Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TL chuyên viên quản lý nhà nước xử lý việc tranh chấp đất đai thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.98 KB, 20 trang )


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU/ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Nhận thức chung
Tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước là bài đánh giá cuối khóa
nhằm kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn
của hoạt động quản lý Nhà nước hiện hành. Thông qua đó, các học viên có
vai trò như người cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ, đưa ra hướng giải
quyết, xử lý tình huống phù hợp với điều kiện thể chế, phong tục tập quán
vùng miền. Qua thời gian 2 tháng học tập và nghiên cứu 16 chuyên ðề
giảng dạy; 2 chuyên ðề báo cáo tại trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ với
những kiến thức và kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước đã giúp tôi
trang bị và cập nhật những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước và kỹ
nãng thực thi công vụ, tãng cýờng ý thức phục vụ nhân dân nhằm nâng cao
nãng lực công tác của công chức ngạch chuyên viên trong thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm ðýợc giao nhằm ðáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính nhà nýớc; góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp.
Trong 16 chuyên đề được học, thì các chuyên đề về: Công vụ, công
chức; Đạo đức công vụ; Cải cách hành chính nhà nước... khiến tôi quan
tâm hơn cả, và đã thôi thúc tôi chọn nội dung xoay quanh các chuyên đề
trên để làm đề tài làm tiểu luận cuối khóa của lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên
viên khóa 1, năm 2018.
2. Lý do chọn tình huống
Thực tiễn cho thấy, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước,
việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của công dân đúng
cấp, đúng thẩm quyền và nhanh chóng kịp thời không những đảm bảo lợi
ích chính đáng của công dân mà còn giúp ổn định an ninh, trật tự xã hội,
2

2




góp phần vào việc ngăn chặn và bài trừ nạn tham nhũng, lãng phí của công
và tệ nạn xã hội khác, xây dựng được khối đại đoàn kết trong nhân dân, tạo
được niềm tin của dân với Đảng và cả hệ thống bộ máy hành chính nhà
nước các cấp. Mặt khác, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời
sẽ giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp. Đồng thời các
ngành kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, lệch lạc, yếu kém trong
công tác quản lý hành chính, kiến nghị với cấp có thầm quyền bổ sung, sửa
đổi chế độ chính sách, pháp luật sát với thực tiễn cuộc sống, xử lý nghiêm
những người sai phạm hoặc né tránh trách nhiệm.
Vận dụng và tiếp thu những lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế
mà các giảng viên truyền đạt, tôi mạnh dạn chọn “Xử lý việc tranh chấp
đất đai thừa kế ở xã X, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2018” làm
tiểu luận cuối khóa chương trình “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước –
chương trình chuyên viên năm 2018”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở phân tích tình huống để tìm ra những mâu thuẫn, bất
cập, khó khăn và nguyên nhân của những bất cập, khó khăn đó, làm sáng tỏ
một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan.
- Đưa ra và lựa chọn phương án, biện pháp giải quyết và những kiến
nghị cần thiết.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: việc tranh chấp đất đai thừa kế trong gia đình
ông Nguyễn Văn Khuê ở xã X, Tiên Du, Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Xã X, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thời
gian: năm 2018.
5. Kết cấu của tiểu luận
Gồm ba phần:
Mở đầu.

Giải quyết vấn đề.
Kết luận.

