Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

THIẾT kế NHÀ máy sản XUẤT nội THẤT NHỰA NĂNG SUẤT 8000 tấn TRÊN năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 74 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NỘI THẤT
NHỰA NĂNG SUẤT 8000 TẤN/NĂM


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới ngành khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã
thúc đẩy nền kinh tế phát triển không ngừng, nhờ đó những nhu cầu thiết yếu
của con người được đáp ứng một cách tốt nhất có thể. Cùng với sự phát triển
của thế giới, Việt Nam cũng chú trọng khẳng định vị thế của mình trên đà
phát triển đó, nhà nước ta tăng cường phát triển các ngành công nghiệp, thực
hiện quá trình đổi mới, công nghiệp hóa đất nước. Trong đó, ngành Nhựa ở
nước ta chỉ mới là một nghành còn non trẻ so với những nghành công nghiệp
đã có từ lâu như hóa chất, cơ khí, điện- điện từ, dệt may,…Tuy nhiên trong
nhữn năm gần đây, ngành Nhựa đã vươn lên phát triển mạnh mẽ. Giờ đây,
việc sử dụng những đồ dụng, thiết bị được làm bằng nhựa đã là quá quen
thuộc với đại đa số người tiêu dùng. Việc dùng nhựa thay thế hầu hết các vật
liệu khác để cải thiện tính chất sản phẩm là một công cuộc đang được thực
hiện mạnh mẽ
Có thể kể đến các sản phẩm nội thất bằng nhựa đang đươc ưa chuộng
bởi tính chất của vật liệu nhựa so với gỗ. Ở Việt Nam, khí hậu nhiệt đới,
nắng mưa quanh năm dẫn đến đồ nội thất bằng gỗ rất dễ bị cong vênh, mối
mọt, ẩm thấp,… dẫn đến người tiêu dùng rất quan ngại đến tuổi thọ các sản
phẩm nội thất như giường, tủ, những món đồ nội thất không thể thiếu của
mỗi gia đình. Biết được điều đó, việc thay thế gỗ bằng nhựa để sản xuất ra
những thiết bị nội thất như giường, tủ sẽ được sự quan tâm mạnh mẽ của
người tiêu dùng bởi tinh nắng ưu việt của vật liệu nhựa so với gỗ.
Việc thiết kế nhà máy sản xuất nội thất bằng nhựa và đựa vào hoạt động là
một đề tài hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.



CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN NGÀNH
1.1.1 Tình hình thế giới
- Tốc độ phát triển đạt sự ổn định:
Ngành nhựa là một trong những ngành có sự tăng trưởng ổn định của
thế giới, trung bình tăng 9% trong vòng 50 năm qua. Năm 2008 nhiều ngành
công nghiệp bị khủng hoảng tác động lớn, tuy nhiên ngành nhựa vẫn tăng
trưởng 3% trong cả 2 năm 2009 và 2010. Tăng trưởng ở Trung Quốc, Ấn Độ
đạt hơn 10%, các nước Đông Nam Á đạt 20% năm 2010. Nghành công
nghiệp trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 3,9% trong giai
đoạn 2015-2020. Với nhu cầu sử dụng vật liệu nhựa ngày càng tăng do được
thúc đẩy bởi sự tăng trưởng tại các thị trường dành cho người tiêu dùng như
bao bì, sản phẩm dân dụng, điện tử, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông
và viễn thông, chủ yếu từ các nền kinh tế mới phát triển. [1]

Hình 1.1: Sản lượng nhựa sản xuất/tiêu thụ trên thế giới.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo
dần trở thành vật liệu quan trọng, dùng để thay thế những vật liệu truyền
thống quen thuộc như: gỗ, kim loại, gốm sứ .Với những đặc tính vượt trội
của nó, vật liệu bằng nhựa ngày càng khẳng định vị thế và góp phần to lớn
trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. [1]


