Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài tiểu luận tình huống xử lý tình huống tiêu hủy lợn do mắc bệnh lở mồm long móng của hộ chăn nuôi tại thôn a, xã b, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.18 KB, 22 trang )

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Nhận thức chung
Qua các chương trình đào tạo Bồi dưỡng ngạch chun viên khóa I, năm
2018 của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh, bản thân đã ý thức
được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong thực thi nhiệm vụ
được giao. Đồng thời, khóa học chú trọng đến việc hình thành các kỹ năng
quan trọng như: kỹ năng quản lý hồ sơ, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin...
vận dụng những kiến thức vào việc bồi dưỡng nhân cách, năng lực công tác
cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà
nước.
Bản thân qua khóa học đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về nhà
nước, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà nước, nâng cao năng
lực và cải tiến cơng tác quản lý hành chính nhà nước trong đơn vị hành chính.
Đội ngũ giảng viên của trường là những thầy, cơ có trình độ, có kinh nghiệm
và rất nhiệt tình, nội dung đảm bảo chất lượng, truyền đạt dễ hiểu, dễ vận
dụng; tài liệu nghiên cứu, phòng học, thiết bị trợ giảng phục vụ cho việc giảng
dạy và học tập của học viên được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo.
Nội dung chương trình khóa học có 03 phần chính, cụ thể là:
Phần I. Gồm 07 chuyên đề:
-Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
- Nhà nước trong hệ thống chính trị;
- Đạo đức cơng vụ; Cơng vụ, cơng chức;
- Quản lý tài chính trong trong cơ quan hành chính nhà nước;
- Cải cách hành chính nhà nước;
- Hệ thống thông tin trong trong quản lý hành chính nhà nước.

1


Phần II. Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ gồm 01 chuyên đề:
Tổng quan quản lý nhà nước theo ngành, lãnh thổ.


Phần III. Gồm 07 chuyên đề:
- Kỹ năng quản lý thời gian;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng quản lý hồ sơ;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng soạn thảo văn bản;
- Kỹ năng viết báo cáo;
- Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin.
Ngồi ra, chương trình học cịn có 02 bài kiểm tra, 01 bài tiểu luận cuối
khóa.
Trong q trình học tập, nghiên cứu, bản thân tôi nhận thấy rằng: mỗi một
chuyên đề đều mang lại những kiến thức rất quý báu và cần thiết nhưng tôi
tâm đắc nhất chuyên đề 3 - đạo đức công vụ:
Đối với mỗi cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ phải tạo được niềm
tin thông qua thái độ, giao tiếp và cách giải quyết vấn đề. Từ đó ý thức về
chấp hành pháp luật của công dân sẽ ngày càng cao. Đạo đức công vụ chính là
sự tổng hịa của hai nhóm đạo đức khi thực thi cơng vụ đó là đạo đức cá nhân
và đạo đức xã hội. Ngồi ra, đạo đức cơng vụ cịn gắn liền với xử lý mâu
thuẫn lợi ích khi công chức thực thi công vụ nhà nước giao. Trong q trình
thực thi cơng vụ, sẽ nảy sinh mẫu thuẫn lợi ích cá nhân nên địi hỏi xử lý hài
hịa lợi ích của các bên, ảnh hưởng đến hành vi, đạo đức của công chức cũng
như ảnh hưởng đến nôi dung của các quy định được ban hành. Nếu một cơng
chức giữ vững được đạo đức cơng vụ thì sẽ xử lý cơng việc thuận lợi, được
lịng dân và bảo đảm quyền lợi cho nhân dân.

