Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tieu luan CV xử lý tình huống tranh chấp đất đai phường vũ ninh thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.81 KB, 22 trang )

BẮC NINH, THÁNG 7 NĂM 2018

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Phòng
Đào tạo, quý Thầy, Cô giáo Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường, đồng thời hướng dẫn tận tình cho tôi
hoàn thành tiểu luận tình huống này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy
chủ nhiệm lớp; quý Thầy, Cô giáo trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Do thời gian hạn chế và kinh nghiệm quản lý nhà nước chưa nhiều, đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung và hình
thức. Tôi rất mong nhận được những góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn
đồng nghiệp.


Tôi xin chúc toàn thể các Thầy, Cô giáo Trường Chính trị Nguyễn Văn
Cừ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt để đào tạo cho đất nước những
cán bộ, công chức đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo
đức phục vụ cho nhân dân và cho đất nước.

MỤC LỤC

I. PHẦN I: LỜI NÓI CHUNG………………………………………………….1
II. PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………………………….4
1. MÔ TA TÌNH HUỐNG………………………………………………………4
2. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG…………..……………….…………….6
3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ………………….……..….6
4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG………………………………………………………………….8


5. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN………………………..….10
III. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………….………19
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM………………………………………….………19
2. KẾT LUẬN…………………………………………………….……………19
3. KIẾN NGHỊ……………………………………………………….…………20


PHẦN THỨ NHẤT: LỜI NÓI CHUNG

Cấp cơ sở được hiểu là cấp chính quyền địa phương thấp nhất
trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. Ở nước ta hiện nay chính quyền
cơ sở gồm xã, phường, thị trấn gắn liền với ba tính chất khác nhau. Xã là chính
quyền cơ sở ở vùng nông thôn; thị trấn là chính quyền ở khu vực nông thôn
nhưng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một huyện; phường là
chính quyền cơ sở khu vực đô thị.
Chính quyền phường là cầu nối giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân
trong phường, đại diện cho Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước, triển khai
tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước ở phường, vì vậy chính quyền phường phải đủ mạnh mới có thể thực hiện
chức năng nhiệm vụ đồng thời vừa phải mềm dẻo, linh hoạt khi tiếp xúc, làm
việc với dân, những người cùng sinh sống với những quan hệ cộng đồng gắn bó
khăng khít, bền chặt, chi phối, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi đa dạng của mỗi người
dân sao cho vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với truyền thống và điều kiện của
mỗi người dân. Chính quyền phường là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện những
thắc mắc, bức xúc của nhân dân, đồng thời cũng là nơi trực tiếp thu nhận, lắng
nghe các ý kiến đề xuất, kiến nghị của nhân dân để giải quyết hoặc phản ánh lên
các cơ quan cấp trên và đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết những
vướng mắc của nhân dân.
Phường Vũ Ninh là phường cổ của Thị xã Bắc Ninh, nay là Thành phố
Bắc Ninh. Vì vậy trong mối quan hệ cộng đồng, văn hóa vẫn còn mang nhiều

nét sống khu phố cổ. Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Tấc đất, Tấc vàng”. Ngày
nay với dân số ngày càng tăng lên, diện tích đất tính trên đầu người ngày càng
thấp, nhất là ở những Thành phố, chúng ta càng thấm thía : “Đất đai là tài
nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống”.
Trong những năm trở lại đây, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường,
tốc độ đô thị hoá nhanh, đất đai trở lên có giá thì mâu thuẫn, tranh chấp về đất


đai, nhà ở có nhiều lúc, nhiều nơi trở lên bức xúc. Đã có không ít từ quyền lợi về
đất đai đã trở thành mâu thuẫn, phát sinh thành các tranh chấp dân sự, rất cần
phải hoà giải.
Hòa giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được
thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ
nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Hòa giải là
biện pháp quan trọng và tích cực nhằm giải quyết các tranh chấp về dân sự nói
chung và về tranh chấp đất đai nói riêng. Hòa giải phát huy truyền thống đoàn
kết sẵn có của dân tộc ta, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân, hòa
giải còn giúp các bên tự nguyện thoả thuận với nhau về cách giải quyết tranh
chấp mà không phải khởi kiện ra tòa án nhân dân, đỡ cho các bên phải đi lại tốn
kém về tiền bạc, thời gian, tránh việc phải thi hành án vốn rất khó khăn, phức
tạp trong giai đoạn hiện nay.
Hòa giải tranh chấp về đất đai là một thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện
ra toà án nhân dân, điều đó vừa phù hợp với yêu cầu của pháp luật, vừa phù hợp
truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam.
1. Lý do lựa chọn đề tài
Với ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác hòa giải, qua học tập Lớp bồi
dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K1-2018, liên hệ với công việc hiện em
đang đảm nhận là Cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Ninh, em chọn đề
tài “Xử lý tình huống tranh chấp đất đai Phường Vũ Ninh - Thành phố Bắc

