Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

dokkai 新完全マスターn2 CÙNG đỗ n3 n2 cấp tốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.79 KB, 62 trang )

新完全マスター読解 N2、例題 1
Những năm gần đây, các cuộc họp sử dụng internet và Lan để tiến hành được gọi là cuộc họp
điện tử thì đang phổ biến. Lợi thế của cuộc họp điện tử là những người tham gia không cần tập
trung ở hội trường cũng được, nhưng mà không chỉ có thế. Thường thì trong cuộc họp bình thường,
mình bận tâm đến “những cặp mắt xung quanh”, rồi nào là gật đầu “uhm, uhm” trong khi ai đó (đặc
biệt là cấp trên) đang phát biểu, rồi bị phân tán tư tưởng vào việc liên tục thể hiện thái độ với những
người xung quanh rằng là “tôi đang nghe đây”. Nhưng sự thật là lúc đó, suy nghĩ dễ bị ngừng lại
hơn. Trái với điều này, ở trường hợp cuộc họp điện tử thì không cần bận tâm đến “những người
xung quanh”, có thể nghe phát biểu của người khác mà không cần dừng suy nghĩ của bản thân. Do
đó, có nhiều ý tưởng mới sẽ được nảy ra.

Cái nào phủ hợp nhất với nội dung bài viết:
1. Cuộc họp điện tử thì dễ nảy ra ý tưởng hơn cuộc họp thông thường (正解)
2. Cuộc họp điện tử thì bận tâm đến những người xung quanh hơn cuộc họp thông thường
3. Cuộc họp điện tử khác với cuộc họp thông thường, không cần cất công đi đến hội trường
4. Cuộc họp điện tử thì thời gian để suy nghĩ ngắn hơn cuộc họp thông thường

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 2
Nếu bây giờ bạn đang ở trong một tình yêu say đắm thì tôi sẽ không khuyên bạn đọc mấy thứ
như sách này nọ. Đặc biệt là mấy cái thứ tiểu tuyết tình yêu, ngay cả khi bạn có lỗi đi chăng nữa thì
cũng đừng đọc. Dù cho nó (恋愛) mang đến một kiệt tác về tình yêu thuần khiết như là “Cánh huệ
trong thung lũng” của Barzac, hay mang đến một kiệt tác về tình yêu trái luân thường đạo lí như
“Anna Karenina” của Tolstoy, nhưng nếu so với những trải nghiệm sinh động về tình yêu mà bạn
đang say đắm dâng hiến trong thực tế thì chắc chắn nó sẽ mờ nhạt. ( so làm gì, tình yêu trong kiệt
tác cũng chẳng thể nào sánh bằng tình yêu trong thực tế mà bạn đang trải qua đâu)
Hơn nữa, đừng kể với người yêu mà bạn đang yêu về ba cái chuyện trong sách. Vì nó chẳng
qua chỉ là một cuộc trò chuyện còn khô han hơn nhiều nếu so với việc đi đến khu vui chơi, rồi lặng
thinh cùng người yêu lên tàu lượn. Nhưng mà, bạn nên thử làm theo những điều giống bạn đọc


trong sách hay là giống câu chuyện trong sách vì như vậy cũng tốt. (Làm theo sách) Vào những lúc
giả sử như bạn nghĩ tình yêu đã vơi đi, hay lúc bạn nghĩ là đây là một thất bại.
Bởi vì sách không có khả năng trả một tình yêu đã kết thúc hay con tim tan vỡ về lại như cũ,
nhưng nó có thể cho bạn trải nghiệm một lần nữa về một tình yêu đã kết thúc hay con tim tan vỡ của
bạn một cách rộng lớn hơn, sâu sắc hơn những gì bạn đã trải nghiệm.
Điều mà tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là cái gì?
1. Khi đang yêu, nếu hai người cùng đọc sách và nói về chuyện đó thì sẽ tốt hơn là nói những
câu chuyện nhàm chán.
2. Khi đọc một kiệt tác tình yêu, bạn có thể học được nhiều thứ cho nên người đang yêu thì nên
đọc sách
3. Người đang yêu không nên đọc sách nhưng khi bạn nghĩ tình yêu có vẻ kết thúc thì đọc sách
sẽ tốt vì nó sẽ làm cho những trải nghiệm sâu sắc hơn (正解)
4. Người đang yêu không cần đọc sách nhưng khi bạn nghĩ tình yêu có vẻ kết thúc thì đọc sách
sẽ tốt vì nó sẽ làm xoa dịu nỗi đau thất tình

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 3
Tụi trẻ con thường nói là "mẹ đáng sợ hơn ba" nhỉ. chẳng phải hình tượng "bà mẹ là người
hay la mắng" đang trở nên phổ biến hay sao? Trường hợp những ông bố đi ra ngoài làm việc thì
kiểu gì thời gian bà mẹ tiếp xúc với con cũng nhiều hơn. Hơn nữa, bởi vì những ông bố không thể ở
cùng con nhiều nên cảm giác "không muốn bị con ghét" trở nên mạnh mẽ. Vì vậy, họ không có ý
định muốn la mắng con. Vì suốt ngày toàn la mắng con nên các bà mẹ trở nên ghét việc nuôi dạy
con.
Có nhà chuyên môn nói rằng trái với việc bà mẹ có vai trò "bảo bọc" nói cách khác là có
trách nhiệm đón nhận đứa con một cách dịu dàng thì ông bố nên có vai trò "la mắng" nói cách khác
là có trách nhiệm dạy cho con các quy tắc một cách nghiêm khắc. Nghe nói là sau khi ông bố la
mắng nghiêm khắc, nếu bà mẹ cố gắng dõi theo con thì mối quan hệ với con sẽ trở nên tốt hơn. Khi
cần thiết phải la mắng con thì chính là do người bố đảm nhận vai trò đó thì việc nuôi dạy con mới