- Ngành nhựa phục hồi nhanh chóng năm 2010, dần trở lại mức trước
khủng hoảng nhưng không đáp ứng đủ do nhu cầu ngày càng tăng cao:
Năm 2010, sản lượng nhựa trên thế giới phục hồi nhanh chóng lên 300
triệu tấn, cao hơn 32% so với năm 2009. Sản lượng nhựa trên thế giới sụt
giảm trong năm 2009 do lạm phát giá thành và nền kinh tế bị suy thoái nặng
nè, bằng khuyến khích sản xuất đặc biệt tại Thái Lan, sản lượng nhựa đã trên

đà tăng trưởng trở lại nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu của thế giới. Đặc
biệt, giá NPL tăng đột biến dẫn đến giá thành tăng theo tới 25% trong năm
2010 .
Sản lượng ở Châu Á tăng trưởng đặc biệt (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông
Nam Á) đạt tới sấp sỉ 15% trong năm 2009 và 2010. Đây là một trong những
nguyên nhân giúp sản lượng nhựa Châu Á tăng trưởng .Khu vực châu Á hiện
sản xuất 37% tổng lượng nhựa sản xuất trên toàn thế với, trong đó Trung
Quốc chiếm 15%. Châu Âu và NAFTA chiếm 24% và 23%. Sản lượng sản
xuất ở 2 khu vực này giảm nhẹ do cạnh tranh với các sản phẩm từ châu Á và
chịu sự ảnh hưởng kéo dài của đợt khủng hoảng kinh tế và nợ công ở Châu
Âu. [1]
- Nguồn cung nguyên liệu vẫn đang thiếu hụt và còn phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn dầu mỏ, khí ga tự nhiên:
Với nguồn nhu cầu vượt cung trong năm 2010 cộng thêm giá dầu mỏ và
khí ga tăng dẫn đến giá nguyên liệu nhựa trên thế giới tăng cao theo.
Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ tăng đến 280 triệu tấn, tăng 24% sản lượng
so với năm 2006. Bên cạnh đó, khu vực Châu Á với 42% trở thành nguồn
tiêu thụ lớn nhất, Châu Âu và Bắc Mỹ chiếm 23% và 21%.[1]
- Nhựa tái chế đang ngày càng được các chính phủ khuyến khích và
nguồn cung cho mặt hàng này vẫn đang thiếu hụt nhiều:
So với các sản phẩm khác có mặt trên thị trường lâu năm, nhựa tái chế
là sản phẩm khá mới mẻ và ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt ở những


nước phát triển bởi nó khá thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng
và hơn hết có thể tái chế được. Sản lượng nhựa tái chế tăng trung bình 11%
trong 10 năm. Tới năm 2009, nhựa tái chế tại các nước châu Âu như Pháp,
Đức chiếm 15-30% thị phần và cao nhất là nước Anh với 40%.Nguồn nhựa
tái chế đã tăng trưởng mạnh song vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu. [1]
1.1.2 Tình hình nghành nhựa của Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, ngành nhựa có sự tăng trưởng nhiều năm trở lại.
Nhưng với nguồn tiêu thụ sản phẩm trung bình ở nước ta thấp hơn trung bình
của khu vực và thế giới, cộng với kỹ thuật công nghệ lạc hậu, mức đầu tư
không nhiều và chỉ có một số ít công ty đi đầu có mức tỷ suất lợi nhuận ròng
trên 10%.
Nguyên liệu đầu vào chính là các loại nhựa như PP, PE, PS, PVC và
PET có nguồn gốc từ dầu khí. Chi phí nguyên liệu hạt nhựa chiếm tỉ trọng
cao nhất trong nguồn chi phí nguyên liệu của ngành nhựa. Các công ty nhựa
Việt Nam không thể cung cấp đủ lượng nguyên liệu dùng cho cả nước cùng
với chất lượng nguyên liệu không cao cho nên nước ta phải nhập khẩu đến
80% lượng nguyên liệu nhựa sử dụng
Lý do trên đã đẩy các công ty nhựa trong nước phải tồn kho nguyên liệu
lương lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng, không để hoạt động sản xuất trong
nhà máy bị gián đoạn. Vì vậy, chi phí kinh tế tăng cao, cũng như chịu sự ảnh
hưởng từ giá dầu mỏ. Những hạn chế này là tình trạng chung của cả ngành
nhựa nước ta và khó lòng có thể chuyển biến trong vài năm tới. [1]
1.1.3 Nhận định về nhu cầu người tiêu dùng
Theo sự khảo sát tình hình thị trường hiện nay, việc sử dụng nhựa thay
thế cho nhiều loại vật liệu khác đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.
Việc lựa chọn xây dựng nhà máy sản xuất đồ nội thất bằng nhựa thay thế nội
thất gỗ sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nội thất nhựa có đầy
đủ những tiêu chí mà người tiêu dùng đặt ra như: thân thiện với môi trường,