3

3


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
I.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống
Ông Nguyễn Văn Khuê sinh năm 1950, nghề nghiệp làm ruộng tại xã
X, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1970, ông cưới vợ là bà Nguyễn
Thị Chưng, sinh năm 1952, nghề nghiệp làm ruộng, cùng thường trú tại xã
X, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi kết hôn, gia đình ông bà sinh
được 4 người con, 3 trai, 1 gái, lần lượt là anh Nguyễn Văn Hà, anh
Nguyễn Văn Hùng, anh Nguyễn Văn Hưng và chị Nguyễn Mai Lan.
Không may, đến năm 1995, bà Chưng- vợ ông Khuê mắc bệnh ung
thư mất. Năm năm sau là năm 2000, Ông Nguyễn Văn Khuê được gia đình
mai mối cho tìm hiểu một người phụ nữ cùng xã đã luống tuổi là bà
Nguyễn Ngọc Điền, sinh năm 1959, làm giáo viên tiểu học. Hai người tìm
hiểu và đi tới hôn nhân. Vì không được sự ủng hộ từ 4 người con riêng của
ông Khuê, nên khi đến với người vợ thứ hai là bà Nguyễn Ngọc Điền, ông
Khuê không tổ chức đám cưới rình rang, mà chỉ có hai ông bà lên UBND
xã làm giấy đăng ký kết hôn. Từ đó, ông Khuê và bà Điền về sống chung
một nhà, chăm sóc yêu thương lẫn nhau, còn bốn người con riêng của ông
Khuê thì lần lượt lập gia đình, yên bề gia thất.
I.2. Diễn biến của tình huống
Ông Nguyễn Văn Khuê được thừa hưởng 1000 m2 đất tổ tiên để lại.

Vì ông là con trai duy nhất, không có anh em nên ông nghĩ sẽ không phát
sinh tranh chấp với ai nên chưa làm đăng ký quyền sử dụng đất cho 1000
m2 đó, chỉ có tờ giấy viết tay của bố ông để lại cho ông. Sau khi lấy vợ là
bà Nguyễn Thị Chưng thì ông bà có xây một ngôi nhà đơn sơ trên mảnh
đấy ấy.
Đến năm 2000, sau khi kết hôn với bà Nguyễn Ngọc Điền, chất
lượng xây ngôi nhà lúc này đã xuống cấp, không an toàn nên bà Điền đề
nghị ông Khuê dỡ bỏ ngôi nhà cũ và xây mới. Ông Khuê thấy bà Điền nói
hợp lý, nên đã đồng ý. Lúc này các con của ông đều đã lập gia đình và ra ở
4

4


riêng. Do không ủng hộ việc hai ông bà đến với nhau, nên khi xây lại nhà,
bốn người con đều không đóng góp hay ngó ngàng giúp đỡ ông bà.
Năm 2017, ông Khuê mất đột ngột mà mà không kịp để lại di chúc,
chỉ còn một mình bà Điền sống ở căn nhà mới. Sang năm 2018, bốn người
con của ông Khuê họp lại, yêu cầu bà Điền dọn ra nơi khác sống, để trả lại
mảnh đất 1000 m2 bao gồm căn nhà xây lại cho bốn con riêng của ông
Khuê. Bà Điền không đồng ý, nên đã làm đơn gửi UBND xã X, huyện Tiên
Du, đề nghị UBND xã xem xét cho bà tiếp tục ở lại căn nhà đó và hưởng
một phần trong tổng số 1000 m2 đất mà ông Khuê để lại với lý do:
- Thứ nhất, mảnh đất 1000 m2 trên do chưa có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nên không được phân chia tài sản.
- Thứ hai, ngôi nhà được xây sau khi bà Điền lấy ông Khuê, là tài
sản hình thành sau hôn nhân nên là tài sản chung của ông bà, vì
vậy sau khi ông Khuê mất thì bà có toàn quyền sử dụng, không ai
được đuổi bà ra khỏi nhà.
Sau khi nhận đơn của bà Nguyễn Ngọc Điền, UBND xã X đã chuyển

hồ sơ lên Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện Tiên Du. Sau khi
xem xét toàn bộ hồ sơ, Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND huyện Tiên
Du đã tham mưu cho chủ tịch UBND huyện ký quyết định hành chính chấp
thuận nội dung đơn thư của bà Nguyễn Ngọc Điền, yêu cầu bốn người con
riêng của ông Nguyễn Văn Khuê để cho bà Điền tiếp tục được ở lại căn nhà
và phần đất 1000 m2 sau khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì
phải chia cho bà Điền một phần theo quy định của pháp luật.
Không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND huyện Tiên Du,
anh Nguyễn Văn Hà đại diện cho bốn người con riêng của ông Khuê đã
làm đơn khiếu nại gửi đến bộ phận tiếp dân của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Để xử lý tình huống này sao cho vừa đúng các quy định pháp luật
hiện hành, vừa không để công dân bức xúc tiếp tục khiếu nại lên cấp trên,
chúng ta đi vào phân tích toàn bộ tình huống và đưa ra giải pháp xử lý.
II.
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
II.1. Mục tiêu phân tích tình huống
5

