Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận CV xử lý sai phạm trong sử dụng bằng cấp không hợp pháp tại trường tiểu học a, phường b, thành phố x năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.73 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Nhận thứ chung
2. Lý do chọn tình huống:

4
5

3. Mục đích nhiên cứu:

6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

5. Kết cấu của tiểu luận

7

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8

I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

8

1.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống


8

1.2. Diễn biến của tình huống

8

II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

9

2.1 Mục tiêu phân tích tình huống

9

2.2. Cơ sở lý luận

9

2.3. Phân tích diễn biến của tình huống

10

III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

13

3.1. Mục tiêu xử lý tình huống

13


3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu để xử lý

14

3.2.1. Phương án 1

14

3.2.2. Phương án 2

15

3.2.3. Phương án 3

15

3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn để xử lý tình huống

16

3.4. Kiến nghị và đề xuất

19

KẾT LUẬN

22


MỞ ĐẦU

1. Nhận thức chung
Nhằm nâng cao trình độ và năng lực làm việc cho cán bộ, công chức
trong các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức trẻ. Thời
gian vừa qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, tôi đã
vinh dự được tham gia khóa học Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
do Sở Nội vụ và Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tổ chức. Thông qua 16
chuyên đề của chương trình bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu được những kiến thức
cơ bản sau đây:
Phần 1: Kiến thức chung gồm các chuyên đề về : Nhà nước trong hệ
thống chính trị; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; công vụ, công chức; đạo
đức công vụ; thủ tục hành chính nhà nước; quản lý tài chính trong các cơ quan
hành chính nhà nước; hệ thống thông tin trong quản lý hành chính nhà nước;
cải cách hành chính nhà nước.
Phần 2: Kiến thức quản lý Nhà nước theo ngành và lãnh thổ. Qua
chuyên đề, thấy được quản lý Nhà nước theo ngành và lãnh thổ không thể tồn
tại và phát triển độc lập, mà cần phải có sự kết hợp với nhau. Đó chính là sự
phối kết hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều
ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân
cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này đã trở thành nguyên tắc
cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước, góp phần đảm bảo sự phát triển
một cách toàn diện của ngành ở địa phương trong điều kiện Nhà nước ta đang
đẩy mạnh thực hiện việc phân cấp quản lý.
Phần 3: Kỹ năng. Gồm các chuyên đề: Quản lý thời gian, kỹ năng giao
tiếp, quản lý hồ sơ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ

1


năng viết báo cáo, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. Hiện nay, nhận thức về
hoạt động quản lý hành chính Nhà nước đang dần thay đổi, người dân và tổ

chức được xem như là những khách hàng của cơ quan quản lý hành chính Nhà
nước, hành chính công được xem như một dịch vụ với những sản phẩm được
tiêu chuẩn hoá về chất lượng. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức không
chỉ nắm chắc kiến thức về chuyên môn, mà còn phải nhận thức được tầm quan
trọng của các kỹ năng mềm, từ đó không ngừng học tập, rèn luyện các kỹ
năng, và đây đã trở thành một nhu cầu tất yếu để đảm bảo xây dựng một nền
hành chính thực sự hiện đại, hoạt động hiệu quả và phục vụ nhân dân ngày
càng tốt hơn.
Trong các chuyên đề đã được học, tôi tâm đắc nhất với chuyên đề:
“Đạo đức công vụ” bởi đối với người công chức, đạo đức có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Như Bác từng nói: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư
cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho
người ta bắt chước”. Điều đó cho thấy tư cách đạo đức của mỗi công chức có
tác động mạnh mẽ đến người dân. Nếu không có đạo đức tốt, người công
chức sẽ trở thành tấm gương xấu có thể gây mất lòng tin và giảm hiệu quả
hoạt động của cả bộ máy hành chính. Đặc biệt ngày nay, việc rèn luyện và tu
dưỡng đạo đức đối với người công chức càng trở nên cần thiết, bởi trong nền
kinh tế thị trường, trước những cám dỗ vật chất và tinh thần, nếu không luôn
rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, người công chức sẽ nhanh chóng xa rời mục
tiêu phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, sa vào chủ nghĩa cá nhân làm mất
lòng tin của quần chúng từ đó làm yếu đi hiệu quả quản lý Nhà nước.
2. Lý do chọn tình huống
Những năm trước đây, do điều kiện về cũng như trình độ quản lý và
kiểm tra bằng cấp đầu vào của học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế, bên cạnh