tiến triển tốt được.
Chắc chắn là bây giờ khác với ngày xưa, vai trò của người cha và người mẹ đã không còn cố
định. Hiện tại, phân công vai trò của nam nữ trong gia đình đang ngày càng trở nên không có ranh
giới. Tuy nhiên, liên quan đến việc nuôi dạy con thì chẳng phải ta nên lắng nghe những ý kiến như
thế này hay sao?
Điều tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là gì?
1. Sau khi bà mẹ la mắng con thì ông bố nên tiếp xúc con một cách dịu dàng.
2. Trong chuyện nuôi dạy con thì bà mẹ hay ông bố cũng đều nên có vai trò la mắng con.
3. Trong chuyện nuôi dạy con thì nên phân công vai trò theo kiểu ông bố la mắng con, còn
bà mẹ dõi theo con.

(正解)

4. Ông bố khi la mắng con nên cố gắng nghe nhiều hơn cảm xúc của con.

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 4
Nhà toán học Einstein và nhà soạn nhạc Mozart không phải là thiên tài bởi vì chỉ được ban cho
duy nhất một năng lực. Vì có 2 năng lực ở hướng hoàn toàn khác biệt mới là thiên tài. Nói cách
khác, nghĩa là có khả năng nhìn thấy tường tận một bộ phận nhỏ của sự vật sự việc và có khả năng
nắm bắt rộng lớn bao quát toàn bộ sự vật sự việc. Cũng có thể nói rằng muốn thấy bộ phận chi tiết
của sự vật sự việc là cách nhìn của người thợ, còn muốn nắm bắt bao quát toàn bộ là cách nhìn của
người học giả. Việc trau dồi năng lực ở cả hai hướng này là điều có ý nghĩa quan trọng.

Cái phù hợp với nội dung bài viết là cái nào?
1. Con người nên trau dồi năng lực ở cả hai hướng: cách nhìn của người thợ và cách nhìn của
học giả (câu này sai vì tác giả đang nói đến thiên tài chứ không nói đến người bình thường)
2. Năng lực xuất sắc không hẳn chỉ thiên tài mới có.

3. Thiên tài có năng lực nắm bắt bao quát toàn bộ sự vật sự việc.
4. Thiên tài có năng lực ở hai hướng khác biệt. (正解)

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 6
Mục đích chơi hay cách tham gia thể thao thì rất đa dạng. Nếu có những môn thể thao ác liệt
giống như tranh huy chương vàng trong Olympic thì cũng có những môn thể thao thắng hay thua gì
thì miễn sao mọi người cùng chơi vui vẻ là được rồi. Có những môn thể thao để rèn luyện sức khỏe
hoặc để giải trí, mặt khác cũng tồn tại những môn thể thao chuyên nghiệp được coi như công việc.
Thế nhưng, dù cách chơi và mục đích khác nhau nhưng có một điều không thay đổi đó là cái nào
cũng là thể thao.
Cấp độ dù khác nhau nhưng thể thao vẫn là thể thao, cách các bạn chơi từ các cấp độ nào đó
để trở nên khéo léo, trở nên mạnh hơn dù chỉ một chút thì về căn bản là không khác nhau. Việc các
bạn đang đi đến chỗ nào của con đường núi dài dẫn đến đỉnh là khác nhau, độ hiểm trở và độ loãng
của không khí trở nên khắc nghiệt ra sao nhưng việc các bạn vẫn sẽ tiến bước và cách các bạn đi là
không hề khác nhau. Và dù bạn có dừng lại ở đâu đi nữa thì không khí của núi vẫn tươi mới và
phong cảnh vẫn đẹp. Ở độ cao nào mới thấy thích thú là tùy người đó, và việc khiến cho ai cũng
muốn thử leo cao thêm một chút mới thật sự là thể thao.
Điều mà tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là gì?
1. Việc leo núi dù là người như thế nào cũng có thể thích thú, và ai cũng muốn nhắm đến nơi
cao ơn.
2. Môn thể thao leo núi, khi lên cao bạn sẽ trở nên khổ nhọc biết bao nhiêu nhưng ở chỗ nào
cũng có niềm vui.
3. Thể thao có nghĩa là dù ở độ cao nào cũng có niềm vui và muốn tiến bộ thêm dù chỉ một ít.
(正解)
4. Có nhiều mức độ trong thể thao nhưng cái không vui thì không phải thể thao.

頑張れ! (Fb: VT Pham)