2


II. Lý do chọn tình huống
Chăn ni ln là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp Việt

Nam. Hiện nay, mặc dù tỉnh Bắc Ninh đang trên con đường cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hướng đến là thành phố trực thuộc TW thì chăn ni vẫn đóng
vai trị quan trọng, là nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân trong và ngồi
tỉnh. Những năm gần đây, chăn ni ln phải đối mặt với tình hình dịch
bệnh, điển hình là dịch bệnh cúm gia cầm và dịch tai xanh, lở mồm long móng
ở lợn. Việc ngăn chặn và khống chế được dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Với hình thức chăn ni quy mơ hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay,
bà con chăn nuôi thiếu quan tâm tới cơng tác tiêm phịng hay phịng chống
dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y. Do đó nguy cơ dịch bệnh có thể
xảy ra bất cứ lúc nào, đe dọa đến sức khỏe đàn vật nuôi từ đó ảnh hưởng đến
kinh tế của hộ chăn ni.
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi tại một số xã trên địa bàn
huyệnThuận Thành cho thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ hiện
nay đều không chủ động tiêm phòng các loại Vắc xin theo quy định cho đàn
lợn mà chủ yếu dựa vào việc hỗ trợ tiêm phòng của nhà nước, tuy nhiên hiện
nay nhà nước chỉ tiến hành tiêm phòng 2 đợt/năm trong khi chu kỳ nuôi một
lứa lợn chỉ từ 3,5-4 tháng. Do đó tỷ lệ tiêm phịng khơng cao, đồng nghĩa với
việc dịch bệnh ln ln thường trực và khó kiểm sốt.
Là một lãnh đạo phụ trách của Trạm Chăn nuôi Thú y Thuận Thành,
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh. Bản thân ln chủ động nắm bắt
tình hình dịch bệnh trên địa bàn để triển khai các biện pháp phịng, chống dịch
bệnh, đảm bảo an tồn cho đàn vật nuôi. Qua việc thường xuyên được đi cơ
sở, tôi thấy rằng công tác xử lý, tiêu hủy đối với gia súc, gia cầm bị bệnh

3


truyền nhiễm hiện nay còn rất nhiều vấn đề nổi cộm cần quan tâm, chỉ đạo kịp
thời.
Chính vì những lý do đó tơi mạnh dạn chọn đề tài “Xử lý tình huống

tiêu hủy lợn do mắc bệnh Lở mồm long móng của hộ chăn ni tại thơn A,
xã B, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2017” làm tiểu luận tình
huống lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chun viên
khóa I năm 2018.
III. Mục đích nghiên cứu
Qua tiểu luận rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác giải quyết hỗ
trợ người dân khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm buộc phải xử lý, tiêu hủy theo
quy định. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý đối với chính quyền địa phương trong giải quyết các vấn đề
liên quan đến công tác quản lý đàn vật nuôi, xử lý tiêu hủy, hỗ trợ người dân
khi có dịch xảy ra sao cho kịp thời, có tính pháp lý cao. Kết hợp phương châm
học đi đôi với hành, trên cơ sở giữa lý luận với thực tiễn, giúp nâng cao nhận
thức trong quá trình học tập.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi của tiểu luận xoay quanh việc tình huống giải quyết
việc hỗ trợ đối với hộ chăn nuôi tại thôn A, xã B, huyện Thuận Thành do
khơng tiêm phịng vắc xin trên đàn lợn, do đó làm phát sinh dịch bệnh nguy
hiểm buộc phải tiêu hủy.
V. Kết cấu tiểu luận: Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU, gồm các nội dung: Nhận thức chung; Lý do
chọn tình huống; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và Kết
cấu của tiểu luận.

4


Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, gồm các nội dung: Mơ tả tình
huống; Phân tích tình huống và Xử lý tình huống.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5


Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Mơ tả tình huống
Theo báo cáo của trưởng thú y xã B, tại thơn A, xã B, huyện Thuận
Thành có một hộ chăn ni trong chuồng có 02 con lợn nái và cả 02 con đã
phát bệnh, tất cả những con lợn này đều có biểu hiện về triệu chứng như mệt
mỏi, lơng dựng, mũi khơ, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn;
miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi,
vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Một số con có biểu hiện lở, loét ở mồm,
móng chân; đi lại khó khăn, run rẩy.
Thông tin thu thập được: Hộ bà Nguyễn Thị H thuộc diện hộ nghèo ở xã
đặc biệt khó khăn, trong hộ có 6 nhân khẩu (01 mẹ già, 02 vợ chồng và 03 đứa
con), được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay ưu đãi với sốtiền
15.000.000 đồng để phát triển kinh tế, bà đã chọn phương án chăn ni để
thốt nghèo bằng cách đi mua 02 con lợn nái với số tiền trên về ni, bình
qn mỗi con 7.500.000 đồng từ một thương lái, nguồn gốc động vật khơng rõ
ràng, sau khi mua về được 3 ngày thì cả 02 con phát bệnh.
Lực lượng thú y từ tỉnh, huyện, xã đã đến tận nơi để kiểm tra, xác minh
và xác định 02 con bị bệnh Lở mồm long móng, các biện pháp bao vây, khống
chế, cách ly, vệ sinh chuồng trại, khoanh vùng được tiến hành triển khai khẩn
cấp nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, đồng thời xác định đây là loại dịch bệnh
động vật nguy hiểm theo quy định tại Thơng tư 07/2016/TT-BNNPTNT, do đó
phải xử lý tiêu hủy ngay. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện
Thuận Thành quyết định tiêu hủy toàn bộ số lợn đang mắc bệnh và thực hiện
chính sách hỗ trợ cho gia đình bà Nguyễn Thị H.

