Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Căn bệnh khiến 7 triệu người khổ sở về đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.49 KB, 2 trang )

Căn bệnh khiến 7 triệu người khổ sở về đêm
Thứ Tư, ngày 06/03/2019 08:16 AM (GMT+7)

Tiến sĩ, bác sĩ Đào Việt Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho
biết, theo thống kê có khoảng 7 triệu người Việt bị trào ngược dạ dày thực quản.
Sự kiện:

Bệnh về dạ dày

Trào ngược thực quản khiến người bệnh khổ sở
Anh Vũ Văn H. (39 tuổi, quê Thái Bình) được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chẩn đoán bị bệnh trào
ngược dạ dày thực quản khoảng 3 năm trước.
Anh H cho biết ban đầu anh không biết bệnh gì cứ đến 1h - 3h sáng đang ngủ phải bật dậy vì thức ăn
trào ngược lên họng, gây đau nhói ngực không thở được, phải ngồi ngủ để dễ thở hơn. Những cơn đau
tức ngực khiến anh H. còn tưởng mình bị ung thư phổi. Anh đi khám ở huyện không ra bệnh gì bác sĩ
cho thuốc viêm phổi rồi ho hen đủ thuốc.


Anh H. kể khi đó, do ăn ngủ không được, tinh thần suy sụp, anh H. sút khoảng 7-8kg. Anh đến Bệnh viện
Bạch Mai khám được bác sĩ cho biết bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, uống thuốc được vài
tháng bệnh lại không tiến triển. Những đêm ngủ ngồi vẫn triền miên. Mỗi lần mệt nằm ra ngủ là cảm giác
nóng rát họng, đau tức ngực khiến anh không chịu nổi.
Cũng giống anh H. trường hợp bà Nguyễn Thị Th. 62 tuổi, quê Phú Thọ. Bà Th. cho biết mình bị trào
ngực dạ dày thực quản 7 năm nay. Ban đầu là cảm giác nóng rát ở họng vào ban đêm và dần bệnh nặng
hơn khiến bà không ngủ được. Cứ khoảng 12h tối là bà phải ngồi dậy đi quanh nhà nếu nằm xuống là
đau tức ngực không thở nổi. Việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn do nuốt nghẹn.
Bà Th. kể mỗi lần đi khám lấy thuốc uống được 1 thời gian ngắn là bệnh lại tái phát khiến bà thấy mệt
mỏi, chán nản.
Theo bác sõ Đào Việt Hằng tại trung tâm Nội soi của Bệnh viện Đại học Y bác sĩ gặp rất nhiều bệnh nhân
bị trào ngược dạ dày thực quản. Thức ăn và dịch vị từ dạ dày đi lên thực quản gây nên triệu chứng hoặc
biến chứng tại thực quản gọi là trào ngược dạ dày thực quản.


Nguyên nhân của hiện tượng trào ngược về đêm là do khi nằm ngủ, ở một số người, dịch dạ dày bài tiết
nhiều hơn, có thể kết hợp thêm với rối loạn nhu động của dạ dày – thực quản khiến dịch vị dễ dàng bị
đẩy lên thực quản gây ra phản ứng ho, đau rát, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Các triệu chứng ngoài thực quản bao gồm chứng đau ngực không do tim, ho kéo dài, hen, viêm phổi vô
căn, bệnh về tai mũi họng như viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa, bệnh về răng như mòn răng,
hôi miệng.
Bác sĩ Hằng cho biết đây là bệnh lý tiêu hóa phổ biến và việc điều trị còn khó khăn do tái đi tái lại nhiều
lần nếu trào ngược thực quản không biết và điều trị tích cực bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
thậm chí là ung thư thực quản.
Đặc biệt, trào ngược thực quản gây ra biến chứng barrett thực quản là tình trạng bất thường của thực
quản và có xu hướng tăng nguy cơ ác tính và được cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản.
Những người bị trào ngược dạ dày thực quản nếu không điều trị tích cực thì dễ dẫn đến ung thư thực
quản khi tuổi trên 50. Ở những người cao tuổi, trẻ em bị trào ngược thực quản dễ dẫn tới nguy cơ viêm
phổi do dịch trào ngược gây ra.
Khi bị trào ngược thực quản nếu điều trị nội khoa mà bệnh không tiến triển bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị
phẫu thuật.
Với những bệnh nhân về ban đêm bị trào ngược thực quản gây khó chịu, bệnh nhân nên ăn ruột bánh mì
để “hút” axit trào ngược giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Ngủ nên kê giường cao lên 20 – 30 cm để thực
quản cao hơn dạ dày tránh axit trào ngược lên thực quản.
Người bệnh nên thay đổi lối sống hạn chế bia rượu, các thực phẩm giàu chất béo không tốt.
Khi có dấu hiệu hôi miệng, hỏng men răng, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nóng rát ở phía sau xương ức,
đau tức ngực, ho hen người bệnh nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị bệnh
sơm.
Người bệnh không nên dùng đồ ăn ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản như cam, quýt, cà chua, cà phê,
trà, các thuốc aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tetracyclin, quinidine, kali.



×