新完全マスター読解 N2、例題 8
Chuyện cũng khá lâu rồi, một người bạn trẻ của tôi là nhà văn đã từng rủ tôi là cùng học piano
không?
"Itsuki, cậu xem này. Có phải tất cả các nghệ sĩ piano đều sống lâu một cách kinh ngạc? Và mãi
không suy yếu về tinh thần. Đó là bằng chứng cho việc di chuyển cùng lúc các ngón tay ở cả hai tay
là điều tuyệt vời, tốt cho thể chất lẫn tinh thần".
Tôi đã tán thành những lời của anh ấy, nhưng đến nước này rồi thì tôi mỉm cười từ chối mà
không hề có ý định tập Bayer.
Nhưng tôi nghĩ rằng lời nói của anh ấy chính xác. Không chỉ piano. Ngay cả những người vẽ
tranh, những người nặn gốm chẳng hạn, họ đều đang sống lâu và khỏe mạnh. Đặc biệt các nhà điêu
khắc là tuyệt.
Việc sử dụng tay để làm gì đó thì có ảnh hưởng tốt đến con người. Nhưng, tôi nghĩ không phải
chỉ có thế?
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là không chỉ sử dụng bàn tay mà là bàn tay vui sướng. Việc chơi
đàn piano đối với các ngón tay cũng là một niềm vui. Điêu khắc cũng là một công việc đầy sáng tạo.
Vẽ tranh hay nặn gốm cũng đều là công việc mà mọi người có niềm vui và đầy sáng tạo.
So với việc chỉ làm cho các ngón tay di chuyển thì không có chút khác biệt nào trong đó sao?
Việc huấn luyện các ngón tay một cách máy móc như là một cuộc training cũng không phải là xấu.
Tuy nhiên, chỉ như thế thì thiếu cái gì đó. Đúng thế. Tôi nghĩ rằng chính các ngón tay kèm theo
niềm vui mới làm hồi sinh sự sống tràn đầy sinh lực của con người.
Điều tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là gì?
1. Các nghệ sỹ sống lâu vì họ thường xuyên di chuyển khéo léo các ngón tay của cả hai tay.
2. Nếu bạn di chuyển các ngón tay một cách máy móc, công việc đầy sáng tạo sẽ được sinh
ra và bạn cũng có thể sống lâu.
3. Việc di chuyển các ngón tay để đem đến ảnh hưởng tốt cho con người thì cần có niềm vui
đi kèm với nó. (正解)
4. Rèn luyện các ngón tay thì sẽ gây ảnh hưởng tốt đến tinh thần và thể chất của con người.


頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 9
Có nhiều người sử dụng cách từ chối vòng vo mang tính chất như một giải pháp tạm thời rằng
“hãy để lần sau đi”, “bây giờ thì không được”. Nhưng mà, về việc cách nói này không thông dụng
thì tôi nghĩ nếu bạn thử rủ ai việc gì đó bằng điện thì bạn sẽ hiểu. Ta sẽ thăm dò được ngay lập tức
lúc mà người kia rảnh bằng câu hỏi “vậy thì lúc nào tôi liên lạc cho bạn được?”, “nếu tầm giờ này
ngày mai thì có được không?”. Người mà nghiêm túc, không nói dối thì có lẽ là sẽ vô tình trả lời
ngay thời gian mà họ rảnh.
Giả dụ đối phương đưa ra yêu cầu chính đáng, có lẽ trả lời nghiêm túc về chuyện đó là điều nên
làm. Có thể cho là đương nhiên. Thoạt nhìn, đây được cho là cách ứng phó đúng đắn nhưng điều đó
chỉ trong trường hợp đối phương nghiêm túc. Gần đây khi làm điều như thế thì cũng có chuyện tôi
bị người ta im lặng làm ngơ.
( chỉ trả lời nghiêm túc, thẳng thắn khi nào đối phương là người nghiêm túc, còn lại những đối
phương khác mà trả lời thẳng như vậy là sẽ bị người đó lơ luôn)
Điều như thế nghĩa là ám chỉ việc gì?
1. Việc yêu cầu chính đáng
2. Việc trả lời nghiêm túc(正解)
3. Việc ứng phó trong trường hợp đối phương ở đối diện
4. Việc trả lời cho người nghiêm túc, không nói dối

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 10
Tôi thường nói với nhân viên mới như thế này.
"Các bạn được nhận tiền, nhận sự chỉ dạy công việc ở công ty và đang được rèn giũa. Chuyện
lương lậu này nọ thật là chuyện ngược đời. Công ty muốn nhận. Các bạn phải trả học phí mới đúng”.
Nếu mang (học phí) đến thì thật tuyệt, nhưng hiện tại không có ai (làm như thế cả). Tuy nhiên,

thực tế, với tư cách là một công ty khi tiếp nhận nhân viên mới thì chắc chắn là ở trong cảm giác đó.
(Bài này từ vựng, ngữ pháp đơn giản, mà nó viết vắn tắt khủng khiếp, phải suy luận tùm lum mới
hiểu nó nói cái gì)
Cảm giác như thế là ám chỉ cái gì?
1. Bởi vì việc trả lương cho nhân viên mới và cho họ học việc là học phí nên không còn cách
nào khác.
2. Việc nhận tiền từ nhân viên mới để nuôi dạy nhân viên trưởng thành là chuyện ngược đời.
3. Nhân viên mới lẽ ra phải trả học phí cho công ty mà không đóng học phí là một điều thật tuyệt
vời.
4. Nhân viên mới lẽ ra còn phải nộp học phí cho công ty nói chi đến việc nhận lương. (正解)

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 13
Từ “positive thinking” đã trở nên được biết đến rộng rãi. Dù trong trường hợp nào, nó cũng
là từ nhắm đến thái độ cực rằng có thể nghĩ theo hướng tốt, chứ không phải hướng xấu. Tuy nhiên
nếu thái độ này quá mạnh mẽ thì ngược lại sẽ có kết quả không tốt.
Có một người bị người bạn trai mà mình đã hẹn hò để tiến tới hôn nhân nói là “chúng ta chia
tay đi”. Cô ấy nghĩ rằng: “Mình không được suy sụp. Bởi vì điều này nghĩa là do ông trời đang nói
với mình rằng bây giờ là thời điểm nên tập trung cho công việc. Mình sẽ vượt qua nó bằng cách suy
nghĩ tích cực” và cô ấy đã quyết định nỗ lực hết sức cho công việc. Không để tâm đến con tim đã bị
tổn thương, mỗi ngày cống hiến hết mình cho công việc. Tuy nhiên, thực tế thì sai lầm trong công
việc lại tăng lên, khi bị người khác chỉ ra điều đó, cô ấy đã trở nên suy sụp kinh khủng, và khi cứ
lặp đi lặp lại việc đó, cô ấy đã rơi vào tình trạng không thể tới công ty được nữa.
Trong “Suy nghĩ tích cực” thì có hình ảnh “tích cực mạnh mẽ”. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở
nên “tích cực mạnh mẽ” trong tình cảnh quá đau khổ thì có khả năng làm cho con tim của bạn quá
sức chịu đựng.
Kết quả không tốt có nghĩa là gì?
1. Suy sụp, không còn muốn làm việc

