Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT TỪ THỰC TIỄN TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 174 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN NAM TRUNG

THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
TỪ THỰC TIỄN TỈNH GIA LAI
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 93 80 102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực, không sao chép, trùng lắp với bất kỳ công
trình nào đã công bố, các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, tài liệu tham khảo của các tác giả khác đều được chỉ dẫn nguồn theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Nam Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 7
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu về theo dõi thi hành pháp luật .......................................... 30
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu....................... 34
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP
LUẬT ....................................................................................................................................... 38
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của theo dõi thi hành pháp luật ........................................... 38
2.2. Chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp theo dõi thi hành pháp luật ......... 54
2.3. Điều chỉnh pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật ......................................................... 65
2.4. Các yếu tố tác động đến theo dõi thi hành pháp luật ......................................................... 75
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT TẠI TỈNH GIA
LAI ........................................................................................................................................... 82
3.1. Thực trạng các yếu tố tác động đến theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Gia Lai ......................... 82
3.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Gia Lai .............. 90
3.3. Thực trạng chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp theo dõi thi hành
pháp luật tại tỉnh Gia Lai ........................................................................................................ 100
CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THEO DÕI THI HÀNH
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 120
4.1. Quan điểm bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật ............................................................. 120
4.2. Giải pháp chung bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay .. 124
4.3. Nhóm giải pháp cụ thể về bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật ở địa phương..................... 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 152


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH: Chủ nghĩa xã hội

CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
NNPQ: Nhà nước pháp quyền
HĐND: Hội đồng nhân dân
QPPL: Quy phạm pháp luật
TDTHPL: Theo dõi thi hành pháp luật
THPL: Thi hành pháp luật
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Theo dõi thi hành pháp luật là nhu cầu nội thân của các cơ quan quản lý nhà
nước từ Trung ương đến địa phương, của các chủ thể xã hội khác nhằm xem xét,
đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật
Việt Nam xuất phát từ đời sống xã hội mà hình thành các quy phạm pháp luật được
các cơ quan nhà nước ban hành vì mục đích của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân nhưng khi quay lại phục vụ dân, phục vụ đời sống xã hội thì nảy sinh tình trạng
không chấp hành, không tuân thủ, thậm chí cả một cộng đồng dân cư phản đối
những quy định pháp luật. Vấn đề này yêu cầu khoa học pháp lý cần phải nghiên
cứu, phân tích để làm rõ vì sao trong thực tiễn việc thi hành pháp luật là không đạt
được mục tiêu pháp luật đặt ra. Vì lý do đó, thực tiễn yêu cầu phải có các hoạt động
theo dõi thi hành pháp luật do Nhà nước, xã hội thực hiện, một mặt đảm bảo quá
trình đưa pháp luật vào đời sống xã hội hiệu lực, hiệu quả, mặt khác kịp thời phát
hiện hạn chế, bất cập của quá trình này, để từ đó có giải pháp xử lý hoặc hoàn thiện
hệ thống pháp luật, hiện thực hóa pháp luật trong thực tế.
Hiện nay, tình trạng thi hành pháp luật của nhà nước không triệt để, xảy ra

trên nhiều lĩnh vực làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, gây bức xúc
trong xã hội. Tình trạng vi phạm pháp luật, tình trạng né tránh pháp luật, lợi dụng
pháp luật đang diễn ra phổ biến trong xã hội, lẫn cả trong cơ quan nhà nước, thậm
chí trong cả cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình trạng này đã khiến lòng tin của Nhân
dân đối với tính thượng tôn của pháp luật, đối với hệ thống cơ quan nhà nước, nhất
là cơ quan quản lý hành chính và cơ quan tư pháp suy giảm. Bên cạnh đó, hiện
tượng Luật ban hành nhiều nhưng khi triển khai thi hành thì không đảm bảo tính
khả thi, hiệu lực thấp, đang là thực tiễn đáng lo ngại. Thực trạng đó phản ánh sự gắn
kết giữa các hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động thông tin pháp luật, hoạt động
áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực theo dõi, giám sát
pháp lý - xã hội…còn rất nhiều hạn chế.
Trải qua 10 năm thực hiện, tính từ thời điểm hoạt động theo dõi thi hành
pháp luật được chính thức hóa tại Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tư pháp. Đến nay, mặc dù hệ thống quy định pháp luật về theo dõi thi hành pháp

1


luật đã dần được hoàn thiện thể hiện ở Thông tư 03/2010/TT-BTP, Nghị định số
59/2012/NĐ-CP, Thông tư 14/2014/TT-BTP. Tuy nhiên, trên thực tiễn thi hành, các
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện theo dõi thi hành pháp luật chưa đạt được
hiệu quả như mong muốn mà pháp luật đặt ra, thậm chí có nơi, có chỗ vẫn chưa
hoặc không triển khai được một số hoạt động theo dõi thi hành pháp luật vì lý do
như quy định chung chung, không có tiêu chí đánh giá, không phù hợp thực tiễn,
không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật…
Như vậy, việc nghiên cứu theo dõi thi hành pháp luật dựa trên cơ sở khoa
học là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm góp phần đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả thi
hành pháp pháp luật. Đồng thời, việc nghiên cứu thực tiễn theo dõi thi hành pháp
luật giúp Nhà nước làm rõ thực trạng các hoạt động theo dõi thi hành pháp cụ thể

trong đời sống xã hội từ đó có giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về theo dõi
thi hành pháp luật, đảm bảo các hoạt động này giúp Nhà nước, xã hội đánh giá được
thực trạng thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân và hiện thực
hóa Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân gắn với sự phát triển xã hội dân chủ.
Nghiên cứu theo dõi thi hành pháp luật của Nhà nước từ thực tiễn tỉnh Gia
Lai, một tỉnh Tây Nguyên có diện tích rộng đứng thứ 2 Việt Nam, với 222 xã trong
đó có 58 xã nghèo, 68 xã đặc biệt khó khăn với 38 cộng đồng dân tộc cùng sinh
sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 45% dân số toàn tỉnh có ý nghĩa
quan trọng trong việc tổng kết thực tiễn để hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn việc
theo dõi thi hành pháp luật của chính quyền địa phương nói riêng và của Nhà nước,
xã hội nói chung. Mặt khác, đặc thù của tỉnh Gia Lai là nơi giao lưu, sinh sống của
nhiều tộc người; tiếp giáp với nhiều nước, đa văn hóa, đa sắc tộc, đa dạng về kinh
tế, thu nhập, địa hình lưu trú, và sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố với
nhau nên kết quả từ việc phân tích theo dõi thi hành pháp luật trường hợp tỉnh Gia
Lai phản ánh được tính khách quan, toàn diện của cơ sở lý luận; kiểm chứng được
tính hợp lý, tính khả thi của các phương pháp đánh giá, phân tích cũng như khả
năng áp dụng các kết quả này trong thực tiễn xã hội.
Đó chính là lý do để NCS chọn vấn đề “Theo dõi thi hành pháp luật từ thực
tiễn tỉnh Gia Lai” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu

2


Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về theo dõi
thi hành pháp luật, tổng hợp và đánh giá thực tiễn theo dõi thi hành pháp luật tại
tỉnh Gia Lai. Từ đó, hình thành luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất

một số giải pháp bảo đảm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hoàn thiện
hoạt động theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tổng quan làm rõ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về lý luận, thực
tiễn và giải pháp bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật.
- Làm rõ và xác định cơ sở lý luận về theo dõi thi hành pháp luật: Khái niệm,
đặc điểm, vai trò, chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp theo dõi thi
hành pháp luật; phạm vi, hoạt động và vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong theo dõi thi hành pháp luật.
- Tổng hợp, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động theo
dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Gia Lai: Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.
- Phân tích, luận giải các quan điểm, giải pháp nhằm đánh giá, hoàn thiện
công tác theo dõi thi hành pháp luật và bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật theo
hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên cơ sở kết quả phân tích lý luận và
đánh giá thực trạng hoạt động theo dõi thi hành pháp luật.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn theo dõi thi hành pháp luật
trong đó tập trung vào nghiên cứu các vấn đề gồm:
+ Các quan điểm khoa học về theo dõi thi hành pháp luật.
+ Các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về thi hành pháp luật
và theo dõi thi hành pháp luật.
+ Thực tiễn theo dõi thi hành pháp luật ở tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Luận án triển khai nghiên cứu ở phạm vi tỉnh Gia Lai.
+ Về thời gian: Từ năm 2012 (triển khai thực hiện Nghị định 59/2012/NĐCP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, có hiệu lực ngày
01/10/2012) đến hết năm 2017.