bền, không mùi, không ẩm mốc nhất là ở nước có khí hậu nhiệt đới như Việt
Nam, ….
1.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.2.1 Thiết kế nhà máy
Hiện nay việc sử dụng trang thiết bị nội thất bằng nhựa còn quá mới mẻ
với thị trường nhất là với những thiết bị nội thất cao cấp. Đây là một thị

trường còn rất mới mẻ cũng như khả năng phát triển rất lớn. Ngành nhựa là
một ngành có tiềm năng rất lớn có thể thay thế rất nhiều loại vật liệu khác,
tiêu biểu ở đây, việc thay thế gỗ để làm đồ dùng nội thất là một bước tiến
đầy triển vọng. Nắm bắt được những điều đó, việc triển khai xây dựng một
nhà máy sản xuất gia công các loại nội thất nhựa hoàn toàn hợp lý đối với thị
trường trong nước cũng như ngoài nước. Việc tìm ra một loại vật liệu bền,
đẹp, thân thiện với môi trường,… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là có
thể đối với nội thất nhựa.
1.2.2 Chọn địa điểm xây dựng nhà máy
Nguyên tắc chọn địa điểm và xây dựng nhà máy
- Gần nguồn nguyên liệu: dồi dào, đáp ứng được khả năng cung cấp lâu
dài.
Gần nguồn nước hoặc gần sông: dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu cũng
như sản phẩm bằng đường thủy.
- Gần nguồn cung cấp năng lượng( điện, nước).
- Thị trường tiêu thụ tại chỗ hay vận chuyển về các tỉnh…
- Thuận tiện lưu thông, gần các trục lộ chính.
- Tham khảo các thông số điều tra về địa chất, thời tiết, hướng gió trong
vùng.
- Gần nguồn cung cấp lao động
- Xây dựng nhà máy trong khu vực quy hoạch của trung ương và địa
phương.


- Đảm bảo đủ diện tích xây dựng, bố trí các công trình hiện hữu, có diện
tích đất dữ trữ đảm bảo để cho việc mở rộng sản xuất về sau.
- Địa hình nhà máy phải cao và bằng phẳng, không ngập lụt, mạch nước
ngầm phải sâu để giảm chi phí xây dựng móng.
Chọn địa điểm xây dựng
Sau khi tìm hiểu về thị trường tiêu thụ và nguồn lao động, nguồn cung cấp

