giả Vũ Khiêu với “Lối sống
là gì?”(11), tác giả Hà Xuân Trường với bài báo: “Từng bước xây dựng nền
văn hóa mới”, trong đó đề cập đến nếp sông văn hóa và các mặt biểu hiện của
nó. Phong Châu và Nguyễn Trọng Thu: “Về lối sống của chúng ta” và những
vấn đề về lối sống được tác giả Lê Như Hoa trình bày trong “Bàn về lối sống
và nếp sống xã hội chủ nghĩa”(7). Đây là công trình nghiên cứu lý luận, trình
bày khá hệ thống các khái niệm và các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt
Nam theo mô hình chủ nghĩa xã hội bao cấp (trước 1986). Từ bình diện nhân
cách và nhân tố văn hóa trong lối sống, tác giả Đỗ Huy đã nêu: Lối sống cũng
như văn hóa có một điểm gặp gỡ chung, đó là trình độ phát triển các quan hệ
nhân tính. Một lối sống có văn hóa trước hết phải là lối sống thể hiện được cái
đúng, cái đẹp trong các quan hệ giữa con người với con người tức là hướng
tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Mỗi một lối sống đều có một hệ chuẩn mực chi
phối nó; mỗi dân tộc, mỗi thời đại, mỗi xã hội đều có những chuẩn mực giá trị
khác nhau thể hiện ở các quan hệ đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lối sống riêng
của chúng, mà biểu hiện tập trung nhất là nhân cách. Tác giả cho rằng việc
thẩm định chuẩn mực lối sống trên hướng nhân cách, hướng lựa chọn hành
vi của con người có một ý nghĩa quan trọng. Tác giả Tương Lai đã đề cập tới
mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống của con người… Tác giả nhấn mạnh:
“chỉ qua lối sống người ta mới “nhìn thấy” đạo đức…” và “đạo đức mới của
chúng ta phải được biểu hiện ra trong lối sống của những người lao động”
Những công trình này các tác giả đề cập đến vấn đề cơ sở lý luận
nghiên cứu lối sống theo những quan điểm khác nhau và mới trên bình diện lý
thuyết, phương pháp luận nghiên cứu lối sống, xây dựng lối sống mới Xã hội
chủ nghĩa và đấu tranh chống lối sống Tư bản chủ nghĩa…
Vào những năm 90 của thế kỉ XX, từ khi công cuộc đổi mới được triển

khai những thay đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội diễn ra trên đất nước đã có
nhiều công trình nghiên cứu lối sống về thế hệ trẻ với nhiều khía cạnh khác
nhau, từ đó bước đầu đã mô tả được bức tranh sinh động về thực trạng lối
sống mới cho thế hệ trẻ. Chẳng hạn tác giả Đỗ Long đã đề cập vấn đề mối
quan hệ giữa lối sống và việc hình thành nhân cách cho thanh niên với công
trình : “ Lối sống và nhân cách của thanh niên”(15). Tác giả Trần Thị Tố
7
Oanh đã đề cập tới vấn đề xây dựng nội dung chương trình giáo dục lối sống,
hình thức và phương thức giáo dục lối sống ở tiểu học với công trình “ Công
nghệ giáo dục lối sống trong trường tiểu học”. Đây là một công trình trình
bày những nội dung, phương pháp tổ chức những hoạt động sống trong cuộc
sống của học sinh ở trường để qua đó và bằng hoạt động đó, hình thành nên
hành vi, nếp sống của học sinh tiểu học. Tác giả Đặng Thúy An với công trình
“ Giáo dục lối sống lành mạnh trong quan hệ giới tính cho học sinh trung
học qua môn Giáo dục công dân đã khai thác nội dung môn Giáo dục công
dân để thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức tuân thủ những quy định,
chuẩn mực trong quan hệ giới tính”. Tác giả Trần Thị Minh Đức với công
trình “Ảnh hưởng của môi trường kí túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội
trú”( đã phân tích thực trạng của lối sống sinh viên cả mặt tích cực và tiêu cực
trong môi trường kí túc xá, từ đó nêu lên những kiến nghị cải tạo điều kiện
sống ở kí túc xá cho sinh viên và việc giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên
nội trú. Tác giả Văn Hùng đã phản ánh tình hình lối sống của thanh niên chịu
sự ảnh hưởng không nhỏ của môi trường xã hội trong thời kì mở cửa với bài
viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa”(9). Bài viết cũng đặt ra những
vấn đề cần nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới. Tác giả Lê
Đức Phúc trong “ Văn hóa học tập” đã nhấn mạnh tính văn hóa trong hoạt
động chủ đạo của sinh viên. Văn hóa học tập cũng là sự thể hiện lối sống có
văn hóa phù hợp với sự phát triển của nền văn minh đương đại. Tác giả
Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự đã nêu lên những biểu hiện về lối sống và
đạo đức của sinh viên Sư phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó đề xuất