3


4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết sử dụng nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên các cơ sở lý thuyết sau:
+ Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật: Đây là nền tảng lý luận cốt lõi và
xuyên suốt của luận án, các vấn đề về theo dõi thi hành pháp luật được tiếp cận,
nghiên cứu, phân tích làm rõ dưới góc độ thể chế chính trị của Nhà nước XHCN
Việt Nam theo hướng tập trung cải cách hệ thống pháp luật, cải cách hành chính,
xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
+ Lý luận về xã hội học pháp luật của các đại diện như: Rudolf von Jhering,
Roscoe Pound, GS. TS. Võ Khánh Vinh,…: Hệ thống lý luận này giúp cho việc
phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu về theo dõi thi hành pháp luật bám sát và
phản ánh thực tế xã hội rất năng động và sự phát triển, vận động liên tục của cuộc
sống thực tiễn, đảm bảo không chỉ “pháp luật sống” mà còn làm sáng tỏ khuynh
hướng phát triển của chúng trong tương lai. Bên cạnh đó, tính khả thi, hiệu lực, hiệu
quả của việc thi hành pháp luật nói chung và theo dõi thi hành pháp luật nói riêng,
chính là hiện thực luật pháp trong cuộc sống.
+ Lý thuyết hiệu quả (tối ưu) thi hành pháp luật của các đại diện như: GS.TS.
Nuno Garoupa, GS.TS. Nguyễn Minh Đoan…: Hệ thống lý luận này là cơ sở tham
khảo, giúp làm rõ tính hiệu quả theo dõi thi hành pháp luật trên cơ sở phù hợp với
đặc thù của Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận
Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy
vật biện chứng; lý luận về nhà nước và pháp luật (tư tưởng Hồ Chí Minh); quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
+ Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Được sử dụng để tìm hiểu sự hình thành và
phát triển của tư tưởng về thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật (áp dụng
xây dựng Chương 1, 2).
Phương pháp phân tích: Được sử dụng để làm rõ tính tất yếu phải theo dõi
thi hành pháp luật, làm rõ nhu cầu theo dõi thi hành pháp luật trong bối cảnh cải
cách, đổi mới quản lý, chỉ đạo, điều hành của nội thân nền hành chính nhà nước (áp

4


dụng xây dựng Chương 2); đánh giá thực trạng nhận thức lý luận và quan điểm của
Đảng về theo dõi thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng pháp luật về theo dõi thi
hành pháp ở tỉnh Gia Lai (áp dụng xây dựng Chương 3); đưa ra các kiến nghị, giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thông qua theo dõi thi hành pháp luật (áp
dụng xây dựng Chương 4).
Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để hệ thống hóa các quan điểm về thi
hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, quản lý nhà nước; Tìm hiểu các quy
định pháp lý về theo dõi thi hành pháp luật ở một số nước trên thế giới, đưa ra khái
niệm, định nghĩa, bản chất khách quan của thi hành pháp luật, theo dõi thi hành
pháp luật (áp dụng xây dựng Chương 2); Hệ thống hóa các quy định pháp lý về theo
dõi thi hành pháp luật ở nước ta hiện nay (áp dụng xây dựng Chương 2, 3).
Phương pháp so sánh luật học: Được sử dụng để đối chiếu các quy định
pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật, cơ chế theo dõi thi hành pháp luật của Việt
Nam và một số nước trên thế giới. Từ đó, đánh giá mức độ hài hòa, tương thích
cũng như xác định các yếu tố đặc thù của quy định pháp luật nước ta về theo dõi thi
hành pháp luật so với các đối tượng được so sánh (áp dụng xây dựng Chương 2).
Phương pháp điều tra xã hội học pháp luật: Được dùng để thu thập thông tin
về theo dõi thi hành pháp luật trong thực tiễn xã hội và khảo sát tính hiệu lực, hiệu
quả của một số giải pháp đề xuất trong luận án (áp dụng xây dựng Chương 3, 4).


5. Những đóng góp mới của luận án
- Về phương diện lý luận
+ Luận án đã tìm hiểu, tổng quan được các công trình khoa học ở trong và
ngoài nước nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài như thi hành
pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, thực tiễn theo dõi thi hành pháp luật ở Việt
Nam và giải pháp bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam;
+ Luận án đã phân tích về mặt khoa học để làm rõ những vấn đề lý luận về
theo dõi thi hành pháp luật như khái niệm, đặc điểm, vai trò của theo dõi thi hành
pháp luật, cơ sở pháp lý của theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam;
+ Luận án đã phân tích làm rõ vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá
nhân trong việc theo dõi thi hành pháp luật;
+ Luận án còn xác định được những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các
quy định của pháp luật, trong quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật;
- Về phương diện thực tiễn

5


+ Luận án đã nêu và phân tích được thực trạng theo dõi thi hành pháp luật
của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở tỉnh Gia Lai, phân tích những kết quả đã đạt
được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những kết quả, hạn chế công tác
theo dõi thi hành pháp luật ở tỉnh Gia Lai thời gian qua.
+ Luận án đã đề xuất các giải pháp bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật tại
tỉnh Gia Lai nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác theo dõi
thi hành pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, triệt để bởi
các tổ chức và cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở tỉnh Gia Lai
nói riêng và ở cả nước Việt Nam nói chung.

- Cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện hiệu quả hoạt động theo
dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam.
- Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong
việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
- Nêu quan điểm và một số giải pháp có tính khả thi để xây dựng, tổ chức
thực hiện hiệu quả việc theo dõi thi hành pháp luật ở trung ương, địa phương.

7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
gồm 4 chương, 13 tiết.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
TDTHPL là nhu cầu hết sức quan trọng đối với NNPQ Việt Nam và các quốc
gia trên thế giới, gắn liền với nhận thức ngày càng đầy đủ, rõ nét hơn về TDTHPL
nhằm tối ưu việc THPL để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy dân chủ, nhân
quyền trong xã hội đương đại. Theo đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu với các quy
mô lớn, nhỏ khác nhau được triển khai và công bố dưới các hình thức ấn phẩm có liên
quan đến đề tài Theo dõi thi hành pháp luật. Về cơ bản, có thể tìm hiểu nội dung các
công trình nghiên cứu trên các khía cạnh sau:

1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về theo dõi thi hành pháp luật
Hầu như trong các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề TDTHPL đều
dành một nội dung quan trọng để làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận về THPL và

TDTHPL, xem đó là tiền đề nhận thức để đánh giá thực trạng TDTHPL ở Việt
Nam, cũng như đưa ra các kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả TDTHPL theo
hướng bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay.
1.1.1.1. Về thi hành pháp luật
- Nghiên cứu lý luận chung về thi hành pháp luật
Hệ thống lý luận chung về THPL được đề cập có tính hệ thống bắt đầu từ tư
tưởng của Hàn Phi - Pháp gia nước Hàn khoảng 280-233 Tr.CN ở phương Đông
cho đến nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về “Phân tích kinh tế hiệu ứng răn đe trong
thi hành pháp luật đối với hoạt động tội phạm” của của Llad Phillips và TS. Jr
Harold L. Votey công bố trên tạp chí Luật hình sự, tội phạm học và Khoa học Công
an của Northwestern University School of Law năm 1972 ở phương Tây, đến nay,
có hàng loạt các công trình nghiên của các tác giả từ nhiều quốc gia khác nhau
nghiên cứu làm rõ và hệ thống lý luận về THPL này ngày càng hoàn thiện trong mô
hình NNPQ:
+ Các cuốn sách:
“Hàn Phi Tử lập thích” (Tiếng Trung Quốc) bản in năm 1961 ghi lại những
tư tưởng của Hàn Phi - Pháp gia nước Hàn được GS. Nguyên Ngọc dịch in thành
sách với tiêu đề “Hàn Phi Tử” năm 2008 (tái bản) [63]; “Hàn Phi Tử, Tập đại thành
- Sự phát triển tư tưởng pháp gia” do Hàn Thế Chân biên dịch, Trần Kiết Hùng hiệu
đính năm 1995 [7, tr.70-111]; “Tư tưởng của Hàn Phi về pháp luật và thực thi pháp
luật” của PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng năm 2008 [123] qua các công trình nghiên
cứu này cho thấy nội dung tư tưởng của Hàn Phi về THPL được đề ra vào khoảng

