Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận CV QLNN xử lý vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thôn trình khê, xã trung chính, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.4 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1. Nhận thức chung
Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước là một chương trình học tập, bồi
dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức cả về lý luận và thực tiễn.
Với phần lý thuyết bao gồm: Kiến thức chung, kiến thức Quản lý Nhà nước
theo ngành và lãnh thổ, Các kiến thức với nhiều chuyên đề và các báo cáo cụ
thể. Bên cạnh đó là các chuyên đề về kĩ năng cơ bản, tôi nhận thức được ý
nghĩa và tầm quan trọng của chương trình bồi dưỡng thực sự góp phần nâng
cao trình độ, năng lực của mỗi cán bộ công chức trong quá trình công tác và
trong thực tiễn cuộc sống.
Qua quá trình học tập và thực tiễn công tác của bản thân, tôi thấy tâm
đắc nhất với nội dung các chuyên đề: Đạo đức công vụ; kiến thức Quản lý Nhà
nước theo ngành/ lãnh thổ … Tất cả đều có ý nghĩa thiết thực trong thực tế.
2. Lý do chọn tình huống
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,
quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN), đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; những năm qua,
đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, xã hội đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần
được giải quyết. Trong đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đang
là vấn đề bức xúc, cần giải quyết kịp thời đúng đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện một bộ
phận công dân có lối sống thực dụng, sa sút về đạo đức, về nhân cách, bất
chấp tất cả để đạt được mục đích của mình; trong quản lý và sử dụng đất đai,
còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất trái phép, tranh chấp đất đai, đặc biệt trong
các gia đình đã và đang tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền thừa kế đất đai.
Để xảy ra tình trạng trên, một phần là do đạo đức, lối sống ngày càng bị
tha hoá, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của
công dân còn thấp; một phần do cán bộ, công chức còn thiếu trách nhiệm


1


trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý đất đai; hoặc do
một số mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp
chính quyền, các ngành chức năng khi giải quyết, nên đã để một số vụ tranh
chấp kéo dài, gây hậu quả xấu.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Lớp Bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước chương trình chuyên viên Khoá 1 năm 2018, được sự quan
tâm của Ban Giám hiệu Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, cùng sự quan
tâm, giảng dạy và hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, tôi đã tiếp
thu được những kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước. Tôi
chọn nghiên cứu tình huống "Xử lý vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại thôn Trình Khê, xã Trung Chính, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh" là tiểu luận cuối khóa của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thêm cơ sở lý luận của việc thực hiện và áp dụng pháp luật trong
hành chính nhà nước cụ thể là áp dụng pháp luật khiếu nại, tố cáo để xử lý
vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thôn Trình
Khê, xã Trung Chính, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất
những kiến nghị, phương hướng giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai,
xuất phát từ lối sống thực dụng, suy thoái đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật
kém của công dân, sự thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành
công vụ và sự thiếu trách nhiệm các cấp chính quyền, các ngành chức năng
trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua trên
địa bàn huyện Lương Tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc tranh chấp đất đai giữa hai cha con ông
Nguyễn Văn A.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng việc tranh chấp đất đai giữa hai cha

con ông Nguyễn Văn A, thôn Trình Khê, xã Trung Chính, huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh tại thời điểm đầu năm 2015.
5. Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Tiểu luận gồm 3
phần chính: Mở đầu, giải quyết vấn đề và kết luận.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2


1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

1.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống
Ông Nguyễn Văn A được bố mẹ để lại cho một mảnh vườn, có nhà ở
với diện tích 960 m2 tại Trình Khê, xã Trung Chính, huyện Lương Tài.
Hiện trạng mảnh vườn như sau:
Đường liên thôn

