Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 bài 8: Danh từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.26 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 8 - TIẾT 32: TIẾNG VIỆT: DANH TỪ
I. Mục tiêu:

Giúp HS.

1. Kiến thức: - Khái niệm của danh từ:
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( Khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
- Các loại danh từ.
2. Kĩ năng: - Nhận biết danh từ trong văn bản.
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Sử dụng danh từ để đặt câu.
3. Thái độ: - Có ý thức trong cách dùng từ, đặt câu.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài.
2.HS:

- Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Phát hiện và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:
a. Hùng là một người rất cao ráo. ( Cao lớn)
b. Bài toán này hắc búa thật.( Hóc búa)
2. Các hoạt động dạy - học (35’).
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ.

Nội dung kiến thức
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ (10’)



- HS đọc và hiểu VD.

1. Ví dụ ( SGK)

? Xác định danh từ trong cụm in đậm trong
câu?

2. Nhận xét

- HS: Trả lời.
? Trước và sau danh từ trong cụm danh từ còn

- Danh từ: con trâu


có những từ nào?
- HS: Trả lời

- Trước DT có từ “ba”->chỉ số lượng

? Tìm các danh từ khác trong câu?

- Sau DT có từ “ấy” ->là chỉ từ

? Các danh từ này biểu thị ý nghĩa gì?

- Các DT khác: Vua, làng, gạo nếp, thúng.

? Danh từ thường làm chức vụ gì trong câu?

=> Biểu thị ý nghĩa chỉ người, vật, kn...
- HS: Đọc ghi nhớ

- DT thường kết hợp với những từ chỉ số
lượng đứng trước và chỉ từ đứng sau.

GV chốt: Danh từ là những từ chỉ người, vật ,
hiện tượng, khái niệm.

- DT thường làm chủ ngữ trong câu

Danh từ kết hợp với số từ, chỉ trừ danh từ làm
CN trong câu.

* Ghi nhớ ( SGK)

- DT làm VN khi có từ là đứng trước.

HĐ 2: Phân loai danh từ.
- HS đọc và nêu yêu cầu VD
? Nghĩa của từ in đậm có gì khác danh từ đứng
sau?
- HS: Trả lời.

II. DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ VÀ DANH TỪ
CHỈ SỰ VẬT (10’)
1. Ví dụ ( SGK)
2. Nhận xét
* DT : - con , viên chỉ loại


? Thay thế các từ in đậm = từ khác rồi rút ra
nhận xét.
- Trường hợp nào thay đổi.
- Trường hợp nào không thay đổi.

- thúng, tạ chỉ đơn vị đo lường
- DT đứng sau: ( trâu, gạo, quan, thóc) chỉ
sự vật, người ...
* Trường hợp không thay đổi: danh từ chỉ
loại, chỉ đơn vị tự nhiên.
+ Thay con bằng chú, bác
+ Thay viên bằng tên, ông
-> Đơn vị tính, đếm, đo lường không thay
đổi vì các từ này không chỉ số đo, số đếm


( đơn vị tự nhiên).
? Vì sao có thể nói “3 thúng gạo rất đầy” mà
không thể nói “6 tạ thóc rất nặng”?
GV chốt: có 2 loại DT: DT chỉ sự vật
DT chỉ đơn vị

- Trường hợp thay đổi: danh từ chỉ đơn vị đo
lường, quy ước.
VD: + Thay thúng = rổ, rá, bồ
+ Thay tấn = tạ, cân -> đơn vị đo lường
sẽ thay đổi.

- Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm.
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.

+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
+ DT chỉ đơn vị quy ước gồm:
Quy ước chính xác.
Quy ước ước chừng.
- HS đọc ghi nhớ

* Nói 3 thúng gạo rất đầy được vì thúng là
danh từ chỉ số lượng ước phỏng nên nó có
thể được miêu tả bổ sung về số lượng.
- Không thê nói “ 6 tạ thóc rất nặng” vì khi
sự vật đã được tính, đếm đo lường chính xác
= đơn vị quy ước thì nó không thể được miêu
tả về lượng.

HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập.
- HS: Đọc và nêu yêu cầu.
? Liệt kê danh từ chỉ sự vật em biết và tự đặt
câu:

* Ghi nhớ ( SGK) 15’
III. LUYỆN TẬP.
Bài 1
* Danh từ: Đất, trời, cây, người, lợn, gà, công
nhân, giáo viên, bác sĩ, học sinh ...

- HS: Đọc và nêu yêu cầu.

* Đặt câu:

- Tôi là học sinh lớp 6.

? Tìm danh từ chuyên đứng trước DT chỉ người
- Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé.
và chuyên đứng trước DT chỉ vật.
Bài 2:
? Liệt kê danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác.,
danh từ đơn vị quy ước ước chừng.

- DT đứng trước DT chỉ người.
+ Ông, bà, cô, chú, bác, chị, ngài, viên, vị...
+ Cái , con, tấm, bức, quyển.
Bài 3:
- Mét, tạ, phân, li, kg, gam ( chính xác)
- Mở, đoạn, nắm, bỏ ( ước chừng)


3. Củng cố (3’):
- Nêu đặc điểm của DT, chỉ rõ sự phân loại DT.
- BT: thay từ lá trong lá thư bằng các từ: Bức, chiếc, cái, và giới thiệu rõ ý nghĩa từng tổ
hợp từ.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Xem lại nội dung bài.
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
- Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
- Đọc và nghiên cứu bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.



×