7


280-233 Tr.CN ở Trung Quốc nhưng đến nay trong mô hình NNPQ, một số nội
dung tư tưởng đó được xem là nguyên tắc cốt lõi như: Pháp luật là quy tắc chuẩn
mực của mọi hành động, mọi người bình đẳng trước pháp luật; Tính phổ biến của
pháp luật; Pháp luật là lợi ích lâu dành cho Nhân dân, lợi ích ở đây bao gồm lợi ích

về chi phí, lợi ích xã hội. Và, “Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể
từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần,
thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai lầm
của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai,
thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật”, “Hễ những người thi hành
pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật mà yếu
thì nước yếu” [63, tr.62, 70].
“Các bài luận kinh tế về tội ác và hình phạt” của Gary S.Becker, William M.
Landes năm 1974 có chuyên đề nghiên cứu về “Tối ưu hóa thi hành pháp luật” của TS.
George Joseph Stigler - nhà kinh tế học người Mỹ [191, tr. 55-56, 66]. Chuyên đề đã
làm rõ những vấn đề như khái niệm THPL và việc tổ chức THPL không phải lúc nào
cũng có hiệu lực và hiệu quả THPL trong xã hội tùy thuộc vào số lượng các nguồn lực
dành cho lĩnh vực này. Có thể nói, những khía cạnh lý luận được đề cập trong cuốn
sách nói chung, về THPL nói riêng đã có bước tiến đáng kể về việc tối ưu tính khả thi
pháp luật khi kết nối giữa THPL với hiệu quả THPL trên cơ sở các nguồn lực.
“Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật” của TS. Nguyễn Minh Đoan năm
2009 [26], đây là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về thực hiện
pháp luật gắn với hiệu quả thực hiện pháp luật, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu cho
việc nghiên cứu TDTHPL. Nhiều vấn đề đã được đặt ra và phân tích như: Khái niệm
thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật và tính tất yếu khách quan của
việc đánh giá hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật trên thực tế.
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam
hiện nay” mã số LH - 08 - 08/ĐHL của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009
[96], đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên ở Việt Nam về áp dụng pháp
luật. Đề tài này đã làm sáng tỏ và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận chung về
áp dụng pháp luật như: Khái niệm, đặc điểm, các trường hợp cần áp dụng pháp luật,
quy trình áp dụng pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương
tự, và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể: Hình sự, dân sự,
hành chính, lao động, đất đai, thương mại…
+ Bài báo khoa học đăng ở Tạp chí chuyên ngành như:

“Bàn về khái niệm thi hành pháp luật” của TS. Nguyễn Thị Hồi năm 2009
[39] đã tiếp cận THPL dưới bốn hình thức thực hiện pháp luật: Tuân theo pháp luật,

8


THPL, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Và, việc phân chia các hình thức
thực hiện pháp luật chỉ có tính chất tương đối, chủ yếu có ý nghĩa về mặt lý luận,
trong thực tế các thuật ngữ tuân theo, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật nhiều
khi được dùng đồng nghĩa với nhau.
“Mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật: Ý nghĩa thực
tiễn” của Vũ Viết Thiệu năm 2007 [85]; “Thi hành pháp luật của cơ quan nhà
nước: Khái niệm, hiệu quả và sự tác động (ảnh hưởng) của hiệu quả tới xã hội” của
PGS. TS. Nguyễn Văn Động năm 2010 [31], theo các tác giả: Thực hiện pháp luật xét trong quy trình “quản lý nhà nước bằng pháp luật”, là sự tiếp nối xây dựng pháp
luật, gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống
nhà nước, xã hội và sinh hoạt của công dân và cần phải đánh giá, xác định được
hiệu quả THPL trong đời sống xã hội, nhất là làm rõ sự tác động, ảnh hưởng của
hiệu quả THPL của cơ quan nhà nước đối với xã hội.
Các kết quả nghiên cứu này gởi mở cho đề tài luận án một số cơ sở lý luận
để hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận về TDTHPL và vận dụng một số nội dung đối với
việc hoàn thiện điều chỉnh pháp luật về TDTHPL ở Việt Nam hiện nay.
- Thi hành pháp luật tiếp cận ở phương diện quản lý Nhà nước
Ở phương diện nghiên cứu này, các công trình nghiên cứu tập trung làm rõ
và bàn sâu về trách nhiệm của Nhà nước và cơ chế đảm bảo THPL trong thực tế.
Điều này dễ nhận thấy trong hầu hết trong các công trình nghiên cứu sau:
+ Các cuốn sách:
Thông tin khoa học pháp lý chuyên đề: “Chính quyền địa phương với việc
bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật” năm 2002 [89], “Thực trạng và nhu cầu
phát triển, hoàn thiện các thiết chế lập pháp, thi hành pháp luật, điều ước quốc tế,
giải quyết tranh chấp và bổ trợ tư pháp” năm 2003 [90] của Viện nghiên cứu khoa

học pháp lý - Bộ Tư pháp. Trong 02 cuốn sách, các tác giả đã làm rõ những hạn chế,
bất cập của bộ máy THPL ở trung ương, ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan đảm
bảo THPL và xác định vai trò của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi
hành Hiến pháp và pháp luật là trực tiếp, cụ thể, thường xuyên và toàn diện nhất.
Nghiên cứu này đã đặt ra một số gợi mở cho việc TDTHPL hiện nay như: Theo dõi
cần tập trung vào các vấn đề: đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước; Năng lực, phẩm
chất của đội ngũ cán bộ, công chức trong các thiết chế THPL; Ý thức pháp luật của
Nhân dân… theo nguyên tắc: Việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện
tốt nhất thì phân giao đầy đủ thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) và đảm bảo những
điều kiện cần thiết cho cấp đó giải quyết.

9


“Báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật
của các Bộ liên quan đến doanh nghiệp (LDEA) giai đoạn từ 2005-2009” năm 2010
[64]; “Báo cáo nghiên cứu MEI - Chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành
pháp luật về kinh doanh của các Bộ năm 2011” [65]; “Báo cáo nghiên cứu MEI Chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các
Bộ năm 2012” [66]; “Báo cáo nghiên cứu MEI - Chỉ số hiệu quả hoạt động xây
dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ năm 2014” [67] của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Kết quả (Ministerial Effectiveness Index)
đưa ra một bức tranh toàn cảnh về các nỗ lực cũng như những hạn chế của các Bộ
trong các hoạt động xây dựng và THPL về kinh doanh và dựa vào MEI, Nhà nước,
xã hội cũng như các Bộ có thể nhận biết một cách đầy đủ, hệ thống hơn thực trạng
về hiệu quả hoạt động pháp luật về kinh doanh (từ soạn thảo đến thi hành).
+ Các bài báo khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành:
“Thủ tục hành chính, pháp lý và thực hành đạo đức trong các thử nghiệm
tâm lý của cán bộ thi hành pháp luật” của TS. Robin E. Inwald đăng trên Tạp chí
Tư pháp hình sự của Pergamon Press Ltd năm 1985 [161] phân tích, làm rõ thực
trạng các cơ quan THPL có một số cán bộ “không phù hợp” với công việc THPL do

