Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 212 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU THỊ KIM CHUNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP- 2019


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU THỊ KIM CHUNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI THANH CÚC

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi


xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành
đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài.

Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án

Chu Thị Kim Chung

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân trong và
ngoài học viện. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, tập thể
các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo PGS.TS. Mai Thanh Cúc,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ và các
Sở, ban, ngành của tỉnh...
Lãnh đạo UBND huyện Thanh Sơn, Phù Ninh, các doanh nghiệp sản xuất, chế
biến chè nguyên liệu và những hộ trồng chè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số
liệu, tư liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận
án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Công nghiệp
Thực Phẩm, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá
trình học tập và nghiên cứu của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Chu Thị Kim Chung

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii


Danh mục sơ đồ

x

Danh mục biểu đồ

xi

Danh mục hình

xii

Danh mục hộp

xiii

Trích yếu luận án

xiv

Thesis abtract

xvi

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.


Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Các câu hỏi nghiên cứu

3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

1.5.

Đóng góp mới của luận án

5

1.6.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG

7

2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

7

2.1.1.

Khái niệm, bản chất của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

7

2.1.2.

Vai trò của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

14

2.1.3.


Đặc điểm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

17

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

20

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

27

2.2.

Cơ sở thực tiễn

32

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững của một số
nước trên thế giới

32

iii



2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở một số
địa phương

34

2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở Việt Nam

37

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở
tỉnh Phú Thọ

39

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

42

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu


42

3.1.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

42

3.1.2.

Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
tỉnh Phú Thọ đối với phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

46

3.2.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

48

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận

48

3.2.2.

Khung phân tích


49

3.3.

Chọn điểm nghiên cứu

50

3.4.

Phương pháp thu thập thông tin

51

3.4.1.

Thông tin thứ cấp

51

3.4.2.

Thông tin sơ cấp

52

3.4.3.

Xử lý số liệu và phương pháp phân tích


52

3.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

54

3.5.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển kinh tế

54

3.5.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững về
mặt xã hội

3.5.3.
3.5.4.

58

Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững về
môi trường

59


Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững

59

PHẦN 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

62

4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

62

4.1.1.

Khái quát về lịch sử phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ

62

4.1.2.

Thực trạng phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng

63

4.1.3.

Thực trạng cơ cấu giống chè


65

iv


4.1.4.

Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong phát triển sản
xuất chè nguyên liệu

4.1.5.

68

Thực trạng tình hình sử dụng đầu vào trong quá trình sản xuất chè
nguyên liệu

4.1.6.

70

Thực trạng việc áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất chè
nguyên liệu

72

4.1.7.

Thực trạng việc quản lý chất lượng chè nguyên liệu


75

4.1.8.

Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ

76

4.2.

Đánh giá mức độ phát triển bền vững trong sản xuất chè nguyên liệu

93

4.2.1.

Đánh giá mức độ bền vững về kinh tế

93

4.2.2.

Đánh giá mức độ bền vững về xã hội

94

4.2.3.


Đánh giá mức độ bền vững về môi trường

95

4.2.4.

Đánh giá chung về mức độ phát triển bền vững của sản xuất chè nguyên
liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.3.

96

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở
tỉnh Phú Thọ

97

4.3.1.

Điều kiện tự nhiên

97

4.3.2.

Chính sách phát triển sản xuất chè nguyên liệu

99


4.3.3.

Quy hoạch

102

4.3.4.

Đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

103

4.3.5.

Nguồn lực

107

4.3.6.

Thị trường tiêu thụ

110

PHẦN 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
5.1.

Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất chè nguyên
liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ


5.2.

121
121

Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

122

5.2.1.

Định hướng

122

5.2.2.

Mục tiêu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững của tỉnh Phú Thọ
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

v

124


5.3.

Một số giải pháp phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 125


5.3.1.

Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến

125

5.3.2.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng

128

5.3.3.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất chè nguyên liệu

131

5.3.4.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu

134

5.3.5.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật trong sản xuất chè
nguyên liệu


138

5.3.6.

Hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân sản xuất chè

141

5.3.7.

Củng cố và phát triển thị trường

142

PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

147

6.1.

Kết luận

147

6.2.

Kiến nghị

148


Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

151

Tài liệu tham khảo

152

Phụ lục

159

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CP


Chi phí

ĐL

Đại lý

ĐVT

Đơn vị tính

DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã


KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ nản



Lao động

NKH

Nhà khoa học

NL

Nguyên liệu

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTSXCNLBV

Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

SP


Sản phẩm

SX

Sản xuất

SXCNL

Sản xuất chè nguyên liệu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TTr

Trang trại

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


XH

Xã hội

XK

Xuất khẩu

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Sản lượng chè sản xuất của một số quốc gia trên thế giới

2.2.

Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè ở Việt Nam giai đoạn 2010

33

- 2016


38

3.1.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ

45

3.2.

Số lượng mẫu nghiên cứu

51

3.3.

Phương pháp phân tích và nội dung nghiên cứu

52

3.4.

Bảng điểm và thang đo mức độ bền vững

60

4.1a.

Diện tích, năng suất, sản lượng chè nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ


63

4.1b.

Diện tích, năng suất, sản lượng chè búp tươi tại địa bàn nghiên cứu

65

4.2.

Cơ cấu giống chè ở tỉnh Phú Thọ

66

4.3.

Cơ cấu diện tích chè búp tươi theo giống chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

67

4.4.

Mức độ tham gia liên kết

68

4.5.

Chi phí bình quân cho 1 ha chè kiến thiết cơ bản và kinh doanh của các
hộ điều tra


70

4.6.

Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè

71

4.7.

Diện tích trồng cây che bóng của tỉnh Phú Thọ

75

4.8.

Diện tích chè được chứng nhận an toàn đến năm 2017

76

4.9.

Thông tin chung về hộ/trang trại điều tra

77

4.10.

Hiệu quả kinh tế của hộ/trang trại sản xuất chè nguyên liệu theo quy mô

diện tích

79

4.11.

So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè nguyên liệu và sản xuất bưởi

80

4.12.

Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất chè nguyên liệu của doanh nghiệp ở
tỉnh Phú Thọ

4.13.

82

Tình hình xuất khẩu chè nguyên liệu của các doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ
năm 2016

4.14.

83

Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất chè nguyên liệu tỉnh
Phú Thọ với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau

4.15.

4.16.

85

Tình hình lao động việc làm trong phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở
tỉnh Phú Thọ

86

Tình hình giảm nghèo của hộ sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh

87

viii


4.17.

Kỹ thuật canh tác để bảo vệ đất dốc của các nhóm hộ

89

4.18.

Định mức bón phân cho 1ha chè kinh doanh

90

4.19.


Cơ cấu cây che bóng mát cho chè búp tươi

91

4.20.

Nguồn gây tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất chè nguyên liệu

91

4.21.

Đánh giá sản xuất chè nguyên liệu theo tiêu chí phát triển bền vững

97

4.22.

Đánh giá của nông hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sản xuất
chè nguyên liệu

98

4.23.

Mức độ ảnh hưởng của lượng mưa đến sản lượng chè nguyên liệu

98

4.24.


Quy hoạch phát triển sản xuất chè nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ đến 2020

103

4.25.

Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè nguyên liệu

104

4.26.

Kết quả sản xuất chè nguyên liệu của các nhóm hộ theo trình độ văn hóa

107

4.27.

Trang thiết bị trong sản xuất chè tại các hộ/ttr điều tra

108

4.28.

Tình hình thu mua chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ

112

4.29.


Thị trường các nước xuất khẩu chè nguyên liệu chủ yếu và thị trường
trong nước của tỉnh Phú Thọ năm 2016

113

4.30.

Giá bán bình quân chè búp tươi của tỉnh Phú Thọ

116

4.31.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các tác nhân
sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ

5.1.