những phương hướng, biện pháp nhằm giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh
cho sinh viên qua đề tài “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại
học Sư phạm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Trân trọng và kế thừa thành tựu của những công trình đi trước, song
chúng tôi cố gắng tìm một hướng sâu hơn, làm rõ hơn thực trạng lối sống sinh
viên dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay. Với
sự lựa chọn trên, đây là một hướng nghiên cứu mới về lối sống sinh viên và hi
vọng có nhiều đóng góp mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của nó tới lối
sống sinh viên.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra giải pháp khắc phục
lối sống thiếu lành mạnh của sinh viên hiện nay đồng thời phát huy những lối
sống đẹp tạo điều kiện cho sinh viên phát triển nhân cách toàn diện xứng đáng
là chủ nhân tương lai của đất nước, nhằm xây dựng đất nước ngày một giàu
mạnh, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận nhằm xác định rõ khái niệm “kinh tế thị trường”, “lối
sống”, “lối sống sinh viên”.
- Tìm hiểu thực trạng sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn
hiện nay, những biểu hiện của lối sống sinh viên dưới tác động của nền kinh
tế thị trường.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và
điều chỉnh những hạn chế của nền kinh tế thị trường tới lối sống sinh viên.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý thông tin.
6. Đóng góp
- Nhận thấy những biểu hiện tích cực cũng như hạn chế của nền kinh tế thị
trường.
- Làm rõ những biểu hiện của lối sống sinh viên dưới tác động của nền kinh tế
thị trường. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những biểu hiện
tiêu cực trong lối sống của sinh viên giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục đề tài được
chia làm 3 chương và 6 tiết.
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở
nước ta và sự tác động của nó đối với đời sống xã hội
1. Sự chuyển đổi mô hình kinh tế trong nhóm tập trung sang kinh tế thị
trường
1.1. Mô hình kinh tế trước đổi mới
Sau khi đất nước được giải phóng nước ta bắt tay và công cuộc khôi phục
kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đảng đã đề ra đường lối, chính sách
nhằm phát triển kinh tế tại đại hội Đảng IV: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vât chất chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế
nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và
nông nghiệp…”
Trên cở sở đường lối đó đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần 2(1976- 1980)
với những mục tiêu sau:

- Tập trung cao độ lực lượng của cả nước để tạo bước phát triển vượt bậc trong
nông nghiệp, đẩy mạnh lâm- ngư nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ, cải thiện
đời sống tinh thần cho nhân dân, tăng tích lũy cho công nghiệp hóa.
- Xây dựng thêm nhiều cơ sở mới vè công nghiệp nặng, mở mang giao thông
vận tải.
- Sử dụng hết lực lượng lao động, bước đầu hình thành cơ cấu công- nông
nghiệp.
- Hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghã ở Miền Nam, củng cố quan hệ sản
xuất ở Miền Bắc.
Tại Đại hội Đảng lần V (tháng 3-1982) Đảng tiếp tục đề ra những mục tiêu
nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng nhân dân ta đã quyết tâm thực hiện và đạt được
những thành tựu nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số những tồn tại như:
10
- Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chưa thực sự được củng cố và hoàn thiện,
vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp ở nhiều nơi
chỉ còn là hình thức.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nền kinh tế quốc dân còn yếu kém, thiếu
đồng bộ, cũ nát, lạc hậu, công nghiệp nặng chưa đáp ứng được nhu cầu tối
thiểu của nhân dân, công nghiệp nhẹ phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập
khẩu. Do đó, đại bộ phận lao động xã hội là lao động thủ công. Nền kinh tế
vẫn là sản xuất nhỏ.
- Nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng, sản xuất không đủ tiêu dùng, hầu
như không có tích lũy trong nội bộ nền kinh tế, phân công lao động kém phát
triển, năng suất lao động xã hội thấp.
- Phân phối lưu thông rối ren. Thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định. Lạm
phát nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh, đời sống nhân dân khó khăn. Tiêu cực
xã hội tăng lên, trật tự xã hội giảm sút.
Như vậy nền kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới về cơ bản vẫn là một

nước có nền kinh tế lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chậm phát triển. Với đặc
trưng cơ bản: kinh tế hàng hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, khép kín, đóng
cửa. Với mục đích đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng
đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa
xã hội, Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới được đánh dấu trong Đại hội
Đảng lần VI (tháng 12- 1986)
1.2. Mô hình kinh tế thời kì đổi mới
Quan điểm đổi mới về kinh tế: Ngày nay đổi mới về kinh tế được nhà
nước Việt Nam định nghĩa là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm của đổi mới kinh tế: Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình
đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế ( Đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh
tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân;
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân;
sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu hỗn hợp) tuy nhiên nền kinh tế nhà
nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Quá trình đổi mới.
11
Giai đoạn đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng lên
mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh: giá- lương- tiền. Thực tế
của cuộc sống và sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế đòi hỏi
Đảng ta phải tiến hành đổi mới. Những đổi mới cục bộ trong kế hoạch 5 năm
1981- 1985 không đủ để cải thiện tình hình. Do đó vấn đề đặt ra là phải đổi
mới căn bản, từ nhận thức lý luận một cách khách quan , khoa học về mô hình
chủ nghĩa xã hội đến tổ chức thực hiện mô hình đó. Có như vậy mới đưa đất
nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội.
Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt

Nam chính thức thực hiện công cuộc đổi mới. Đại hội VI đã đi vào lịch sử
như một Đại hội mở đầu cho thời kì đổi mới ở Việt Nam. Đại hội đã chỉ ra
những nguyên nhân căn bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội và trên cơ sở
đó đề xướng chủ trương đổi mới đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta phải trải qua nhiều chặng đường. Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát
của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội , tiếp tục
xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Nội dung đổi mới về kinh tế:
- Chuyển sang cơ chế giá thị trường, đẩy lùi lạm phát.
Năm 1986, 1987, 1988 là những năm lạm phát liên tục ở mức 3 con số. Để
chống lạm phát và quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nhà nước đã chỉ
đạo chuyển từ cơ chế 2 giá sang cơ chế thị trường, thực hiện chính sách tự do
hóa lưu thông. Cơ chế này có tác dụng xóa bỏ sự phân biệt 2 thị trường, tạo ra
thị trường thống nhất, thông suốt, góp phần điều hòa cung cầu. Việc lợi dụng
chênh lệch giá và các nhu cầu giả tạo bị loại trừ. Về cơ bản, ngân sách chấm
dứt chi bù giá từ năm 1989.
Ngoài ra nhà nước còn áp dụng một số biện pháp khác nhằm khống chế tốc
độ lạm phát: gjảm bù lỗ cho khu vực kinh tế quốc doanh, giảm chi đầu tư xây
dựng cơ bản, nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn chỉ số lạm phát, nới lỏng
việc nhâp khẩu hàng hóa. Tác động tổng hợp của những biện pháp trên đã góp
phần giảm mức độ lạm phát.
- Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đồng thời với đổi
mới cơ chế quản lý trong các ngành kinh tế quốc dân.
12
Từ sau năm 1986 trở đi đã có sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh
tế khác: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản
nhà nước. Các thành phần kinh tế này đều vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong công nghiệp, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các xí nghiệp quốc

doanh. Đây là giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý, phát huy quyền tự chủ,
năng động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của
người lao động.
Trong thương nghiệp, chính sách tự do hóa lưu thông và cơ chế thị trường đã
làm thay đổi căn bản phương thức kinh doanh của các cơ sở thương nghiệp từ
kiểu bao cấp sang cơ chế thị trường.
Lĩnh vực tài chính tiền tệ cũng tiến hành một số biện pháp đổi mới mhất định.
Từ cuối năm 1988, ngân sách bắt đầu không cấp phát vốn cho các đơn vị kinh
tế quốc doanh mà thực hiện tín dụng cho vay. Để thích ứng với cơ chế thị
trường, cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng bước đầu được sắp xếp lại
theo mô hình 2 cấp: Hệ thống ngân hàng nhà nước và hệ thống ngân hàng
thương mại.
Đối với kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sau khi có nghị quyết 10 của bộ chính
trị tháng 4 – 1988, cơ chế quản lí nông nghiệp có sự thay đổi căn bản. Đồng
thời với sự đổi mới của hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô là sự đổi mới mang
ý nghĩa cải cách trong cơ chế quản lí của các đơn vị kinh tế cơ sở. Trước hết
hộ gia đình xã viên được xác định là đơn vị kinh tế địa chủ. Sự thay đổi căn
bản về vị trí vai trò của kinh tế hộ đã giải phóng kinh tế hộ khỏi những ràng
buộc của cơ chế cũ, khơi dậy tiềm năng to lớn trong từng hộ nông dân. Việc
xác định rõ vai trò kinh tế hộ địa chủ đã làm thay đổi kết cấu mô hình hợp tác
của nông thôn.
- Bước phát triển mới về kinh tế đối ngoại.
Từ năm 1989, Việt Nam thực hiện chính sách tự do hóa thương mại,
mở rộng tìm kiếm bạn hàng. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Cán cân
thương mại dần dần được cân bằng. Tháng 12- 1987, Quốc hội thông qua luật
đầu tư nước ngoài, thể hiện chính sách khuyến khích rộng rãi đối với các nhà
kinh doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
13
Việt Nam đang xây dựng và vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.

2. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới đời sống xã hội
Nền kinh tế thị trường phát triển đã đem lại một nguồn tài sản dồi dào
cho xã hội. Các kết quả tích cực của kinh tế cả nứoc 11 tháng 2010 chứng
minh cho nhận định trên .
Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (GSO), nhình chung
kinh tế- xã hội 11 tháng đạt được những kết quả tích cực .
Về nông nghiệp, tính đến ngày 15/11/2010, cả nước đã thu hoạch được
1453,4 nghìn ha lúa mùa, bằng 98,6% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa
phương phía Bắc thu hoạch 1137,5 nghìn ha, chiếm 95,7% diện tích gieo cấy
và bằng 98,7% cùng kỳ năm trước; các địa phương phía Nam thu hoạch 315,9
nghìn ha, bằng 98,5%.
Sản lượng thủy sản tháng 11/2010 ước tính đạt 442 nghìn tấn, tăng 6%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá 328 nghìn tấn, tăng 6,8%; tôm 56,5
nghìn tấn, tăng 4,8% .
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11/2010 theo giá so sánh 1994 ước
tính tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, giá trị sản
xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 717,1 nghìn tỷ đồng, tăng
13,8% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng
7,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 14,5%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 16,9% (dầu mỏ và khí đốt giảm 2,7%, các ngành khác tăng
19,4%).
Trong 11 tháng, nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp có tốc
độ tăng cao hơn mức tăng chung của toàn ngành như: Khí hóa lỏng tăng
93,6%; sơn hóa học tăng 28,5%; sữa bột tăng 22,7%; bia tăng 20,7%; giày thể
thao tăng 20,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 18,8%; quần áo người lớn tăng 18,7%;
kính thủy tinh tăng 18,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 18%; xi măng
tăng14,9%,xemáytăng14,8%.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng
năm 2010 ước tính đạt 1425,2 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm
2009,nếuloạitrừyếutốgiáthìtăng14,7%.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo hút vốn FDI mạnh
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến 20/11/2010 đạt
14
13,3 tỷ USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 833
dự án được cấp phép mới đạt 12,1 tỷ USD (giảm 20,4% về số dự án và giảm
26,3% về số vốn so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 210
lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,2 tỷ USD. Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện mười một tháng ước tính đạt gần 10 tỷ USD, tăng
9,9%sovớicùngkỳnăm2009.
Trong 11 tháng năm nay, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là
thế mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với số vốn đăng ký
đạt 4,4 tỷ USD, trong đó 3,5 tỷ USD của 334 dự án cấp phép mới và 907,1
triệuUSDvốntăngthêm.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí và nước có 6 dự án cấp phép
mới với số vốn đăng ký đạt 2,9 tỷ USD. Vốn đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh
bất động sản đạt 2,8 tỷ USD, trong đó 2,7 tỷ USD của 20 dự án cấp phép mới
và 132,1 triệu USD vốn tăng thêm. Hà Lan tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất với
2.308,8 triệu USD, chiếm 19,1% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Việc chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó
vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực đối với lối sống xã hội.
2.1. Ảnh hưởng tích cực.
Kinh tế thị trường là điều kiện kích thích tăng năng suất lao động
không ngừng. Sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn được khuyến khích.
Chính điều này đòi hỏi mỗi người phải học tập, rèn luyện tay nghề, rèn luyện
bản thân. Kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những trì trệ, sự
lạc hậu, lỗi thời của con người và các sản phẩm yếu kém về nội dung cũng
như hình thức.
Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động văn hóa theo hướng xã hội hóa.
Ý thức dân chủ, vai trò cá nhân, sự tự ý thức về bản thân sẽ có điều kiện và cơ

hội để phát triển. Quá trình sáng tạo, phổ biến các giá trị văn hóa sẽ thu hút sự
tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Kinh tế thị trướng đã đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn liền động cơ và
hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạt động của con người, trong
nhân cách mỗi người. Nó buộc người ta phải khắc phục lối tư duy cảm tính,
phương thức tư duy kiểu “ngoại suy”, chủ quan và phải rèn luyện, nâng cao
15
phương thức tư duy lý tính, lành mạnh. Mục đích, động cơ phải dựa trên cơ sở
hiện thực và phải đi đôi với biện pháp, những phương tiện hữu hiệu để hiện
thực hóa trong thực tế.
Về phương diện đạo đức, lối sống, sự ảnh hưởng tích cực của kinh tế
thị trường là từng bước hình thành nhân cách tự chủ, tự lập trong con người,
rèn luyện con người ý thức lao động, bản lĩnh. Năng động, thích nghi và sáng
tạo. Đây là những phẩm chất đạo đức về ý chí, lòng dũng cảm, nghĩa vụ, tính
nguyên tắc và tự trọng ở mỗi con người cũng như cả cộng đồng.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Trong kinh tế thị trường phải đề phòng khuynh hướng, lối sống chạy
theo đồng tiền. Kinh tế thị trường có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc
trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống cá
nhân, đời sống cộng đồng, có khuynh hướng làm cho người ta coi giá trị thị
trường là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo các giá trị khác. Họ định giá
trị của con người căn cứ vào của cải của người đó, từ đó tìm các quan hệ
trong sự đem lại lợi ích gì cho mình, cho cá nhân mình. Từ đây mà các quan
hệ tình cảm cao đẹp, ấm áp tình người có nguy cơ bị băng giá trong sự tính
toán vị kỷ.
Kinh tế thị trường cũng cần đề phòng khuynh hướng chạy theo lợi
nhuận đơn thuần, dẫn đến nguy cơ "thương mại hóa" (cái gì có tiền mới làm,
cái gì không có tiền, dù cần cũng không làm). Hơn thế nữa, khi chạy theo
đồng tiền có thể sẽ bất chấp đạo lý, những hủ tục mê tín có thể tăng nhanh,
các sản phẩm phản văn hóa, làm băng hoại con người có thể tràn lan, các bậc