2


đó khâu kiểm soát và quản lý hồ sơ còn nhiều bất cập. Chính những bất cập
này đã tạo ra nhiều kẽ hở trong việc tuyển sinh, cũng như trong quá trình đào

tạo, dẫn tới việc hiện nay một số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước lợi
dụng nhưng kẽ hở đó đã sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ không phải của
mình để luồn lách vào trong các cơ quan nhà nước, nâng ngạch, nâng lương,
làm hồ sơ tham gia thi, xét tuyển vào các trường đào tạo và trong suốt cả quá
trình công tác mà không bị cơ quan nào phát hiện và đã gây nhức nhối, bức
xúc trong nhân dân. Nhận thấy đây là một vấn đề hết sức hệ trọng, có ảnh
hưởng không tốt tới nền giáo dục địa phương cũng như uy tín của các cấp lãnh
đạo. Phòng Nội vụ đã tiến hành kiểm tra và rà soát toàn bộ các văn bằng,
chứng chỉ của các cán bộ, công chức toàn thành phố. Bên cạnh đó kết hợp với
phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tiến hành rà soát và kiểm tra việc sử
dụng bằng cấp của giáo viên từ mầm non tới THCS của thành phố và đã phát
hiện ra trường hợp giáo viên trường Tiểu học A thuộc phường B đã sử dụng
văn bằng chứng chỉ của người khác để đi học và đi làm.
Là một công chức và sau quá trình tham gia “lớp bồi dưỡng ngạch
chuyên viên, khoá 1 năm 2018” của Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ, tôi đã
tiếp thu và được trang bị những kiến thức về quản lý nhà nước. Tôi quyết định
lựa chọn tình huống“Xử lý sai phạm trong sử dụng bằng cấp không hợp pháp
tại trường Tiểu học A, phường B, thành phố X năm 2016” làm tiểu luận cuối
khoá, nhằm vận dụng những kiến thức đã học, liên hệ với thực tế, trên cơ sở
đó tìm tòi, suy nghĩ đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp giúp cho quá
trình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu: Như đã nêu trên, mục đích của việc nghiên
cứu này nhằm vận dụng những kiến thức đã học được để liên hệ với thực tế,
và đưa ra những giải pháp để xử lý tình huống một cách hợp lý nhất.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong tình huống này là cô X tên thật

là A, hiện là giáo viên tiểu học của trường Tiểu học A, phường B, thành phố
X. Cô X đã sử dụng văn bằng không hợp pháp để đi học và đi làm.
4. Kết cấu của tiểu luận
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn tình huống:
2. Mục đích nhiên cứu:
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Kết cấu của tiểu luận
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống
1.2. Diễn biến của tình huống
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.2. Cơ sở lý luận
2.3. Phân tích diễn biến của tình huống
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu để xử lý
3.2.1. Phương án 1
3.2.2. Phương án 2
3.2.3. Phương án 3
3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn để xử lý tình huống
3.4. Kiến nghị và đề xuất
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống
Trường Tiểu học A thuộc phường B của thành phố X được thành lập từ
tháng 10 năm 2005. Với 50 lớp học từ lớp 1 đến lớp 5 và 35 giáo viên biên
chế.
Là 1 trường được thành lập thành lập chưa lâu, lại nằm trong các
phường mới xác nhập về thành phố X, do đó đội ngũ giáo viên của trường vẫn
còn nhiều biến động, khâu tổ chức bộ máy vẫn chưa ổn định. Những ngày đầu
thành lập cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn khá nghèo nàn và thiếu thốn,
không những vậy vì là 1 phường đông dân, số lớp của trường phải mở ra liên
tục nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong phường, dẫn tới tình trạng
thiếu giáo viên. Ngày đầu mới thành lập, nhà trường chỉ có 10 giáo viên biên
chế và hơn 10 lao động hợp đồng. Qua 2 lần tuyển dụng năm 2007 và 2011 số
giáo viên biên chế của nhà trường đã tăng lên là 35 người, tuy nhiên nhà
trường vẫn phải sử dụng 6 HĐLĐ bao gồm giáo viên đứng lớp và cán bộ hành
chính. Do tình trạng thiếu giáo viên và 1 phần do công tác quản lý hồ sơ chưa
được chặt chẽ, quản lý văn bằng chứng chỉ chưa đảm bảo theo đúng yêu cầu
của cấp học.
1.2. Diễn biến của tình huống
Ngày 12/12/2012, phòng Nội vụ thành phố phối hợp với phòng Giáo
dục và Đào tạo thành phố tiến hành rà soát việc cấp phát quản lý, sử dụng văn
bằng, chứng chỉ của cán bộ, viên chức ngành giáo dục và đào tạo của thành
phố Bắc Ninh. Kết hợp với những thông tin của quần chúng địa phương, đoàn
kiểm tra đã phát hiện tại trường Tiểu học A, Phường B, trường hợp cô X , tốt
nghiệp THCS nhưng hiện tại đã có bằng ĐH, nhưng tất cả thông tin trên văn
bằng, chứng chỉ hiện tại của cô X như Họ và tên, ngày tháng năm sinh không