tình trạng thiên vị về chủng tộc hoặc tình dục cả trong và ngoài công việc, mặc dù
các cá nhân này đã trải qua các cuộc kiểm tra y tế/vật lý, kiểm tra lý lịch, phỏng vấn
trước khi tuyển dụng. Đây là một kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam
để đưa ra các giải pháp hoàn thiện lý luận khoa học đối với lực lượng THPL.
“Các vấn đề pháp lý giữa tâm lý học và thi hành pháp luật” của TS.
Catherine L. Flanagan năm 1986 [145], tác giả làm rõ trong THPL vai trò chuyên
gia tâm lý THPL là cần thiết để xác định độ tin cậy, tính hợp lệ về tư cách pháp lý
của các cá nhân, các xét nghiệm và thử nghiệm tâm lý Freye - tiêu chuẩn của các
bằng chứng được sử dụng và thảo luận tại tòa án. Ngoài ra tâm lý học pháp y có thể
dự đoán, cảnh báo mức độ nguy hiểm về hành vi có thể xảy ra của người tham dự
(nạn nhân, tội phạm…) tại phiên tòa để Tòa án, cảnh sát có biệp pháp hoặc phương
thức chăm sóc y tế hợp lý trong các trường hợp.
“Xét lại đạo luật Posse comitatus: Việc sử dụng quân đội trong việc thi hành
pháp luật dân sự” của Jr. Richter H. Moore năm 1987 [176] bằng việc phân tích
Đạo luật Posse comitatus năm 1878 của Hòa Kỳ, tác giả nghiên cứu việc sử dụng
quân đội trong THPL trong một số trường hợp như: Ngăn chặn thiệt hại về người,
cướp bóc, tàn phá bừa bãi hoặc tài sản; Khôi phục lại các dịch vụ của chính phủ và
thiết lập lại trật tự công cộng khi các nhà chức trách địa phương nào không thể quản
lý tình hình mặc dù đạo luật này được thiết kế để ngăn cấm sử dụng quân đội trong

10


thực thi pháp luật dân sự ngoại trừ trường hợp Quốc hội, pháp luật, cho phép sử
dụng của quân đội trong các trường hợp bạo lực gia đình, bảo vệ tài sản liên bang
và thi hành một số luật liên bang và lệnh của tòa án. Nội dung nghiên cứu này tạo
cơ sở nền tảng bản đầu để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về cơ chế sử dụng
quân đội trong THPL ở Việt Nam.
“Tình trạng kiệt sức trong tổ chức thi hành pháp luật: Một phân tích so
sánh” của Roy R. Roberg, David L. Hayhurst, Harry E. Allen năm 1988 [186]

thông qua việc tổ chức THPL dân sự trong khu vực vịnh San Francisco, đã làm rõ
tình trạng cán bộ THPL lâm vào tình trạng kiệt sức ảnh hưởng đến chất lượng
THPL chiếm tỷ lệ cao. Bài viết đã đưa ra cách luận giải về yêu cầu của cơ quan tổ
chức THPL phải kiểm tra, giám sát, hỗ trợ về tâm lý, thể lực, kỹ năng đối với cán
bộ THPL để giảm triệu chứng căng thẳng quá sức dẫn đến tình trạng “mất nhân
cách tự nhiên bởi yêu cầu nhiệm vụ”.
“Thực thi pháp luật: Nhìn từ góc độ nhà nước” của Nguyễn Chí Dũng năm
2004 [17]; “Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc đảm bảo thi hành pháp luật
trên địa bàn” của Ths. Nguyễn Thị Thu Hà năm 2006 [34]; “Bảo đảm thi hành pháp
luật ở địa phương - Khó khăn, thuận lợi và giải pháp” của PGS.TS Phan Trung Lý
năm 2009 [51]; “Bàn về tổ chức thực hiện pháp luật” của Tạ Thị Minh Lý năm
2011 [50], Các tác giả luận giải tình trạng pháp luật chưa được thi hành nghiêm
chỉnh có nguyên nhân xuất phát từ Nhà nước như: Việc xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật thực định và đưa pháp luật vào cuộc sống vẫn chưa theo kịp với yêu
cầu của thực tiễn, chưa đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới; Thói quen mệnh
lệnh hành chính; quy phạm dễ cho quản lý, đẩy khó cho Nhân dân; Tổ chức lấy ý
kiến công chúng còn hình thức; Kỹ thuật lập pháp còn hạn chế; nhiều quy phạm
tuyên ngôn thiếu các quy phạm bảo đảm thi hành và giải quyết tranh chấp; Thiếu
quy phạm tài chính; Quy phạm về hiệu lực không hiệu quả; Những hạn chế từ cơ
quan THPL, giải thích pháp luật và hệ thống trọng tài; Kết quả nghiên cứu này bước
đầu gởi mở cho đề tài luận án một số giải pháp để giải quyết tồn tại và nâng cao
hiệu quả TDTHPL.
“Tham nhũng và biến dạng nỗ lực thi hành luật” của Luciana Echazu, Nuno
Garoupa năm 2010 [141] phân tính làm rõ tình trạng tham nhũng tạo ra các biến dạng
trong thực thi pháp luật làm suy yếu hiệu lực các quy định pháp luật và tăng chi phí xã
hội dành cho thực thi pháp luật. Tham nhũng dễ xuất hiện khi người THPL tiếp xúc
trực tiếp với người vi phạm. Vì vậy để hạn chế tham nhũng và nâng cao hiệu quả
THPL, Nhà nước cần giảm thiểu tình trạng người THPL tiếp xúc trực tiếp với người vi

11



phạm, đồng thời các khoản tiền xử lý hành vi vi phạm pháp luật người vi phạm phải
trực tiếp trả cho Chính phủ hoặc các cơ quan đại diện Chính phủ.
“Cạnh tranh trong thi hành pháp luật và phân bổ vốn” của Nicolas Marceau,
Steeve Mongrain năm 2011 [171] đã làm rõ trong một nền kinh tế với các thể chế
địa phương cạnh tranh trong THPL để thu hút vốn đầu tư dẫn đến mất cân bằng các
nguồn lực xã hội, cũng như đẩy các yếu tố tiêu cực di chuyển vị trí địa lý chứ không
giải quyết triệt để các yếu tố tiêu cực. Do đó, Chính quyền trung ương phải chịu
trách nhiệm phối hợp chính sách chính trị và pháp luật, quy định việc thi hành thống
nhất để đảm bảo hiệu quả thu hút, phân bổ vốn đầu tư ở địa phương.
- Thi hành pháp luật tiếp cận ở phương diện hoạt động xã hội
Các công trình nghiên cứu cho thấy, giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến tính
quyết định của xã hội đối với THPL của Nhà nước từ cơ sở lý luận đến cơ chế điều
chỉnh pháp luật, ý thức, văn hóa pháp luật, phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu hoạt
động pháp luật ở phương diện hoạt động xã hội. Những thành tựu nghiên cứu này có
vai trò rất quan trọng đối với việc tiếp cận, nghiên cứu TDTHPL trong luận án, áp dụng
trên cả bình diện nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm với tư cách là hoạt
động xã hội, trong đời sống xã hội với sự tham gia của Nhà nước, tổ chức xã hội, công
dân, cá nhân... thể hiện qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
+ Bộ tiêu chuẩn cho cơ quan thi hành pháp luật phiên bản năm 1983 (944
tiêu chuẩn), phiên bản thứ 5 năm 2006 sửa đổi ngày 03/4/2014 (673 tiêu chuẩn) của
Công ty ủy thác công nhận các cơ quan THPL (CALEA) [197], [198], đây là công
ty tư nhân, phi lợi nhuận chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn để công nhận các
tổ chức THPL tư nhân và đảm bảo tính chuyên nghiệp các tổ chức này khi nhân
danh nhà nước THPL.
+ Bài báo: “Cần đẩy mạnh nghiên cứu dư luận phục vụ các hoạt động pháp
luật” của TS. Nguyễn Minh Đoan năm 2004 [25]; “Vai trò của ý thức pháp luật đối
với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật” của Trần Thị Nguyệt năm 2005
[59]; “Giá trị đạo đức trong xây dựng và thi hành pháp luật” của Nguyễn Đình