Ninh - Tỉnh Bắc Ninh, năm 2018”.
2. Mục tiêu của đề tài: Để nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra trong tình
huống góp phần tăng cường pháp chế XHXN, bảo vệ lợ i ích chính đáng của
người dân và giả i quyết hài hòa lợi ích giữa các bên.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hỏi - đáp;
- Phương pháp nghiên cứu văn bản pháp luật;
- Phương pháp nghiên cứu thực tế.


4. Bố cục của tiểu luận:
Tiểu luận này của em gồm 03 phần, cụ thể như sau:
- Phần thứ nhất: Lời nói chung
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Bố cục tiểu luận
- Phần thứ hai: Nội dung
1. Mô tả tình huống
2. Mục tiêu xử lý tình huống
3. Phân tích nguyên nhân và giả i quyết hậu quả
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn
- Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Cụ Hoàng Văn Tân và vợ là cụ Nguyễn Thị Lan là chủ sử dụng hợp pháp
02 thửa đất, cụ thể:
Thửa đất thứ nhất tại khu dân cư Công Binh - phường Vũ Ninh thuộc tờ

bản đồ số 14; thửa số 30; diện tích 120m2;
Thửa đất thứ hai tại Khu dân cư Cổ Mễ - phường Vũ Ninh thuộc tờ bản
đồ số 8;thửa số 29; diện tích 665m2.


Cụ Tân và cụ Lan sinh được 06 người con gồm 2 trai và 4 gái cụ thể là
các ông bà sau :
Ông Hoàng Văn Hà

Con trai Trưởng

Bà Hoàng Thị Minh

Con gái Thứ hai

Bà Hoàng Thị Thuỷ

Con gái Thứ ba

Bà Hoàng Thị Thảo

Con gái Thứ tư

Ông Hoàng Văn Năm
Bà Hoàng Thị Giang

Con trai Thứ năm
Con gái Thứ sáu

Thửa đất thứ nhất có diện tích 120m2 ở khu dân cư Công Binh năm 1986

cụ Tân và cụ Lan cho hai con trai là :
Ông Hoàng Văn Hà diện tích 60m2 đất và được UBND Thị Xã Bắc Ninh
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1991;
Ông Hoàng Văn Năm diện tích 60m2 đất và được UBND Thị xã Bắc Ninh
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1991.
Thửa đất thứ hai có diện tích 665m2 đất tại Khu dân cư Cỗ Mễ, vợ chồng
cụ Tân ở với người con gái thứ hai là bà Hoàng Thị Minh
Năm 1987 cụ Lan chết không có di chúc
Năm 1990 cụ Tân đặt 257m2 đất trong tổng số diện tích 665m2 đất cho
ông Lê Văn Hùng người cùng khu dân cư để lấy tiền chạy chữa bệnh. Việc này
toàn bộ các con cụ Tân đều biết.
Năm 1991 chị Minh - con gái thứ hai của cụ Tân từ nước ngoài trở về đã
chuộc lại diện tích 257m2 đất mà cụ Tân đặt cho ông Hùng năm 1990.
Năm 1991 UBND Thị xã Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho cụ Tân thửa đất số 29, tờ bản đồ số 8, diện tích 665m2 mang tên cụ
Hoàng Văn Tân.
Năm 1992 cụ Tân chết không để lại di chúc. Toàn bộ thửa đất số 29, tờ
bản đồ số 8, diện tích 665m2 do vợ chồng bà Minh sử dụng và quản lý.
Năm 1999 Nhà nước lấy đất và có thu hồi toàn bộ diện tích đất của gia
đình ông Hà và ông Năm để làm đường. Ông Hà và ông Năm được Nhà nước bố
trí khu đất tái định cư mỗi người là 40m2 đất.