2. Việc bị chia tay với bạn trai đang hẹn hò
3. Làm cho con tim quá sức chịu đựng, và bạn sẽ bị bệnh (正解)
4. Nhận ra mình quá đau khổ và yếu đuối

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 14
Trong thế giới của người đang sống với “ý nghĩa sống” của bản thân có “sự đậm nhạt”. Có một
cái bản đồ liệu chỗ nào trên thế giới sẽ là phần “đậm màu” không gì có thể thay thế đối với bản thân
và chỗ nào sẽ là phần "nhạt màu" không quan trọng đối với bản thân được hình thành. Cho nên, dù
có chuyện gì đó xảy ra trong phần "nhạt", ① cũng không cần bận tâm nhiều. Ngay cả khi tôi bị nói
rằng "cùng tuổi nhau thế mà thu nhập hàng năm của mày thấp hơn tao nhỉ” thì tôi vẫn có thể phản
hồi lại với khuôn mặt bình thản “ừ, bởi tao coi khoảng thời gian mà tao được sống cùng gia đình tao
mới là quan trong nhất”.
① Tại sao không cần bận tâm nhiều?
1. Bởi vì có những chuyện không trở thành vấn đề lớn trên trái đất, và nó là chuyện không
thành vấn đề. (tác giả k đề cập gì đến trái đất)
2. Bởi vì bên trong bản thân có phần có thể và phần không thể xem nhẹ, và nó là chuyện của
phần có thể xem nhẹ. (正解)
3. Bởi vì bên trong người đó không có sự phân biệt bất kỳ phần nào, chuyện xảy ra là không
quan trọng.
4. Bởi vì trong xã hội có phần quan trọng và phần không quan trọng, chuyện xảy ra là chuyện ở
bên phần không quan trọng. (câu này giống câu 2 nhưng mà “trong xã hội” là sai)

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、例題 15


Bạn có biết trong thể thao có 2 loại chiến thắng?
Một cái không cần phải nói đó là đối với đối thủ. Chịu sự tấn công của đối phương, cố gắng
phòng vệ đối phương rồi tiến hành tấn công đối phương. Chúng ta không thể hy vọng giành chiến
thắng mà không làm điều này.
Một chiến thắng nữa là chiến thắng bản thân yếu đuối, nói cách khác là vượt lên chính mình. Các
cầu thủ không ngừng đối mặt với một cám dỗ rằng “không muốn tuân thủ luật chơi để giành được
chiến thắng”. Dù gì đi nữa cũng là vì “để giành được chiến thắng thì đầy những điều phiền toái”
được viết trong luật chơi. Tuy nhiên, việc thất bại trước cám dỗ đó chính là do yếu đuối. Ngay cả
khi bạn giành chiến thắng trong một trò chơi, nhưng nếu đó là nhờ vào sự phạm lỗi thì không phải là
một người chiến thắng trong thể thao. ① Việc chiến thắng (vượt qua) bản thân là điều kiện cần
thiết của một vận động viên.
Trong thể thao việc chiến thắng (vượt qua) bản thân cần thiết là vì sao?
1. Bởi vì nếu không ngừng nỗ lực tấn công đối phương và phòng thủ khỏi những tấn công của
đối phương thì bạn sẽ thua trận
2. Bởi vì bạn phải nhớ toàn bộ rất nhiều các luật chơi phiền toái để giành chiến thắng
3. Bởi vì nếu bạn thất bại trước cảm giác không muốn thuân thủ chơi thì không thể nói là chiến
thắng thật sự [正解]
4. Bởi vì nếu bản thân cảm thấy yếu hơn đối thủ thì không thể thắng trận.

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 2
Hiện tại, bất cứ ai cũng có thể tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ trường học và các đội
thể thao và câu lạc bộ thiếu niên của khu vực chỉ cần họ muốn tham gia. Tuy nhiên, trong trường
hợp sự cố bất đắc dĩ xảy ra, người ta nghĩ rằng chỉ các nhà lãnh đạo và quản lý cơ sở có mặt ở hiện
trường mới có trách nhiệm. Nói chung, số lượng thành viên của một câu lạc bộ, một club hoặc một
đội sẽ có đến khoảng 30 đến 40 người không phải là chuyện hiếm hoi. Tuy nhiên, quan sát tình
trạng an toàn và sức khoẻ của số lượng người lớn như thế một cách toàn vẹn, và đưa ra quyết định
phù hợp bởi duy nhất một người hoặc bởi một vài nhà lãnh đạo là điều gần như không thể.

