Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 17: Ôn tập Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.6 KB, 3 trang )

BÀI 17 - TIẾT 66: TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức đã học trong học kỳ I lớp 6

- Củng cố với kỹ năng vận dụng tích hợp với phần văn và TV, TLV.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng luyện tập các từ loại trong giao tiếp, kĩ năng viết bài kể chuyện.
- Rèn KN tự nhận thức, KN tư duy sáng tạo..
c. Thái độ: Tích cực trong ôn tập.
3. Chuẩn bị:
a. Gv: Giáo án. Bảng phụ.
b. Hs: Học bài cũ, soạn bài mới
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
b. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy

HĐ của trò

Hoạt động I: HD ôn tập.
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý.
I. Phần Văn.
1. Đặc điểm thể loại của các truyện đã học:
- Truyền thuyết.
- Cổ tích.
- Truyện cười.
- Truyện ngụ ngôn.
- Truyện trung đại Việt Nam.


2. Nội dung cụ thể của các truyện đã học:

Kiến thức cần đạt


- Nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của truyện.
- Có thể trả lời câu hỏi về các đặc điểm thể loại cụ thể của từng truyện. ví dụ:
+ Tại sao Thánh Gióng được coi là truyền thuyết.
+ Tại sao Treo biển là truyện cười và Đeo nhạc cho mèo là truyện ngụ ngôn?
- Đặc điểm của truyện trung đại Viêt nam được thể hiện ở truyện Mẹ hiền dạy con như thế
nào?
II. Phần tiếng Việt.
* Đặc điểm của các từ loại:
- Các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Từ mượn.
- Chữa lỗi dùng từ.
III. Phần tập làm văn.(Văn bản tự sự)
1. Sơ lược lí thuyết về văn tự sự:
- Văn tự sự là loại văn như thế nào? Văn tự sự là loại văn trình bày một chuỗi các sự việc, sự
việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Dàn ý một bài văn tự sự cần có những phần, mục gì?
+ Gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
- Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
- Ngôi kể trong văn tự sự như thế nào? (Ngôi 3, ngôi 1, chuyển ngôi).
- Thứ tự kể trong văn tự sự? (Theo trình tự thời gian và không gian, trình tự thời gian).
- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không
có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. Truyện kể một phần

dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa làm cho ý nghĩa câu chuyện thêm nổi bật.
2. Kĩ năng làm bài văn tự sự.
- Kể chuyện dân gian đã học.
- Kể chuyện đời thường.
- Kể chuyện tưởng tượng.


c. Củng cố
- Gọi hs nhắc lại nội dung bài học
- GV củng cố các đơn vị kiến thức trong bài học.
- Nắm chắc phần lí thuyết để vận dụng đúng vào bài tập.
d. Dặn dò:
- Làm bài tập còn lại ở sgk .Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới: Tự học và vận dụng vào bài tập để chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.



×