6



Tại khoản 1, Điều 1, Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 06/3/2014 của
UBND tỉnh Bắc Ninh quy định: Hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn ni (bao
gồm hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia
cầm tại địa phương và các đơn vị quân đội) có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy
bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với
mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản
xuất bán trên thị trường.
Sau khi làm việc cùng chủ hộ và tính tốn chi tiết số tiền hỗ trợ của Nhà
nước, Bà H khơng chấp thuận vì: Chỉ mới 03 ngày nhà bà đã thiệt hại
(15.000.000 - (15.000.000 x 70%)) = 4.500.000 đồng. Quy ra giá gạo tại thời
điểm là 6.500 đồng/ kg thì: 4.500.000 / 6.500 = 692 kg gạo, với số gạo này có
thể giúp gia đình bà sống gần 8 tháng, quả là quá lớn đối với một hộ nghèo
như gia đình bà. Bà kiên quyết và một mực khơng chấp hành, nếu chấp hành
thì bà tha thiết đề nghị các cấp chính quyền hỗ trợ thêm 30% mà gia đình bà
phải gánh chịu. Cịn nếu áp dụng đúng chính sách Nhà nước quy định thì cả
nhà bà sẽ không cho tiêu hủy, và ngày hôm sau chính quyền thực hiện bắt buột
phải tiêu hủy thì ngày đó cả nhà bà bao gồm 01 mẹ già, 03 đứa con và người
vợ đã tự nguyện bước vào ngôi nhà tranh vách đất, người chồng đứng trước
cửa cầm sẵn xăng và bật lửa chỉ có chờ chính quyền bắt lợn đi tiêu hủy thì bà
cũng châm lửa chết cùng gia đình.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Xác định mục đích, mục tiêu xử lý tình huống
Bà Nguyễn Thị H khơng cố ý gây khó dễ hay chống đối người thi hành
cơng vụ và chính quyền địa phương nhưng chỉ vì gia đình bà quá nghèo, hai
vợ chồng lam lũ quần quật quanh năm để lo cái ăn cho gia đình cũng khơng
đủ, thiếu trước hụt sau thì lấy đâu trả nợ cho nhà nước.

7



Gia đình bà đã sử dụng đúng mục đích của đồng vốn mà ngân hàng
chính sách xã hội huyện đã cho vay để phát triển kinh tế gia đình, hy vọng
thốt nghèo bằng cách chăn ni, một chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước
ta rất khuyến khích và quan tâm.
Chính quyền địa phương hiểu được điều đó nhưng khơng thể làm trái
chính sách nhà nước đã ban hành đối với trường hợp cá biệt như hộ bà H.
Giữa tình và lý có thể cân nhắc, khơng thể đánh đổi 02 con lợn kia với thân
phận con người, đốt hủy hay khơng? nếu tiêu hủy thì chắc chắn hậu quả trên
sẽ xảy ra, cịn nếu khơng đốt huỷ thì mầm bệnh chắc chắn sẽ tiếp tục lây lan ra
diện rộng có thể là một thơn cũng có thể là một xã, từ một hộ chăn nuôi lây
lan đến nhiều hộ chăn nuôi khác, thiệt hại kinh tế là rất lớn sẽ không tránh
khỏi, đồng thời tạo tiền lệ cho các hộ chăn ni khác mặc dù họ khơng cùng
hồn cảnh như bà Nguyễn Thị H, họ cũng sẽ không chấp hành theo quy định
tiêu huỷ nếu như gia đình họ cũng có gia súc mắc bệnh tương tự.
2. Phân tích nguyên nhân hậu quả của tình huống
2.1. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
- Toàn bộ số lợn trên của bà Nguyễn Thị H khơng được tiêm phịng vắc
xin Lở mồm long móng trước đó.
- Bản thân bà H và những người thân trong gia đình chưa có kinh
nghiệm chăn ni lợn, khơng ý thức được hậu quả việc mình đang làm là mua
lợn của thương lái, nguồn gốc không rõ ràng, khơng đảm bảo về an tồn dịch
bệnh.
- Khơng tham khảo ý kiến của chuyên môn, cụ thể là thú y địa phương
trước khi quyết định mua trong khi bản thân chưa có kinh nghiệm.