Năm 2000 ông Năm làm nhà trên đất tái định cư, còn ông Hà bán phần
đất Nhà nước bố trí tái định cư cùng vợ là bà Nguyễn Thị Trang và con trai là
Hoàng Văn Dũng về khu đất ở khu dân cư Cổ Mễ do bà Minh đang quản lý để
làm nhà ở với diện tích là 80m2 trên tổng số diện tích 665m2 .
Tháng 8 năm 2017 ông Hà ốm nặng và chết. Ngày 14/9/2017 các con cụ
Tân và cụ Lan gồm :
Bà Hoàng Thị Minh


Con gái Thứ hai

Bà Hoàng Thị Thuỷ

Con gái Thứ ba

Bà Hoàng Thị Thảo

Con gái Thứ tư

Ông Hoàng Văn Năm

Con trai Thứ năm

Bà Hoàng Thị Giang

Con gái Thứ sáu

tổ chức họp gia đình (vắng bà Nguyễn Thị Trang - vợ ông Hà và vắng anh
Hoàng Văn Dũng - con trai ông Hà) để chia thừa kế đất của cụ Tân, cụ Lan. Tại
biên bản các con cụ Tân chia như sau:
Số diện tích 257m2 đất năm 1991 bà Minh đã chuộc của ông Hùng được
làm của riêng không chia. Số diện tích còn lại là 408m2 được chia làm 7 phần:
Bà Minh được thêm 50m2 đất
Bà Thuỷ được 50m2 đất
Bà Thảo được 50m2 đất
Bà Giang được 50m2 đất
Bà Trang và anh Dũng được 52m2 đất
Ông Năm được 100m2 (50m2 làm nhà ở, 50m2 làm nhà thờ)

Để lại 56m2 đất làm ngõ đi chung giữa các gia đình với nhau.
Do việc họp gia đình không có sự tham gia của bà Trang và anh Dũng,
hơn nữa việc chia như vậy bà Trang sẽ phải phá một phần nhà đã xây để trả lại
đất cho các anh chị em trong gia đình, vì vậy đã xảy ra mâu thuẫn.
Khi mâu thuẫn xảy ra, đã nhiều lần Tổ hoà giải Khu dân cư Cỗ ễ tổ chức
hoà giải nhưng không thành.
Ngày 24/10/2017 bà Minh cùng các chị em có đơn đề nghị UBND
phường giải quyết.


2. Mục tiêu xử lý tình huống
- Xử lý dứt điểm đơn đề nghị của người dân theo đúng thẩm quyền;
- Giải quyết đơn đảm bảo đúng pháp luật, hợp lý, hợp tình, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân;
- Củng cố lòng tin của người dân với chính quyền địa phương.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
3.1. Nguyên nhân:
Đây là vụ tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất giữa con trai, các con
gái cụ Tân, cụ Lan với con dâu cả và cháu nội của cụ Tân, cụ Lan. Vụ việc mâu
thuẫn trên do các nguyên nhân sau :
3.1.1. Nguyên nhân khách quan:
- Do tốc độ đô thị hóa nhanh nên đất đai ngày càng có giá trị cao;
- Do sự hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế;
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Quan hệ giữa bà Trang - con dâu trưởng của cụ Tân với con trai, các
con gái cụ Tân, cụ Lan là không tốt vì vậy khi xảy ra mâu thuẫn tất cả con trai,
con gái cụ Tân đứng về một phía, phía bên kia là mẹ con bà Trang. Đã
nhiều lần anh Dũng - con trai bà Trang và ông Hà có những hành vi xử sự
không nên, không phải với các cô, các chú của mình, nhất là với vợ chồng bà
Minh. Do đó biên bản họp gia đình các con cụ Tân không cho mẹ con bà Trang

tham gia.
- Ông Năm, bà Minh, bà Thuỷ, bà Thảo, bà Giang - con trai, con gái cụ
Tân cho rằng phần đất cụ Tân, cụ Lan ở khu dân cư Công Binh (120m2 đất) đã
chia cho 02 người con trai là ông Hà và ông Năm mỗi người 60m2 đất, vì vậy
phần đất 665m2 đất ở Khu dân cư Cỗ Mễ, ngoài phần trả 257m2 đất cho bà Minh
- người đã chuộc của ông Hùng năm 1991 thì phải được chia đều bằng nhau,
trong đó bà Minh cũng được một phần. Bà Trang đã làm nhà trên diện tích 80m2
đất là đã sử dụng hơn phần được hưởng nên bà Trang phải phá gian buồng có
diện tích 20m2 trả lại cho các ông Năm, bà Minh, bà Thuỷ, bà Thảo, bà Giang.