117

Diện tích chè nguyên liệu tỉnh Phú Thọ quy hoạch tới năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030

125

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Tên sơ đồ

Trang

3.1.

Khung phân tích phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ

4.1a.

Kênh tiêu thụ chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

114

4.1b.

Kênh tiêu thụ chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

114

4.1c.

Kênh tiêu thụ chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

114

x


49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

2.1.

Top 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2016

37

2.2.

Giá chè sản xuất và dòng thương mại

38

3.1.

Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ

45

xi



DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ năm 2015

2.1.

Mô hình phát triển bền vững

187

2.2.

Vùng chè nguyên liệu huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

187

2.3.

Vùng chè nguyên liệu huyên Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

188


2.4.

Vùng chè nguyên liệu huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

188

xii

43


DANH MỤC HỘP
STT

Tên hộp

Trang

4.1.

Muốn xuất khẩu chè trước hết chất lượng phải đảm bảo tốt

73

4.2.

Hái chè bằng máy gây ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu

73


4.3.

Tham gia sản xuất chè an toàn chúng tôi được hướng dẫn kỹ thuật từ
khâu trồng, chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật

74

4.4.

Kiểm soát chất lượng chè nguyên liệu còn nhiều bất cập

75

4.5.

Người trồng chè vẫn còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan

76

4.6.

Chưa có cây nào thay thế được cây chè

81

4.7.

Nên quy hoạch các vùng trồng chè nguyên liệu chi tiết

82


4.8.

Chỉ có 3000m2 nhưng năm nào gia đình cúng thu được trên 5 tấn chè
nguyên liệu

92

4.9.

Cần có quy hoạch và tổ chức sản xuất hợp lý

102

4.10.

Quy hoạch vùng chè tập trung ở các huyện trọng điểm

102

4.11.

Phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu

103

4.12.

Giá chè nguyên liệu làm chúng tôi chưa yên tâm


110

4.13.

Các cơ sở chế biến nhỏ lẻ đã chọn giải pháp đầu tư qua giá

111

4.14.

Giá cả bấp bênh khiến nhà nông lo lắng

115

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Chu Thị Kim Chung
Tên luận án: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 9 31 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất giải pháp nhằm
phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận bền vững; (ii) Tiếp cận có sự tham gia; (iii)

Tiếp cận theo các loại hình tổ chức kinh tế.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Dựa vào điều kiện tự nhiên, quy mô diện
tích và ý kiến tư vấn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ. Tác giả chọn
2 huyện đại diện cho 2 vùng đặc trưng của tỉnh là: huyện Thanh Sơn đại diện cho vùng
miền núi; huyện Phù Ninh đại diện cho vùng trung du, tác giả chọn mỗi huyện 3 xã để
khảo sát các hộ nông dân trồng chè nguyên liệu.
Phương pháp phân bổ số lượng mẫu cho các huyện được thực hiện theo phương
pháp chọn mẫu điển hình tỷ lệ. Các đơn vị mẫu được chọn ra từ các xã, huyện theo
phương pháp chọn ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh giá.
- Phương pháp thu thập thông tin
+Thông tin thứ cấp thu thập từ những tài liệu có liên quan về quy hoạch, đầu tư,
sản xuất, thị trường tiêu thụ, dân số, lao động, đất đai
+Thông tin sơ cấp là những thông tin mới, được thu thập bằng các phương pháp
chủ yếu là điều tra thông qua phiếu phỏng vấn và phỏng vấn sâu các đối tượng.
- Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
+ Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; phương pháp phân tích đầu tư dài hạn; phương
pháp cho điểm đánh giá mức độ bền vững.
+ Công cụ xử lý: Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
Kết quả chính và kết luận
Trong đề tài, lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