25m

38,4m

Ông Nguyễn Văn A xây dựng gia đình đã lâu nhưng không có con, ông
Nguyễn Văn A đi bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, khi phục viên
trở về quê hương, ông Nguyễn Văn A bàn với vợ nhận một người con nuôi và
đặt tên là Nguyễn Văn B; được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của vợ chồng ông A,
sau khi học xong trung học phổ thông thì anh Nguyễn Văn B lập gia đình.
Năm 2013, để tạo điều kiện cho vợ chồng anh Nguyễn Văn B thuận lợi
trong việc vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, ông A đã viết giấy
chuyển nhượng 500 m2 đất ở cho anh con nuôi là anh B và đưa Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất của mình cho anh B đi làm thủ tục chuyển nhượng
đất. Lợi dụng sự tín nhiệm của bố mẹ nuôi, anh B đã thay đổi Giấy chuyển
nhượng của ông bố nuôi viết 500m2 thành 960 m2, đưa đến các cơ quan có
thẩm quyền nộp và xin làm thủ tục chuyển nhượng đất. Do không kiểm tra,
xem xét đến quyền và lợi ích của người có liên quan, cán bộ Địa chính xã
Trung Chính, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Tài quá
tin tưởng vào giấy tờ của anh B xuất trình, nên đã tham mưu cho Ủy ban nhân
dân (UBND) huyện Lương Tài ra quyết định thu hồi 960 m 2 đất của ông
3


Nguyễn Văn A, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Nguyễn Văn
B, trên thửa đất của ông Nguyễn Văn A.
Cuối năm 2013, anh Nguyễn Văn B làm nhà trên mảnh đất 500 m 2 mà
ông Nguyễn Văn A đã viết chuyển nhượng theo thoả thuận, ngôi nhà của ông
Nguyễn Văn A vẫn giữ nguyên, vợ chồng anh B ra ở riêng để thuận lợi trong
sản xuất kinh doanh.
Đầu năm 2015, ông Nguyễn Văn A có ý định chuyển nhượng cho người
khác 200m2 đất, để lấy tiền sửa chữa ngôi nhà cũ của mình thì mâu thuẫn giữa
hai cha con nẩy sinh. Lý do anh B không cho ông A chuyển nhượng đất và sửa
chữa nhà ở, vì toàn bộ thửa đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh B. Hai cha con ông A to tiếng với
nhau, gây mất tình cảm cha con cũng như sự đoàn kết trong nội bộ gia đình,
mâu thuẫn ngày càng trở lên căng thẳng.
Trước tình hình đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, được sửa chữa lại
ngôi nhà mà cha mẹ để lại, ông A đã làm đơn khiếu nại đến các cơ quan có
chức năng của huyện Lương Tài đề nghị kiểm tra, xác minh làm rõ theo nội
dung trình bày của ông A như sau:
Năm 2013, ông A chỉ viết giấy chuyển nhượng đất cho anh B diện tích
500m2, vì sao UBND huyện Lương Tài cấp cho anh B Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất 960m2, đúng bằng diện tích thửa đất của ông được cha mẹ
để lại.
1.2. Diễn biến tình huống
Qua thẩm tra, xác minh, tìm hiểu ban đầu, nguyên nhân sâu xa dẫn đến
tranh chấp đất đai giữa hai cha con ông A là do anh B chưa nhận thức đầy đủ
về pháp luật, lợi dụng sự tín nhiệm của bố mẹ nuôi, làm mất tình cảm cha
con. Cuối năm 2013, anh B xây nhà mới trên mảnh đất 500m2 mà ông Chính
nhượng lại. Do điều kiện kinh tế chưa cho phép nhưng anh B vẫn quyết định
xây nhà kết hợp làm nơi sản xuất kinh doanh. Vì thiếu vốn để xây dựng nên
anh B có hỏi vay vợ chồng ông A số tiết kiệm mà ông bà dùng để dưỡng già,
4


thì ông A không đồng ý. Từ đó, anh B ít quan tâm đến vợ chồng ông A. Theo
như thoả thuận ban đầu giữa hai cha con ông A, vợ chồng anh B có trách
nhiệm chăm sóc vợ chồng ông A khi già yếu, sự việc trở nên nghiêm trọng
hơn khi ông A định chuyển nhượng 200m2 đất để lấy tiền sửa chữa ngôi nhà
cũ mà vợ chồng ông A đang ở thì anh B tuyên bố: Toàn bộ thửa đất 960m 2
Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Nguyễn Văn B.
Ông A không có quyền gì trên thửa đất đó nữa.
Việc mâu thuẫn, tranh chấp đất đai giữa cha con ông Nguyễn Văn A đã
được các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, thôn Trình Khê, xã Trung Chính tổ
chức gặp gỡ, hoà giải nhiều lần nhưng không thành. Từ đó, việc tranh chấp
giữa hai cha con ông A càng trở nên nghiêm trọng, dẫn đến việc ông A làm
đơn khiếu nại đề nghị các cơ quan thẩm quyền giải quyết. Đơn khiếu nại ghi
ngày 20/03/2015, Chủ tịch UBND huyện Lươngh Tài nhận được ngày
25/3/2015.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống
Việc phân tích tình huống cần đạt được những mục tiêu sau:

Phân tích tình huống để thấy rõ được những nguyên nhân xảy ra tranh
chấp, xác định rõ thời điểm xảy ra tranh chấp và áp dụng pháp luật cụ thể phù
hợp để xử lý tình huống.
2.2. Cơ sở lý luận
Theo Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất”.

5


“Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ
người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng,
thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Có thể hiểu theo nghĩa thông thường “tranh chấp đất đai” là việc giành
nhau về một phần đất nào đó hoặc quyền và nghĩa vụ liên quan đến phần đất
đó mà chưa rõ nó thuộc về bên nào. Việc “giành nhau” này có thể bằng hành
động trực tiếp (chiếm trực tiếp), cũng có thể mới ở phần ý kiến (đòi cơ quan
có thẩm quyền phải công nhận cho mình thay vì cho người khác).
Theo Điều 166, người sử dụng đất có những quyền sau đây:
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ,
cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất
nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo Điều 188, Luật Đất đai 2013: Người sử dụng đất được thực hiện
các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các
điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186
và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
6


- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
2.3. Phân tích diễn biến của tình huống
2.3.1. Nguyên nhân phát sinh tình huống
- Nguyên nhân 1: Do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của anh
Nguyễn Văn B, từ sự ít hiểu biết về pháp luật đất đai, nên anh B đã lợi dụng
sự tín nhiệm của bố mẹ nuôi; Do sự thiếu hiểu biết về Luật Đất đai của vợ
chồng ông Nguyễn Văn A, sau khi viết Giấy chuyển nhượng đất đai cho con
không lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình nên không kịp
thời phát hiện được hành vi sai trái của con mình; Do việc làm thiếu trách
nhiệm của cán bộ địa chính xã, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện trong thi hành công vụ, đã làm thủ tục chuyển nhượng đất cho anh B
mà chưa xem xét đến những người có quyền và lợi ích liên quan, không thực

hiện đầy đủ quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà pháp luật quy
định.
- Thứ 2: Do công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương, các
ngành chức năng của huyện còn buông lỏng, thiếu chặt chẽ và cương quyết
nên đã để xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai nêu trên.
- Thứ 3: Do mâu thuẫn gia đình ngày càng nghiêm trọng, căng thẳng
không thể tự giải quyết được; công tác hoà giải ở thôn và xã kém hiệu quả.
2.3.2. Hậu quả của tình huống
Do cán bộ, công chức không làm tròn trách nhiệm của mình trong việc
làm thủ tục chuyển nhượng đất đai, giữa cha con ông Nguyễn Văn A; anh
Nguyễn Văn B được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 960m 2, hoàn
toàn không đúng các quy định của pháp luật về đất đai, dẫn đến tranh chấp
làm mất uy tín của cơ quan quản lý nhà nước, giảm sút lòng tin của nhân dân
đối với chính quyền, làm suy giảm tính pháp lý của pháp luật XHCN. Những

7


hộ gia đình khác cũng có thể làm được như vậy nếu sự việc tại gia đình ông A
không được giải quyết dứt điểm, có tình có lý, đúng quy định của pháp luật.
Nếu lấy lý do Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho mình mà anh B không cho bố mẹ nuôi chuyển nhượng đất và sửa chữa
nhà ở là việc làm trái với đạo lý làm con, không đúng với trách nhiệm của con
cái đối với bố mẹ, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý chung của xã hội.
Nếu tranh chấp đất đai giữa cha con ông Nguyễn Văn A không được giải
quyết dứt điểm thì việc khiếu nại sẽ kéo dài làm ảnh hưởng đời sống của những
người có liên quan, gây mất ổn định tình hình an ninh của địa phương.
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống


Việc xử lý tình huống cần đạt được những mục tiêu sau:
- Mục tiêu hàng đầu cho việc xử lý tình huống này là việc giải quyết
tranh chấp đất đai một cách nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, không gây
mất tình cảm cha con trong gia đình và không làm rắc rối tình hình khu vực.
- Phải khắc phục được tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong
tình hình hiện nay, nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực
quản lý và sử dụng đất đai, củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính
quyền các cấp.
- Phải bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mà trực
tiếp là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cha con ông Nguyễn Văn A,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành pháp luật.
- Phải giữ vững truyền thống đạo đức của dân tộc, xây dựng nếp sống
văn hoá mới, nêu cao tinh thần đoàn kết, đùm bọc thương yêu nhau trong gia
đình cũng như toàn xã hội.
3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu để xử lý
Tình huống trên có thể giải quyết theo 03 phương án sau:
3.2.1. Phương án 1: Hoà giải

8


Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định, việc hoà giải tranh
chấp đất đai thì Nhà nước ta khuyến khích thực hiện công tác hoà giải để giải
quyết tranh chấp đất đai giữa các hộ dân, giữa các cá nhân với nhau. Trong vụ
việc này, nguyên nhân chính là do mâu thuẫn trong nội bộ gia đình không
được tháo gỡ nên nảy sinh tranh chấp, khi gia đình đoàn kết, hoà thuận, sự
quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể thôn, xã làm tốt công tác hoà
giải, giáo dục, thuyết phục những việc làm đúng, sai, thì chúng ta có thể áp
dụng phương pháp hoà giải.
Ưu điểm: Phương án tạo được tình đoàn kết cha con, đùm bọc thương

yêu, tôn trọng nhau trong gia đình. Qua phân tích việc tranh chấp đất đai và
mâu thuẫn giữa cha con ông A chỉ ra việc làm đúng, sai của từng người, giúp
mọi người nhận ra hành vi sai của mình và hiểu rõ nhau hơn để cùng chia sẻ
cảm thông cho nhau.
Nhược điểm: Phương án hoà giải chỉ dừng lại ở mức độ tự giải quyết
trong nội bộ gia đình. Quyền sử dụng đất của các thành viên trong gia đình
chưa được phân định rõ ràng, đúng pháp luật và chưa được cơ quan có thẩm
quyền công nhận. Việc tranh chấp đất đai có thể tiếp tục diễn ra nếu giải quyết
tranh chấp không dứt điểm, mâu thuẫn gia đình có thể tái diễn.
Phương án này không khả thi vì mâu thuẫn gia đình đã đẩy lên quá cao.
3.2.2. Phương án 2: Giữ nguyên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
mang tên anh Nguyễn Văn B.
Từ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, vợ chồng anh B luôn làm tròn nghĩa vụ của người sử dụng đất
đối với Nhà nước.
Ưu điểm: Phương án này giúp gia đình anh B ổn định cuộc sống để
phát triển sản xuất, không gây xáo trộn về kế hoạch sản xuất của vợ chồng
anh. Nếu hai cha con được thấu tình, đạt lý, người con hiểu ra lỗi của mình,
luôn làm tròn trách nhiệm của người con bằng đạo đức và lương tâm của

9


mình. Trong gia đình không để xảy ra mâu thuẫn tương tự đến mức giải quyết
bằng những quyết định hành chính hay tại cơ quan toà án.
Nhược điểm: Nếu giữ nguyên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
mang tên anh Nguyễn Văn B, ông A sẽ không có quyền chuyển nhượng đất,
muốn sửa chữa nhà ở của mình ông phải được sự đồng ý của người con,
người có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Các quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn A bị xâm phạm;