Đặng Lục năm 2007 [47]; “Tương tác giữa thi hành pháp luật và chuẩn mực xã
hội” của Sebastian Kube, Christian Traxler năm 2011 [168], các tác giả làm rõ ý
thức pháp luật, chuẩn mực xã hội có nguồn gốc sâu xa từ hiểu biết và lương tri của
con người. Ý thức pháp luật, chuẩn mực xã hội hình thành, tồn tại và phát triển có
liên quan đến các hoạt động khác nhau của đời sống pháp luật, có mối liên hệ lệ
thuộc hoặc tác động trở lại đối với các yếu tố cấu thành của hiện thực pháp lý, có
khả năng bám rễ sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội và là linh hồn của hiện
thực pháp lý - nơi mà pháp luật sống đời sống thứ hai của nó. Thực tiễn đã chứng

12


minh THPL được hỗ trợ bởi biện pháp trừng phạt để điều chỉnh quan hệ xã hội
nhưng tỷ lệ phát hiện tội phạm thấp, chi phí cao. Trong khi, ý thức pháp luật, chuẩn
mực xã hội lại có mức độ tuân thủ cao hơn, với mức chi phí thấp và có tác động
phúc lợi tích cực đối với cộng đồng. Đây chính là cơ sở khoa học cho việc hình
thành lối sống tuân thủ pháp luật nói riêng và hiệu quả TDTHPL nói chung ở nước
ta trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay.
+ Các bài báo khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành:
“Hoạt động pháp luật : Những vấn đề lý luận” của GS. TS. Võ Khánh Vinh
đăng năm 2005 [68]; “Đời sống pháp luật” của PGS.TS Hoàng Kim Quế đăng trên
Tạp chí Luật học - Đại học Luật Hà Nội năm 2005 [68]; “Đời sống pháp luật Khách thể của chính sách pháp luật” của GS. TS. Võ Khánh Vinh năm 2015 [118],
đời sống pháp luật là tổng thể các loại và hình thức hoạt động và hành vi đa dạng
của mọi người, của các tập thể của họ trong lĩnh vực hoạt động của pháp luật hướng
đến việc bảo đảm các điều kiện và phương tiện của sự tồn tại, thực hiện các lợi ích
tư và các lợi ích công, các lợi ích cá nhân và các lợi ích nhóm, của sự khẳng định
các giá trị phù hợp với các lợi ích đó và chính sách pháp luật thể hiện là phương
thức nhất định của việc tổ chức đời sống pháp luật, là phương tiện điều chỉnh đời
sống pháp luật. Đến lượt mình, đời sống pháp luật là khách thể của chính sách pháp
luật. Đời sống pháp luật một mặt thể hiện là khách thể của chính sách pháp luật, cho

phép dưới góc nhìn đặc biệt thấy được chính sách đó. Chính sách pháp luật đúng là
gắn liền các nhu cầu hiện thực đã xuất hiện trong đời sống xã hội ở một giai đoạn
phát triển nhất định của nó. Trình độ và chất lượng của đời sống pháp luật là tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả của chính sách pháp luật.
“Luật tục với thi hành pháp luật” của Nguyễn Chí Dũng năm 2005 [18] phân
tích và làm rõ luật tục ra đời trước pháp luật như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống
và được thực hiện một cách tự nguyện. Kể cả khi pháp luật mất đi thì nó vẫn tồn tại,
pháp luật chỉ có thể thay thế một phần chứ không thay thế được tất cả các quan hệ
xã hội. Chính vì vậy, luật tục có vai trò bổ sung cho pháp luật và thiết chế nhà nước,
hệ thống chính trị ở những cộng đồng dân cư có tính cấu kết chặt chẽ bởi phong tục,
truyền thống, văn hóa bản địa. Bên cạnh đó, các thói quen xã hội do luật tục tạo nên
có ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức pháp luật, thực hiện pháp luật, thậm chí với sự
ràng buộc mạnh hơn. Vì vậy, quản lý nhà nước bằng pháp luật không loại trừ sự tồn
tại của luật tục. Luật tục cũng là một trong những nội dung được đề cập trong luận
án nên những thông tin này rất có ý nghĩa cho đề tài luận án trong việc nghiên cứu.
- Thi hành pháp luật tiếp cận ở phương diện hiệu quả

13


Đây là phương diện nghiên cứu có quy mô lớn, nội dung phong phú, đề cập
nhiều vấn đề, được thực hiện bởi nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm,
để làm sáng tỏ cơ sở lý luận và hướng trực diện vào việc tối ưu hiệu quả THPL của
Nhà nước trong đời sống xã hội. Thể hiện qua một số công trình tiêu biểu sau:
+ Các cuốn sách:
Chương “Mô hình động lực kinh tế của tối ưu thi hành pháp luật” của TS.
Gustav Feichtinger trong phần 3 của cuốn sách “Mô hình và quyết định trong kinh
tế - Tiểu luận vinh danh Franz Ferschl” của Ulrike Leopold-Wildburger; Gustav
Feichtinger; Klaus-Peter Kistner năm 1999 [143], làm rõ tối ưu THPL phải được
nghiên cứu trong mô hình động để phản ánh thực tiễn sinh động của THPL, do đó,

tác giả đề xuất sử dụng mô hình phân tích kinh tế động và ứng dụng lý thuyết trò
chơi để nghiên cứu. Đồng thời chỉ rõ trong tối ưu THPL, yếu tố thực thi pháp luật
không phải là yếu tố quyết định duy nhất mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Vai
trò của người phạm tội, yếu tố chi phí thực thi pháp luật, tác dụng răn đe phòng
chống tội phạm…
Chương 6 “Lý luận thi hành luật công” của Mitchell Polinsky, Steven
Shavell trong cuốn sách “Sổ tay Hướng dẫn Luật và Kinh tế tập 1” năm 2007 [182]
THPL công được phân tích dưới ba lý thuyết chính (Lý thuyết THPL khả thi, lý
thuyết THPL không khả thi, lý thuyết tổng thể và so sánh với thực tế) và 17 yếu tố
mở rộng như: Tác hại do tai nạn, phòng ngừa, mức độ hoạt động, lỗi, chi phí áp đặt
mục đích, tổ chức thi hành, biên răn đe, mối quan hệ giữa Chính phủ - cơ quan đại
diện, định cư, tự báo cáo, phạm tội nhiều lần, nhận thức chưa đầy đủ về xác suất và
cường độ khi áp dụng các biện pháp trừng phạt, tham nhũng, tước quyền, giám sát
mức độ giàu có của người vi phạm pháp luật, chuẩn mực xã hội, công bằng. Việc
phân tích trên nhằm giải quyết các câu hỏi cơ bản trong THPL: Nên dùng hình thức
xử phạt phạt tiền, xử phạt phi tiền tệ, hoặc một sự kết hợp của cả hai, đối với bên
chịu trách nhiệm; Nên quy trách nhiệm chặt chẽ hay dựa trên yếu tố lỗi; Nếu việc
phát hiện vi phạm pháp luật mang tính xác suất thì các mức phạt phải được điều
chỉnh và để tối ưu THPL cần làm thế nào huy động nhiều tài nguyên của xã hội
dành để bắt giữ người vi phạm.
“Các vấn đề về pháp luật và thi hành pháp luật” của Gerald M. Kessler năm
2007 [166], 13 chương của cuốn sách tập trung làm rõ các vấn đề quan trọng trong
pháp luật và THPL, bao gồm: Thực thi pháp liên bang, luật pháp quốc tế và THPL.
Cung cấp cái nhìn tổng quan ngắn gọn về: Bối cảnh lịch sử của các cuộc đàm phán
cho Quy chế Rome, phác thảo cấu trúc, quyền tài phán của Tòa án Hình sự Quốc tế
(ICC); Các đạo luật liên bang, quy định thủ tục áp dụng trong lịch sử và các toà án