5


Sau 20 năm tái lập, tỉnh Bắc Ninh đang thay ðổi từng ngày với nhiều
kết quả ðạt ðýợc ngoạn mục, thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều dự án lớn, gặt
hái nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - an sinh xã hội nằm trong tốp ðầu
cả nýớc. Cùng với những tiềm năng phát triển trong tương lai, thì nhu cầu
về đất đai, nhà ở tại Bắc Ninh trở nên bức xúc. Năm 2017, 2018 giá nhà đất
ở Bắc Ninh tăng lên chóng mặt, dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu nại về
đất gia tăng.
Thủ tục hành chính tuy đã được cải cách và có nhiều chuyển biến
tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ tục rườm ra, khó hiểu, không cần

thiết.Việc tuyên truyền pháp luật ở cơ sở được chú trọng nhưng hiệu quả
tuyên truyền chưa cao dẫn dến người dân chưa hiểu hết trách nhiệm- nghĩa
vụ và quyền lợi của mình.
Hiện nay, bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã, phường còn nhiều bất
cập tồn tại, trong đó là vấn đề số lượng, chất lượng cán bộ, công chức…
II.2. Cơ sở lý luận
Do đưa đẩy, tránh né trách nhiệm hoặc do thiếu hiểu biết về pháp
luật, ở đây là cán bộ tư pháp, xây dựng- địa chính xã X đã làm cho vụ việc
thêm phức tạp.
Người dân do thiếu hiểu biết về pháp luật đã kiện sai nhưng không
được giải thích ngay từ cơ sở, cán bộ quản lý hành chính nhà nước không
nắm chắc các quy định của pháp luật nên đã tự tiện giải quyết vụ việc
không thuộc thẩm quyền của mình. Do đó, dẫn đến việc ra quyết định hành
chính sai.
II.3. Phân tích diễn biến của tình huống
II.3.1.
Tại UBND xã X:
Trước tiên, phải xác định nôi dung vụ kiện giữa bà Nguyễn Ngọc
Điền với bốn người con riêng của ông Nguyễn Văn Khuê là tranh chấp tài
sản thừa kế không có di chúc.
Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 nãm
2014, trong chương 13, tại mục 2, Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải
hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
6

6


2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì

gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa
giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực
hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ
chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải
tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn
không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh
chấp đất đai.
Như vậy, UBND xã X sau khi nhận đơn của bà Nguyễn Ngọc Điền
đã không tiến hành tổ chức hòa giải giữa bà Nguyễn Ngọc Điền với bốn
người con riêng của ông Nguyễn Văn Khuê mà chuyển ngay đơn đến
UBND huyện Tiên Du là trái với quy định của pháp luật.
Cũng trong trong chương 13, tại mục 2, điều Ðiều 203. Thẩm quyền
giải quyết tranh chấp ðất ðai, “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy
ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về
tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc
không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì
đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp
đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự;...
Như vậy, 1000 m2 đất của ông Nguyễn Văn Khuê tuy chưa có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng có giấy tờ viết tay cho tặng của thế
hệ trước để lại, nên theo quy định, khi đã tiến hành hòa giải không thành thì