thiệt hại về kinh tế nếu ông không chuyển nhượng 200m 2, ở trong tổng số
960m2 đất mà ông là chủ sở hữu hợp pháp. Ông cũng không có điều kiện và
vật chất để tu sửa lại ngôi nhà của mình.
Từ đây, những công dân khác sẽ bắt chước sự việc này, tạo nên sự mâu
thuẫn trong gia đình cũng như xã hội, con cái lợi dụng sự tín nhiệm của cha
mẹ để dành quyền sử dụng đất, buộc cha mẹ phải xin ý kiến của mình, khi
quyết định một vấn đề liên quan đến đất đai mà đáng ra là quyền của cha mẹ.
Như vậy, căn cứ vào tính chất của tình huống, nếu giữ nguyên Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh Nguyễn Văn B thì không có tính
khả thi vì phương án này chưa giải quyết được mục tiêu đặt ra là ông A có
quyền sử dụng đất. Mặt khác, phương án này có nhược điểm hơn nhiều ưu
điểm, luôn nảy sinh việc tái khiếu kiện.
3.2.3. Phương án 3: Chia tách quyền sử dụng đất
Theo Điều 203 Luật Đất đai quy định về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai, Điều 204 Luật Đất đai quy định giải quyết khiếu nại về đất đai
thì khi nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A thuộc thẩm quyền
giải quyết của Chủ tịch UBND huyện Lương Tài; các ngành chức năng tham
mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thụ lý giải quyết.
Việc giải quyết tình huống này theo phương án chia tách quyền sử dụng
đất quay lại theo trình tự ban đầu, xuất phát tự việc ông Nguyễn Văn A ghi
Giấy chuyển nhượng cho con là Nguyễn Văn B 500m2 (Nếu có giấy chuyển
nhượng) thì có những ưu, nhược điểm sau:
10


Ưu điểm: Bảo vệ được quyền lợi cho công dân, cụ thể là ông Nguyễn
Văn A có được quyền sử dụng đất, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật,
tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, giải quyết nhanh chóng, dứt khoát
các hậu quả của vụ khiếu nại, không làm rắc rối thêm tình hình khu vực, tạo

được niềm tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền trong việc giải quyết
khiếu nại, cũng như trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, qua đó giáo
dục ý thức pháp luật cho công dân.
Phương án có tác dụng hạn chế những việc làm sai trái về đạo đức, lối
sống, hạn chế những quan hệ phát sinh gây rắc rối cho người ra quyết định và
người thi hành.
Giải quyết được mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng
của công dân, phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục tập quán và thực
tế ở trong khu vực này.
Nhược điểm: Có thể vợ chồng ông Nguyễn Văn A, anh Nguyễn Văn B
không đồng ý với lý do:
Ông Nguyễn Văn A yêu cầu trả lại toàn bộ quyền sử dụng 960m 2 đất
không chuyển nhượng cho người con 500m2 nữa vì đứa con nuôi bất hiếu đã
gây nên mâu thuẫn, xung khắc trong gia đinh, ông muốn toàn quyền quyết
định việc sử dụng đất của ông. Ông sẵn sàng đền bù giá trị trên đất và những
thiệt hại khác của người con gây dựng.
Anh Nguyễn Văn B không đồng ý bởi lập luận trước đây anh được
chuyển nhượng 500m2, nay thực hiện chia tách sẽ ảnh hưởng đến cơ sở sản
xuất, kế hoạch sản xuất của anh.
Nếu như chấp nhận việc chia tách theo như xuất phát điểm ban đầu thì
thuận lợi nhất, mọi người sẽ thông cảm cho nhau hơn, có trách nhiệm và ý
thức pháp luật hơn. Còn chia tách theo quyền quy định thì quan hệ cha con
được tuân theo pháp luật, có hạn chế hơn trong quan hệ đạo đức truyền thống.

11


Qua phân tích ba phương án, ta thấy phương án thứ ba là khả thi nhất, có
nhiều ưu điểm nhất, giải quyết tốt nhất mục tiêu đã đề ra, giải quyết được
quyền lợi của công dân; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành pháp luật.

Chấm dứt được tranh chấp, khiếu nại kéo dài, đem lại sự đoàn kết, hoà thuận
trong gia đình theo pháp luật quy định, hạn chế được những quan hệ pháp sinh
cho người quyết định và thi hành. Nên chọn phương án ba là phương án để giải
quyết tình huống này và lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn.
Sơ đồ hiện trạng đất đang có tranh chấp như sau:
Đường liên thôn
Nhà ông A