14



hiện đại; Trao đổi việc duy trì thực thi pháp luật và các thông tin tình báo; Các biện
pháp bảo vệ theo luật liên bang; Người phạm tội chưa thành niên…Và bằng đạo luật
American Servicemembers’ Protection, Hoa Kỳ đã giành quyền miễn trừ xét xử của
ICC đối với người Mỹ.
Các bài báo khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành:
“Phân tích kinh tế hiệu ứng răn đe trong thi hành pháp luật đối với hoạt
động tội phạm” của Llad Phillips và TS. Jr Harold L. Votey năm 1972 [181] đã định
nghĩa “Thi hành pháp luật ngoài việc chịu trách nhiệm đưa ra hình phạt đối với tội
phạm còn tạo ra tác dụng răn đe, phòng chống tội phạm”. Với giả thuyết THPL
được xem là hành động tác động lên tội phạm, kết thúc bằng việc bắt giữ tội phạm,
các tác giả chỉ ra rằng hiệu quả THPL được xác định bởi công nghệ và chi phí cho
việc thực thi pháp luật.
“Thi hành pháp luật, hành động phi pháp và quyền lợi của người thực thi
pháp luật” của TS. Gary S. Becker and TS. George J. Stigler năm 1974 [127], đã
phân tích THPL trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi hoạt động xã hội được đo
bằng giá trị đồng tiền. Do đó, người vi phạm dễ dàng dùng tiền thỏa hiệp với người
thực thi pháp luật để bỏ qua vi phạm của mình. Hơn nữa, người thực thi pháp luật
không sợ hành vi nhận hối lộ bị phát hiện thì sẳn sàng nhận tiền hối lộ từ người vi
phạm pháp luật. Vì vậy, để việc THPL có hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng hối lộ
người thực thi pháp luật, Nhà nước cần chấp nhận hình thức nộp tiền để thay các
hình phạt sẽ áp dụng cho hành vi vi phạm. Đối với hành động phi pháp của người
thực thi pháp luật, Nhà nước cần có biện pháp trừng phạt thích đáng và thưởng việc
thực thi pháp luật có hiệu quả. Đồng thời, phải có hệ thống trả lương: Đảm bảo đền
bù chênh lệch giữa nhận hối lộ và thi hành đúng pháp luật; Đảm bảo lợi ích trong
tương lai của người thực thi pháp luật, nếu thực hiện hành vi phi pháp thì sẽ mất
khoản lợi ích tương lai này.
“Chiến lược ngăn dầu lan - Tối ưu chiến lược thi hành: Một ứng dụng của
mô hình của Moral Hazard về Người điều hành - Người đại diện” của Giáo sư,
chuyên gia thi hành chính sách Mark A. Cohen năm 1987 [136]. Theo mô hình
Moral Hazard: Cơ quan THPL (Người đại diện) gây ra tác hại xã hội, nếu lỗi là do

hoạt động vi phạm pháp luật của cơ quan thi hành thì phải chịu chế tài xử lý xử
phạt, nếu lỗi là yếu tố ngẫu nhiên (dầu lan) thì Chính phủ (Người điều hành) cần
phải có chính sách theo dõi, giám sát thích hợp đối với vụ việc và mục tiêu của hoạt
động theo dõi, giám sát phải tối đa hóa phúc lợi xã hội hoặc không lớn hơn thiệt hại
xã hội đã xảy ra và đây cũng chính là chiến lược THPL tối ưu.

15


“Tối ưu cấu trúc thi hành pháp luật” của TS. Steven Shavell năm 1993
[190] cấu trúc THPL gồm: Giai đoạn can thiệp pháp lý, hình thức xử phạt, vai trò tư
nhân và thực thi công, khung phương pháp thực thi. THPL sẽ đạt hiệu quả tối ưu
khi các yếu tố: Giai đoạn can thiệp pháp lý (phòng ngừa, can thiệp, ngăn chặn,
cưỡng chế…); Hình phạt (hình phạt tiền, hình phạt phi tiền tệ); Vai trò của cơ quan
trong lĩnh vực công, vai trò cá nhân (cơ chế thực thi pháp luật, cung cấp thông tin;
trách nhiệm và cơ chế khen thưởng, bảo vệ, đảm bảo an toàn) được tối ưu bằng tính
nhất quán trong giám sát và phương pháp điều chỉnh: Luật tổn hại, luật hình sự, quy
định an toàn, lệnh cấm và áp đặt thuế dựa trên tác hại dự kiến.
“Tối ưu thi hành pháp luật với hành vi tự khai báo” của TS. Louis Kaplow và
TS. Steven Shavell năm 1994 [162]; “Tối ưu thi hành pháp luật bằng việc thực hiện
các quyền hợp pháp của nạn nhân” của Nuno Garoupa năm 2001 [153] khi Nhà nước
có chính sách ưu đãi đối với hành vi tự khai báo hoặc tố cáo tội phạm của chính nạn
nhân trong vụ việc thì: Việc xác tín tư cách pháp lý của người tự khai báo, nạn nhận;
Hành vi vi phạm pháp luật của tội phạm chính xác và hiệu quả hơn khi Nhà nước phải
thực hiện việc kiểm tra, xác định, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, nạn nhân. Đây
là một giải pháp tối ưu THPL vì với chính sách này khả năng phát hiện phòng chống
tội phạm tăng lên, chi phí xã hội dành cho THPL giảm xuống.
“Lý thuyết tối ưu thi hành pháp luật” của Nuno Garoupa năm 1997 [149],
làm rõ các lý thuyết về THPL tối ưu mà trọng tâm là lý thuyết tối ưu THPL bằng tối
đa hóa phúc lợi xã hội và lý thuyết tối đa răn đe tội phạm với chi phí xã hội thấp

nhất. Bằng mô hình phân tích kinh tế, tác giả chứng minh việc xử phạt tối đa có thể
không đạt hiệu quả tối ưu trong THPL, nguyên nhân: Chi phí xử phạt về mặt xã hội
là tốn kém, phụ thuộc vào nhận thức của cá nhân, biên răn đe; chi phí rủi ro.
“Tối ưu thi hành pháp luật và thông tin không hoàn hảo khi giữa các cá nhân
có sự giàu có khác nhau” của Nuno Garoupa năm 1998 [150] vì thông tin không hoàn
hảo nên trong THPL đòi hỏi phải có hình phạt tăng nặng đối với các cá nhân tỷ lệ thuận
với mức độ giàu có thì mới đảm bảo tối ưu THPL. Vì, mức tối ưu răn đe trong THPL
của người giàu so với người nghèo là khác nhau, người giàu có thể chi tiêu nhiều hơn
để đảm bảo pháp lý cho họ dẫn đến phù hợp “tự nhiên” với việc tối ưu thực thi pháp
luật, đồng thời giúp Chính phủ giảm được phần lớn chi phí THPL.
“Tối ưu thi hành pháp luật bằng phổ biến thông tin” của Nuna Garoupa năm
1999 [151] THPL đạt tối ưu hay không phụ thuộc vào: Chi phí phổ biến thông tin
THPL và mức độ tác động nhận thức cá nhân của thông tin được phổ biến. Trong
đó, mức chi phí thông tin phổ biến của Chính phủ: Nếu ở mức rất cao, Chính phủ
nên đầu tư nhiều hơn trong việc phát hiện tội phạm; Nếu ở mức trung bình, Chính

16


phủ nên xem xét đầu tư vào việc bổ sung thông tin thực thi pháp luật vào nội dung
phổ biến; Nếu ở mức khá nhỏ, Chính phủ nên đầu tư trong việc phổ biến và chọn
một chính sách phát hiện tội phạm lỏng lẻo hơn, các yếu tố khác không đổi. Bên
cạnh đó, mức độ tác động nhận thức cá nhân của thông tin được phổ biến: Nếu cá
nhân nhận được thông tin phổ biến hoàn hảo thì mức độ THPL đạt mức tối ưu nhất;
Nếu cá nhân được thông tin không hoàn hảo có thể không đảm bảo mức độ khả thi
cao nhất việc thực thi các quy định pháp luật. Vì, đây chính là điểm cốt lõi để họ
quyết định trở thành hoặc không trở thành tội phạm.
“Hiệu quả thi hành pháp luật” năm 2009 [28]; “Chất lượng của hệ thống
pháp luật thực định bảo đảm quan trọng của thực hiện pháp luật” năm 2009 [27]
của TS. Nguyễn Minh Đoan; “Các yếu tố bảo đảm thi hành pháp luật” của PGS.TS.