giá trị có thể bị nhận thức sai lệch
Kinh tế thị trường cũng đã kéo theo lối sống "tiền trao cháo múc", lạnh
lùng, tàn nhẫn làm băng hoại đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục, tấn
công vào từng gia đình, từng người. Đã có không ít hiện tượng: từ chỗ coi
trọng các giá trị chính trị, xã hội sang tuyệt đối hóa các giá trị vật chất kinh tế.
Từ chỗ lấy con người tập thể, con người xã hội làm mẫu mực (hy sinh vì tập
thể, vì cộng đồng) là đạo đức cao nhất, sang tuyệt đối hóa con người cá nhân,
thậm chí là cá nhân ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa. Từ chỗ lấy lý tưởng, đạo đức
làm mẫu mực chuyển sang coi thường đạo đức, phẩm giá; tuyệt đối giá trị
16
thực dụng, tôn sùng tiện nghi vật chất, tôn sùng đồng tiền, coi tiền là trên hết,
lấy đồng tiền làm thước đo giá trị của con người.
Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành
nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người. Chính vì vậy mà
những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, lừa đảo, làm hàng giả,
mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền chúng ta đấu tranh,
ngăn ngừa nhiều năm nay nhưng hiện vẫn đang diễn ra phức tạp và là nỗi lo
lắng của xã hội.
Những quan niệm và hành vi của đạo đức truyền thống như tinh thần
giúp đỡ nhau, kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, vợ chồng thủy chung sẽ bị
biến động và suy giảm do toan tính của đồng tiền.
Như vậy, nền kinh tế thị trường đang ảnh hưởng tới nước ta một cách
sâu rộng, nó không chỉ tác động tới sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế mà còn
tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Nó làm tăng năng suất lao động một
cách không ngừng, nó thúc đẩy hoạt đọng văn hoa theo hướng xã hội hóa, đề
cao trách nhiệm cá nhân, gắn liền động cơ và hiệu quả như một chuẩn mực
giá trị trong hoạt động con người, trong nhân cách con người. Không chi
dừng lại ở mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường còn đem lại nhiều tiêu cực,
nó làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, làm con người tha hóa về bản chất, mất dần
bản sắc dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó chính là vấn

đề dặt ra đối với tất cả các nước khi bước vào nền kinh tế thị trường trong đó
có Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng
của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay
17
1. Lối sống và quan niệm về lối sống
* Khái niệm lối sống
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin: Lối sống là một phạm trù
của chủ nghĩa duy vật lịch sử có liên quan chặt chẽ với phạm trù sản xuất của
cải vật chất. Trong một chừng mực nhất định, thuật ngữ lối sống được xem
như tương đồng với các thuật ngữ cách sống, nếp sống. Khái niệm lối sống
thường bao gồm các nội hàm sau:
- Lối sống là phương thức, là hoạt động của con người, được thể hiện bằng
hành vi và cách ứng xử của con người với cộng đồng và với xã hội. Lối sống
được hình thành trên cơ sở những điều kiện và các mối quan hệ kinh tế - xã
hội của phương thức nhất định.
- Lối sống không chỉ giới hạn trong lĩnh vứcản xuất của cải vật chất, nó thể
hiện cả trong hành động phi sản xuất của con người như đời sống hàng ngày,
trong lĩnh vực văn hóa, chính trị và cả trong chuẩn mực đạo đức mà con
người phải tuân thủ trong cách cư xử của mình.
- Lối sống mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp, không có lối sống chung
cho mọi người. Lối sống của giai cấp thống trị sẽ chi phối lối sống của các
giai cấp khác trong xã hội.
Về mặt ngữ nghĩa, “lối sống” trong tiếng Pháp là “mode de vie”, trong
tiến Anh là “mode of lifer”, trong tiếng Đức là “lebensweise”. Trong tiếng
Việt, lối sống là một danh từ ghép gồm “lối” và “sống”. “Lối” là lề lối, thể
thức, kiểu cách, phương thức. “Sống” là sinh hoạt, là quát trình hoạt động của
mỗi con người và xã hội loài người. Cho đến nay thuật ngữ đó đã được khái
niệm hóa dưới nhiều cách thức tiếp cận khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, 1998) thì lối sống là hình thức

