Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 12
Bình chọn:
Đoạn Đất Nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát Vọng, thể hiện khá tập trung
những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
•
Quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm có điểm gì mới về tư tưởng và hình thức biểu hiện -...
•
Cảm nhận về đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ Văn 12
•
Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa bằng thơ về đất nước - Ngữ Văn 12
•
Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 12
Xem thêm: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm Học trực tuyến Môn Văn học
BÀI LÀM
Đoạn Đất Nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát Vọng, thể hiện khá
tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm. Nếu không đọc kĩ trọn vẹn trường ca Mặt đường khát vọng dễ nhầm tưởng rằng dường
như chương V này không đề cập trực tiếp đến các vấn đề của thanh niên trí thức miền Nam,
không nói đến hiện thực sôi động trong cuộc chiến đấu trong các thành thị miền Nam thời Mỹ
Nguỵ, do đó nó không thật gắn bó chặt chẽ với toàn bộ tác phẩm. Song, thực ra chương này lại
là hạt nhân quan trọng nhất của tác phẩm: Sự ý thức về đất nước, về nhân dân đã dẫn đến sự
ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ, cuộc chiến trạnh oanh liệt vì đất nước, vì nhân dân.
Trong văn học Việt Nam, đất nước vốn là một đề tài lớn. Điều đó có thể giải thích bằng đặc
điểm quá trình lịch sử đấu tranh sinh tồn của dân lộc. Trải qua hàng ngàn năm phải liên tục
chiến đấu gìn giữ đất nước, hơn ai hết, người Việt Nam luôn luôn gắn bó sâu nặng với đất
nước, với đồng bào. Trong văn học viết thời phong kiến đã có những kiệt tác viết về đất nước
như bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Bài cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Từ sau Cách mạng
Tháng Tám, để tài này thường xuyên suất hiện trong văn học: Nguyễn Đình Thi viết bài Đất
nước nổi tiếng chủ yếu thời kì chống Pháp. Cùng thế hệ với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy,
Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... đều có những tác phẩm thể hiện đề tài đất nước, ở đề tài này, các
tác giả ghi nhận những thành công nhất định. Nhưng đoạn trích Đất Nước nói riêng, và trường
ca Mặt đường khát vọng nói chung vẫn chiếm được cảm tình của người đọc bởi nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho đề tài này một số nội dung có phần mới mẻ và một cách
phô diễn khá độc đáo, hấp dẫn, không giống bất kì cây bút nào đi trước.
Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu thật bình dị. Dưới cách nhìn và cảm
nhận của nhà thơ trẻ (khi viết trường ca này Nguyễn Khoa Điềm mới 28 tuổi, nhưng có học vấn
cử nhân văn khoa), đất nước là những gì vô cùng gần gũi, binh dị, gắn bó thật sâu nặng với
mỗi con người, mỗi gia đình. Đất nước hiện diện từng giây, từng phút trong cuộc sống thường
nhật vừa là trừu tượng, song lại hết sức cụ thể đối với từng thành viên. Theo tác giả, đất nước
không có gì xa lạ. Đất nước có trong những câu chuyện mà mỗi bà mẹ thường kể cho con
nghe hay bắt đầu bằng câu "Ngày xửa ngày xưa...". Đất nước còn là tập quán lưu giữ từ ngàn
đời nay, biểu hiện ở miếng trầu bà ta vẫn ăn, hay thói quen "bới tóc sau đầu" của mẹ. Đất nước
còn là mối quan hệ thuỷ chung son sắt giữa người với người cùng sống trên dải đất Việt Nam
này. Điều ấy, trước hết được chứng minh bằng quan hệ bền vững trước sau của mẹ với cha
của vợ với chồng. Trong căn nhà đơn sơ, bao thế hệ người Việt Nam đã sinh con đẻ cái, cần
mẫn, lam lũ sớm trưa không bao giờ thiếu mái rạ, cây tre. Trong nhà rất đỗi quen thân ấy,
không thể thiếu cái kèo, cái cột... Đây cũng chính là đất nước!
Cái mới lạ, sức hấp dẫn ở đoạn thơ này chính là cách nói hết sức bình dị của nhà thơ. Điều
này đã khơi dậy trong tiềm thức sâu xa của người đọc những kỉ niệm, những ấn lượng về một
quê hương Việt Nam, con người Việi Nam quen thuộc gần gũi mà bất kì một
Xem thêm tại: />