Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bai thong ke tinh hinh biatg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.6 KB, 8 trang )

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BIA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA VỚI NGÀNH
Bia là 1 trong những đồ uống lâu đời nhất của loài người, có thể xuất hiện trong thời
kì đầu Đồ Đá hay 9.500 trước CN khi mà ngũ cốc lần đầu tiên được gieo trồng. Theo, tiến sĩ
Tim Cooper, các bằng chứng lịch sử sớm nhất xuất hiện ở Ai Cập và Iraq cổ đại. Bài thánh ca
Ninkasi, được người Sumerian viết vào khoảng 3500-3100 trước Công nguyên, là bằng
chứng văn học đầu tiên ngợi ca và mô tả cách thức nấu bia Các nhà khảo cổ học cho rằng, bia
là 1 trong những công cụ để hình thành lên các nền văn minh.
Bia, từ trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, chỉ được nấu để phục vụ nhu cầu nội địa
của từng nước và tại nhiều nơi ở Châu Âu, bia là mặt hàng độc quyền của các tu viện. Sau
Cách mạng Công nghiệp, bia được áp dụng nhiều công nghệ mới và đã đạt được quy mô sản
xuất lớn, phục vụ cho nhu cầu không chỉ nội địa và vươn ra nhiều nơi trên thế giới.

Mức tiêu thụ bia theo khu vực
Trong năm 2011, mức tiêu thụ bia toàn cầu đạt 188,78 tỉ lít, tăng 3,8% so với năm
2010. Trong đó, lượng tiêu thụ của Châu Á đứng đầu thế giới ở mức 66,2 tỉ lít, tiếp đó là thị
trường truyền thống Châu Âu 51,2 tỉ lít. Khu vực Trung Đông là khu vực tiêu thụ ít nhất, chỉ
đạt 1,4 tỉ lít dù dân số bằng ½ so với Châu Âu. Các khu vực Mĩ La Tinh, Bắc Mĩ, Châu Phi
và Châu Đại Dương đạt 30,8; 26,1; 10,8 và 2,2 tỉ lít. Tổng thu nhập của thị trường bia năm
2011 đạt 500,24 tỉ đô la Mĩ. Mức tiêu thụ bia ở các châu lục khác nhau được thể hiện trên
biểu đổ 1.


Biểu đồ 1: Tỉ trọng tiêu thụ bia theo khu vực năm 2011 (nguồn: Kirin)

Lượng tiêu thụ bia ở Châu Á ghi nhận một mức tăng lớn 8.4% so với năm ngoái.
Châu Mĩ La Tinh và Châu Phi cũng tăng nhanh trong năm 2011 với mức tăng hàng năm 3.7%
và 6.9%. Sự tăng trưởng của Châu Mĩ La Tinh tăng 3.5% so với 2010. Tại Châu Phi, sự tăng
trưởng chủ yếu là Nam Phi, với mức tăng hàng năm đạt 2.5%. Mức tiêu thụ hàng năm tại
Châu Âu tăng 0.4%, lần đầu tiên trong 4 năm. Bắc Mĩ, do khủng hoảng kinh tế, giảm đi 1,2%
so với 2010.



Mức tiêu thụ theo quốc gia
Trung Quốc, với dân số lớn nhất thế giới, năm thứ 9 liên tiếp, là nước tiêu thụ bia
nhiều nhất trên thế giới (48,9 tỉ lít), tăng trưởng 10,7%. Tuy gặp khủng hoảng kinh tế nhưng
Mĩ vẫn giữ vị trí thứ 2, đặt mức 23,9 tỉ lít và Brazil, 12,6 tỉ lít đứng thứ 3. Điểm đáng chú ý là
trong top 10 bao gồm các quốc gia phát triển (Mĩ, Nga, Nhật, …) và các nền kinh tế mới nổi
như Trung Quốc, Brazil.


Biểu đồ 2: 10 quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất năm 2011 (tỉ lít) (nguồn: Kirin)

Tại Trung Quốc và Brazil, lượng người tiêu thụ bia tăng chủ yếu ở khu vực thành thị,
nơi mà đang phát triển lên từng ngày và người dân có điều kiện hơn; điều này phản ánh sự
tăng trưởng chung và đời sống cải thiện lên nhờ nền kinh tế đang phát triển.
Tại Ấn Độ, mặc dù có dân số lớn thứ 2 trên thế giới, lượng tiêu thụ bình quân lại ở
mức khiêm tốn (1,8 tỉ lít). Tuy nhiên, tỉ lệ tăng trưởng vẫn đạt đều 5% qua từng năm, phần
lớn nhờ sự tăng trưởng kinh tế cũng như sự xuất hiện nhiều hơn của các nhà bán lẻ bia, mạng
lưới phân phối mở rộng khắp đất nước, đồng thời, các nhà sản xuất bia nước ngoài cũng bắt
đầu việc sản xuất trong nước.
Vì nền kinh tế trì trệ và tăng thuế, Nga là nước duy nhất trong nhóm 4 nước BRICs
ghi nhận tăng trưởng âm (-0,6%) trong năm 2011. Nhật Bản có mức tăng trưởng âm 3,7%
vẫn duy trì vị trí thứ 7.