- Việc các con trai, con gái cụ Tân yêu cầu bà Trang phá gian buồng để
trả lại đất cho các ông Năm, bà Minh, bà Thuỷ, bà Thảo, bà Giang sẽ gây thiệt
hại về tài sản là nhà ở của mẹ con bà Trang, làm ảnh hưởng đến độ an toàn, kết
cấu của ngôi nhà (Nhà mái bằng 2 tầng) do đó sự việc càng thêm phức tạp.
- Bà Trang, anh Dũng cho rằng ông Năm là con trai thứ nhưng cũng được
hưởng như ông Hà phần đất ở khu dân cư Công Binh, nay lại về khu dân cư Cổ
Mễ chia phần, lại được phần nhiều hơn (100m2 đất, gồm 50m2 đất làm nhà để ở
và 50m2 đất để xây dựng nhà thờ) là không phù hợp với truyền thống, đạo đức
người
Việt Nam (Vì anh Dũng mới là cháu trai trưởng - đích tôn).
Bản chất mâu thuẫn trên là do 02 nguyên nhân chính:
- Thứ nhất là do quyền lợi của các thành viên trong gia đình không được
giải quyết triệt để, không có sự trao đổi, thoả thuận với nhau;
- Thứ hai là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không được
tôn trọng, mất đoàn kết.
3.2. Hậu quả:
- Vụ việc mâu thuẫn này cần được giải quyết, hoà giải kịp thời, tránh mâu
thuẫn kéo dài sẽ dẫn đến phức tạp, làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung
của những người có liên quan, gây thiệt hại về kinh tế và mất ổn định tình hình

an ninh trật tự tại địa phương;
- Giảm sút lòng tin và gây bất bình trong nhân dân;
- Sẽ có sự giảm sút về pháp chế XHCN trong hoạt động quản lý nhà
nước tại địa phương.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Để vụ việc được giả i quyết dứt điểm, thấu tình đạt lý, phù hợp với các
quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợ i ích hợp pháp của những người
có liên quan, em đưa ra 03 phương án giải quyết như sau:
4.1. Phương án 1: Tổ chức hòa giải cho bằng được - Tức là tổ chức hòa giải
thành
- Ưu điểm:


Các bên vẫn giữ được tình đoàn kết, củng cố mối quan hệ trong gia đình,
đùm bọc, giúp đỡ nhau, xây dựng xã hội bình yên, góp phần giữ gìn an ninh trật
tự, an toàn xã hội, góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện trong nhân dân, giúp
cho chính quyền giảm bớt việc giải quyết đơn thư, khiếu kiện đông người
và hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật.
Các bên không phải khởi kiện ra toà án nhân dân vừa mất thời gian, vừa
tốn kém tiền bạc. Quá trình thực hiện do các bên tự định đoạt theo nội dung đã
thoả thuận, thống nhất.
- Hạn chế:
Có thể mất nhiều thời gian của cán bộ từ tổ dân phố đến phường vì phải đi
lại nhiều lần, gặp gỡ từng người để tuyên truyền, phân tích, giải thích hướng cho
các bên thống nhất được với nhau, tự thỏa thuận với nhau cách phân chia thừa
kế, về khối tài sản là đất của mỗi người được hưởng. Do đó có thể người này
được nhiều, người kia được ít hơn, không bằng nhau.
4.2. Phương án 2: Tổ chức hòa giải không thành nhiều lần - Tức là cứ có
đơn thì tổ chức hòa giải theo nhiệm vụ được phân công và để mặc cho các bên
tranh chấp tranh cãi nhau bảo vệ quyền lợi của mình, không hòa giải được.

- Ưu điểm:
Lợi thế cho cán bộ phường là chỉ tổ chức hòa giải đúng thời gian, trình
tự theo quy định mà không phải mất thời gian, công sức để gặp gỡ, tìm hiểu,
phân tích, hướng dẫn những người có quyền và lợi ích liên quan cũng như
hướng cho các bên thống nhất được với nhau.
- Hạn chế:
Kết quả là không hòa giải được, không thống nhất được cách giải quyết
hợp tình, hợp lý với nhau từ đó đơn thư của người dân sẽ kéo dài vì chưa đạt
được kết quả như mong muốn, thậm chí có thể vượt cấp dẫn đến mâu thuẫn
ngày càng trầm trọng, sứt mẻ tình cảm gia đình, mất an ninh trật tự.
4.3. Phương án 3: Tổ chức hòa giải cho xong thủ tục - Tức là hòa giải theo
đúng thủ tục, nếu thành thì lập biên bản hòa giải thành, nếu hòa giải không thành
thì ra thông báo chấm dứt việc giải quyết tại phường và hướng dẫn các bên có


quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân để giải quyết
- Ưu điểm:
Chỉ tổ chức hòa giải một lần với các thành phần theo quy định của pháp
luật, không phải mất nhiều thời gian của cán bộ tổ dân phố cũng như
cán bộ phường. Trường hợp một trong các bên, hoặc các bên khởi kiện ra tòa,
toà án sẽ chia thừa kế theo pháp luật (thừa kế theo hàng thừa kế - Những người
thừa kế cùng hàng được hưởng di sản bằng nhau)
- Hạn chế:
Có thể mâu thuẫn sẽ trở nên gay gắt hơn, mất hết tình nghĩa, có thể gây
mất ổn định an ninh trật tự ở địa phương, mất thời gian theo kiện và phải chịu
khoản án phí đáng kể theo quy định của pháp luật.
4.4. Lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Trong 03 phương án đưa ra trong công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên
thì em lựa chọn phương án 1 là Tổ chức hòa bằng được - Tức là tổ chức hòa
giả i thành để giải quyết tình huống, vì:

- So vớ i 02 phương án còn lại thì phương án này đáp ứng được nhiều
mục
tiêu hơn cả;
- Phương án có tính khả thi cao trong thực tiễn;
- Đây là phương án có tình, có lý, phù hợp với cuộc sống của người dân
trên địa bàn phường;
- Giữ vững được lòng tin của nhân dân đối vớ i chính quyền địa
phương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
5. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án giải quyết tình huống
5.1. Lập kế hoạch giải quyết tình huống
TT

Nội dung công việc

Thời gian

Chủ thể

thực hiện

thực hiện


1

Chuẩn bị hòa giải

1.1


- Xem nội dung và thông báo cho các bên 03 ngày, kể từ Cán bộ Tư pháp
tranh chấp biết, đồng thời xác định thời

ngày nhận

gian tổ chức hòa giải

đơn đề nghị

- Thu thập văn bản pháp luật, bản đồ địa
chính, sổ mục kê,…liên quan để tổ chức

Địa chính

của công dân.
01 ngày

hòa giải.
1.2

Tiếp xúc với các bên tranh chấp

01 ngày

phối hợp cùng

-Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh

với các đồng chí


chấp

lãnh đạo khu dân

-Thu thập các giấy tờ, tài liệu có liên

cư, tổ dân phố

quan đến các bên cung cấp;
1.3

Dự kiến:

Cán bộ Tư pháp

1/2 ngày

Cán bộ Tư pháp

1/2 ngày

Cán bộ Tư pháp

-Thời gian, địa điểm tổ chức hòa giải;
-Thành phần tham dự hòa giải
1.4

2

Viết và gửi giấy mời


Tổ chức hòa giải

07 – 10 ngày Tổ xử lý đơn
kể từ ngày

thư phường

nhận đơn
2.1

Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần

5 phút

Cán bộ Tư pháp

15 phút

Cán bộ Tư pháp

15 phút

Chủ tịch UBND

tham gia buổi hòa giải
2.2

Tóm tắt nội dung và nguyên nhân phát sinh
tranh chấp


2.3

Ý kiến của cán bộ phường hướng dẫn,
thuyết phục các bên tranh chấp nên tự
nguyện thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn

phường


về quyền lợi của các bên
2.4

Ý kiến các bên tranh chấp

30 – 45 phút

Các bên có
tranh chấp

2.5

Ý kiến các đồng chí tham gia buổi hòa giải

15 – 30 phút

Các thành phần
tham gia hòa
giải


2.6

2.7

Ý kiến của đồng chi chủ tịch UBND

15 phút

Chủ tịch UBND

phường – Chủ trì buổi hòa giải

phường

Biên bản hòa giải được lập xong, lấy chữ ký 5 phút

Cán bộ Tư pháp

của cán bộ hòa giải và các bên tranh chấp

3

Kết thúc buổi hòa giải

3.1

Sao gửi biên bản hòa giải các bên tranh

Cán bộ Tư pháp


chấp
3.2

Lập hồ sơ hòa giải và lưu trữ theo quy định

Cán bộ Tư pháp

3.3

Hướng dẫn các bên tranh chấp thực hiện các

Chủ tịch UBND

nội dung đã thỏa thuận trong biên bản hòa

phường và cán

giải.

bộ Địa chính

Ghi chú: Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt, cán bộ hòa
giải lập biên bản về sự vắng mặt. Đồng thời xác định thời gian để tổ chức lại
việc hoà giải. Biên bản phải ghi rõ việc vắng mặt có hoặc không có lý do và phải
có chữ ký của các thành viên trong buổi hoà giải.
5.2. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống
- Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Bộ luật dân sự năm 2005;
- Luật đất đai năm 2013;
- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;



- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQHQH12 ngày 27/02/2009 về án phí, lệ
phí tòa án;
- Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng
t h ẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Pháp lệnh về án phí, lệ phí tòa án;
- Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở;
- Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về tăng
cường công tác hòa giải ở cơ sở.
5.3. Cách thức hòa giải
Bằng lời nói kết hợp lập biên bản ghi nhận các ý kiến của các bên. Tùy
tình hình diễn biến, có thể cử cán bộ UBND phường có uy tín, có trình độ tiến
hành gặp gỡ từng bên để hướng dẫn, thuyết phục từng bên, cuối cùng để các
bên gặp gỡ trao đổi, thỏa thuận giải quyết với nhau. Sau khi tìm hiểu sự việc
nguyên nhân, phát sinh m âu thuẫn , tham khảo ý kiến của các bên có liên quan,
lắng nghe ý kiến các bên, cán bộ phường phân tích, thuyết phục các bên đạt
được thỏa thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán
tốt đẹp của nhân dân và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
5.4. Diễn biến tổ chức thực hiện hòa giải vụ tranh chấp
- Ngày 05/11/2017 UBND phường tổ chức buổi hòa giải tranh chấp về
thừa kế giữa các con, cháu cụ Tân, cụ Lan.
Về thành phần tham gia hoà giải gồm có:
* Về thành phần của phường có :
1. Đồng chí Chủ tịch UBND phường - Chủ trì
2. Cán bộ Tư pháp - Thư ký ghi biên bản
3. Cán bộ Địa chính phường

* Thành phần mời các tổ chức, đoàn thể :
1. Đồng chí Chủ tịch Uỷ ban MTTQ phường


2. Đồng chí Chủ tịch Hội phụ nữ phường
3. Đồng chí Chủ tịch Hội nông dân phường
4. Tổ trưởng tổ hòa giải khu dân cư Cổ Mễ
5. Bí thư chi bộ khu dân cư Cổ Mễ
6. Tổ trưởng tổ dân phố
* Thành phần các đương sự có: Bà Minh, Bà Thuỷ, Bà Thảo, Bà Giang,
ông Năm có mặt đầy đủ. Mẹ con bà Trang, anh Dũng vắng mặt không có lý do.
Do vắng mặt mẹ con bà Trang vì vậy UBND phường lập biên bản không
hòa giải được.
- Ngày 12/11/2017 UBND phường tổ chức buổi hòa giải tranh chấp về
thừa kế giữa các con, cháu cụ Tân, cụ Lan.
Về thành phần cũng như lần 1 nhưng mẹ con bà Trang cũng vắng
mặt, không có lý do.
- Ngày 14/11/2017 UBND phường cử cán bộ Tư pháp đến tận nhà bà
Trang gặp gỡ bà Trang và anh Dũng trao đổi tình hình, lý do vắng mặt, đồng
thời tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, giải thích quyền và nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật để mẹ con bà Trang nắm rõ, hướng của mẹ con bà
Trang trong việc giải quyết vụ việc tranh chấp trên.
- Ngày 17/11/2017 UBND phường tổ chức buổi hòa giải tranh chấp về
thừa kế giữa các con, cháu cụ Tân, cụ Lan.
Cũng như lần 1, lần 2 mẹ con bà Trang cũng không đến theo giấy mời của
UBND phường. Do đó UBND phường lập biên bản không hòa giải được. Đồng
thời sao gửi biên bản “hoà giải không thành” và hướng dẫn các bà Minh, bà
Thuỷ, bà Thảo, bà Giang, ông Năm có thể làm đơn yêu cầu Toà án nhân
dân Thành phố Bắc Ninh giải quyết dứt điểm vụ việc trên.
- Ngày 29/11/2017 mẹ con bà Trang lại có đơn gửi UBND phường yêu

cầu giải quyết việc tranh chấp trên.
Ngày 06/4/2018 UBND phường đã tổ chức buổi hoà giải. Về thành phần
của phường và các tổ chức đoàn thể như các lần trước. Về phía các đương sự đã
có mặt đầy đủ.


Sau khi đồng chí cán bộ Tư pháp phường giới thiệu thành phần tham dự
buổi hoà giải, nêu tóm tắt nội dung tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh
chấp và mục đích, ý nghĩa của buổi hòa giải;
Đồng chí Chủ tịch UBND phường - Chủ trì buổi hòa giải đã vừa giải
thích, vừa tuyên truyền một số quy định của pháp luật về thừa kế, về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất, đồng thời hướng dẫn, tạo điều kiện cho các bên
tranh chấp tự nguyện thoả thuận giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi của các bên;
Nghe các ý kiến của các bên;
Nghe các ý kiến phát biểu của các thành viên tham gia hòa giải.
Mong muốn các bên tự thoả thận giải quyết với nhau thông qua hoà giải, vừa giữ
được tình đoàn kết, vừa giải quyết được quyền lợi của các bên;
Về phía ông Năm, bà Minh, bà Thuỷ, bà Thảo, bà Giang vẫn giữ nguyên
quan điểm như trong biên bản mà chính các ông bà này tự họp, tự phân chia với
nhau không có sự tham gia của mẹ con bà Trang;
Về phía mẹ con bà Trang cũng giữ quan điểm là nhà mà vợ chồng bà đã
xây dựng từ năm 2000 trên diện tích 80m2 đất phải được giữ nguyên trạng.
Do các bên vẫn nhất mực giữ quan điểm của mình, không ai chịu ai. Do
vậy buổi hòa giải không thành.
UBND phường đã lập biên bản ghi nhận tất cả các ý kiến của các bên, đọc
lại cho các bên cùng nghe, các bên cùng ký biên bản hoà giải không thành.
UBND phường thông báo cho các bên là việc hòa giải tại phường theo quy định
tại điều 136 Luật đất đai năm 2003 là đã xong. UBND phường đã sao gửi biên
bản, đóng dấu gửi mỗi người một bản, hướng dẫn các bên có thể gửi đơn yêu
cầu Toà án nhân dân quận Hoàng Mai giải quyết.