5



trùng khớp với những thông tin mà quần chúng thông báo cũng như của Công
An xã Z có.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu phân tích tình huống
Giải quyết tình huống trên nhằm những mục tiêu sau :
- Đưa ra được những phương án xử lý phù hợp với quy định của pháp
luật, quy chế của ngành và các quy định của cơ quan.
- Giải quyết vấn đề một cách hợp lý, hợp tình và mối quan hệ giữa cơ
quan quản lý với giáo viên.
2.2. Cơ sở lý luận
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là
khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất
nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến
lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể
hóa các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước.
Thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng và chiến lược phát triển
giáo dục giai đoạn 2011-2020, trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào
tạo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Điều đó được thể hiện ở quy mô
trường lớp, chất lượng dạy và học cũng như công tác xã hội hóa giáo dục đã

6



có những thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, ngành Giáo dục và Đào tạo
thành phố vẫn còn bộc lộ những yếu kém trên một số mặt, nhất là việc quản lý
chưa tốt hồ sơ đầu vào của các trường chuyên nghiệp cũng như thường xuyên
kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện lưu trữ hồ sơ cán bộ viên chức, dẫn tới xảy
ra việc sự dụng bằng cấp không hợp pháp để học tập cũng như làm việc trong
các cơ sở đào tạo. Thực trạng đó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện mà làm ảnh hưởng không tốt đến phát
triển nhân cách học sinh và lòng tin của phụ huynh đối với ngành Giáo dục.
Điều 2 của luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều đó
đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp; trình độ, năng
lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.
2.3. Phân tích diễn biến của tình huống
Sau khi nắm được thông tin, phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo
thành phố cùng với nhà trường cho kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của cá nhân cô
X thì phát hiện:
Cô X có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở nhưng tên là A, sinh ngày 11
tháng 12 năm 1980
Cô X có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Các giấy tờ có liên quan như: bằng tốt nghiệp sơ cấp sư phạm, bằng tốt
nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm và gần nhất là
bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm chuyên ngành tiểu học đều mang tên X.
Trong khi đó tại địa phương thì xác nhận không có ai tên X, người bạn cấp 2
của cô này nói rằng cô ta tên thật là A, không phải X. Công an xã cũng xác
nhận cô ta trước đây tên là A, ko phải là X.