nguyên liệu cũng như các yếu tố khác, thì khu công nghiệp Đồng An II được
chọn làm địa điểm xây dựng Nhà máy sản xuất nội thất bằng nhựa ABS.
Theo khảo sát, khu công nghiệp Đồng An II nhiều diện tích đất trống chưa
sử dụng, đồng thời giáp với khu Công nghiệp VSIP II, khu Công nghiệp Mỹ
Phước. Ngoài ra, còn giáp ranh với các huyện thuộc tỉnh Bình Dương như:
huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát.
Vị trí: Khu công nghiệp Đồng An II, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một , tỉnh
Bình Dương
- Cách quốc lộ 13A 7 km.
- Cách trung tâm thành phố mới Bình Dương 9 km.
Thế mạnh:
- Gần khu dân cư, nhân công lao động nhiều, không cần lo lắng chỗ ở
cho công nhân nhiều.
- Gần nhiều khu công nghiệp có thể lấy nguồn nguyên liệu của khu công
nghiệp khác một cách thuận lợi.
- Nguồn cung cấp điện ổn định.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông nội
bộ: khải nhựa bê tong nóng, chịu tải cao, được kết nối với hệ thống giao
thông ngoại vi thông qua Quốc lộ 13 .Các trục đường chính được quy hoạch
hợp lý, có cây xanh ngăn cách, vỉa hè thông thoáng tạo thành hệ thống giao
thông nội bộ liên hoàn. Đường giao thông phạm vi: kết nối với nhiều khu
công nghiệp các đường giao thông trong yếu như: Quốc lộ 13 … Hệ thống
cung cấp điện: hệ thống điện công nghiệp, hệ thống thoát nước mưa, thoát


nước thải, hệ thống thông tin liên lạc, PCCC… được đưa đến tận hàng rào
các nhà máy, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt của khu công nghiệp
- Giá điện: 1,388VNĐ/kWh. Hệ thống cấp nước: nguồn nước sạch được
dẫn về từ TPHCM. Giá nước: 14000VNĐ/m3/tháng.


Hình 1.2: Khu vực xây dựng nhà máy sản xuất nội thất nhựa.


CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
2.1 GIỚI THIỆU NỘI THẤT NHỰA
Việc sử dụng nội thất bằng nhựa thay cho nội thất gỗ truyền thống là một
bước tiến tiên phong.
Sử dụng nội thất bằng nhựa phù hợp với khí hậu Việt Nam tránh bị cong
vênh mối mọt do thời tiết so với gỗ.
Luận văn thiết kế phân xưởng sản xuất nội thất nhựa cao cấp
2.2 SẢN PHẦM

Hình 2.1: Đồ dùng nội thất nhựa.
Đặc tính kĩ thuật của nội thất nhựa:
- Nhẹ, trọng lượng chỉ bằng 2/3 gỗ cho nên dễ vận chuyển.
- Không bị ẩm mốc, chịu hóa chất
- Khả năng chịu va đập và chịu áp lực tốt.
- Độ bền cao, không bị mối mọt công vênh do thời tiết ở Việt Nam
- Không độc hại, không có mùi
- Màu sắc phong phú,da dạng.


Hình 2.2: Tấm nhựa lắp ghép tủ, giường
Sản phẩm:
 Tủ nhựa


Hình 2.2: Tủ nhựa người lớn.


Hình 1.3: Tủ nhựa trẻ em.


Bảng 2.1: Thông số kích thước của tủ nhựa S1. [2]
Kích thước
Màu sắc
Gồm
Tấm 2000x550x18
Tấm 1600x550x18
Tấm 1750x550x18
Tấm 500x550x18
Tấm 200x550x18
Tấm 450x150x18
Tổng khối lượng

1650x550x2000
Nâu, Đen, Xám+Trắng
Số lượng
5
1
2
6
2
8

Khối lượng(kg)
5,27
4,21
4,61
1,31

0,5
0,37
51,71

Bảng 2.2:Thônng số kích thước của tủ nhựa S2.[2]
Kích thước

1110x550x1800

Màu sắc

Nâu, Đen, Xám+Trắng

Gồm

Số lượng

Khối lượng(kg)

Tấm 1800x550x18

3

4,74

Tấm 1600x550x18

2

4,21


Tấm 1140x550x18

2

3

Tấm 500x550x18

4

1,31

Tấm 200x550x18
Tấm 450x150x18
Tổng khối lượng

2
8

0,5
0,37
37,95


 Giường nhựa

Hình 2.5: Giường nhựa đôi.