Nguyễn Văn Mạnh năm 2009 [54]; “Các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật”
của Ths. Bùi Xuân Phái năm 2009 [50]; “Thi hành pháp luật của cơ quan nhà
nước: Khái niệm, hiệu quả và sự tác động (ảnh hưởng) của hiệu quả tới xã hội” của
PGS. TS. Nguyễn Văn Động năm 2010 [31], thực tế hiện nay hệ thống pháp luật
chưa thật sự hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thống nhất, tính quy phạm của hệ thống
pháp luật chưa cao. Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ những yếu tố ảnh hưởng đến việc
THPL sẽ phát huy tác dụng tích cực, những tác động tiêu cực của nó sẽ bị hạn chế
để việc THPL hiệu quả hơn thực tiễn. Trong đó, hiệu quả THPL là kết quả thực tế
tích cực đạt được do việc THPL mang lại, phù hợp với những mục đích, yêu cầu,
mong muốn đạt được của việc THPL trong những phạm vi và điều kiện nhất định
với mức chi phí thấp. Để đánh giá hiệu quả THPL thì phải xác định được: Những
mục đích, yêu cầu mong muốn đạt được khi THPL; kết quả tích cực đạt được trên
thực tế do việc THPL; Những chi phí thực tế để đạt được kết quả khi THPL.
1.1.1.2. Về theo dõi thi hành pháp luật
- Nghiên cứu về lý luận chung về theo dõi thi hành pháp luật có một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu như:
+ Sách: Các cuốn sách tiếp cận từ góc độ khoa học pháp lý có chủ đề đa
dạng gắn với lĩnh vực TDTHPL, tuy có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau
nhưng đều dành một dung lượng nhất định để luận bàn một số vấn đề lý luận liên
quan đến TDTHPL. Đáng lưu ý là cuốn sách “Một số nghiên cứu về công tác theo
dõi thi hành pháp luật tại Việt Nam” trong Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và
bảo vệ quyền tại Việt Nam” của Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển của Liên
hợp quốc (UNDP) năm 2010 [5]. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề về TDTHPL do chính cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này thực
hiện. Nội dung của cuốn sách này đã góp phần luận giải được nhiều khái niệm quan

17


trọng như: THPL; TDTHPL; Nội dung, hoạt động TDTHPL và vai trò cá nhân, tổ

chức, cơ quan trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, công trình cũng tổng kết, đánh giá:
Thực tiễn hệ thống pháp luật về TDTHPL; Kết quả thí điểm việc TDTHPL đối với
một số lĩnh vực ngành; Kinh nghiệm, mô hình quản lý và TDTHPL ở một số nước
trên thế giới. Cuốn sách đã đề cập các yếu tố tác động đến điều chỉnh pháp luật về
TDTHPL và các tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện của điều chỉnh pháp luật về
TDTHPL trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nội dung, đánh
giá, đề xuất, kiến nghị mới chỉ là những nét chấm phá, gợi mở, đặt vấn đề ban đầu
để tiếp tục hoàn thiện thể chế về TDTHPL; Cuốn sách “Một số vấn đề pháp lý và
thực tiễn về theo dõi thi hành pháp luật” của Vụ các vấn đề chung về xây dựng
pháp luật - Bộ Tư pháp Việt Nam năm 2010 [121], công trình nghiên cứu đã phân
tích, làm rõ những khái niệm, nội hàm của những thuật ngữ còn đang tranh luận
trong lĩnh vực TDTHPL, nội dung cách thức thực hiện và phân biệt TDTHPL với
hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra; Đánh giá thực tiễn quản lý, triển khai công
tác TDTHPL ở một số lĩnh vực, một số địa phương trong thời gian qua, cùng với
một số kinh nghiêm quốc tế về TDTHPL của Liên hợp quốc, Liên minh Châu Âu,
ASEAN, Liên bang Nga. Trong cuốn sách này nhiều quan điểm khoa học liên quan
đến các vấn đề nói trên đã được tổng hợp và luận bàn giúp hình dung tổng quan
trạng thái nhận thức lý luận về TDTHPL mà sau này được thể chế hóa vào Nghị
định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành pháp luật.
+ Đề tài khoa học 01X-11/01/2013-2 “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội”
của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội năm 2013 [77], đề tài có mục tiêu tìm kiếm
phương án xây dựng mô hình theo THPL hiệu quả trong quá trình xây dựng mô
hình NNPQ gắn với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, vì vậy khía cạnh lý
luận của đề tài hướng trọng tâm vào việc đánh giá, tổng hợp kinh nghiệm tổ chức
TDTHPL của một số nước trên thế giới và tỉnh thành khác tại Việt Nam, đồng thời
đưa ra quan niệm về TDTHPL của cơ quan nhà nước, tính tất yếu mô hình
TDTHPL dựa trên nền tảng ba yếu tố: Hiệu lực, hiệu quả, tác động; Làm rõ về mặt
lý luận giữa công tác theo dõi thi hành pháp với các lĩnh vực khác như giám sát,
thanh tra, kiểm tra trên cơ sở đánh giá thực trạng, đặc thù của thủ đô Hà Nội…Như

vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài gắn sát với định hướng TDTHPL ở Việt Nam
và gợi mở một số vấn đề cho việc thay đổi mô hình điều chỉnh pháp luật về
TDTHPL ở Việt Nam hiện nay.
+ Trong thời gian gần đây, hướng nghiên cứu ứng dụng trong điều chỉnh
pháp luật đối với TDTHPL được nhiều học viên cao học triển khai tại các không

18


gian nghiên cứu hoặc đối tượng nghiên cứu cụ thể. Mặc dù trọng tâm chính của các
luận văn là phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để đề xuất các giải pháp
đổi mới tổ chức, mở rộng phạm vi và tăng cường hiệu quả TDTHPL…nhưng ở các
mức độ khác nhau, các luận văn đều xuất phát từ việc hệ thống các quan điểm lý
luận về TDTHPL, đưa ra các hiểu về TDTHPL, phân tích nội dung hoạt động
TDTHPL, xác định vai trò chế định hóa của pháp luật và làm rõ ảnh hưởng của các
yếu tố chủ quan và khách quan đối với TDTHPL. Trong số đó, có thể kể đến luận
văn thạc sĩ luật học “Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” của
Vũ Duy Sỹ năm 2015 [83], “Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bắc
Giang” của Kiều Văn Hưng năm 2017 [43].
+ Văn bản pháp luật, nhiều khía cạnh lý luận về TDTHPL như: khái niệm, vai
trò, mục đích, nội dung, hình thức, chủ thể, nguồn lực vật chất cho hoạt động
TDTHPL…còn được làm sáng tỏ trong các VBQPPL ở Việt Nam và các văn bản pháp
luật ở nhiều nước trên thế giới (Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành pháp
luật, Thông tư 14/2014/TT-BTP quy định chi tiết thi hành Nghị định 59/2012/NĐ-CP,
Sắc lệnh về theo dõi thi hành pháp luật của Liên bang Nga năm 2011…).
+ Bài báo khoa học được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành có thể kể
đến như: “Giám sát và thi hành của Luật pháp ở EU: Tranh luận và thực tế” của
TS. Dimitry Kochenov, TS. Laurent Pech năm 2015 [167] để chống lại “quy tắc sa
ngã pháp luật” hay tình trạng một số quốc gia thành viên liên minh Châu Âu nơi mà
tầng lớp tinh hoa cầm quyền đã thực hiện sự lựa chọn có ý thức không tuân thủ các