8



- Chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định về phòng chống dịch bệnh
động vật, kiểm dịch động vật của cơ quan Chăn nuôi Thú y.
b. Nguyên nhân khách quan
- Việc vận chuyển gia súc từ địa phương này đến địa phương khác chưa
được kiểm soát chặt chẽ, do lực lượng thú y quá mỏng, mặt khác cán bộ thú y
khơng có thẩm quyền chặn xe khi phát hiện vận chuyển gia súc để kiểm tra.
- Việc vận chuyển gia súc của thương lái dưới nhiều hình thức khác
nhau như vận chuyển bằng xe tải phủ bạt kín bên ngồi; lùa đi dưới hình thức
chăn thả
- Mơi trường chăn ni đã có mầm bệnh tồn tại .
- Việc phát tán Vi rút trong điều kiện khơng khí là khơng thể kiểm soát
được.
- Bệnh do vi rút gây ra dẫn đến hiệu quả điều trị không cao, không hiệu
quả kinh tế trong điều trị.
c. Hậu quả
- Hậu quả về kinh tế
+ Ảnh hưởng đến đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình (phạm vi hẹp).
+ Giá trị kinh tế từ ngành chăn nuôi mang lại bị giảm sút, sản phẩm
chăn nuôi làm ra không tiêu thụ được.
- Hậu quả về xã hội
+ Gây ô nhiễm môi trường (Vứt xác động vật chết một cách tùy tiện)
+ Dịch bệnh có thể lây lan sang người làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
cộng đồng và sức sản xuất (Do tiếc rẻ mà xẻ thịt động vật chết để ăn thay vì
phải thực hiện tiêu hủy).
III. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu tình huống

9



Việc xử lý tình huống của tơi nhằm đạt được những mục tiêu dưới đây:
- Gia đình bà Nguyễn Thị H chấp hành quy định của Nhà nước trong
việc tiêu huỷ vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và nhận tiền hỗ trợ
theo đúng quy định.
- Giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế đối với hộ bà
Nguyễn Thị H
- Khống chế không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, góp phần đảm bảo
an tồn dịch bệnh cho vật nuôi trong vùng, giảm thiểu tác động do ảnh hưởng
của dịch bệnh đến đời sống con người tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển
bền vững.
2. Phương án xử lý tình huống
a. Phương án 1.
Thường xuyên tuyên truyền Pháp luật về Thú y, các Chính sách khuyến
khích chăn ni an tồn sinh học và phịng chống dịch bệnh trên động vật
dưới nhiều hình thức: Trên phương tiện truyền thanh của thơn, xã ; Bằng pano
áp phích; Phát tán tờ rơi về hướng chăn ni và phịng chống một số bệnh
nguy hiểm, tập huấn hoặc lồng ghép trong các kỳ sinh hoạt cộng đồng Đến
từng hộ chăn ni nhỏ lẻ. Kết hợp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho
các nhân viên thú y thôn, làng, xã định kỳ (Tháng, quý, 6 tháng, năm ), nhất là
cập nhật thông tin chuyên môn về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống
theo từng thời gian để đội ngũ này có thơng tin tun truyền một cách hiệu
quả vì rằng đội ngũ này là những người gần nhất với người chăn ni.
Huy động từ các nguồn tài chính của các Doanh nghiệp đóng trên địa
bàn để hỗ trợ hộ bà Nguyễn Thị H đủ số 30% mà gia đình bà phải gánh chịu.
- Ưu điểm:

10


+ Nâng cao được nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ làm công tác thú y

và người chăn nuôi hộ gia đình.
+ Phát huy vai trị của tổ chức mạng lưới thú y, đặt biệt là thú y cơ sở
(thú y thôn, thú y xã, và thú y hành nghề tư nhân).
- Nhược điểm:
+ Cần có một khoản kinh phí ngân sách tương đối lớn để triển khai thực
hiện.
+ Tiếp nhận kiến thức chuyên môn nghiệp vụ qua công tác tập huấn cịn
khập khiễn (do trình độ chun mơn khơng đồng đều của cán bộ thú y thôn:
Trung cấp, sơ cấp, kinh nghiệm lâu năm)
+ Đội ngũ thú y thôn thường xuyên biến động do mức phụ cấp chi trả
quá thấp nên khơng an tâm cơng tác, thiếu gắn bó lâu dài với nghề.
Phương án này có tác dụng giải quyết tình huống hiện tại và lâu dài
nhưng khơng bền vững.
b. Phương án 2.
Có chính sách đặc thù, ưu đãi (Hỗ trợ 100% giá trị tiêu hủy, giãn nợ,cho
vay lãi suất bằng 0% ) để phát triển chăn nuôi và xử lý một số trường hợp cá
biệt như hộ bà Nguyễn Thị H, hạn chế dịch bệnh lây lan và phát tán mầm bệnh
ra diện rộng. Đồng thời cũng có chính sách răn đe (biện pháp chế tài đủ mạnh
trong xử phạt hành chính, tịch thu tang vật tiêu hủy) đối với các thương lái
không chấp hành các Quy định về phòng chống dịch bệnh động vật quy định
tại Luật Thú y ban hành ngày 19/6/2015.
Huy động từ các nguồn tài chính của các Doanh nghiệp đóng trên địa
bàn để hỗ trợ hộ bà Nguyễn Thị H đủ số 30% mà gia đình bà phải gánh chịu.
- Ưu điểm