7

7


UBND xã X hướng dẫn cho các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện tòa án
nhân dân có thẩm quyền.
II.3.2.
Tại UBND huyện Tiên Du:
Theo quy định, sau khi nhận đơn khiếu kiện của bà Nguyễn Ngọc
Điền, do UBND xã X chuyển đến, UBND huyện Tiên Du phải giải quyết
như sau:
- Xem xét hồ sơ. Nếu UBND xã X chưa tiến hành hòa giải thì trả hồ sơ lại và
yêu cầu UBND xã X tổ chức hòa giải giữa bà Nguyễn Ngọc Điền và bốn
người con riêng ông Nguyễn Văn Khuê.
- Nếu đã hòa giải rồi mà không thành thì chỉ đạo và chuyển hồ sơ về UBND
xã X để hướng dẫn các đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân
để giải quyết vụ khởi kiện tranh chấp. Như tình huống nêu trên, việc
UBND huyện Tiên Du chưa xem xét kỹ hồ sơ đã được hòa giải ở cấp xã
hay chưa mà đã chấp thuận theo nội dung đơn khiếu nại của bà Nguyễn
Ngọc Điền là không đúng quy định. Việc UBND huyện Tiên Du ra quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế là không đúng thẩm quyền.
Nội dung xử lý đơn khiếu kiện sai với quy định pháp luật. Cụ thể:
1. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên không được phân
chia tài sản. Nội dung khiếu kiện này là sai, vì 1000 m2 đất này ông
Nguyễn Văn Khuê được thừa hưởng hợp pháp của thế hệ trước để lại (có
giấy viết tay cho tặng của đời trước để lại), đã sử dụng ổn định lâu dài. Tuy
ông Khuê chưa làm thủ tục để xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nhưng vẫn là đất hợp pháp.
2. Bà Nguyễn Ngọc Điền được toàn quyền sử dụng ngôi nhà là không đúng.

Theo quy định hiện hành, trường hợp không để lại di chúc hoặc có để lại di
chúc nhưng được xác định là không hợp pháp… thì di sản thừa kế của
người chết được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế
thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết ...
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
8

8


Khoản 3 Điều này quy định những người ở hàng thừa kế sau chỉ
được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,
không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối
nhận di sản.
Căn cứ quy định nói trên, do ông Khuê không để lại di chúc nên di
sản của ông Khuê sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà
Điền và bốn người con của ông.
Về mảnh đất 1.000 m2 của ông Khuê có trước khi kết hôn với bà
Điền, ông Khuê được thừa kế riêng thì toàn bộ được xác định là tài sản
riêng của ông Khuê. Theo quy định, 1.000 m2 sẽ được chia đều cho bà Điền
và bốn người con riêng (mỗi người 200 m2).
Về ngôi nhà là tài sản có sau khi kết hôn với Bà Điền, thì bà Điền và
ông Khuê, mỗi người được hưởng một nửa giá trị căn nhà. Vậy giá trị một
nửa căn nhà thuộc sở hữu của ông Khuê phải chia đều thành 5 phần cho 5
người ở hàng thừa kế thứ nhất (là bà Điền và 4 người con riêng). Do đó, bà
Điền muốn sở hữu toàn bộ căn nhà thì cần trả cho phần giá trị căn nhà mà
bốn người con riêng được thừa kế từ ông Khuê (4/10 giá trị căn nhà).
Qua phân tích ở trên, ta thấy rằng, vụ kiện giữa bà Nguyễn Ngọc

Điền và bốn người con riêng của ông Nguyễn Văn Khuê có thể giải quyết
ngay tại UBND xã X thông qua bước giải tại UBND xã. Có như vậy sẽ hạn
chế tình trạng kiện tụng, khiếu nại đến nhiều cấp, nhiều nơi, gây phức tạp
mà vẫn không giải quyết đến nơi, đến chốn, đúng pháp luật.
III. XỦ LÝ TÌNH HUỐNG
III.1.
Mục tiêu xử lý tình huống
- Đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến
pháp đã nêu: Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân.
- Giảm tối đa các mức thiệt hại kinh tế (nếu có), bảo vệ lợi ích Nhà nước,
lợi ích chính đáng của công dân.
- Giải quyết hài hòa giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, các lợi ích kinh
tế - xã hội và tính pháp lý.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