7


Trong quá trình điều tra đã thấy nổi cộm lên một số vấn đề sau : Cô A đi
dậy hợp đồng, sau khi có quyết định thành lập trường tiểu học A, năm 2009 cô
được tuyển dụng vào biên chế chính thức của trường với văn bằng chứng chỉ
mang tên X, và sử dụng những văn bằng chứng từ đó đến nay nhưng không bị
ai phát hiện. Từ những thông tin này, phòng Nội vụ yêu cầu cô A viết bản
tường trình quá trình công tác và học tập của cô.
Theo bản tường trình của cô A: sau khi học hết trung học phổ thông, cô
A đã thi tốt nghiệp THPT. Sau đó cô A đi học Cao đẳng tại trường Cao Đẳng
sư phạm Bắc Ninh, tuy nhiên cô A chưa có bằng tốt nghiệp. Sau đó, có một
khoảng thời gian cô A đi dậy hợp đồng. Năm 2009, thành phố X tổ chức xét
tuyển giáo viên tiểu học, cô A nộp hồ sơ và trúng tuyển.
Năm 2008 trường Cao đẳng Sư Phạm Bắc Ninh có mở bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn cho giáo viên tiểu học. Tuy lúc này cô A ko hề có bằng cao
đẳng, nhưng trong 1 lần đi lên trường Cao đẳng sư phạm tìm hiểu thông tin, cô
đã nhặt được 1 bằng cao đẳng ngạch tiểu học mang tên X, cô đã sử dụng bằng
này để dự xét tuyển. Năm 2009 cô được tuyển dụng vào biên chế với tên X
như đã nêu ở trên và hội đồng xét tuyển và nhà trường không biết.
Để hợp lý hoá các văn bằng chứng chỉ với tên X, cô A đã lên phường
xin đổi tên là X, cùng ngày tháng năm sinh với người tên X có tên trên các văn
bằng nêu trên. Tuy nhiên trên giấy khai sinh của 2 con cô A năm 2003 và
2008, phần họ tên mẹ vẫn là A. Thông qua cuộc kiểm tra của phòng Nội vụ và
phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cùng với thông tin của cơ sở đã phát
hiện ra việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp.
* Nguyên nhân dẫn đến tính huống:
- Về phía cô A:
+ Bản thân không ý thức được hậu quả việc mình đang làm.
+ Chưa trung thực trong việc thực hiện quy chế của ngành, của các cấp,

của chính phủ đã quy định.

8


+ Bản thân cá nhân chưa có ý thức học tập để nâng cao hơn nữa trình độ
văn hoá.
- Về phía cơ quan chủ quản và cơ sở đào tạo:
+ Công tác xét tuyển giáo viên trước đây chưa thực sự chặt chẽ, làm kẽ hở
để cho một số số người lợi dụng vào được trong các trường học bằng mọi cách để
được đứng vào trong hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
+ Việc kiểm tra, thanh tra của các ngành, các cấp chưa thường xuyên,
liên tục, đôi khi còn mang nặng hình thức, qua loa, đại khái, nể nang.
+ Việc quản lý hồ sơ trong các cơ quan nhà nước chưa thực sự chặt chẽ.
+ Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường chưa tiến hành thường xuyên.
* Hậu quả
Hậu quả về kinh tế:
+ Trước hết bản thân cá nhân cô A bị thiệt thòi về thu nhập tiền lương
hàng tháng.
+ Tiếp theo, gia đình và bản thân cô A đã đầu tư kinh phí đi học các
lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng không được
công nhận.
Hậu quả về xã hội:
+ Với sự việc xảy ra như vậy, giáo viên A đã đánh mất uy tín của mình
đối với đồng nghiệp cũng như với phụ huynh và trong xã hội.
+ Gây khó khăn trong công tác phối hợp với phụ huynh và tuyên truyền.
+ Giáo viên A đánh mất đi sự tin tưởng của lãnh đạo đơn vị. Trước hết,
bản thân giáo viên A phải chịu hình thức kỷ luật tương xứng với những sai
phạm của mình và ảnh hưởng về nhiều mặt trong sự nghiệp của bản thân.
+ Ảnh hưởng đến uy tín của trường Tiểu học A.