Điều tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là gì?
1. Các nhà lãnh đạo cần phải có trách nhiệm hơn cho các sự cố trong quá trình hướng dẫn.
2. Các thành viên có nghĩa vụ báo cáo tình trạng sức khoẻ của mình cho lãnh đạo.
3. Bởi vì tham gia theo ý muốn của bản thân cho nên bản thân thành viên đó có trách nhiệm
trong sự cố.
4. Một số ít lãnh đạo và các nhà quản lý không thể bảo vệ sự an toàn của hàng chục thành viên
(正解)

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 3
Nếu bạn trông thấy hình ảnh những tình nguyện viên đảm nhận công việc mà người khác không
thích và chăm sóc người già hoặc người khuyết tật một cách đúng đắn, có thể có nhiều người cảm
thấy rằng "tuyệt quá, nếu là tôi thì tôi không thể làm được".
Nhưng mà, những hành vi và thái độ này là cái mà họ dần có được trong quá trình hoạt động.
Người làm tình nguyện không có nghĩa là toàn những người có tinh thần chính nghĩa đặc biệt mạnh
mẽ hay đặc biệt tử tế.
Có nhiều người đưa sự hiếu kì và tò mò rằng "vì nó có vẻ thú vị, vì tôi hứng thú" vào trong động
cơ mà họ bắt đầu làm tình nguyện. Nếu bạn có thể hoạt động có trách nhiệm thì động cơ dù là gì
cũng được. Ngược lại, cũng có nhiều người tham gia vào các hoạt động tình nguyện một cách hoàn
toàn tự nhiên (không miễn cưỡng) mà không phải đấu tranh tâm lí rằng “mình sẽ làm việc tốt”.
Điều mà tác giả muốn nói nhất trong bài này là gì?
1. Dù không phải là người đặc biệt, nhưng chỉ cần có tinh thần trách nhiệm thì ai cũng có thể
hoạt động tình nguyện. (正解)
2. Những người có thể chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật một cách đúng đắn thì phù
hợp với các hoạt động tình nguyện.
3. Người ta muốn bạn tham gia vào các hoạt động tình nguyện một cách thoải mái hơn, ngay cả
khi không có tinh thần chính nghĩa hay tinh thần trách nhiệm.
4. Nếu cảm giác "mình sẽ làm việc tốt" không mạnh mẽ, bạn không thể làm tình nguyện


頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 4
Trong xã hội trước thời hiện đại, nhiều trường hợp nghề nghiệp được quyết định một cách tự
nhiên, và phạm vi lựa chọn là rất nhỏ. Hơn nữa, có nhiều người sống trong cùng một cộng đồng từ
khi sinh ra cho đến khi chết đi.
Trái với điều đó, trong xã hội hiện đại, con người có thể tự do lựa chọn nghề nghiệp. Ngoài ra,
nếu ở trong nước bạn có thể di chuyển tự do, có thể khởi nghiệp tự do, có thể thành lập và hoạt động
các câu lạc bộ về sở thích hoặc câu lạc bộ tình nguyện.
Nói tóm lại, trong xã hội hiện đại, triết lí "tự do" của mỗi một người được coi trọng, nhiều hoạt
động tự do được đảm bảo. Và đáp ứng lại điều đó, phía xã hội cũng trở thành một không gian - nơi
số lượng lớn người, hàng hoá và thông tin đi và đến không ổn định.
Điều mà tác giả muốn nói nhiều nhất trong bài viết này là gì?
1. Trước thời kỳ cận đại, người ta sống mà không di chuyển trong một thời gian dài, nhưng kể
từ thời hiện đại họ đã có thể tự do di chuyển.
2. Trong xã hội hiện đại, tự do cá nhân được coi trọng, các hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và
hoạt động di chuyển cũng đã trở nên tự do. (正解)
3. Trước thời hiện đại, vì không có tự do nên người trong xã hội hiện đại đang rất coi trọng nó.
4. Vào thời hiện đại, tự do được đảm bảo, nhưng xã hội trở nên không ổn định vì có quá nhiều
người và thông tin.

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 5
Việc biên tập mà tập trung tương đối toàn những tác giả nổi tiếng để tạo ra cuốn tạp chí nếu
nói ẩn dụ thì cũng giống như người đầu bếp sử dụng khéo léo thức ăn chế biến sẵn đóng gói để làm
sinh động bàn ăn. Nguy cơ thất bại có lẽ rất ít nhưng mà niềm vui được tạo ra cũng ít ỏi.

Từ quan điểm trên, công việc biên tập nhằm tìm ra nụ hoa còn khép chặt và hơn thế nữa, gửi
ngọn gió mùa xuân ấm áp để nuôi dưỡng bông hoa thì công việc đó bản thân nó đã là một nghệ
thuật. Nhà biên tập có khả năng làm việc này không được cho rằng có nhiều đến thế, nhưng chẳng
phải đằng sau sự đơm hoa (sự phát triển) một tài năng xuất sắc luôn có sự biên tập đầy sáng tạo như
thế này tồn tại hay sao?
Điều tác giả muốn nói nhất:
1. Đằng sau việc tài năng của một tác giả chưa nổi tiếng được đơm hoa (phát triển) thì có một
biên tập viên xuất sắc (正解)
2. Việc tạo ra một cuốn tạp chí có nghĩa là công việc mang tính sáng tạo và nghệ thuật giống
như việc nuôi dưỡng 1 bông hoa
3. Một cuốn tạp chí được biên soạn mất nhiều time thì có nội dung tốt hơn một cuốn tạp chí
được biên soạn 1 cách đơn giản
4. Nếu có nhà biên tập có tài năng xuất sắc thì trở nên có thể tạo ra cuốn tạp chí tốt hơn

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 6
Chúng ta thường nghĩ rằng thông thường những cái lọt vào tầm nhìn là những gì mọi người
đang nhìn thấy nhưng mà dù cho có lọt vào tầm nhìn đi chăng nữa nhưng nếu ta không chú ý đến thì
cũng không thể nhìn thấy. Cũng như thường lệ, khi bản thân mình bị thương ở chân, mình mới nhận
ra rằng không ngờ trong thị trấn cũng có nhiều người bị thương ở chân. Chúng ta thường nói rằng
những người trẻ khi trên tàu không nhường ghế cho người già nhưng mà, tôi nghĩ rằng điều đó là vì
dù cho (hình ảnh) người già có hiện lên trên võng mạc thì họ cũng không để tâm đến. Với giới trẻ
thì những người trẻ đồng trang lứa mới là cái dễ đập vào mắt họ, tôi cũng hiểu được điều đó từ kinh
nghiệm của chính mình.