9

9


Mục tiêu của việc xử lý tình huống được đưa ra là vụ kiện về tranh
chấp tài sản thừa kế không có di chúc giữa bà Nguyễn Ngọc Điền và bốn
người con riêng ông Nguyễn Văn Khuê. Vậy ta cần xác định rõ:
+ Đối tượng cần giải quyết?
+ Cấp nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ khởi kiện trên
theo đúng quy định của pháp luật?
+ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vụ kiện được xác định
như thế nào?
+ Làm thế nào để giải quyết nhanh, có hiệu quả cao đối với các vụ
việc hành chính trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, mang lại sự

hài lòng cho người dân.
+ Từ vụ khiếu kiện tranh chấp quyền thừa kế trở thành vụ khiếu nại
đối với quyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
+ Đã làm phức tạp thêm tình hình, từ khởi kiện rồi đến khiếu nại kéo
dài, qua nhiều cấp, nhiều nơi giải quyết nhưng vẫn chưa giải quyết được
mâu thuẫn trong tranh chấp.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở pháp luật.
Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc.Từ đó tìm ra giải pháp
đúng đắn để giải quyết vụ việc hành chính đối với cơ quan quản lý hành
chính Nhà nước sao cho hợp tình, hợp lý.
III.2.
Xây dựng và lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu để xử lý
Như phân tích ở trên, phương án giải quyết tình huống như sau:
III.2.1.
Phương án 1: giả thuyết
Nếu mọi công dân đều được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật cụ thể thì sẽ không có khiếu kiện, khiếu nại xảy ra.
Tất cả cán bộ công chức từ phường, xã đến thành phố chịu khó
nghiên cứu, học hỏi, trau dồi kiến thức, làm việc tập trung, tự đề cao trách
nhiệm, nắm vững luật pháp, quy trình thực hiện khi thực thi nhiệm vụ được
giao… thì không có khiếu nại, khiếu kiện xảy ra.
III.2.2.
Phương án 2: Thuyết phục, giáo dục
Phương án này áp dụng đối với các trường hợp đơn giản, tính chất
mức độ sự việc không nghiêm trọng. Chỉ đạo tổ dân phố và các tổ chức
đoàn thể để thuyết phục, giải quyết.
10

10



- Ưu điểm: Đơn giản, không tốn kém, giữ được mối quan hệ gia đình, tình
cảm láng giềng, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới tại cộng đồng khu dân
cư, đoàn kết, văn minh.
- Nhược điểm: Phải xây dựng được các tổ chức đoàn thể đủ mạnh, uy tín, có
kiến thức, hiểu biết về pháp luật thì mới có thể giải quyết có tình, có lý, hài
hòa giữa hai bên. Ngược lại, kỷ cương, phép nước dễ bị xem nhẹ.
III.2.3.
Phương án 3
Các cơ quan chuyên môn cùng cấp giúp UBND cấp mình đề ra biện
pháp hợp lý, đúng pháp luật.
-Ưu điểm: Thực hiện đúng kỷ cương, phép nước.Thể hiện được tính
nghiêm minh của pháp luật và quyền lực của Nhà nước.
-Nhược điểm: Nếu xử lý không khéo thì đây là cơ hội phát sinh cho
tiêu cực, nhũng nhiễu.
Cụ thể:
Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh: Đơn của anh Nguyễn Văn Hà đại diện
cho bốn người con riêng ông Nguyễn Văn Khuê là khiếu nại đối với quyết
định hành chính đầu tiên. Do đó, phải chuyển đơn về UBND huyện Tiên
Du để giải quyết khiếu nại.
Phát hiện được UBND huyện ra quyết định hành chính không đúng
quy trình, bỏ qua trình tự hòa giải từ cơ sở. Do đó, UBND tỉnh Bắc Ninh
chỉ đạo UBND huyện Tiên Du ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành
Quyết định hành chính của mình. Đồng thời yêu cầu UBND huyện Tiên Du
chỉ đạo UBND xã X giải quyết vụ kiện theo quy định của pháp luật.
Đối với UBND huyện Tiên Du:
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của anh Nguyễn Văn Hà do UBND
tỉnh Bắc Ninh chuyển đến, cùng ý kiến chỉ đạo thì UBND huyện Tiên Du
cần tiến hành:
- Nhanh chóng ra quyết định tạm thời đình chỉ thi hành quyết định hành