Hình 2.6: Giường nhựa đơn.


Bảng 2.3: Thống số kích thước của giường đôi. [2]


Kích thước

2200x2000x300

mm

Màu sắc

Nâu, Đen, Xám+Trắng

Gồm

Số lượng

Khối lượng(kg)

Tấm 2000x640x32

4

8,48

Tấm 2100x300x32

2


4,46

Tấm 2100x260x32

3

3,87

Tấm 2000x300x32
Tấm 410x260x32

1
16

4,24
0,76

Tấm 200x550x18
Tấm 450x150x18
Tổng khối lượng

2
8

0,5
0,37
74,76

Bảng 2.4: Thông số kích thước của giường đơn.[2]
Kích thước


1200x1900x300

mm

Màu sắc

Nâu, Đen, Xám+Trắng

Gồm

Số lượng

Khối lượng(kg)

Tấm 1850x550x18

2

4,87

Tấm 1200x300x32

2

2,54

Tấm 1850x260x32

3


3,4

Tấm 520x260x32

10

0,96

Tấm 200x550x18
Tấm 450x150x18
Tổng khối lượng

2
8
-

0,5
0,37
37,93


CHƯƠNG 3 NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VÀ ĐƠN PHA CHẾ
3.1 NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
3.1.1 Nguyên liệu Acrylonitrile Butadiene Styrene (ABS)
- Là một loại hạt nhựa nhiệt dẻo, ABS có khoảng nhiệt độ từ -25◦C đến 60◦C,
nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 105◦C.
- Hạt nhựa ABS có tính cách điện và không thấm nước
- ABS có tính đặc trưng là khả năng chịu va đập và độ dai. Khả năng chịu va đập
và độ dai của nó thay đổi không đáng kể ở nhiệt độ thấp, độ ổn định dưới tác dụng

của trọng lực rất tốt.
- Hạt nhựa ABS có khả năng kháng dung dịch axit hydrochloric tập trung kiềm
và axit phosphoric, rượu, dầu thực vật, động vật. Khi tiếp xúc với hydrocarbon
thơm thì hạt nhựa ABS sẽ bị trương lên và khi trong môi trường axit sunfuric,
nitoric thì bị phá hủy tính chất vật lý. Nhựa ABS bị hòa tan trong axeton, este,
ehtylence dichloride.
- Nhựa ABS dễ mạ điện, dễ gia công, giá thành ở mức chấp nhận được, nhiều
mẫu mã, chủng loại, tuổi thọ khá lâu, ít bị phá hỏng do ảnh hưởng của môi trường.
Nhựa ABS không chịu được nhiệt độ cao, khả năng chịu ẩm và chống lão hóa ở
mức trung bình[3].
3.1.2 Cấu tạo
- Ba thành phần của hạt nhựa ABS gồm Butadien, Styrene, monomer
Acrylonitrile, tỉ lệ ba monomer này có thể thay đổi từ 15%-35% Acrylonitrile, 40%60% Styrene và 3%-30% Butadien.
- Cấu trúc ABS đó là một chuỗi dài các polybutadien đan chéo với các chuỗi
ngắn poly (Styren- CO-Acrylonitrile). CTPT: (C8H8· C4H6·C3H3N)n [3].

Hình 3.1: Công thức cấu tạo thành phần nhựa ABS.