xiv


đã được luận giải và làm sáng tỏ, từ đó khung phân tích phát triển sản xuất chè bền vững
đã được phát triển để làm cơ sở nghiên cứu đề tài.
Trong đề tài, các thông tin số liệu về thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên
liệu bền vững tại tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã được bổ sung và cập nhật. Cụ thể
diện tích, năng suất, sản lượng chè nguyên liệu tính đến tháng 12/2016 diện tích chè

nguyên liệu là 16.500 ha trong đó diện tích cho sản phẩm là 15.180 ha chiếm hơn 12%
diện tích của cả nước. Năng suất bình quân đạt 10,35 tấn/ha cao hơn bình quân chung cả
nước. Sản lượng chè búp tươi đạt 157.216 tấn chiếm hơn 13% tổng sản lượng chè cả
nước. Cơ cấu giống chè đảm bảo hợp lý giữa giống chè mới và cũ đảm bảo tính đa dạng
sinh học và tính bền vững trong sản xuất chè búp tươi. Các hình thức tổ chức sản xuất
và liên kết trong phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh trong
thời gian qua tuy còn nhiều hạn chế song cũng đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các hộ
trồng chè. Tình hình sử dụng đầu vào trong quá trình sản xuất chè nguyên liệu cũng đã
có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế như việc áp dụng
khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất chè nguyên liệu còn chậm, việc hái chè bằng
máy còn nhiều bất cập dẫn đến không đảm bảo đúng yêu cầu của các công ty chè, việc
quản lý chất lượng chè nguyên liệu còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Đề tài cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất
chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như điều kiện tự nhiên, chính
sách phát triển sản xuất chè nguyên liệu, công tác quy hoạch, cơ sở hạ tầng và dịch vụ
công, nguồn lực và thị trường tiêu thụ.
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trên cơ sở những quan điểm, chủ
trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh Phú Thọ, các nhóm giải pháp được đề xuất
bao gồm: (i). Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến; (ii). Tăng
cường đầu tư cơ sở hạ tầng; (iii). Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất chè
nguyên liệu; (iv) Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu. (v). Tăng cường
ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất chè nguyên liệu; (vi). Hỗ trợ tín dụng cho hộ
nông dân sản xuất chè nguyên liệu; (vii). Củng cố và phát triển thị trường.

xv


THESIS ABTRACT
PhD candidate: Chu Thi Kim Chung

Thesis title:: Development of sustainable tea production in Phu Tho province
Major: Development Economics

Code: 9 31 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives: Assess the status and analyze the affecting factors and propose
solutions to develop sustainable tea production in Phu Tho province.
Materials and Methods
Approach: (i) Sustainable approach; (ii) Participatory approach; (iii) Access by
types of economic organizations.
Site selection methodology: Based on natural conditions, size of area and advice
of Phu Tho Department of Agriculture and Rural Development. The author selected two
districts representing two typical areas of the province: Thanh Son district represents
mountainous areas; Phu Ninh district represents midland regions. The author selects each
district 3 communes to survey the tea farmers.
The method of allocating sample numbers to districts is done using the typical
sampling method. Sample units were selected from the communes and districts using the
random sampling method to conduct the survey and collect comments and assessments.
- Method of collecting information:
+ Secondary information collected from relevant documents on planning,
investment, production, consumption market, population, labor, land
+ Primary information is new information, collected by the main methods of
survey through questionnaires and in-depth interviews.
- Methods of analysis and processing of information
+ Descriptive statistics method; comparative method; methods of analyzing
strengths, weaknesses, opportunities and challenges; Long-term investment analysis
method; method for rating the level of sustainable development.
+ Processing tools: The data is entered and processed by Microsoft Excel software
Main findings and conclusions