9


Từ những phân tích nguyên nhân và hậu qủa của tình huống đưa lại,
việc xác định mục tiêu giải quyết tình huống là vấn đề rất quan trọng để từ đó
đưa ra các phương án xử lý tối ưu.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu
học A luôn đoàn kết thống nhất cao trong công việc và thực hiện nhiệm vụ
chính trị của đơn vị, đáp ứng với nhu cầu đổi mới và phát triển của ngành và
của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế. Việc giải quyết tình huống trên cần hướng tới các mục tiêu sau:
Thứ nhất, Qua việc xử lý tình huống, lãnh đạo nhà trường phải làm cho
giáo viên X (tên thật là A) thấy được những khuyết điểm của mình. Lấy lại uy
tín của trường, cũng như để răn đe những trường hợp nếu có xảy ra về sau.
Thứ hai, Giữ nghiêm quy chế của ngành Giáo dục, luật Viên chức và
Pháp luật của Nhà nước. Qua giải quyết tình huống trên, cần làm cho cán bộ,
giáo viên – nhân viên thấy được tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà
trường. Các cấp quản lý có biện pháp trong việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên
và nhân viên trong toàn ngành học tập và thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành. Có kế hoạch đẩy
mạnh công tác thanh-kiểm tra các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
trường học nhằm tăng cường kỷ cương, nề nếp và ngăn chặn, khắc phục các
hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động của nhà trường.
Thứ ba, Giải quyết tình huống trên đảm bảo được sự hợp tình, hợp lý. Qua
việc xử lý cũng là một bước để cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên
trường Tiểu học A nói riêng và cán bộ, giáo viên và nhân viên của ngành, của cấp


10


học nói chung thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành luật pháp và các
quy định của ngành, cũng như của nhà nước. Đồng thời để lấy lại lòng tin của
phụ huynh học sinh đối với những người làm công tác trong ngành giáo dục.
3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu để xử lý
Về cơ sở pháp lý, căn cứ vào các văn bản Pháp luật có liên quan để giải quyết
tình huống trên như sau: Luật lao động; Luật giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật giáo dục ; Luật viên chức; Nghị định 27/2012/NĐCP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; Chỉ thị số: 33/CT-TTg
ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong Giáo dục; Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT ngày
07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ
trường Mầm non; Các phương án được xây dựng và lựa chọn để giải quyết
tình huống cần phải được căn cứ mục tiêu đã xác định. Do đó, tôi xin đề xuất
các phương án giải quyết như sau:
3.2.1. Phương án 1:
Kiện toàn lại đội ngũ Cán bộ quản lý trong nhà trường, thay thế một số
những cán bộ giáo viên có tính chây lười, ỷ lại cấp trên, không mạnh dạn xây
dựng đóng góp ý kiến cho bạn bè và cho đồng nghiệp. Những giáo viên Bằng
cấp không chuẩn, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, không bố trí
đứng lớp mà chuyển sang làm nhiệm vụ khác, làm gương cho những người
đến sau .
- Ưu điểm:
+ Có thể nâng cao được trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức
khi được phân công làm nhiệm vụ, những người vi phạm kỷ luật cũng có ý
thức phấn đấu hơn.

11



+ Cùng một lúc có được đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
- Nhược điểm:
+ Cần có thời gian trong công tác tổ chức cán bộ và cán bộ mới được bổ
nhiệm cũng cần có thời gian để nắm bắt nội dung công việc.
+ Dẫn đến xáo trộn trong cơ cấu tổ chức, gây khó dễ trong việc sắp xếp,
bố trí cán bộ tại địa phương.
Do đó phương án này không khả thi.
3.2.2. Phương án 2:
Đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố X xử lý ngay
những cá nhân đã vi phạm việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp,
bố trí cho làm việc khác, luân chuyển đi đơn vị khác không ở trong ngành
Giáo dục và Đào tạo nữa, vì đã vi phạm về vấn đề đạo đức mà ngành đang
thực hiện cuộc vận động " Hai không 4 nội dung"; Kiểm điểm trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức xét tuyển viên chức năm 2009 để rút kinh
nghiệm tổ chức những lần tiếp theo.
- Ưu điểm:
+ Có thể giải quyết được ngay vấn đề Giáo viên ngồi nhầm chỗ. Đánh giá
thực hiện tốt cuộc vận động " Hai không 4 nội dung" trong ngành Giáo dục và
Đào tạo.
+ Nhà trường cũng thanh lọc được những giáo viên không có tính trung
thực trong nghề nghiệp, giữ được uy tín cho ngành.
- Nhược điểm:
+ Gây khó khăn, áp lực cho các cấp lãnh đạo.
+ Chưa phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp cơ sở.
Do đó phương án này không khả thi.
3.2.3. Phương án 3: Lãnh đạo đơn vị, cán bộ thanh tra tìm hiểu, điều
tra làm rõ vấn đề. Yêu cầu cá nhân hoàn thành đầy đủ hồ sơ cá nhân theo yêu