diễn ra của hoạt động đã trở thành ổn định mang đạo đức riêng, như lối sống
châm biếm, lối sống tiểu tư sản.
Lối sống có thể xem như điều kiện sống và các hình thức hoạt động
sống của con người. Lối sống được coi như một phạm trù bên trong của các
chủ thể riêng biệt như nếp nghĩ, thói quen, quan hệ giao tiếp, hành vi ứng xử.
Quan niệm về lối sống như là sự thống nhất các hoạt động sống và các
điều kiện sống của con người, của xã hội được nhiều người tán đồng hơn cả.
18
Trong một số công trình nghiên cứu gần đây, một số tác giả đã có những định
nghĩa khác nhau về lối sống. Theo Trần Công Thanh (Trần Công Thanh:
Thực trạng và các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú
Đại học sư phạm- Đại học quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo
dục, Trường đại học sư phạm Hà Nội, 1999) Lối sống là tổ hợp các phương
thức hoạt động sống điển hình của con người đối với xã hội nhất định mà nó
được xét thống nhất với các điều kiện hoạt động. Lối sống bao gồm nhiều hệ
thống hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. Theo Nguyễn Quang
Uẩn (Nguyễn Quang Uẩn, Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên
đại học sư phạm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Báo cáo khoa học trường đại học sư phạm Hà Nội, 1998) lối sống là một khái
niệm đặc trưng cho hoạt động và mối quan hệ của con người trong ngững
điều kiện xã hội, lịch sử nhất định.
Lối sống có những đặc trưng cơ bản sau:
- Những định hướng giá trị, nhu cầu được thực hiên trong đời sống vừa là động
cơ vừa là bộ điều chỉnh hành vi.
- Trình độ văn hóa của con người, thế giới quan, đạo đức và những xu hướng
thẩm mĩ của con người được hình thành trong giao tiếp hàng ngày trong hành
vi, trong đời sống, trong những tập quán và trong tiêu chuẩn về phẩm hạnh
của họ.
- Những thói quen là những tiêu chuẩn điển hình có tính chất xã hội của những
mối quan hệ giữa với nhau, được hình thành trong hoạt động cơ bản.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đề tài đã thống nhất quan
niệm và vận dụng những nội dung của các định nghĩa trên trong nghiên cứu
của mình bời vì lối sống của sinh viên bao gồm nhiều mặt, nhiều mối quan hệ
của sinh viên với nhà trường, với cộng đồng và xã hội trong những hoàn cảnh
sống cụ thể.
2. Sinh viên và lối sống sinh viên
2.1. Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm tâm lý sinh viên
2.1.1. Khái niệm sinh viên
Sinh viên là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các trường đại
học, cao đẳng. Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong gai đoạn phát triể
và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ
19
tri thức, lao động kĩ thuật cao của đất nước. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử
nào, thanh niên, sinh viên luôn là lực lượng năng động, sáng tạo và là nguồn
nhân lực được đào tạo với trình độ cao của xã hội. Mỗi thế hệ thanh niên nói
chung, sinh viên nói riêng đều thuộc về một nền văn hóa xã hội lịch sử nhất
định. Lịch sử tạo cơ sở và điều kiện cho họ thực hiện vị thế, vai trò xã hội mà
họ đảm nhiệm. Đồng thời, họ cũng là lớp người đóng góp những sáng tạo
mới, phát triển lịch sử.
Sinh viên là lực lượng kế tiếp, bổ sung cho đội ngũ tri thức tương lai.
Họ là lớp người có văn hóa cao và có nhiều điều kỉện đón nhận những thông
tin về tư tưởng, koa học kĩ thuật, văn hóa và được tập trung ở những trung
tâm kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. V.I.Lênin đã đánh giá sinh viên
là: bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trìn độ tiên tiến
nhất trong hàng ngũ thanh niên. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế- xã
hội hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của giáo dục đại
học, đội ngũ sinh viên có nhiều biến đổi về định hướng giá trị, lối sống, nhu
cầu, nguyện vọng.
Sinh viên đại học chủ yếu ở lứa tuổi 17-18 đến 25-26, là lứa tuổi đang
trưởng thành về xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách.

2.1.2. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên
• Hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ
Nét đặc trưng cho hoạt đông nhận thức của sinh viên là họ có thể hoạt
động trí tuệ tập trung, căng thẳng, có thể tiến hành hoạt động tư duy với sự
phối hợp của nhiều thao tác, tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp… Hoạt
động nhận thức gắn liền với học tập chuẩn bị nghề nghiệp cho suốt quát trình
học tập, rèn luyện của sinh viên.
Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi sinh viên được đặc trưng bởi sự nâng cao
năng lực trí tuệ thể hiện ở tính nhạy bén cao độ, khái niệm giá trị và gán ý
nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm đã có và những tri
thức khoa học tiếp thu trong quá trình học tập ở đại học. Hình thành năng lực
tư duy logic, tư duy khoa học và phương pháp là việc trí óc, lao động sáng tạo
trí tuệ.
• Đặc điểm về tình cảm của sinh viên
20
Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm cao cấp
như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức,tình cảm thẩm mĩ, tình cảm nghĩa vụ
và trách nhiệm công dân… Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong
hoạt động và trong đời sống của sinh viên.
Tình cảm cùng giới và đặc biệt là tình cảm khác giới ở lứa tuổi sinh
viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tình bạn đã làm phong phú thêm tâm
hồn, nhân cách của sinh viên, nó không chỉ gắn kết trong học tập, vui chơi,
giải trí mà còn trong chia sẻ kinh nghiệm học tập, những trải nghiệm trong
cuộc sống.
Tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất
đặc trưng. Loại tình cảm này có mầm mống ở giai đoạn dậy thì, có sự thể
nghiệm ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên và đến thời kỳ này phát triển với sắc
thái mới.
• Một số phẩm chất, nhân cách đặc trưng của sinh viên
Xu hướng của sinh viên có nhứng nết nổi bật: đó là nghề nghiệp tương