In the study there are overviews and clarification development of sustainable tea
production has been clarified and practical issues related, from which the analysis

xvi


framework for sustainable tea production has been developed as a basis for research on
the topic.
In the thesis, the data on the sustainable development of sustainable tea production
in Phu Tho province has been updated and updated. Specific area, productivity and output
of tea raw materials as of December 2016 area of tea material is 16,500 hectares of which
the product area is 15,180 hectares, accounting for more than 12% of the country. The
average yield is 10.35 tons / ha higher than the national average. The output of fresh tea
leaves reached 157,216 tons, accounting for more than 13% of total tea output in the
country. Tea seedlings ensure the fit of new and old varieties to ensure the biodiversity and
sustainability of fresh tea buds production. The forms of production organization and links
in the development of sustainable tea production in the province in the past time, though
still limited, but partly remove difficulties for the tea planters. The situation of using inputs
in the process of tea production has also made positive changes. However, there are still
limitations such as the application of science and technology of tea production is slow, the
tea picking machine is still inadequate to meet the requirements of the tea companies, The
quality of tea is limited, and food hygiene and safety is not ensured.
The study also analyzed the factors affecting the development of sustainable tea
production in Phu Tho province such as natural conditions, policies for development of
raw tea production, planning, infrastructure and public services, resources and markets.
To overcome the remaining issues, restriction on the basis of the views, guidelines
and policies of the State and Phu Tho province, proposed groups of solutions include: (i).
To review, arrange and plan raw material areas for processing establishments; (ii).
Increasing investment in infrastructure; (iii). Improving capacity and quality of labor
resources in production of tea; (iv) Promote productive links. (v). To enhance the

application of scientific advances in the production of tea raw materials; (vi). Credit
support for farmers producing raw tea; (vii). Consolidate and develop the market.

xvii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè (Camellia sinensis Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có nguồn
gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời có lịch sử
phát triển gần 5000 năm, được trồng khá phổ biến trên thế giới hơn cả cà phê và
ca cao. Chè được tập trung trồng nhiều nhất ở Châu Á, đặc biệt là một số quốc
gia như Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản, Indonexia, Việt Nam... (Nguyễn Hữu
Khải, 2005). Hiện nay đã có 58 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên
200 nước tiêu thụ chè sử dụng làm đồ uống, đây chính là một lợi thế tạo điều kiện
cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển (Nguyễn Văn Toàn, 2014). Cây chè đã
có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời, vì vậy Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm trong
sản xuất chè cũng như văn hóa thưởng thức trà. Với gần 130 nghìn ha diện tích
trồng chè, sản lượng chè của Việt Nam đạt 1 triệu tấn/năm. Việt Nam hiện là nước
sản xuất chè đứng thứ 7 và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Năm 2017, Việt
Nam xuất khẩu khoảng 140 nghìn tấn chè khô, trị giá 230 triệu USD. Sản phẩm
chè của Việt Nam đã được giới thiệu tới 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới với các thị trường chính là Pa-ki-xtan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, In-đô-nêxi-a, Hoa Kỳ…(Việt Oanh, 2018). Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho cây chè phát triển, chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản
phẩm trên một năm từ 4 - 5 lứa. Cây chè có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn
định cho người trồng chè. Cây chè thích ứng với vùng miền núi và trung du phía
Bắc, giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi.
Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất,
tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Cây chè được coi là một sản
phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại

hoá đất nước.
Phú Thọ từ lâu được xem như là cái nôi của ngành chè Việt Nam, là tỉnh có
diện tích chè đứng thứ 5 và là tỉnh có sản lượng chè sản xuất ra đứng thứ tư toàn
quốc. Theo số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Phú Thọ
tính đến năm 2016 tổng diện tích chè toàn tỉnh là 16,5 ngàn ha trong đó diện tích
cho sản phẩm là 15,18 ngàn ha. Năng suất chè búp tươi trên diện tích cho sản
phẩm đạt 10,35 tấn/ha, sản lượng đạt 157,216 ngàn tấn. Cây chè là cây công
nghiệp mũi nhọn, được xác định là một trong những cây trồng chủ yếu của tỉnh.