12


cầu của nhà trường, phòng Giáo dục và Đào tạo, trường Cao đẳng sư phạm
Bắc Ninh.
Nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan đến việc xử lý cán bộ, công chức
nhà nước trong việc sử dụng văn bằng chứng chỉ.
Làm tốt công tác phổ biến văn bản và truyên truyền kiến thức cho cán
bộ, công chức, viên chức cùng nắm chắc để cùng vận dụng cho chính xác. Tổ
chức họp hội đồng, bỏ phiếu dự kiến hình thức kỷ luật kính chuyển cấp trên
xem xét.
Sau khi giải quyết nếu còn trong độ tuổi đi đào tạo mà cá nhân vẫn có ý
thức phấn đấu thì đề nghị cấp trên cho đi đào tạo tiếp để nâng cao cả về trình
độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ. Nếu cá nhân có nguyên vọng chuyển
sang làm nhiệm vụ khác hoặc vào diện nghỉ theo nghị định 132/2007/NĐ- CP
thì căn cứ vào năng lực và tình hình thực tế để xem xét cụ thể, bố trí, giải
quyết phù hợp.
Đây là phương án có nhiều điểm tích cực, phát huy được tính tích cực
trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị. Bản thân cá nhân mặc
dù mắc khuyết điểm đã có hình thức kỷ luật nhưng vẫn có ý thức phấn đấu
vươn lên. Do đó tôi chọn phương án này để xử lý tình huống sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp tại trường Tiểu học A, Phường B, thành phố
X.
3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn để xử lý tình
huống
Để tiến hành việc xử lý kỷ luật như phương án đã lựa chọn, trường Tiểu
học A đã triệu tập cuộc họp Ban lãnh đạo để triển khai nội dung công việc,
làm rõ nguồn thông tin và đề ra phương hướng giải quyết:
- Yêu cầu cá nhân cô X (Tên thật là A) tường trình lại sự việc cụ thể về
việc mình đang sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ hiện đang có.

- Nộp toàn bộ các loại văn bằng chứng chỉ, giấy khai sinh, các loại hồ

13


sơ cá nhân có liên quan.
Sau khi đã tập hợp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. Nhà trường triệu tập cuộc
họp đầy đủ các thành phần: Ban lãnh đạo, dại diện công đoàn, chi đoàn, các tổ
trưởng tổ khối, ban thanh tra nhân dân để cùng nhau xem xét hồ sơ và đã có được
kết luận ban đầu:
1, Giấy khai sinh: Có 2 bản, 1 bản gốc tên A và 1 bản sửa lại tên X,
nhưng ở bản giấy khai sinh thứ 2 họ tên bố mẹ ko trùng khớp với bản giấy
khai sinh thứ nhất. Giấy khai sinh của con út năm 2010 với họ tên mẹ vẫn là A
2, Giấy chứng nhận: Bằng tốt nghiệp cao đẳng, tỉnh Bắc Ninh
Họ tên: X. Không có ảnh.
3, Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở
Họ tên: A. Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1980
4, Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông: Họ tên: A. Sinh ngày 11 tháng
12 năm 1980
5, Sổ bảo hiểm xã hội, Hồ sơ thanh tra, Hồ sơ công chức và các giấy tờ
liên quan của cá nhân mà đơn vị đang lưu giữ
Họ tên: X. Sinh ngày 23 tháng 3 năm 1975.
6. Bản photo hộ khẩu gia đình của bố mẹ đẻ tại phường B, thành phố X
(Có công chứng)
Họ tên: A. Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1980
7. Đơn trình bày của cô A có xác nhận của chính quyền địa phương
phường B: Xác nhận cô A. Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1980là đúng và là con
gái gia đình ông C và Bà D, có hộ khẩu tại thôn E, phường B, thành phố X.
Với những căn cứ trên nhà trường có một số kết luận sau:
Sổ hộ khẩu gia đình ông C và bà D có con giái là A và bằng tốt nghiệp

THCS , THPT của cô A . Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1980 là 1 người.
Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngạch tiểu học không phải của cô A vì trong
giấy chứng nhận tên là X và không có ảnh.