Nhà anh B

18,4m

20m

25m

38,4m

3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn để xử lý
tình huống
Các bước tiến hành như sau:
Chủ tịch UBND huyện Lương Tài ra quyết định thụ lý giải quyết đơn
khiếu nại của ông Nguyễn Văn A và thành lập Đoàn thanh tra giải quyết khiếu
nại và giao trách nhiệm cho Chánh Thanh tra huyện làm trưởng đoàn, một số
thành viên có nghiệp vụ về quản lý đất đai, nghiệp vụ thanh tra (Trưởng đoàn
thanh tra có thể là Phó Chánh thanh tra, thanh tra viên hay thủ trưởng đơn vị
quản lý về đất đai) phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường và các
phòng, ban liên quan thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giúp Chủ tịch
UBND huyện giải quyết đơn khiếu nại trên theo đúng pháp luật (có thể không
thành lập đoàn nếu xét thấy sự việc không phức tạp).

- Thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, Chánh Thanh tra
huyện - Trưởng đoàn thanh tra bàn bạc, thống nhất với các phòng, ban liên
12


quan tiến hành thẩm tra, xác minh kết luận, kiến nghị các vấn đề theo đơn
khiếu nại.
- Chánh Thanh tra huyện - Trưởng đoàn lập chương trình, kế hoạch
thẩm tra, xác minh trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt và tổ chức họp
Đoàn thanh tra bàn thực hiện chương trình kế hoạch, thực hiện quyết định của
Chủ tịch UBND huyện.
- Chủ tịch UBND huyện gửi thông báo cho đối tượng khiếu nại biết.
- Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại
với đối tượng khiếu nại và người bị khiếu nại, các thành phần liên quan,
UBND xã và tiến hành thẩm tra xác minh theo chương trình kế hoạch mà
đoàn thanh tra đặt ra.
- Trưởng đoàn thanh tra báo cáo kết quả thanh tra cho Chủ tịch UBND
huyện bằng văn bản (có thể báo cáo trực tiếp trước khi có văn bản chính thức).
- Chủ tịch UBND huyện kết luận về giải quyết khiếu nại của ông
Nguyễn Văn A .
- Chủ tịch UBND huyện xem xét các yếu tố pháp lý như đã nêu trên và
báo cáo kết quả của trưởng đoàn thanh tra, kết luận thanh tra để ban hành
quyết định giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A. Trong đó có nội
dung thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh B và giao trách
nhiệm cho các bộ phận có liên quan tiến hành làm thủ tục cần thiết để chia
tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo yêu cầu đã được sự thoả thuận
của cha con ông Nguyễn Văn A và các nội dung theo quy định của quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu.
3.4. Kiến nghị
Qua tình huống trên đây, có thể đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Trong công tác quản lý đất đai một số cán bộ, công chức còn thiếu
trách nhiệm trong khi thi hành công vụ, công tác quản lý, sử dụng đất đai còn
buông lỏng, nên cần tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
13


nắm chắc pháp luật, đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng đất đai hiện nay,
đòi hỏi cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức, có năng lực đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.
- Đổi mới phong cách làm việc của các cấp, các ngành, quan tâm tạo
môi trường thuận lợi cho cơ sở hoạt động có hiệu quả, gắn bó với nhân dân,
để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, mới giải quyết công việc
một cách "thấu tình đạt lý". Vì qua tình huống nêu trên là một điển hình của lề
lối làm việc qua loa, không sâu sát quần chúng nhân dân nên hậu quả của việc
tranh chấp đất đai đã xảy ra tại thôn Trình Khê, xã Trung Chính, huyện Lương
Tài.
- Cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác hoà giải cho cán bộ cơ sở,
nhất là cán bộ thôn, tổ dân phố, để các hoà giải viên đủ năng lực, giá dục,
thuyết phục các đối tượng tranh chấp làm nảy sinh sự việc khiếu kiện khi còn
trong trứng nước, nếu làm tốt công tác hoà giải ở cơ sở sẽ hạn chế được các
đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, vượt thẩm quyền giải quyết.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân để
mọi người dân hiểu rõ và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
Hoàn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở, sửa đổi những quy định không
phù hợp, bổ sung những điều kiện và phương tiện kỹ thuật, để đưa việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nề nếp, thường xuyên. Tạo niềm tin cho
nhân dân đối với chính quyền các cấp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực thi pháp luật đối

với các cấp, các ngành, nhất là công tác quản lý và sử dụng đất, nhằm phát
hiện chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong quản lý nhà nước về đất đai, đồng
thời qua thanh tra, kiểm tra, kiến nghị đề xuất các biện pháp để công tác quản
lý và sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu
quả cao.