3.1.3 Tính chất
- Nhựa ABS rất cứng, rắn nhưng không giòn, cân bằng tốt giữa độ bền kéo, va
đập, độ cứng bề mặt, độ rắn, độ chịu nhiệt các tính chất ở nhiệt độ thấp và các đặc
tính về điện trong khi giá cả tương đối rẻ.
- Tính chất đặc trưng của ABS là độ chịu va đập và độ dai. Có rất nhiều ABS
biến tính khác nhau nhằm cải thiện độ chịu va đập, độ dai và khả năng chịu nhiệt.
Khả năng chịu va đập không giảm nhanh ở nhiệt độ thấp. Độ ổn định dưới tải trọng
rất tốt, ABS chịu nhiệt tương đương hoặc tốt hơn Acetal, PC.. ở nhiệt độ phòng. Khi
không chịu va đập, sự hư hỏng xảy ra do uốn nhiều hơn giòn. Tính chất vật lý ít ảnh
hưởng đến độ ẩm mà chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định kích thước của ABS. [3]


Hình 3.2: Bao nhựa ABS 25kg.
.


Bảng 3.1: Thông số hạt nhựa ABS Kumho.
Xuất sứ

Khối lượng riêng (dạng hạt )

Hàn Quốc
Ép đùn
Ép phun
Định hình chân không
Tạo hình nhiệt
Đùn thổi
1.04g/cm3

Độ giãn dài

15%

Ứng xuất căng

46.0MPa

Mô dun uốn

2150MPa

Độ bền uốn

Lực tác động izod
23℃,3.20mm
23℃,6.40mm
Nhiệt độ hóa mềm

63.6MPa

Nhiệt độ biến dạng nhiệt

85℃

Phương pháp gia công

290J/m
260J/m
95℃

3.1.4 Ứng dụng
- Với các đặc tính như: cách điện, khả năng ép phun không giới hạn… hạt nhựa
ABS được ứng dụng vào rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống.
- Trong ngành điện tử: ABS được dùng làm vỏ các thiết bị, làm một số phụ
kiện, làm thiết bị cách điện như vỏ ổ điện, bảng điện, …
- Trong kĩ thuật nhiệt lạnh: làm vỏ cho các thiết bị nhiệt lạnh …
- Trong công nghiệp oto, xe máy: làm một số chi tiết máy của xe hơi, xe máy ..
- Trong công nghiệp bao bì: làm thùng chứa, bao bì đặc biệt, mũ bảo hiểm ..
- Trong vật liệu xây dựng: ống dẫn nước, ống gen…
- Một số sản phẩm được ép phun như: phím máy tính, vỏ điện thoại, … [3]


Hình 3.3: Đồ chơi trẻ em.


Hình 3.4: Mũ bảo hiểm.
- Các sản phẩm dạng tấm : của nhựa, tấm nhựa đặc, …

Hình 3.5: Cửa nhựa ABS

.


Hình 3.6: ABS dạng tấm
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG NHỰA ABS
3.2.1 Phương pháp ép phun
Phương pháp ép phun đã có từ rất lâu, được sử dụng để gia công cho cả
nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.[4]
Ưu nhược điểm:
• Sản phẩm được tạo hình 3 chiều trong khuôn nên việc tạo hình sản
phẩm rất dễ dàng
• Năng suất sản phẩm cao, hoạt động tự động hay bán tự động
• Ít tốn công hoàn tất.
• Nhưng quá trình ép phun đòi hỏi chính xác về kích thước khuôn mẫu
cũng như dòng nhựa chảy trong khuôn, nếu không đáp ứng đủ yêu cầu
sản phẩm sẽ bị khuyết tật dẫn đến lượng phế phẩm tăng.[4]
3.2.2 Phương pháp ép đúc
Ép đúc là phương pháp gia công tương tự như đúc dưới áp suất, phương
pháp này chủ yếu gia công nhựa nhiệt rắn. Đối với nhựa nhiệt dẻo phương
pháp này chỉ thích hợp với các trường hợp năng suất nhỏ và các loại nhựa dễ
bị phân hủy khi gia công như PVC.[4]
Ưu điểm:
• Khuôn đóng kín nên tránh được bavia
• Khuôn ít bị ăn mòn.