Cái phù hợp nhất với nội dung bài viết là cái nào?
1. Chuyện người trẻ không nhường ghế cho người già là vì người già không lọt vào tầm nhìn.
2. Giới trẻ thì chỉ đối với những người trẻ đồng trang lứa thì họ mới để tâm đến.

3. Sự vật dù có đập vào mắt nhưng nếu không để tâm đến thì thật sự là không thể nhìn thấy.
(正解)
4. Chúng ta dù đối với việc gì thì cũng phải thường xuyên làm cho đầu óc để tâm đến.

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 7
Cái quyết định thông tin hoặc giá trị của bản tin thì không chỉ có dữ liệu và tiêu chuẩn khách
quan mà đôi khi người phụ trách bản tin đó đang làm việc với nhiều cảm xúc và sự yêu ghét (kén
chọn). Cảm xúc và sự yêu ghét này thì có thể diễn đạt một cách khác là “sự chủ quan”. Nó trái
ngược với khách quan. Tóm lại, một bản tin thời sự trên TV hay bài kí sự trên báo, giai đoạn người
ta quyết định chỉ đăng tin gì, chỉ chọn bản tin nào đã không còn là bước mang tính khách quan

Cái phù hợp nhất với nội dung bài viết là cái nào?
1. Bản tin thì có sự chủ quan của phía đưa tin từ thời điểm chọn nội dung đó (正解)
2. Giá trị của tin tức thì được quyết định túy thuộc vào việc nó có khách quan hay không
3. Người phụ trách bản tin thì có thể nên chú ý đến cảm xúc hoặc sự yêu ghét của bản thân
4. Bản tin thì không chú ý đến tiêu chuẩn khách quan, nếu đưa tin chủ quan cũng được

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 8
Con người thì dù sao đi nữa cũng thích tự do. Có lẽ “tự do” được nghĩ là “ích kỷ” cũng được.
Con người thì thích ích kỷ. Thế nhưng lại ghét việc người khác ích kỉ. Thậm chí là căm ghét. Nếu
mà ai cũng cư xử một cách ích kỷ thì sẽ xung đột với sự ích kỷ của người khác. Nếu bạn định làm
theo sự ích kỷ của mình thì bạn phải ngăn cản sự ích kỷ của người khác. Hơn nữa, dù cho bạn định
giữ vững sự ích kỷ của mình thế nào đi căng nữa nhưng nếu đối phương mạnh hơn thì bạn cũng sẽ
bị đàn áp bởi sự ích kỷ của đối phương. Nếu bạn định trở nên tự do thì có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng

điều đó thật rắc rối.
Điều tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là gì?
1. Con người thì đều muốn được tự do nhưng phải chấm dứt hành các hành động ích kỷ
2. Con người thì thường ghét bị bắt làm cái gì đó, nhưng cũng không hẳn là muốn trở nên hoàn
toàn tự do
3. Con người thì để giành được sự tự do của mỗi một người thì sự xung đột với người khác là
điều quan trọng
4. Con người thì đều muốn được tự do nhưng việc xung đột với người khác thì thật rắc rối (正
解)

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 9
Để làm cho người khác nghĩ rằng mình người có khả năng thì cần phải chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên,
sự thật việc chuẩn bị quan trọng nhất dù nói gì nữa thì cũng là biết bản thân mình.
Sỡ dĩ nói thế là vì làm sao cho người ta thấy mình có thể làm được những việc mình không thể là
một việc tương đối khó nhưng nếu mình có thể phô ra phía trước những điểm mạnh của mình, thì
việc làm sao cho người ta thấy mình có thể làm được không còn là việc khó đến thế nữa. Thêm một
điều nữa, con người thì miễn đối phương không phải người mình rất ghét thì mình có thể để mắt đến
những ưu điểm hơn là khuyết điểm của họ, điều này đang được làm rõ trong nhiều thí nghiệm tâm lí.
Đó là cái được gọi là hiện tượng “bãi cỏ nhà hàng xóm xanh” (đứng núi này trông núi nọ).
Bởi vậy, cố gắng làm nổi bật điểm mạnh hơn là có ý định che giấu khuyết điểm là điều ta có thể
thấy ở một người khả năng.Thực tế, trong xã hội cũng đang dần trở nên trọng dụng những người dù
ít nhiều có khuyết điểm nhưng điểm mạnh trội hơn hơn là những người có đặc điểm là không có
khuyết điểm gì.
Điều tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là gì?
1. Nếu phân tích rõ bản thân, cố gắng làm cho khuyết điểm đừng nổi bật lên thì sẽ được người
khác nghĩ mình là người có khả năng.
2. Nếu được những người xung quanh hiểu về điểm yếu cũng như điểm mạnh của mình, mình

sẽ có thể được nghĩ là người có khả năng.
3. Để được nghĩ là người có khả năng thì lúc làm gì đó, ta cần chuẩn bị kỹ càng và bổ sung
những khuyết điểm.
4. Để được nghĩ là người có khả năng thì tốt hơn nên cố gắng làm cho mọi người xung quanh
biết rõ điểm mạnh của mình. (正解)