11


+ Giải quyết nhanh gọn các ổ dịch mới phát sinh nhỏ lẻ trong phạm vi
hẹp có giá trị kinh tế không cao.

+ Hạn chế tối thiểu việc mua bán, vận chuyển gia súc không rõ nguồn
gốc, thiếu quan tâm đến công tác kiểm dịch của thú y.
- Nhược điểm
+ Lợi dụng chính sách đặt thù, ưu đãi để chi không đúng đối tượng, tạo
gánh nặng cho ngân sách.
Phương án này có tác dụng giải quyết tình huống hiện tại và lâu dài
nhưng chưa tối ưu.
c. Phương án 3.
Kết hợp 2 phương án nói trên: Vừa tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
chấp hành Pháp lệnh thú y , vừa có chính sách đặt thù nói trên. Bên cạnh địa
phương cần tạo ra một hành lang pháp lý vừa khuyến khích chăn ni phát
triển vừa Phịng chống dịch bệnh có hiệu quả đồng thời khắc phục những
nhược điểm đã nêu trên.
Trong chính sách khuyến khích phát triển chăn ni cần chú ý đến việc
lựa chọn vật ni có giá trị thương phẩm cao, ít bị bệnh dịch như ni Nai,
Hươu, Đà điểu, Lợn rừng, Nhím; Chú trọng quy hoạch vùng về chăn ni tập
trung quy mơ đàn lớn và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm
động vật bao tiêu sản phẩm cho người chăn ni.
Chính sách phịng chống dịch bệnh: Ngồi việc thực thi các chính sách
đã ban hành, cần bổ sung các chính sách như đã nêu ở phương án 2 về xử phạt
hành chính và tịch thu tang vật khi lưu thông động vật, sản phẩm động vật
khơng có nguồn gốc một cách triệt để.
- Tiêu hủy: Nếu động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, nhiễm bệnh;
- Trường hợp không mắc bệnh:

12


+ Tịch thu xung công quỹ: Đấu giá thu nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
+ Mục đích: Cung cấp sản phẩm thịt sạch cho các Trại dưỡng lão, trẻ

em SOS
- Bố trí kinh phí ngân sách để thực hiện chủ trương của Thủ tướng
Chính phủ tại Văn bản số 1569/TTg-NN ngày 19/10/2008 về việc Hỗ trợ đối
với nhân viên thú y cấp xã với mức phụ cấp hệ số 1 theo mức lương tối
thiểu,tạo điều kiện về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để đội ngũ này an tâm
cơng tác, gắn bó với nghề thú y lâu dài.
- Thống nhất và hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở về chi trả lương, phụ
cấp từ ngân sách tỉnh (Quyết định số 285/2014/QĐ-UBND ngày26/6/2014 của
UBND tỉnh Bắc Ninhvề việc quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp,
mức khốn phụ cấp đối với cán bộ khơng chun trách v à mức khốn kinh
phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
thuộc tỉnh Bắc Ninh). Tiếp tục duy trì việc chi trả phụ cấp cho nhân viên thú y
xã, thị trấn từ nguồn ngân sách tỉnh như hiện nay (phụ cấp thú y thơn có hệ
số/tháng: 0,3 mức lương tối thiểu), Phụ cấp thú y xã theo hệ số 1 và 0,8 của
mức lương tối thiểu. Tuy nhiên hiện nay với mức chi trả này cũng còn quá
thấp so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, dẫn đến việc điều hành đội ngũ này chưa
nhất quán, lực lượng thú y liên tục biến động do thu nhập thấp, khơng ổn
định. Vấn đề nguồn nhân lực thì cốt lõi vẫn là công tác cán bộ, do vậy cần
phải quan tâm đúng mức đến thu nhập và sức khoẻ, bởi khơng ai khác chính
họ là người trực tiếp tiếp xúc với mầm mống dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là
những bệnh có thể lây sang người như Nhiệt thán, cúm gia cầm, bệnh dại.
- Thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro trong chăn ni (mục đích sử dụng Quỹ
này như quỹ bảo hiểm xã hội dùng để hỗ trợ cho các thành viên trong Hội gặp