• Tính chất sản phẩm đồng nhất, kích thước chính xác


3.2.3 Phương pháp ép đùn
Đùn là phương pháp được sử dụng chủ yếu dùng để gia công nhựa nhiệt
dẻo và vật liệu đàn hồi. Trong phương pháp này, vật liệu ở trạng thái chảy
nhớt được đẩy tới liên tục qua một khe hở có tiết diện nhất định mà người ta
còn gọi là đầu định hình.[4]
Ưu điểm của phương pháp:
• Sản phẩm định hình theo 2 chiều.
• Độ chính xác phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ gia công ( nhiệt độ,
áp suất) và khâu xử lý sản phẩm sau khi ra khỏi đầu định hình.
• Năng suất cao, hoạt động liên tục.
Khi thay đổi đầu định hình và thông số xử lý nguyên liệu thì máy đùn có
thể cho ra nhiều loại sản phẩm như: màng , tấm phẳng ,ống, sợi , vỏ dây
điện…
Máy đùn trục vít có thể nhựa hóa, trộn, tạo hạt.[4]
3.3 NGUYÊN LIỆU PHỤ
3.3.1 Hạt màu (Master batch)

Hình 3.7: Hạt màu các loại.
Dạng hạt màu được sử dụng để tạo màu cho nhựa. Sản xuất từ bột màu, nhựa
nền. Hàm lượng sử dụng: từ (1÷5)% tuỳ theo từng sản phẩm. Có khả năng phân tán
tốt, chịu nhiệt cao và thân thiện với môi trường.


3.3.2 Nhựa tái sử dụng

Hình 2Hình 3.8: Nhựa xay tái sử
dụng.


Nhựa tái sử dụng là các sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất được đem đi
xay ghiền. Đây cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào, được trộn chung với hạt nhựa.
Ngoài ra còn hỗ trợ thêm trong việc tạo màu cho các sản phẩm. Tỉ lệ lượng phế có
trong nguyên liệu đầu vào tùy thuộc vào lượng phế sinh ra và đặc tính kỹ thuật.
3.4 ĐƠN PHA CHẾ
Bảng 3.2: Đơn pha chế sản xuất tấm nhựa.
Thành phần

Phần trăm khối lượng

Hạt nhựa ABS

98%

Hạt màu master batch

2%


CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
4.1 QUI TRÌNH SẢN XUẤT
Nguyên liệu
Máy trộn
Máy đùn

Bán

Khuôn tạo hình tấm
Nghiền

Làm nguội
Máy kéo
Máy cắt

Phế phẩm
Kiểm tra
Tấm nhựa

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nội thất nhựa.

4.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Kiểm tra nguyên liệu.
- Đem đi cân, kiểm tra sau khi phối trộn.


- Quy trình sản xuất tấm nhựa bằng phương pháp đùn chủ yếu sử dụng
nhiệt và áp suất.
- Hạt màu cân cho đúng như đơn pha chế.
4.1.2 Trộn
- Sử dụng máy trộn để trộn hạt nhựa với hạt màu
- Quá trình trộn không phức tạo nhưng đòi hỏi sự đồng đều của khối
nguyên liệu, giữa hạt nhựa và hạt màu
4.1.3 Khuôn tạo hình tấm
- Đặt ở đầu ra của máy đùn.
- Khuôn tạo hình là bộ phận có vai trò tạo hình sản phẩm, có thể cho ra
các tấm nhựa có độ dày khác nhau
- Trước khi hoạt sản xuất ra tấm nhựa thì ta cần biết cho ra loại tấm nhựa
có kích thước thế nào để phù hợp với yêu cầu thiết kế do khách hàng yêu
cầu.
4.1.4 Đùn trục vít