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 10
Nếu mà trời mưa thì che dù. Nếu mà không có dù thì trùm bằng vải gói đồ chẳng hạn. Nếu mà
cái đó cũng không có thì chỉ còn cách là bị ướt thôi. Việc không có dù vào ngày mưa là do lúc dự
báo thời tiết đã lơ là rồi không chuẩn bị việc đó. Sau khi bị ướt mưa mới hiểu được sự cần thiết của
cái dù. Và rồi chúng ta nghĩ làm sao cho không bị ướt vào lần mưa tới. Nếu mưa tạnh, ta quyết định
cái cần làm trước hết là sẽ chuẩn bị một cái dù. Đây quả thật cũng là một bài học trong cuộc sống.
Chuyện hiển nhiên, trong thế gian này và trong cuộc sống có ngày nắng thì cũng có ngày mưa.
Có lúc suôn sẻ thì cũng có lúc trục trặc. Dù vậy, nếu ngày nắng tiếp diễn một thời gian ngắn thì ta
thường vô tình quên đi ngày mưa. Nếu con sóng cứ tiếp tục êm ả thì chúng ta sẽ vô tình đi quá xa.
Bạn sẽ chủ quan. Đây có lẽ một đặc điểm của con người chăng?

Cái phù hợp nhất với nội dung của bài viết này là cái nào?
1. Việc không có dù trong ngày mưa là do chủ quan.
2. Khi cuộc sống tốt đẹp thì bạn thường sẽ quên mất tinh thần chuẩn bị cho lúc khó khăn. (正
解)
3. Mọi người nếu như trời không mưa thì thường đến mà bỏ quên cái dù ở đâu đó.
4. Lúc cuộc sống tốt đẹp là bởi vì những ngày nắng tiếp diễn nên không phải chuẩn bị sẵn cái
dù.

頑張れ! (Fb: VT Pham)



新完全マスター読解 N2、練習 11
Người có đôi chân nhanh nhẹn là nhanh bẩm sinh. Người chậm chạp thì chậm từ khi được sinh
ra. Đặc biệt chạy đua cự li ngắn là cuộc đua của tiềm năng -------. (ở đây hình như còn nữa nhưng đã
bị lược bỏ)
Có lẽ là có nhiều người nghĩ thế, tôi cũng đã nghĩ như thế cho đến vài năm trước đây. Và trong
một khía cạnh nào đó thì quả nhiên đúng như vậy. Độ nhanh nhạy của đôi chân được quyết định
một phần đáng kể bởi chất lượng của khung xương, dây chằng, cơ bắp mình có được lúc sinh ra.
Giống với xe hơi, chạy quá tính năng của động cơ là không thể.
Tuy nhiên, nhiều người thì không đưa tính năng đến mức giới hạn. Hơn nữa, dù tính năng của
động cơ không tăng lên thì cũng có nhiều phương pháp khác nào là thay lốp khác, hoặc làm cho lái
kỹ thuật cải thiện thì sẽ làm cho tốc độ tăng lên.
Điều mà tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là gì?
1. Tốc độ của xe được quyết định bởi tính năng của động cơ
2. Chân nhanh hay chậm thì được quyết định từ khi sinh ra
3. Phương pháp làm tăng tốc độ xe thì có nhiều
4. Người mình nghĩ là chậm chạp, nếu bỏ công sức thì cũng có thể trở nên nhanh hơn (正解)

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 12
Câu chuyện tôi đã đọc được ở một cuốn sách nào đó. Ở chân núi nọ có một người ông và
người cháu đã nuôi một con chim cu gáy con. Ở phía bên kia núi thì có người ông và người cháu
khác, bên này thì họ đã nuôi con chim ưng con. Lần lượt các con chim con cũng lớn lên, trở nên bay
được, và một ngày nọ nó đã được thả lên trời. Sau đó thì con chim ưng ăn mất con chim cu gáy.
Phía bên này núi thì họ đã khóc than rằng con chim cu gáy đã bị ăn thịt mất rồi. Còn phía bên kia thì
đã vui mừng chuyện con chim ưng lần đầu tiên bắt được mồi. Cùng một hiện tượng thế nhưng mà,
bên này núi và bên kia núi thì chuyện tương phản hoàn toàn đã xảy ra.
Tuy là một câu chuyện kỳ lạ nhưng mà niềm vui, nỗi buồn của con người về căn bản thì là như

thế. Mọi việc xảy ra trên thế gian này vốn dĩ không có mang màu sắc gì. Vì vậy, kẻ tạo ra màu sắc
của nào là niềm vui nào là nỗi buồn chính là con người.
Cái phù hợp với nội dung bài văn nhất là cái nào?
1. Nếu nơi bạn đang sống bị thay đổi thì dù cùng là một hiện tượng cũng có thể nhìn khác
2. Chuyện con người niềm vui cũng có, nỗi buồn cũng có là chuyện không thể tránh khỏi
3. Con người dù có vui cỡ nào, có buồn cỡ nào đi chăng nữa thì việc đã xảy ra cũng không thể
làm được gì nữa
4. Sự việc xảy ra trên thế giới, cách bạn có thể nhìn hoặc ý nghĩa của nó có thể thay đổi tùy vào
lập trường