14


Sổ BHXH, hồ sơ thanh tra, hồ sơ công chức là của 1 người.
Kết luận chung: Theo như bản tường trình và qua kiểm tra các loại hồ
sơ, văn bằng, chứng chỉ của cô X (Tên thật là A) là không hợp pháp.
Hội đồng kỷ luật của nhà trường yêu cầu cá nhân viết bản tự kiểm
điểm.
Tổ chức họp Hội đồng tuyên truyền, phổ biến cho toàn thể hội đồng
cùng biết kết quả để đóng góp ý kiến cho cá nhân cô A.
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ- CP, ngày 06/4/2012 Nghị định của
chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường,
hoàn trả của viên chức.
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức; Thông tư số 16/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Ban
hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng
chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu dự kiến
hình thức kỷ luật đối với cá nhân cô A. Gồm các hình thức sau:
- Khiển trách: 0/0 phiếu
- Cảnh cáo: 0/0 phiếu
- Hạ bậc lương: 1/5 phiếu
- Hạ ngạch: 1/5 phiếu
- Cách chức: 2/5 phiếu
- Buộc thôi việc: 4/5 phiếu.
Qua kết quả kiểm phiếu và căn cứ vào các văn bản đã hướng dẫn Hội

đồng kỷ luật của nhà trường kiến nghị hình thức kỷ luật với cô A ở mức độ
buộc thôi việc. Đề nghị cấp trên xem xét
Căn cứ vào hồ sơ của cá nhân cô A và kết quả báo cáo của đơn vị trường

15


Tiểu học A, phường B, thành phố X, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành
phố ra quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật của ngành Giáo dục và Đào tạo
thành phố X để xem xét và bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật với các hình
thức sau :
- Kiển trách: 0/0 phiếu
- Cảnh cáo: 0/0 phiếu
- Hạ bậc lương: 0/0 phiếu
- Hạ ngạch: 2/5 phiếu
- Cách chức: 2/5 phiếu
- Buộc thôi việc: 5/5 phiếu
Với kết quả như trên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố X có văn
bản đề nghị với UBND thành phố X xem xét và ra quyết định kỷ luật.
Kết quả ngày 02/05/2016 UBND thành phố X ra Quyết định hình thức
kỷ luật đối với cô A (tên trên văng bằng chứng chỉ là X) là: Buộc thôi việc.
3.4. Kiến nghị và đề xuất:
Với những hiểu biết của mình và qua cách xử lý tình huống trên, tôi có
một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền một số vấn đề sau:
- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý hồ sơ sổ sách bằng nhiều
hình thức. Nhất là vấn đề quản lý hồ sơ qua công nghệ thông tin.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc quản
lý hồ sơ, sổ sách trong các đơn vị trực thuộc.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ
làm công tác tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức;

KẾT LUẬN
Chúng ta phải xác định: Công tác quản lý các loại hồ sơ, sổ sách, quản
lý các loại văn bằng, chứng chỉ trong cơ quan nhà nước là một vấn đề rất
quan trọng và cần thiết. Vì nếu trải qua quá trình đào tạo, được tiếp thu những

16


kiến thức cơ bản cả về văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà
được các cấp có thẩm quyền công nhận đó đã là một tiêu chí hàng đầu để xây
dựng nhà nước ta ngày một phát triển và bền vững.
Bài học rút ra ở đây là: Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác quản lý hành chính nhà nước. Tuyên truyền phổ biến sâu rông mọi
chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho đông
đảo quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ và tự giác thực hiện.
Phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ cơ sở, tăng cường phối hợp với
các đoàn thể trong cơ quan. Nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu
trong cơ quan.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các ngành, các
cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ
bằng công nghệ thông tin.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện làm đề tài: Với sự hiểu biết còn
hạn chế, thời gian đầu tư cho nghiên cứu có hạn. Tôi mạnh dạn nêu lên những
suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống sử dụng văn bằng, chứng
chỉ không hợp pháp tại trường Tiểu học A, Phường B, thành phố X. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, cô giáo và đồng
nghiệp để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn./.

17




×