- Hạt nhựa sau khi trộn sẽ được bơm vào phểu nhập liệu bằng thiết bị hút
chân không.
- Nguyên liêu được đưa vào phiễu nạp liệu vào xi lanh rơi vào rảnh vít.
Trục vít quay đưa nguyên liệu tới vùng nhựa hóa.
- Trong quá trình chuyển động của xi lanh thì nhựa vừa được gia nhiệt
ngoài xi lanh,ma sát với nhựa với nhựa, nhựa với trục vít, nhựa với xi lanh.
- Trong trục vít được chia làm 3 vùng :
• Vùng nhập liệu: nguyên liệu trạng thái rắn chuyển động ma sát vào
nhau và hỗn hợp bắt đầu mềm chảy dần.
• Vùng nén ép: trộn hỗn hợp và nén chúng thành sản phẩm đồng nhất
mềm dẻo dưới tác động của nhiệt và áp suất. Ở vung này nguyên liêu
ở dạng lỏng.
• Vùng định lượng: hỗn hợp đồn nhất hoàn toàn, ở trạng thái chảy
nhớt.Nhiệt độ quá trình đùn khoảng 160-200 0 C.Nhờ tốc độ quay và áp
suất nên đẩy tới đầu định hình.


4.1.5 Bàn hút chân không
- Tấm nhựa đùn ra có độ dày chưa chính xác cần phải được đưa qua hệ
thống chân không để đạc độ dày chính xác theo yêu cầu của sản phẩm. Tấm
nhựa khi còn nóng sẽ được đưa qua bàn chân không, do nhựa còn ở trạng
thái mềm cho nên dễ dàng bị tác động của áp suất tạo hình cho chiều dày của
sản phẩm
4.1.6 Làm mát
- Tấm nhựa do còn ở nhiệt độ cao nên cần phải được làm nguội để tránh bị
biến dạng khi kéo. Hệ thống làm mát nhờ nhiều vòi nước xịt đều cả mặt trên
và dưới giúp cho tấm nhựa nguội đều không bị biến dạng. Nhiệt độ nước làm
nguội khoảng 20 ͦ C .
4.1.7 Máy kéo và cắt
- Tấm nhựa đùn ra liên tục được kéo đều để sản phẩm không bị gấp khúc.

Tốc độ của động cơ máy kéo được đồng bộ với tốc độ nhựa đùn ra của máy
đùn. Việc điều chỉnh tốc độ động cơ lại dàn kéo lớn hơn hay nhỏ hơn tốc độ
động cơ chính sẽ quyết định tới độ dày, mỏng của tấm nhựa. Quy định về cài
đặt các thông số tốc độ của động cơ lai dàn kéo ứng với từng cỡ ống được
nhà thiết kế dây truyền công nghệ tính toán và xác định sẵn. Người vận
hành chỉ việc cài đặt, thao tác theo các chỉ dẫn cài đặt thông số có sẵn.
- Sau khi qua máy kéo, do vận tốc kéo đặc thù rất chậm, tấm nhựa sẽ được
kẹp lại và dao cắt sẽ dập xuống với tốc độ cao, việc kẹp tấm nhựa lại với
thời gian rất ngắn không ảnh hưởng tới hệ thống vận hành.
- Chiều dài tấm nhựa được cắt theo kích thước của các sản phẩm gia
công, tuy nhiên theo đơn đặt hàng mà chiều dài được gia công thủ công ở
giai đoạn sau.
4.1.8 Khoan cắt
- Sau cùng là giai đoạn gia công thủ công
- Các tấm nhựa sẽ được khoan, cắt, vát các góc.


- Việc gia công phải được thực hiện chính xác để cho cấu trúc sản phẩm
được đồng bộ, không bị chông chênh,…
4.1.9 Kiểm tra sản phẩm
- Các sản phẩm sau khi được hoàn thiện sẽ được kiểm tra khả năng chịu
tải ( tủ , gường), kiểm tra ngoại quan, mẫu nhựa trước đó cũng đã được kiểm
tra tính chất cơ lý.
- Sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được kiểm định chất lượng, nếu đảm
bảo đúng yêu cầu thì cất giữ tại kho chứa hay được vận chuyển đến nơi tiêu
thụ. Những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được tháo gỗ, xử lý để tái chế
thành nguyên liệu.



×