13


rủi ro trong chăn ni mà khơng có khả năng tái tạo đồng vốn, giao cho Hội
chăn nuôi tỉnh quản lý).
- Trước mắt huy động từ các nguồn tài chính của các Doanh nghiệp

đóng trên địa bàn để hỗ trợ hộ bà Nguyễn Thị H đủ 30% mà gia đình bà phải
gánh chịu, không làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và gây hậu quả nghiêm
trọng, sau đó thực hiện tiêu hủy trong thời gian ngắn nhất. Phương án này vừa
đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững vừa xử lýđược tình huống trước mắt.
Đề nghị chọn Phương án 3
d. Tổ chức thực hiện
Căn cứ các văn bản hiện hành sau
- Luật Thú y ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 06/3/2014 về Chính sách hỗ trợ
phịng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch
bệnh động vật trên cạn.
- Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 01 năm 2009 của
BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công
tác trên địa bàn cấp xã;
- Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn chế độ tài chính để phịng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện Thuận Thành phối hợp với Ban
chỉ đạo phịng chống dịch Sở Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh triệu tập
cuộc họp khẩn để triển khai nội dung cơng việc, xác định chính xác nguồn
thơng tin cung cấp từ thú y cơ sở, thông tin về nguồn gốc động vật mua bán,
ngày giờ nhập gia súc về địa phương, bệnh tích trước và sau khi nhập về địa

14


phương để cùng nhau xem xét hồ sơ nguồn gốc động vật, ban đầu đã có được
một số căn cứ sau:
1. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật xuất huyện, tỉnh: Khơng có

2. Giấy chứng nhận tiêm phịng vaccine lở mồm long móng: Khơng có.
3. Họ tên thương lái (người bán gia súc): Không rõ, chỉ biết tên thường
gọi trong giao dịch mua bán là: Chú Bảy.
4. Nơi ở người bán gia súc: Không rõ, chỉ biết qua môi giới. Với những
căn cứ trên và nguyên nhân xảy ra, Ban chỉ đạo nhận định và đánh giá như sau.
- Chủ hộ gia đình bà Nguyễn Thị H thuộc diện hộ nghèo trong xã.
- Nhập gia súc về địa phương không qua cơ quan thú y thực hiện kiểm dịch.
- Do thiếu hiểu biết về chính sách, Pháp luật thú y.
- Tình hình dịch bệnh chưa xảy ra nghiêm trọng (Chưa lây lan làm
thiệthại kinh tế các hộ chăn nuôi khác trong thôn, xã).
- Tại thời điểm xảy ra dịch ở xã B chỉ có duy nhất của hộ bà Nguyễn
Thị H.
Kết luận chung: Theo hồ sơ thu thập được và cũng như bản tường trình
của bà Nguyễn Thị H là không hợp pháp trong mua bán động vật.
IV. ĐÁNH GIÁ VIỆC XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Đề ra phương hướng giải quyết
- Thực hiện cách ly động vật (không chăn thả), tiến hành tiêu độc sát
trùng chuồng trại, sát trùng vết loét mồm, móng động vật.
- Cử cán bộ thú y giám sát 24/24h khơng để hộ gia đình bán tháo.
- Lấy mẫu gửi cơ quan chức năng xét nghiệm để có kết luận chính xác nhất.
- So sánh, cân nhắc lợi ích kinh tế về việc nên kéo dài thời gian điều trị
hay thực hiện tiêu hủy (trường hợp xảy ra ổ dịch lớn, tập trung một địa phương).

15


- Thành lập Đồn cơng tác tiêu hủy và hỗ trợ bao gồm: Trưởng hoặc
phó ban chỉ đạo phịng chống dịch bệnh động của huyện làm trưởng đoàn và
các thành viên Phịng Tài chính Kế hoạch huyện, Cơng an huyện, Uỷ ban nhân
dân xã, Hội, Đồn thể chính trị xã hội huyện, Trạm Chăn ni và Thú y,