chính của mình.
- Chuyển đơn của bà Nguyễn Ngọc Điền cùng hồ sơ đến UBND xã X, chỉ
đạo UBND xã X tiến hành hòa giải tranh chấp quyền thừa kế tài sản theo
quy định của Pháp luật.
Đối với UBND xã X:
11

11


Sau khi nhận lại đơn của bà Nguyễn Ngọc Điền do UBND huyện
chuyển đến, tiến hành mời đương sự và các bên liên quan tiến hành hòa
giải theo quy định của Pháp luật về quyền thừa kế tài sản.
+ Nếu hào giải thì lập biên bản hòa giải thành và kết thúc vụ việc.
+Nếu hòa giải không thành thì lập biên bản hòa giải không thành và
hướng dẫn các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để
giải quyết.
III.2.4.
Phương án 4: Chuyển hồ sơ giải quyết cho Tòa án nhân dân
giải quyết.
-Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
-Khuyết điểm: Kỷ cương pháp luật dễ bị xem nhẹ nếu xử lý không
hợp lý. Có thể mất đi tìm cảm giữa những người trong gia đình.
Sau khi nhận được đơn và các hồ sơ pháp lý liên quan của người
khởi kiện, căn cứ vào các quy định của Pháp luật, Tòa án nhân dân hoặc
UBND huyện xem xét:
- Năng lực hành vi của các chủ thể.
- Loại đất được hưởng thừa kế.
- Diện tích đất và tài sản gắn với đất, mối quan hệ giữa những chủ thể được
hưởng tài sản trong gia đình ông Nguyễn Văn Khuê.

- Tổng diện tích đất sau khi được hưởng thừa kế của mỗi thành viên so với
hạn mức quy định của Pháp luật.
- Tính hợp pháp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sau khi
được hưởng thừa kế, có thuộc đối tượng sử dụng đất hay không.
Nếu khởi kiện tại tòa án, thì Tòa án nhân dân xem xét và thụ lý vụ
án, đồng thời thông báo cho người khởi kiện đến làm thủ tục nộp tạm ứng
án phí.
III.3.

Kế hoạch tổ chức thực hiện giải pháp đã lựa chọn để xử lý

tình huống
Phân tích các phương án giải quyết tình huống nêu trên:
- Phương án 1: Giả thuyết, không chọn.
- Phương án 2: Vì đã có quyết định hành chính sai nên áp dụng
phương án này không khả thi.
Vậy ta chọn phương án 3 kết hợp với phương án 4: Các cơ quan
chuyên môn cùng cấp sẽ giúp UBND cấp mình thực hiện phương án. Cụ
12

12


thể là cơ quan địa chính các cấp từ tỉnh, thành phố sẽ tham mưu cho UBND
cùng cấp giải quyết theo phương án 3. Nếu giải quyết không thành thì
chuyển sang phương án 4. Cụ thể như sau:
1. Cấp UBND tỉnh và huyện: Sẽ tiến hành giải quyết như đã trình
bày ở phần phương án 3.
2. Đối với UBND xã X:
Trong quá tình hòa giải phải luôn chú ý tôn trọng ý chí của mỗi bên