Mức tiêu thụ theo đầu người
Mặc dù đứng đầu thế giới về tổng sản lượng tiêu thụ bia, Châu Á thua xa các đại diện
đến từ Châu Âu khi mà top 10 các quốc gia đứng đầu về lượng tiêu thụ bình quân chịu sự
thống trị bởi các quốc gia Châu Âu. Đứng đầu năm thứ 19 liên tiếp, CH Séc đạt mức 158,6
lít/1 người, tiếp đó là Ireland (131,1 lít) và Đức (110 lít). Châu Á chỉ có 2 nước duy nhất lọt



top 50 đó là Nhật (41) và Trung Quốc (50). Các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan
đạt mức tiêu thụ bình quân ở mức trung bình của thế giới (~27 lít/1 người) và cách xa khu
vực top 50. Sau đây là 10 quốc gia có mức tiêu thụ bình quân theo đầu người cao nhất:

Biểu đồ 3: Top 10 quốc gia có mức tiêu thụ bình quân cao nhất năm 2011 (lít/người) (nguồn: Kirin)

Tổng doanh thu của thị trường bia toàn cầu năm 2011
Tổng doanh thu của thị trường bia thế giới năm 2011 đạt 500, 24 tỉ đô la Mĩ và được
dự báo là sẽ tăng nhẹ 1,1% trong 4 năm tiếp theo. Đóng góp chính cho sự tăng trưởng này là
sự tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil, …


Biểu đồ 4: Tổng doanh thu thị trường bia toàn cầu năm 2011 (nguồn: Indybeer)

Thị phần doanh thu của ngành bia năm 2011
Anuheuser-Busch InBev, sau thương vụ sát nhập trở thành công ty có doanh thu lớn
nhất thế giới, chiếm hơn 18,7% thị phần. Kế đó là Sab Miller ở mức 9,5% và Heineken
(8,7%). Châu Á cũng có 1 vài đại diện đáng kể như Kirin (1,8%), Tsing Tao (3,4%) và China
Resources Enterpises (5%).

Biểu đồ 5: Thị phần tính theo lợi nhuận (nguồn: The economics Online)


Top 10 nhãn hiệu bán chạy nhất

Biểu đồ 6: 10 nhãn hiệu bán chạy nhất năm 2011 (sản lượng: triệu thùng) (nguồn: Plato Logic Limited)

Nhãn hiệu Snow của Trung Quốc, liên doanh của SABMiller và China Resources
Enterprises, bán chạy nhất trên thế giới, tuy nhiên, Snow lại bao gồm rất nhiều loại bia khác
nhau và chỉ được tiêu thụ trong thị trường Trung Quốc. Các nhãn hiệu khác như Bud Light,

Budweiser, Coors Light … thì rất phổ biến ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Đại Dương và Châu
Á; trong đó, Heineken đang mở rộng ảnh hưởng của mình ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam
Á. Mới gần đây, Heineken đã hoàn thành 2 thương vụ mua 2 công ty bia nổi tiếng Tiger beer
và APB, giành được lợi thế tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là xu hướng chung của các
nhà sản xuất bia khi mà các thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ đang trở nên bão hòa, thì các thị
trường mới nổi ở Châu Á, Mĩ La Tinh và Châu Phi lại có nhiều tiềm năng lớn cho việc phát
triển.
Với sự tăng trưởng không ngừng trong các thập kỉ qua, đặc biệt là trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây, ngành sản xuất và kinh doanh bia đóng một vai trò
thực sự quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đem lại những khoảng doanh thu, đóng góp cho
ngân sách hàng trăm tỉ đô-la. Tuy nhiên, luôn luôn có những thách thức và trở ngại, Tiến sĩ
Tim Cooper, trong hội nghị bia Quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương năm 2012, nêu lên một số
vấn đề nổi bật sau:


_ Quá trình toàn cầu hóa với sự hợp nhất của các công ty bia đã gây ra nhiều áp lực
lên lãi xuất, chi phí và nhân sự cho ngành bia,
_ Các mức thuế cho bia đang ngày càng cao lên,
_ Sự thay đổi của nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng,
_ Tại các thị trường có dân số già, lượng người tiêu thụ bia giảm đi,
_ Hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất bia,
_ Các chính sách, luật lệ ngăn cản sự phát triển đối với ngành bia,
_ Sự thống trị của các tập đoàn lớn cũng phần nào giới hạn sự tăng trưởng của ngành
bia.


Tài liệu tham khảo:
_ Kirin (2012), Global Beer Consumption by Country in 2011. Kirin Institute of Food and
Lifestyle Report Vol. 39
_ Cooper, T. (2012), Is Brewing an endangered profession?. IBD 32th Convention,

Melbourne, Úc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×