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 13
Tôi không biết điểm dừng trong tham vọng của người Nhật bây giờ. Họ luôn muốn những thứ
mới mẻ. Chỉ vì những thứ có lợi mà họ bị lôi cuốn. Họ không ngừng theo đuổi một cuộc sống vượt
quá khá năng. Và rồi đặt kì vọng quá mức, mong đợi những kết quả vượt ngoài khả năng của con trẻ.
Liệu có thật là ở đó họ có được hạnh phúc thực sự không?
Cách đây không lâu, người Nhật đã sống một cuộc sống khiêm tốn vừa tầm với. Ít nhất thì thời
thơ ấu tôi cũng đã như thế. Tôi đã cảm nhận được sự hạnh phúc của một cuộc sống khiêm tốn mà
không vượt quá tầm với, không phàn nàn về nó.
Không phải cuộc sống nghèo túng như trước kia là tốt. Tuy nhiên, chắc chắn có những cạm bẫy
lớn trong cuộc sống không phù hợp với điều kiện của mình. Tôi cảm thấy như thế.
Điều tác giả muốn nói nhất trong bài viết này là gì?
1. Quá khứ nghèo khó, nhưng bây giờ có được những gì mình muốn, và người Nhật Bản hiện
giờ đang hạnh phúc.
2. Cách đây không lâu, người Nhật sống cuộc sống nghò khó nên không thể nói là hạnh phúc.
3. Người Nhật hiện tại đang theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp vượt quá khả năng, nhưng có lẽ
như vậy thì sẽ không được hạnh phúc. (正解)
4. Khi tác giả còn nhỏ, đã sống trong sự mãn nguyện với cuộc sống của mình nên đã hạnh phúc.


頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 14
Mọi người vốn dĩ viết văn là để làm gì nhỉ?
Nếu chính tôi được hỏi câu hỏi giống như vậy thì tôi sẽ trả lời rằng “để thể hiện chính mình, để
được sống trong mối liên kết với người khác”. Dù đọc bao nhiêu sách giáo khoa và sách tham khảo
ở trường nhưng chỉ như thế thôi thì mối liên kết với người khác không được sinh ra. Bởi những kiến
thức mình biết với việc liên kết với người khác là chuyện khác nhau hoàn toàn về tính chất. Dù bạn
có tích lũy bao nhiêu kiến thức thì có lẽ chuyện liên kết với người khác cũng vĩnh viễn không thể.
Hãy thử luyện tập truyền đạt đến ai đó một cách nghiêm túc về chuyện mà bạn hiểu, bạn cảm
động, chuyện mà bạn đã cố gắng suy nghĩ dù cho có vụng về cũng được, dù đang trong quá trình
thử đi thử lại để rút kinh nghiệm cũng được. Điều đó chắn có thể sẽ tác động đến xã hội và cũng có
thể rèn luyện sống cùng với những người khác. Hành động “viết” vừa là việc nhìn vào bên trong
chính mình đồng thời cũng có thể trở thành bước đầu tiên để bạn hướng đến xã hội mà hành động.
Điều tác giả muốn nói nhất trong bài viết là gì?
1. Việc bạn nghĩ kỹ đến “viết văn để làm gì?” khi viết là điều quan trọng
2. Viết là truyền đạt nghiêm túc đến ai đó, và gắn liền với việc hướng đến xã hội mà hành động
(正解)
3. Dù bạn học trong sách giáo khoa và sách tham khao thì chỉ kiến thức tăng còn viết thì không
trở nên tốt hơn
4. Con người sẽ trưởng thành và trở nên có thể nhìn ra mặt bên trong của chính mình nhờ vào
việc viết

頑張れ! (Fb: VT Pham)


新完全マスター読解 N2、練習 15
Hình như nhiều du học sinh đang sinh sống tại Nhật có cảm tưởng rằng “người Nhật thì mối quan

hệ gia đình nhạt nhẽo”. Dường như họ nghĩ thế là vì những chuyện như nhiều sinh viên đại học
sống một mình ít khi liên lạc với gia đình hay nhiều người cao tuổi sống các sơ sở như nhà dưỡng
lão,… Tôi thường nghe ý kiến rằng “theo kết quả của kinh tế phát triển thì mối quan hệ gia đình thắt
chặt ngày xưa đã dần trở nên nhạt nhẽo, nguội lạnh”. Liệu có như thế thật không?
Theo như một cuộc điều tra trên toàn quốc thì đối với câu hỏi “với bạn cái gì là quan trọng nhất”,
tỉ lệ người trả lời là “gia đình” năm 1978 là 23%, năm 1988 là 33%, năm 1998 là 40% , năm 2008 là
46%. Chúng ta nhận thấy rằng người trả lời gia đình là quan trọng nhất đã tăng lên gấp đôi trong
vòng 30 năm.
Mặt khác, liên quan đến “quan hệ với đồng nghiệp”, “quan hệ với hàng xóm”, “họ hàng” thì khi
hỏi liệu bạn có mong muốn ở trong “một mối quan hệ mà có thể trao đổi, có thể giúp đỡ nhau” thì tỷ
lệ những người trả lời "mong muốn" đã có xu hướng giảm.

Cái phù hợp nhất với nội dung bài viết là cái nào?
1. Quan hệ với chỗ làm, với cộng đồng và họ hàng đang nhạt nhẽo nhưng tỉ lệ người coi trọng
quan hệ gia đình đang tăng lên. (正解)
2. Dù kinh tế phát triển, nhưng độ gắn bó trong mối quan hệ gia đình, và mối quan hệ với chỗ
làm, với cộng đồng và họ hàng không biến đổi mấy.
3. Theo năm tháng, mối quan hệ với chỗ làm, cộng đồng, họ hàng ngày càng trở nên gắn bó
nhưng tỉ lệ người coi trọng gia đình không tăng.
4. Tỉ lệ người coi trọng không những mối quan hệ gia đình mà cả qaun hệ với chỗ làm, công
đồng, họ hàng toan bộ đều giảm.

頑張れ! (Fb: VT Pham)


×