giá trị cam kết trong Hiệp ước liên minh châu Âu, tạo ra hình ảnh hoàn toàn khác
của các giá trị này. Đây chính là mối đe dọa, vi phạm mang tính hệ thống đối với
các quy định của pháp luật. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này cần thực hiện một
thủ tục gồm 03 giai đoạn gọi là “nguyên tắc khuôn khổ pháp luật” do Uy ban Châu
Âu phụ trách gồm: Đánh giá, đề nghị và theo dõi, để THPL ở EU. Đồng thời Hội
đồng EU thiết lập một cuộc đối thoại chính trị giữa các nước thành viên EU để thúc
đẩy và bảo vệ các nguyên tắc của luật pháp trong EU. Kết quả nghiên cứu này bước
đầu gởi mở cho Việt Nam một số vấn đề lý luận để triển khai hoạt động TDTHPL
cụ thể; “Bàn về công cụ theo theo dõi thi hành pháp luật” của Phùng Ngọc Đức [32]
TDTHPL là hoạt động tất yếu trong quản lý xã hội của một quốc gia, nhất là quốc
gia đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện NNPQ. Vì việc việc thu thập một
cách hệ thống các thông tin, phân tích so sánh giữa mục tiêu đề ra với thực tế đạt
được và chỉ ra sự tác động, tồn tại, bất cập của quy định pháp luật để kiến nghị sửa
đổi, bổ sung chính sách, pháp luật hay tăng cường biện pháp nâng cao hiệu quả thi
hành cho phù hợp với mục tiêu đặt ra đối với yêu cầu quản lý nhà nước là cấp thiết.

19


Từ nhận định này, tác giả đề xuất công cụ TDTHPL gồm: Khung theo dõi và Kế
hoạch theo dõi. Trong đó, khung theo dõi là công cụ theo dõi chung, Kế hoạch theo
dõi là công cụ theo dõi cụ thể và thể hiện nguyên tắc công khai, có trọng tâm, trọng
điểm, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, huy động sự tham
gia của các tổ chức và Nhân dân.
Ngoài ra, một số bài báo khoa học đi theo hướng tìm hiểu kinh nghiệm nước
ngoài về TDTHPL như: “Kinh nghiệm tổ chức theo dõi thi hành pháp luật của một
số nước trên thế giới” của Ths. Phùng Ngọc Việt Nga năm 2013 [57], Qua kinh
nghiệm tổ chức TDTHPL của một số nước trên thế giới, bài viết cho thấy việc tăng
cường công tác THPL là một nhu cầu tất yếu khách quan của quản lý nhà nước
trong mỗi quốc gia và thực tiễn phát triển của Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu phải

đẩy mạnh công tác này cho ngang tầm với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật; “Giám sát hoạt động hành pháp của một số nước trên thế giới và kinh
nghiệm đối với Việt Nam” của Dương Hương Liên năm 2015 [46]. Từ kinh nghiệm
của các quốc gia như: Đan Mạch, Canada, Trung Quốc, Ai Cập, bài viết đã làm rõ
vai trò giám sát của cơ quan quyền lực đối với hệ thống hành pháp với cơ chế 03
yếu tố đảm bảo sau: Thứ nhất, để giám sát hoạt động hành chính thì thiết chế giám
sát phải được tổ chức có tính độc lập (ít nhất là độc lập tương đối) so với hệ thống
cơ quan hành pháp; Thứ hai, thẩm quyền trao cho các cơ quan có chức năng giám
sát. Thẩm quyền của các cơ quan này không chỉ là dừng lại ở mức yêu cầu các cơ
quan hành pháp báo cáo, giải trình việc thực hiện nhiệm vụ công vụ, quyền đề xuất,
kiến nghị mà còn có các quyền khác như quyền điều tra hoạt động của các cơ quan
hành chính, quyền ban hành các quyết định cá biệt có hiệu lực bắt buộc đối với các
cơ quan hành chính, quyền khởi tố hành chính…; Thứ ba, mô hình tổ chức và hoạt
động giám sát hành chính được bảo đảm có sự kết nối chặt chẽ với các khiếu nại
của công dân, đặc biệt là thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính.
Đây là những nội dung nghiên cứu góp phần quan trọng trong bối cảnh nhận thức lý
luận về TDTHPL còn nhiều khoảng trống khi tiến hành hoàn thiện mô hình điều
chỉnh pháp luật về TDTHPL.
Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy ở Việt Nam tình hình nghiên cứu lý luận về
TDTHPL rất đa dạng từ quan niệm về TDTHPL, đối tượng, nội dung, hình thức, mô
hình TDTHPL đến nhu cầu điều chỉnh pháp luật về TDTHPL… tuy nhiên các công
trình nghiên cứu ở nước ngoài về lý luận TDTHPL có số lượng ít, chủ yếu tập trung
vào THPL là chính.
- Theo dõi thi hành pháp luật tiếp cận ở phương diện quản lý Nhà nước

20


Phần lớn các công trình nghiên cứu về TDTHPL tiếp cận ở góc độ này và tập
trung giải mã một hoặc một vài vấn đề lý luận về TDTHPL nói chung, điều chỉnh

pháp luật về TDTHPL nói riêng. Cụ thể:
+ Nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật đối với TDTHPL có các bài báo khoa
học được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành như:
“Bàn về phạm vi, nội dung theo dõi chung việc thi hành pháp luật và trách
nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp trong việc phối hợp việc thực hiện
nhiệm vụ theo dõi chung về thi hành pháp luật” của Nguyễn Quốc Việt năm 2009
[106], Bài viết làm rõ hoạt động TDTHPL trước năm 2008 do các cơ quan của
Chính phủ thực hiện một cách “tự nhiên” và “độc lập” theo lĩnh vực ngành, không
có sự gắn kết, không có sự hướng dẫn thống nhất và có tính hệ thống, dẫn đến hiệu
quả THPL ở Việt Nam rất thấp. Vì vậy, năm 2009 Chính phủ đã giao cho Bộ Tư
pháp nhiệm vụ theo dõi chung tình hình THPL trong cả nước; Các bộ, ngành và ủy
ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi tình hình THPL thuộc phạm vi quản lý. Trong đó,
theo dõi chung viêc THPL là theo dõi trên những nét lớn, bao quát có tính tổng thể,
chủ yếu tập trung phân tích xem pháp luật đi vào cuộc sống như thế nào, những khó
khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền
các giải pháp khắc phục, cũng như phương hướng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp
luật và hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.
“Những nội dung cơ bản của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình
hình thi hành pháp luật” của Vụ các vấn đề chung về xây dựng và THPL - Bộ Tư
pháp Việt Nam năm 2012 [122], bài viết phân tích, làm rõ quan điểm chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước về sự cần thiết phải ban hành VBQPPL để theo dõi tình hình
THPL. Nghị định có bố cục 05 chương, 20 điều và nội dung quy định cụ thể về
phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; mục đích, nguyên tắc theo dõi tình hình
THPL; Vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan và nội dung theo dõi;
Kinh phí và hiệu lực thi hành nhằm đánh giá tình hình tổ chức thi hành và áp dụng
pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước; Việc chấp hành, tuân thủ pháp luật của
cơ quan, tổ chức, cá nhân; Khắc phục, xử lý những hạn chế, vướng mắc dược phát
hiện trong thực tiễn thi hành nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực và hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
“Phát huy vai trò của cán bộ pháp chế trong công tác theo dõi thi hành pháp

luật” của Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang năm 2012 [80], bài viết đề cập nhiều vấn đề
liên quan đến cán bộ pháp chế, nhất là vai trò tham mưu lãnh đạo thực hiện các hoạt
động theo dõi thi hành pháp theo chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành
trên địa bàn. Tuy nhiên, vai trò của cán bộ pháp chế ở một vài đơn vị chưa được

21


×