14


KẾT LUẬN
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai là một hoạt động
quan trọng đối với các cấp, các ngành chức năng, Đảng ta khẳng định: "Đất
đai là một trong bốn nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước trong nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Vấn đề đất đai rất "nhạy cảm", do
đó đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức thực thi công vụ quản lý nhà nước về lĩnh
vực đất đai, phải có đầy đủ phẩm chất chính trị, nghiệp vụ, năng lực chuyên
môn vững vàng đáp ứng được tình hình sử dụng đất đai thực tế diễn ra trên
địa bàn mình phụ trách, giải quyết tốt mọi công việc phát sinh thấu tình, đạt
lý, đảm bảo công bằng, dân chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ va tin
tưởng, hạn chế việc khiếu nại kéo dài, tái khiếu và khiếu nại vượt cấp, góp
phần ổn định tình hình chung trên địa bàn huyện Lương Tài cũng như các địa
phương khác.
Trong nền kinh tế thị trường, đất đai là hàng hoá đặc biệt vấn đề đất đai
liên quan đến mọi đối tượng trong xã hội, để ổn định cuộc sống, mỗi một
công dân đều mong muốn có một tổ ấm gia đình hoà thuận, ấm no, hạnh
phúc, chung sống đoàn kết với nhau trong một mái ấm gia đình, có một ngôi
nhà của riêng mình đó là một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm, giải
quyết những khuyết tật của nền kinh tế thị trường làm thay đổi đạo đức, lối
sống của một bộ phận công dân, họ vì đạt được mục đích của cá nhân mình
mà không từ một thủ đoạn nào, kể cả người thân trong gia đình, nên đã làm

phát sinh những tranh chấp đất đai, khiếu nại kéo dài, phức tạp đòi hỏi việc
giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền phải tốn kém nhiều công sức mà
đáng ra không phải có, do đó các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần có quan điểm
rõ ràng, khi giải quyết công việc liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng
của công dân phải cụ thể, thận trọng, đúng pháp luật.
Qua phân tích và giải quyết tình huống nêu trên, chúng ta thấy được
thực trạng quản lý và sử dụng đất hiện nay, hiệu quả của việc giải quyết tranh

15


chấp đất đai nêu trên, góp phần nâng cao hiệu lực của hoạt động quản lý nhà
nước, tổ chức và công dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, truyền thống
đạo đức của dân tộc Việt Nam trong nhân dân; hạn chế những khuyết tật của
nền kinh tế thị trường; tạo được môi trường chính trị - xã hội ổn định, lành
mạnh, nhân dân tin tưởng và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, đoàn kết một lòng phấn đấu đưa đất nước
ta thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”.
Trước khi hoàn thành khoá học này, em xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, các thầy giáo, cô giáo đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng em được tham gia khoá học và truyền thụ
những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước cho
chúng em. Trong thời gian hạn hẹp, tiểu luận tình huống này không thể tránh
khỏi những thiếu sót, những hạn chế cả về nội dung và hình thức. Em rất
mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp đói với tiểu luận tình huống để bản thân hoàn thiện hơn kỹ năng xử lý
tình huống trong quá trình thực thi công vụ, trong công tác quản lý hành chính
nhà nước sau khi kết thúc Khoá học.


16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------

1. Hiến pháp 1992 (Hiến pháp sửa đổi năm 2013).
2. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003.
3. Luật Lất đai 2013.
4. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010.
5. Luật Khiếu nại, tố cáo 2011.
6. Bộ Luật dân sự 2005.
7. Nghi định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
8. Nghi định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra
9. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật khiếu nại Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
10. Các quyết định giao đất, cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất
và Quyết định thu hồi dất của Chủ tịch UBND huyện Lương Tài liên quan
đến các hộ ông Nguyễn Văn A và anh Nguyễn Văn B .
11. Tài liệu Bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên
khóa 1 năm 2018.
12. Một số tài liệu khác có liên quan.

17




×