1


Tuy nhiên, sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
còn chưa ổn định, phát triển không bền vững và bộc lộ nhiều hạn chế: Thứ nhất,
chưa thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất chè nguyên liệu, quy mô sản xuất
nhỏ, manh mún nên khó khăn cho việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật
mới. Thứ hai: sự liên kết giữa các tác nhân rất lỏng lẻo, việc dự báo xu hướng
phát triển và các nội dung về thị trường giá cả chưa sát với thực tế. Thứ ba, trình
độ của lao động sản xuất chè nguyên liệu thấp, không đồng đều. Thứ tư, công tác
chỉ đạo của các cơ quan nhà nước thúc đẩy liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm
giữa doanh nghiệp và các hộ dân trồng chè còn hạn chế. Thứ năm, việc quản lý các
cơ sở chế biến chè chưa chặt chẽ, hầu hết không có vùng nguyên liệu ổn định, rõ
ràng, chưa đầu tư hỗ trợ nông dân trồng chè thông qua ký kết hợp đồng thu mua
nguyên liệu; Sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay quá tập
trung vào nâng cao năng suất, sản lượng (đầu tư phân khoáng, sử dụng hoá chất
độc hại tràn lan…) dẫn tới chi phí sản xuất ngày càng cao, đất ngày càng nghèo
kiệt (thành phần lý tính xấu, nghèo vi sinh vật), để lại dư lượng trên sản phẩm, làm
ô nhiễm môi trường sinh thái và giá bán của sản phẩm thấp. Đó là những biểu hiện
cơ bản của sản xuất chè nguyên liệu không bền vững. Đặc biệt, nhiều cơ sở chế
biến chè có dây chuyền, thiết bị lạc hậu; sản phẩm sau chế biến chủ yếu là chè bán

thành phẩm,; sản phẩm chưa đa dạng, tính cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được nhu
cầu thị hiếu của thị trường. Thứ sáu, việc gắn thương mại chè với du lịch sinh thái,
văn hóa lễ hội chưa được phát huy, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm chè
Phú Thọ. Trong những hạn chế trên, có thể nói có tới 90% nằm ở khâu sản xuất
chè nguyên liệu (Nguyễn Văn Toàn, 2014).
Vậy làm thế nào để phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ
được bền vững là câu hỏi cần được trả lời. Đây cũng là đòi hỏi bức xúc của các
ban ngành của tỉnh Phú Thọ và các nhà nghiên cứu cần quan tâm giải quyết.
Trong thời gian qua cũng đã có một số các nghiên cứu liên quan đến phát
triển bền vững, sản xuất chè nguyên liệu bền vững. Mollison (1994), Gillis
(1983) đã chỉ ra một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững. Một số các nhà
khoa học trong và ngoài nước như Banerj (1992), Ghosh (2003), Đoàn Hùng
Tiến (1997), Phạm Văn Lầm (2000), Đỗ Văn Ngọc (2000), Đặng Kim Sơn
(2015), Lê Trọng Cúc (2005), Ngô Xuân Cường và Nguyễn Văn Tạo (2004),
Nguyễn Văn Toàn (2009), Tạ Thị Thanh Huyền (2012)... cũng đã nghiên cứu,
phân tích về một số nội dung cụ thể trong sản xuất chè nguyên liệu ở trên thế giới

2


và Việt Nam. Các nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến những mặt, những khía
cạnh về cơ sở lý luận, phương pháp và các nhân tố tác động đến phát triền chè
nguyên liệu bền vững. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong
các phạm vi và thời gian khác nhau và đề cập đến những khía cạnh khác nhau
của việc nghiên cứu PTCNLBV, chưa có một nghiên cứu, bài viết nào nghiên
cứu một cách chi tiết, hoàn chỉnh và có tính hệ thống về PTCNLBV tỉnh Phú
Thọ. Chính vì vậy, nghiên cứu “Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa thiết thực, đáp
ứng đòi hỏi yêu cầu thực tế.
Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn cần giải quyết trên địa bàn cả

nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng việc tổ chức thực hiện nghiên cứu đề
tài này là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát
triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.2. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Các quan điểm về lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất chè nguyên liệu
bền vững đang xảy ra theo những khuynh hướng nào?
- Thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ như thế nào?
- Việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ đã bền vững chưa?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền
vững ở tỉnh Phú Thọ?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển sản xuất
chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ là gì?
- Để bảo đảm cho việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh
Phú Thọ cần thực hiện những giải pháp nào?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu, mức độ bền vững
của phát triển sản xuất chè nguyên liệu, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng
cường phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