Thực tế cả hai bên đương sự đều không gửi đơn đến Toà án nhân dân
Thành phố Bắc Ninh để giải quyết.
- Ngày 25/5/2018 bà Minh cùng ông Năm, bà Thuỷ, bà Thảo, bà Giang lại
có đơn gửi UBND phường giải quyết vụ việc tranh chấp trên.
Ngày 27/5/2018 UBND phường mời bà Minh đến làm việc, trao đổi vụ
việc này đã được UBND phường hòa giải không thành vì vậy phường sẽ không


giải quyết nữa. Đồng thời hướng dẫn bà Minh và các anh chị em muốn giải
quyết dứt điểm cần làm đơn gửi Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai giải
quyết nhưng bà Minh vẫn tha thiết đề nghị phường tiếp tục đứng ra giải quyết.
Ngày 08/6/2015 UBND phường tiến hành hoà giải giải quyết vụ việc trên.
Về thành phần có mặt đầy đủ các bên.
Qua phân tích các ý kiến của các bên và để giữ gìn tình đoàn kết trong gia
đình, đã hướng cho các bên thoả thuận, thống nhất được với nhau về phân chia
tài sản, cụ thể như sau :
- Bà Minh ngoài việc được giữ nguyên 257m2 đất trước đây đã chuộc lại
của ông Hùng năm 1991, còn được thêm 50m2 đất nữa. Tổng diện tích đất
bà Minh được hưởng là 307m2 đất;
- Mẹ con bà Trang, anh Dũng được giữ nguyên diện tích nhà đất là 80m2
đất;
- Bà Thuỷ, bà Thảo, bà Giang mỗi người được 50m2 đất;
- Ông Năm được 100m2 đất (Trong đó 50m2 đất là để xây nhà ở, 50m2
đất để xây nhà thờ chung)
- Để lại 56m2 đất làm ngõ đi chung giữa các gia đình.
Biên bản hoà giải đã thành, các bên đã tự thoả thuận, thống nhất với nhau
và tự thực hiện.
Tuy nhiên ngày 16/6/2018 mẹ con bà Trang lại có đơn gửi UBND
phường, nội dung đơn là không nhất trí với biên bản hoà giải trước đó mà chính
mẹ con bà Trang đã thống nhất, ký tên. Trong đơn bà Trang yêu cầu phải chia

lại, vì nếu chia như vậy, mẹ con bà Trang bị thiệt thòi.
Ngày 29/6/2018 UBND phường lại tiến hành hoà giải vụ tranh chấp trên.
Qua trao đổi, mẹ con bà Trang nêu: Bà là con dâu trưởng, anh Dũng là
cháu đích tôn trưởng phải được phần hơn và phải là người đứng ra thờ cúng tổ
tiên. Do vậy không thể đồng ý cho ông Năm làm nhà thờ được.
Về phía các ông Năm, bà Minh, bà Thuỷ, bà Thảo, bà Giang cũng thấy và
cũng đã “Xuống thang” bởi tất cả các ông bà trên đều đã có nhà đất ở riêng. Do
vậy phần đất của cụ Tân để lại được coi là “Của hồi môn”.


Sau khi phân tích, đánh giá, các bên đã tự thống nhất lại như sau :
1- Bà Minh ngoài phần 257m2 đất trước chuộc lại của ông Hùng được giữ
nguyên, còn được thêm 45m2 đất nữa. Tổng diện tích bà Minh được hưởng
là 302m2 đất;
2- Bà Thuỷ được hưởng 45m2 đất;
3- Ông Năm được hưởng 70m2 đất;
4- Bà Thảo được hưởng 45m2 đất;
5- Bà Giang được hưởng 45m2 đất;
6- Mẹ con bà Trang ngoài phần nhà đất đã xây năm 2000 trên diện
tích 80m2 đất được giữ nguyên, còn được thêm 25m2 đất nữa. Tổng diện tích mẹ
con bà Trang được hưởng là 105m2 đất;
7- Để lại 53m2 đất làm ngõ đi chung giữa các gia đình.
Vụ việc đã được giải quyết ổn thoả, các bên đã tự nguyện thi hành và hiện
nay đã được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh quận Hoàng Mai
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.


PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệ m
Đây là tình huống có thật xảy ra và đã được giải quyết tại phường Vũ

Ninh. Qua vụ việc trên em rút ra bài học kinh nghiệm sau :
- Cán bộ hoà giải phải có tâm trong công việc, phải là người am hiểu pháp
luật, có kiến thức xã hội phong phú;
- Khi tổ chức hòa giải phải có sự tự nguyện thực sự của các
đương sự, không được hòa giải một cách gò bó, cưỡng ép hoặc để các bên
đương sự cãi vã nhau;
- Khi tiến hành hòa giải cán bộ hoà giải phải nắm vững sự việc,
tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn của các bên, đi sâu giải quyết những vướng mắc
trong tâm tư, tình cảm của họ, đưa ra những gợi ý có tình, có lý, hướng
cho họ tự nguyện thoả thuận với nhau, giải quyết vụ việc một cách tích cực
nhất. Nếu thấy các bên không thể thoả thuận được ngay thì cần giành cho họ
thời gian nhất định để họ tự suy nghĩ.
- Đối với những vụ việc không còn khả năng hoà giải được thì tích cực
giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, không để việc hoà giải kéo dài
vô ích. Nhưng phải kiên trì giải thích cho các đương sự rõ chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công
dân.
2. Kết luận
Qua thực tế và qua nghiên cứu các văn bản pháp luật áp dụng vào thực
tiễn công tác, em nhận thức được rằng công tác hòa giải ở cơ sở có vai trò hết
sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương. Một đơn


vị hành chính phường nếu làm tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở
sẽ phát huy tình đoàn kết, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật trong nhân
dân, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật đối với người dân. Nếu công tác hòa giải
ở cơ sở bị buông lỏng, không được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo, cán bộ
không nhiệt tình giải quyết sẽ trở thành điểm nóng về đơn thư vượt cấp hoặc
khiếu kiện đông người của phường, quận và thành phố. Chính vì vậy cán bộ cấp
cơ sở cần có trình độ pháp luật nói chung và sự am hiểu các chế độ chính sách

về đất đai nói riêng, năng lực thực tiễn, tinh thần trách nhiệm, làm việc
nhiệt tình, đầy tâm huyết, khách quan vô tư. Trong quá trình hoà giải, giải
quyết mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai phải biết vận dụng thực tế với áp dụng
văn bản, không cứng nhắc quá, cũng không mềm mỏng quá.
3. Kiến nghị, đề xuất
UBND xã, phường, thị trấn (Gọi tắt là UBND cấp xã) là cơ quan quản lý
hành chính Nhà nước ở cơ sở, việc hoà giải của UBND cấp xã là hoạt động
mang tính xã hội, hoà giải theo thủ tục hành chính, em đưa ra một số kiến nghị,
đề xuất như sau:
- Đối với việc hoà giải tại UBND cấp xã, pháp luật không quy định trình
tự, thủ tục chặt chẽ như hậu quả của việc đương sự không tham gia hòa giải,
không có công cụ hữu hiệu nào buộc đương sự phải có mặt. Nên nhiều trường
hợp do đương sự không có mặt nên buổi hòa giải không thể tiến hành được. Do
vậy đề nghị Thành phố cần có quy định cụ thể cho phép phường được xử phạt
hành chính đối với trường hợp cố tình vắng mặt - Vì đây là hành vi không thực
hiện nghĩa vụ công dân.
- Các tranh chấp về đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng
không thành, các bên cũng không khởi kiện ra toà án nhân dân giải quyết. Sau
một thời gian họ lại yêu cầu UBND cấp xã giải quyết. Hiện chưa có văn bản nào
quy định UBND cấp xã phải thụ lý, hay không phải thụ lý để giải quyết tiếp. Do
đó đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành và Thành phố cần có quy định cụ thể, tránh
tình trạng nơi này thì nhận, nơi kia không nhận giải quyết, đồng thời tránh
làm mất thời gian, công sức của chính quyền cơ sở.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch số
14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều

của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.

2.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày
02/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

3.

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai.

4.

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 13/2003/QH11
ngày 26/11/2003 về đất đai;





×