đương sự tham gia khiếu kiện. Nếu như các bên đương sự khởi kiện cùng
thống nhất ý chí (kết quả giải quyết khác so với ban đầu thì cũng phải ghi
biên bản hòa giải thành theo ý chí mà họ đã cùng thống nhất).
Trường hợp hòa giải không thành thì phải tuân thủ theo quy định của
Pháp luật để đáp ứng ý chí của mỗi bên và nhất thiết phải đưa ra Tòa án
nhân dân hoặc UBND huyện để giải quyết.
3. Đối với Tòa án nhân dân và UBND huyện.
Nếu hòa giải không thành ở UBND xã X thì Tòa án nhân dân hoặc
UBND huyện tiến hành hòa giải như sau:
- Tổ chức hòa giải giữa bà Nguyễn Ngọc Điền và bốn người con riêng của
ông Nguyễn Văn Khuê. Trường hợp hòa giải không thành thì phải tuân thủ
theo quy định của pháp luật để đáp ứng ý chí của mỗi bên để giải quyết
theo quy định pháp luật.
- Về chủ thể tham gia vụ kiện: Tất cả các thành viên đều đủ năng lực hành vi
để tham gia xét xử trước tòa.
- Loại đất để thừa kế là đất ở tại nông thôn, sử dụng ổn định, có giấy tờ
chứng nhận hợp pháp. Do đó, đất được sử dụng hợp pháp, được quyền để
thừa kế.
Các thành viên trong gia đình đều là đồng sở hữu diện tích đất tương
ứng phần giá trị ngôi nhà thuộc sở hữu của ông Khuê và được nhận thừa
kế, để lại thừa kế cho người khác sau khi chết. Theo chương 11, mục 3 điều
179, khoản 1- Luật đất đai 2013 quy định:
“đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của
mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

13

13



Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết
thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật.”
Ông Nguyễn Văn Khuê trước khi qua đời không để lại di chúc, do đó
tài sản của ông Khuê sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể như sau:
“Theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế
thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết ...
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau.” Như vậy, bà Nguyễn Ngọc Điền và bốn người con riêng ông
Nguyễn Văn Khuê đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và nếu chia theo pháp
luật thì mảnh đất 1000m2 sẽ được chia đều thành 5 phần có diện tích bằng
nhau, tức mỗi người được hưởng 200m2.
Tương tự đối với ngôi nhà, tuy nhiên ngôi nhà được xác định là tài
sản chung sau hôn nhân. Vì vậy, khi tính giá trị thì ông Nguyễn Văn Khuê
và bà Nguyễn Ngọc Điền được chia đôi, mỗi người hưởng nửa.Ngôi nhà
được định giá là 400 triệu đồng, nửa giá trị ngôi nhà thuộc sở hữu của ông
Khuê là 200 triệu đồng. Bà Điền và bốn người con riêng ông Khuê, mỗi
người sẽ được hưởng phần giá trị căn nhà tương đương 40 triệu đồng. Để
đảm bảo quyền lợi của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giúp được
nguyện vọng của bà Điền là bà đã lớn tuổi, không có nơi nào khác để ở
trong khi bốn người con riêng của ông Khuê đã lập gia đình và có nơi ở
riêng. Do đó, nếu bà Nguyễn Ngọc Điền muốn sở hữu toàn bộ giá trị căn
nhà thì cần bỏ ra số tiền là 160 triệu đồng để trả cho bốn người con riêng
của ông Nguyễn Văn Khuê.
Căn cứ vào các quy định trên của Pháp luật, Tòa án sẽ xử lý vụ kiện
như sau:
+ Bà Điền và bốn người con riêng của ông Nguyễn Văn Khuê, mỗi
người được hưởng 200 m2 đất do ông Nguyễn Văn Khuê để lại.


14

14


+ Bà Nguyễn Ngọc Điền được hưởng toàn bộ căn nhà với điều kiện
phải trả tổng số tiền là 160 triệu đồng cho bốn người con riêng ông Khuê
(phải trả mỗi người con là 40 triệu đồng).
III.4.
Kiến nghị và đề xuất
Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý đất đai theo luật cần làm tốt
công tác sau:
1. Trước hết các cấp các ngành coi trọng hơn nữa công tác tuyên truyền giáo
dục pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt một số luật có liên
quan thường xuyên trực tiếp tới đời sống nhân dân như: Bộ Luật dân sự,
Luật đất đai… làm cho mọi người dân hiểu pháp luật, tự giác tuân thủ pháp
luật, xã hội càng có pháp chế càng tránh được những vi phạm pháp luật.
2. UBND các cấp và các ngành hữu quan cần tăng cường hơn nữa thực hiện
nghiêm túc các quy định về công tác giải quyết tố các khiếu nại của công
dân, thực hiện đúng pháp luật, giải quyết nhanh chóng không để sự việc
kéo dài tránh những vi phạm tiếp theo không đáng có, gây mất lòng tin
trong nhân dân.