lai trở thành niềm mong ước, sự kỳ vọng, lý tưởng, động cơ, mục đích cơ bản
nhất, quan trọng nhất trong cuộc sống và mọi hành động của sinh viên.
Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ
phát triển cao của nhân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh
hành động, hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự
giác. Biểu hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản
thân mình có tình cảm bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất,
các giá trị nhân cách. Do vậy tự ý thức, tự đánh giá có vai trò quan trọng đối
với tự nhận thức, tự phê phán và điều chỉnh lối sống của sinh viên.
2.1.3. Khái niệm lối sống sinh viên.
Khái niệm lối sống sinh viên không vượt ra ngoài nội hàm của khái
niệm lối sống đã được đề cập ở các phần trên. Lối sống sinh viên được đề cập
tong phần này cũng xác định tiếp cận trên bình diện tâm lý học mác xít.
Dựa trên định nghĩa lối sống đã được trình bày ở phần trên, có thể định
nghĩa lối sống sinh viên như sau:
21
“ Lối sống sinh viên là phương thức hoạt động đặc trưng của giới sinh
viên, thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt
động đó trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định.”
2.2. Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của sự phát triển
kinh tế thị trường
2.2.1. Khái quát lối sống sinh viên hiện nay
Hiện nay Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng đất nước
theo công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Đây là một quá trình
khó khăn, đầy thử thách, mặc dù trong những năm vừa qua chúng ta đã đạt
được một số thành tựu khả quan: tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức
cao nhất so với những năm trước 7,24%; nạn thất nghiệp giảm bớt, đời sống
của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về mặt chất cũng ngư mặt lượng.
Và trong giai đoạn phát triển này thì không thể không kể đến vai trò của lớp
trẻ mà cụ thể là sinh viên- thế hệ sẽ tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của

cha ông trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạng, công bằng và văn
minh. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường như hiện nay thì
lối sống, cách nghĩ của sinh viên cũng biến chuyển theo: có rất nhiều sinh
viên đã trưởng thành nhưng đồng thời cũng không ít sinh viên xa ngã vào các
tệ nạn xã hội. Trên hết, chúng ta cần phải quan tâm tới lực lượng chủ chốt nay
phải làm sao cho sinh viên Việt Nam có lối sống đúng đắn thực sự nhận thức
rõ vai trò quan trọng của mình đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
Sinh viên Việt Nam trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của
con người, mà theo C.Mac là: “ Tổng hòa các quan hệ xã hội”. Nhưng họ
còn mang đặc điểm riêng: tuổi đời còn rất trẻ, thường từ 18-25, dễ thay đổi,
chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưu cách hoạt động giao tiếp, có tri thức
đang được đào tạo chuyên sâu.
Sinh viên vì thế đã tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và
sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề
chính trị- xã hội đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hiện
nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một
cuộc cách mang, đó là sự hình thành một môi trường ảo, một lối sống ảo. Đặc
điểm chỉ biểu hiện trong giới trẻ đặc biệt là những người có tri thức như sinh
viên. Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin:
ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay bằng cây bút, có tính lắp ghép
22
chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con
người vì thế sống trong môi trường ảo và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực
ảo, giao tiếp ảo.
Về môi trường sống, sinh viên thường học tập trung tại các trường đại
học, cao đẳng (thường ở các đô thị) sinh hoạt trong một cộng đồng ( trường
lớp) gồm chủ yếu là các thành viên tương đối đồng nhất về trí thức, lứa tuổi,
với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi.
Đối với sinh viên trên địa bàn Hà Nội một thực tế là trong số họ hiện

nay đang diễn ra quá trình phân hóa với 2 nguyên nhân cơ bản: tác động của
cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo, sự mở rộng quy mô đào tạo
khiến trình độ sinh viên chênh lệch. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó
những đặc điểm tương đồng tới đây.
+ Tính thực tế: thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng
đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn
bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai,định hướng công việc sau khi ra
trường, thích những công việc thu nhập cao…Nói chung là tính mục đích
trong hành động và suy nghĩ rất rõ.
+ Tính năng động: nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán
thời gian hoặc có thể là thành viên chính thức của một công ty). Hình thành tư
duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh muốn tự mình lập công ty khi
còn là sinh viên) thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình
nguyện), nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường.
+ Tính cụ thể trong lý tưởng: đang có một sự thay đổi trong lý tưởng
sống gắn liền với sự định hướng cụ thể, câu hỏi vẫn thường đặt ra là: sinh
viên hôm nay sống có lý tưởng không? Lý tưởng ấy là gì? Có sự phù hợp
giữa lý tưởng cá nhân với lý tưởng của dân tộc, của nhân loại hay không? Có
thể khẳng định là có, nhưng đang xuất hiện những lý tưởng có tính thế hệ, lý
tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay
không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi mà hướng đến những mục
tiêu cụ thể gắn liền với lợi ích cá nhân.
+ Tính liên kết (tính nhóm): những người trẻ luôn có xu hướng mở
rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm.
Tính nhóm phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống.
Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong sinh viên trước xu hướng toàn cầu
hóa đang hướng mạnh đến tính cộng đồng.
23
+ Tính cá nhân: trào lưu dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin, và
việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ. Sinh viên tự ý thức

cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề
cao lợi ích hên nghĩa vụ cá nhân xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh.
Sự phân tích các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công
tác nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua
lại với nhau. Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn
liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó luôn
bộc lộ tính 2 mặt vừa có những tác động tích cực vừa có những tác động tiêu
cực.
2.2.2. Thực trạng lối sống sinh viên.
a) Trong học tập
• Tích cực:
- Giúp sinh viên tiếp thu, tích lũy được những kiến thức bổ ích đồng thời cải
thiện và nâng cao thêm vốn kiến thức của mình.
- Có những thay đổi trong nhận thức và trong hành động của bản thân mình.
+ Trong nhận thức: nhận thức được trách nhiệm ý nghĩa của việc học
tập dẫn tới học tập cố gắng không ngừng, đồng thời cũng luôn tự giác tìm tòi
những kiến thức mới mẻ.
+ Trong hành động: học tập không ngừng cố gắng: học đi đôi với hành.
Nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, làm sao cho phù hợp
với xu thế mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội, thay đổi tư duy, tạo cho sinh viên
tính năng động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học. Phong trào
“ mùa thi nghiêm túc”, “ Nói không với tiêu cực trong giáo dục”… được sinh
viên hưởng ứng qua việc ký cam kết hàng ngày đã thể hiện rõ quyết tâm của
nhf trường và sinh viên trong việc tạo ra một môi trường học đường trong
sạch và vững mạnh.
24
Sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học nhận giấy khen
và phần thưởng
- Sinh viên học tập có sáng tạo, tích cực
Điểm nổi bật đầu tiên khi chúng ta nghĩ về sinh viên đó là những con

người năng động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong
trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục… Trong đầu họ
luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến
các cơ hội đó thành hiện thực.Ví dụ như:Anh Thư, sinh viên lớp hóa tiên tiến
trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội đã có một phát
minh mới về dải quang phổ. Anh Thư đang có cơ hội nhận bằng sáng chếcho
phát minh này tại Hoa Kì. Anh Thư chia sẻ, sở dĩ cô đạt được thành côngbước
đầu này là do cô đã có lựa chọn đúng đắn khi quyết định “gia nhập” vào lớp
chương trình tiên tiến đào tạo cử nhân ngành hóa học liên kết với trường Đại
học Illinois, Hoa Kì. Hiện nay, Anh Thư vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cơ sở
lý thuyết và những cải tiến trong cấu hình máy…
Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự tạo ra cơ hội. Đã có nhiều
sinh viên nhận được bằng phát minh sáng chế; và không ít trong số những
phát minh ấy được áp dụng, được biến thành sản phẩm hữu ích trong thực
tiễn. Như: Lê Thị Ngọc Tú, sinh năm 1987, quê ở Kiến Xương, Thái Bình,
hiện đang là sinh viên năm cuối, lớp địa chất B, K50, trường Đại học Mỏ- Địa
chất. Cô đã có công trình nghiên cứu khoa học được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
trao giải nhất trong hệ thống đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm
2009; Được tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới trao giải nhà phát minh trẻ nhất
25
Việt nam năm 2009; Hay như Nguyễn Quốc Trưởng, sinh viên khoa Dệt may
- Thời trang, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với phát minh ra thuốc nhuộm
vải tự nhiên từ lá cây.Những chiếc lá xà cừ, lá bàng đã rụng tưởng chừng vô
ích đã biến thành thuốc nhuộm vải tự nhiên dưới bàn tay của “thầy phù thủy”
Trưởng. Sản phẩm của Trưởng đã được dùng để nhuộm vải phục vụ cho gian
hàng thời trang của trường Đại học Bách khoa Hà Nội tại Eco Fashion Show
2010. Thuốc nhuộm từ lá xà cừ cũng như các loại lá cây, vở cây…khác mà
Trưởng nghiên cứu nay mai sẽ có mặt và được đưa vào sản xuất tại Áo theo
một dự án hợp tác của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trưởng đang kiểm tra mẫu vải

Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập,
sinh viên không ngừng đổi mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức họ
thu được là tối đa. Không chờ đợi thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc
sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều
có khả năng thích nghi caovới mọi môi trường sinh sống và học tập.Như: Vũ
Thị Hồng Lê, sinh viên năm 4 trường ĐH KTQD là sinh viên duy nhất đại
diện cho 201 sinh viên tiêu biểu cả nước phát biểu tại Lễ tuyên dương sinh
viên tiêu biểu xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
vừa được tổ chức tại Hà Nội. Hiện tại sau 4 năm học, điểm học tập trung bình
của Lê là 9,56. Lê cho biết: Trong suốt quá trình học tập, mình luôn ý thức

×