3


- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh
Phú Thọ.
- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè

nguyên liệu bền vững của tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển sản xuất chè
nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững, tập trung chủ yếu vào các nội dung
về kinh tế, xã hội, môi trường trong sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đối tượng khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ
yếu là các hộ trồng chè nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ và một số các tổ chức kinh
tế xã hội có liên quan (HTX, người thu gom, DN, các nhà khoa học).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên
liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đề tài được thực hiện ở 6 xã thuộc 2
huyện của tỉnh Phú Thọ. Cụ thể là xã Yên Sơn, xã Văn Miếu và xã Võ Miếu của
huyện Thanh Sơn. Xã Tiên Phú, xã Phú Mỹ và xã Liên Hoa của huyện Phù Ninh.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá
thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đến năm 2016. Xác định
mục tiêu, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững chè nguyên liệu đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030. Số liệu về tình hình phát triển sản xuất chè
nguyên liệu qua 8 năm từ 2009 đến 2016. Số liệu điều tra được tiến hành trong
thời gian gần nhất (năm 2016).
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè
nguyên liệu, tính bền vững, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng, xác định mục tiêu, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đề tài
nghiên cứu giới hạn trong phạm vi sản xuất chè búp tươi làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến.


4


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Về lý luận
Đề tài đã luận giải và phát triển lý luận về phát triển sản xuất chè nguyên
liệu bền vững đó là quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu cần sự kết hợp hài
hòa, hợp lý, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế hộ, kinh tế địa phương với thực
hiện tốt các vấn đề xã hội giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn
định cho lao động và bảo vệ cải thiện môi trường. Phát triển sản xuất chè nguyên
liệu bền vững đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng,
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong tương lai. Đề tài cũng đã làm
rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững.
Trên cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đề tài đã xây
dựng khung phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển sản
xuất chè nguyên liệu bền vững tại tỉnh Phú Thọ.
1.5.2. Về thực tiễn
Đã tổng kết được 10 bài học kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản xuất chè
nguyên liệu bền vững. Định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình
phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi
và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan cấp tỉnh tham khảo để hoạch định chính sách
phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trong thời gian tới.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ các khái niệm có liên quan đến phát
triển nông nghiệp bền vững và cụ thể hoá cho phát triển sản xuất chè nguyên liệu
bền vững. Xây dựng được khung phân tích phát triển chè nguyên liệu bền
vững… Sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học, thảo luận, bộ công cụ PRA
nhằm phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản chè nguyên liệu.

- Phương pháp phân tích trong nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương
pháp thống kê mô tả (sử dụng chủ yếu là dãy số thời gian, các chỉ tiêu tổng hợp số
tuyệt đối, số tương đối và số bình quân), phương pháp so sánh (sử dụng chủ yếu là
các chỉ tiêu tốc độ phát triển: định gốc, liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân),
phân tích đầu tư dài hạn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
chè nguyên liệu bền vững. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa
học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách.

5


1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án đối với tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại, hạn
chế của việc phát triển chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn. Từ đó đã đề xuất
các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững tại tỉnh Phú Thọ
có tính khả thi đó là: Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế
biến, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong
sản xuất chè nguyên liệu, đấy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu,
tăng cường ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật trong sản xuất chè nguyên liệu, hỗ
trợ tín dụng cho các hộ nông dân sản xuất chè, củng cố và phát triển thị trường trong
và ngoài nước.

6


×