KẾT LUẬN
Tất cả các vụ khởi kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất có thể giải
quyết thành công ở cấp cơ sở (cấp xã, phường) khi cán bộ quản lý hành
chính Nhà nước cấp xã, phường thông hiểu pháp luật, có kiến thức chuyên
môn và tinh thần trách nhiệm cao. Ngược lại, thì làm cho sự việc hành
chính trở nên rắc rối, phát sinh khiếu nại từ cơ sở, gây ra sự mất đoàn kết
và xáo trộn trong nội bộ nhân dân, gây mất niềm tin trong nhân dân.

Do đó, hoạt động quản lý hành chính nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn
hóa các chức danh cán bộ, công chức và đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo và bồi
dưỡng công chức Nhà nước thành đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật, có năng lực
và tận tụy phục vụ nhân dân là rất cần thiết.
15

15


Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã đề ra
Nghị quyết về việc “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính nhà nước”.
Trong đó ghi rõ: “Tiến hành sửa đổi bổ sung thể chế và đề cao trách nhiệm
của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết các khiếu nại của công
dân, không cần đưa xử ở Tòa án”. Vì vậy, việc nâng cao trình độ cán bộ,
công chức cấp xã, phường, thị trấn là việc làm hét sức cần thiết. Cần phải
chú trọng tối đa đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở cơ sở. Có chế độ đãi
ngộ và chế độ thu hút xứng đáng để họ an tâm làm việc hết mình, nâng cao
hiệu suất công tác phục vụ nhân dân.
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước bằng chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng phải
thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chủ trương, đường
lối của mình.
Quản lý Nhà nước được thực hiện theo pháp luật là cơ sở chủ yếu để
điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy, mọi vấn đề thuộc quản lý phải tuân
thủ đúng theo duy định của pháp luật, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi
phạm.
Cần tăng cường tổ chức việc giáo dục pháp luật đến tận cơ sở, làm
cho mọi người thông hiểu pháp luật. Thực hiện “Sống và làm việc theo

hiến pháp và pháp luật”. Giáo dục pháp luật cho công dân phải được thực
hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi. Các bộ luật cơ bản của Nhà nước ta
phải được đưa vào thành môn học ngoại khóa cho học sinh phổ thông và tổ
chức sinh hoạt theo tình huống định kì một cách thu hút, dễ nhớ tạo hiệu
quả. Để sau này, các công dân sẽ có một số kiến thức cơ bản, tăng hiểu biết
pháp luật của bản thân và gia đình.
Phải thực hiện cải cách hành chính trong việc giải quyết các vấn đề
liên quan đến đất đai nhà ở, tránh gây phiền hà, hạch sách nhũng nhiễu
16

16


nhân dân. Cần lưu ý nhất là khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ở, nhà ở sao cho nhanh chóng, dễ dàng.
Thường xuyên tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là
kiến thức quản lý Nhà nước cho cán bộ từ cơ sở đến thành phố, tỉnh…
Những người thường xuyên trực tiếp làm việc với người dân.
Do còn hạn chế về thời gian và kiến thức, nên nội dung tiểu luận khó
tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy cô để tiểu luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Chính trị Nguyễn
Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện để tôi tham
gia khóa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên (Ban hành kèm
theo Quyết định số 900/QĐ-BNV ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ);
2. Bộ luật dân sự năm 2015;

3. Luật ðất ðai nãm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 nãm
2014);
4. Luật Khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo năm 2011 và các Nghị định
hướng dẫn thi hành;

17

17



×