Phịng Nơng nghiệp huyện.
Sau khi có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán
thú y TW: 02 con lợn của bà H đã có kết quả Dương tính với Vi rus gây bệnh
Lở mồm long móng.
Đồn tổ chức thực hiện như sau:
+ Tổ chức tiêu hủy 02 con lợn bị mắc bệnh lở mồm theo đúng quy trình
kỹ thuật:
- Tiến hành thuê nhân công đào hố tiêu hủy, chuẩn bị chất đốt, hoá chất
xử lý.
- Đưa con vật đến hố tiêu hủy, tiến hành giết chết bằng cách đánh vào
hành tủy, kẹp điện, hoặc tiêm thuốc sao cho con vật chết một cách nhanh nhất.
- Đưa xác con vật xuống hố đào sẵn, đốt hủy.
- Phải chờ đến khi xác con vật cháy toàn phần (Cháy thành than - Tránh
hiện tượng có một số nơi người dân quan sát thấy chưa cháy hết, sau khi Đồn
cơng tác đi, dân lại đào bới lên để lấy thịt ), tiến hành rắc vơi bột, hố chất và
lấp đất chơn chặt
+ Thực hiện thủ tục hỗ trợ:
- Chi tiền hỗ trợ từ ngân sách tỉnh theo quy định tại Quyết định
số186/QĐ-UBND ngày 06/3/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về Chính sách hỗ
trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: 70% (10.500.000 đồng), sau khi
có biên bản xác nhận của Đồn cơng tác trong biên bản tiêu hủy và chữ ký của
chủ hộ.

16


- Chi hỗ trợ ngồi chính sách quy định cho trường hợp cá biệt của hộ Bà
Nguyễn Thị H: 30% ( 4.500.000 đồng):
+ Nếu chưa thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro trong chăn nuôi: Doanh
nghiệptrực tiếp chi cho hộ gia đình (Chứng từ do Doanh nghiệp quy định).

+ Đã thành lập quỹ: Hội chăn nuôi thực hiện chi trả, chứng từ theo quy
định hiện hành.
2. Kết quả thực hiện
Trường hợp của bà: Nguyễn Thị H là một bài học cho các hộ gia đình
chăn ni trong xã B nói riêng, các địa phương khác nói chung, phải tuân thủ
nghiêm túc Quy định của Pháp luật Thú y hiện hành, góp phần hạn chế dịch
bệnh lây lan và phát triển, ổn định đời sống xã hội, cải thiện một bộ phận đời
sống nhân dân với mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững.
Từng bước đưa tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu Nông nghiệp cao hơn
tỷ trọng trồng trọt, chăn ni con gì mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho
người dân, chính quyền địa phương cần định hướng, quy hoạch vùng chăn
nuôi, đưa cán bộ kỹ thuật phổ biến trực tiếp với người chăn nuôi để hướng
dẫn theo phương châm cầm tay chỉ việc cho một vài hộ, từ đó nhân rộng mơ
hình.
3. Hướng giải quyết sau khi có quyết định tiêu hủy thăm dị, trao
đổi thẳng thắng với chủ hộ, lắng nghe nguyện vọng của họ để có biện
pháp giúp đỡ họ nếu họ quyết định chọn chăn ni để thốt nghèo.
Tiếp tục tun truyền pháp luật thú y dưới các hình thức, củng cố và
tăng cường trách nhiệm của lực lượng thú y thôn, xã trong việc giám sát,
hướng dẫn người dân trong cơng tác phịng chống dịch bệnh động vật.
Ban hành các chủ trương chính sách đối với các trường cá biệt để tạo sự
chủ động trong quyết định xử lý công vụ một cách thuận lợi và nhanh chóng.

17


Qua cách xử lý như trên, đa số người chăn ni có lẽ rất đồng tình và
nhất trí quan điểm, tin tưởng vào chủ trương, đường lối chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Phải nói rằng đây là vấn đề rất quan trọng trong việc
xử lý, giải quyết các công việc của những người quản lý nhà nước ở mọi

lĩnhvực.

18


Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Là một người cán bộ quản lý nhà nước phải biết tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước để duy trì ổn định xã hội và điều chỉnh các hành vi
của từng cá nhân trong xã hội, để xã hội phát triển theo mục tiêu Nhà nước đã
đề ra trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định.
Chúng ta phải xác định: Công tác quản lý các loại dịch bệnh xảy ra ở
gia súc, gia cầm trong thời gian qua trên khắp các địa phương trong cả nước
như: bệnh Lở mồm long móng, cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh là cực kỳ phức
tạp và nguy hiểm vì bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của
người dân.
Ngồi ra chúng ta cũng khơng lơ là đối với các loại dịch bệnh khác như:
Tụ huyết trùng trâu bị, THT lợn, dịch tả lợn, dại chó mèo, gạo lợn cũng gây
hậu quả không kém. Do vậy công tác quản lý dịch bệnh động vật là một vấn
đề rất cấp thiết và quan trọng, nó địi hỏi sự tự giác chấp hành Pháp luật của
người chăn nuôi, các hộ kinh doanh động vật và sản phẩm động đến người
tiêu dùng và người quản lý sao cho mang lại nguồn thực phẩm sạch cho xã
hội, người dân yên tâm khi sử dụng nó.
Bài học rút ra ở đây là cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính
quyền trong tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi chủ chương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, lĩnh vực chăn ni thú y
nói riêng cho đơng đảo quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân
hiểu rõ tự giác thực hiện. Phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ cơ
sở,tăng cường phối hợp với các đồn thể trong địa phương.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các ngành, các

cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ

19


dịch bệnh động vật bằng công nghệ thông tin (máy định vị để đưa các địa
phương từng xảy ra dịch bệnh lên bản đồ GIS).
2. Kiến nghị
Với những hiểu biết của mình và qua cách xử lý tình huống trên, bản
thân xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền một số
vấn đề sau:
- Trước xu hướng chăn nuôi ngày càng phát triển với tốc độ cao trong
khi tình hình dịch bệnh trên đàn vật ni có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều
bệnh mới phát sinh, nhiều bệnh vừa gây thiệt hại về kinh tế lại vừa gây nguy
hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người; đồng thời khi Việt Nam gia nhập
WTO kéo theo những quy định nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn trong chăn
ni, vệ sinh an tồn thực phẩm…, phương hướng, mục tiêu phấn đấu của
ngành thú y Bắc Ninh trong thời gian tới cần phải: Nâng cao tỷ lệ tiêmphòng
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; làm tốt công tác dự báo, chủ động phòng,
chống, khống chế dịch…; Tổ chức hệ thống giám sát dịch bệnh, hệ thống
kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm soát giết mổ gia súc, gia
cầm; Xây dựng hệ thống lò mổ gia súc, gia cầm tập trung; Phấn đấu xây dựng
vùng an toàn dịch bệnh để đảm bảo các sản phẩm của ngành chăn nuôi xuất
khẩu với chất lượng cao; tăng cường năng lực để đáp ứng với thời kỳ hội nhập
của mỗi cán bộ, công chức, viên chức. Chuyên ngành thú y Bắc Ninh mong
muốn cần được bổ sung thêm lực lượng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và
thêm ngân sách phục vụ công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao
trình độ chun mơn và sự hiểu biết về dịch bệnh cho cán bộ, nhân dân trong
tồn tỉnh.
- Ứng dụng khoa học cơng nghệ vào lĩnh vực quản lý dịch bệnh bằng

bản đồ thông tin địa lý GIS, phần mềm R để dự đoán nguy cơ xảy ra dịch mà

20


Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Bắc Ninh đang triển khai thực hiện trên địa bàn
toàn tỉnh.
- Ban hành chính sách đặc thù, ưu đãi để phát triển chăn nuôi bền vững
(miễn giảm thuế trong chăn nuôi thời hạn 05 đến 10 năm như thuế sử dụng
đất; Thuế thu nhập cá nhân; Cho vay lãi suất ưu đãi; Khuyến khích các Doanh
nghiệp kinh doanh cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm chăn ni
- Bố trí kinh phí ngân sách để thực hiện chủ trương của Thủ tướng
Chính phủ tại Văn bản số 1569/TTg-NN ngày 19/10/2008 về việc Hỗ trợ đối
với nhân viên thú y cấp xã, thị trấn (mức phụ cấp hệ số 1 theo mức lương tối
thiểu), xem xét tăng mức phụ cấp cho thú y thôn, làng lên mức bằng 50% mức
phụ cấp của thú y xã, thị trấn.
- Thống nhất và hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở về chi trả lương,phụ
cấp từ một cấp ngân sách (Ngân sách tỉnh).
- Thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro trong chăn ni. Trong q trình học tập
thực hiện tiểu luận này, với sự hiểu biết và thời gian đầu tư cho nghiên cứu có
giới hạn. Bản thân mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của mình về
xử lý tình huống: tiêu hủy gia súc bị bệnh không thể điều trị tại xã B, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự thơng cảm và
góp ý của quý Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn!

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính
vềviệc hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia
cầm;
- Văn bản số 1569/TTg-NN ngày 19/10/2008 về việc Hỗ trợ đối với
nhân viên thú y cấp xã;
- Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 01 năm 2009 của
BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ,
nhânviên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
côngtác trên địa bàn cấp xã;
- Quyết định số186/QĐ-UBND ngày 06/3/2014 của UBND tỉnh Bắc
Ninh về Chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
- Luật Thú y ban hành ngày 19/6/2015;
- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về
phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
- Giáo trình lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

22



×