Tải bản đầy đủ (.doc) (237 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 237 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG
THỰC NGHIỆM PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC
CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG
THỰC NGHIỆM PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC
CHO HỌC SINH
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ THỊ THÚY HẰNG



HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Hoá học – Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.
Với tấm lòng tri ân và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn PGS.TS Đỗ
Thị Thúy Hằng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Em xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Hoá học, đặc biệt là
các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy Hóa học – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô giáo và toàn thể các
em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên
tôi hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ QUYÊN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tễn dạy học hiên nay. Các
kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.


Học viên

Nguyễn Thị Quyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTHH

Bài tập hóa học

ĐC

Đối chứng

ĐHSP
ĐHQG

Đại học sư phạm
Đại học Quốc gia GV

GV
HS
NLVDKT

Học sinh
Năng lực vận dụng kiến thức

NXB


Nhà xuất bản

PTHH

Phương trình hóa học

SGK

Sách giáo khoa

TN

Thực nghiệm

THPT

Trung học phổ thông

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh VD

Ví dụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
................................................................................................................. .1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

............................................................................................... ...........6
1.1. Lý thuyết về bài tập có nội dung thực nghiệm ...............................................6
1.1.1. Khái niệm và phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm .................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm bài tập có nội dung thực nghiệm ........................................................ 6
1.1.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm ......................................................... 6
1.1.2. Tác dụng và ý nghĩa của bài tập có nội dung thực nghiệm ................................. 9
1.1.2.1. Tác dụng của bài tập có nội dung thực nghiệm ................................................... 9
1.1.2.2. Ý nghĩa của bài tập có nội dung thực nghiệm...................................................... 9
1.1.3. Cấu trúc bài tập có nội dung thực nghiệm .......................................................... 10
1.1.4. Phương pháp xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm 11
1.1.4.1. Phương pháp xây dựng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm .................. 11
1.1.4.2. Phương pháp sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ..................... 12
1.1.5. Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ....... 13
1.1.5.1. Quy trình xây dựng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm .......................... 13
1.1.5.2. Quy trình sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ............................
15

1.2. Đặc điểm của bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 ........16
1.3. Năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh trung học phổ thông .............16
1.3.1. Khái niệm năng lực, năng lực thực nghiệm hóa học ...............................................
16
1.3.1.1. Khái niệm năng lực...............................................................................................
16
1.3.1.2. Khái niệm năng lực thực nghiệm hóa học ......................................................... 17
1.3.2. Cấu trúc năng lực thực nghiệm ........................................................................... 17
1.3.3. Biểu hiện năng lực thực nghiệm.......................................................................... 19
1.3.4. Đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh phổ thông .................... 24
1.3.4.1. Nguyên tắc đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh.................... 24
1.3.4.2. Các phương pháp đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh ......... 26


1.4. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ở
trường trung học phổ
thông.....................................................................................28


1.4.1. Mục đích và đối tượng điều tra .................................................................................
28
1.4.2. Phương pháp điều tra...............................................................................................
28


1.4.3. Kết quả điều tra ........................................................................................................
28
1.4.3.1. Kết quả điều tra giáo viên ......................................................................................
28
1.4.3.2. Kết quả điều tra học sinh ................................................................................... 33

Tiểu kết chương 1
................................................................................................. .38
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM PHẦN
HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC
CHO HỌC SINH .......................................39
2.1. Khái quát về chương trình phần hóa học vô cơ lớp 12 ................................39
2.1.1. Mục tiêu chương trình phần hóa học vô cơ lớp 12 ............................................. 39
2.1.1.1. Kiến thức ............................................................................................................ 39
2.1.1.2. Kĩ năng ............................................................................................................... 40
2.1.1.3. Thái độ ............................................................................................................... 40
2.1.1.4. Định hướng phát triển năng lực học sinh .......................................................... 40
2.1.2. Chương trình hóa học vô cơ lớp 12 ..................................................................... 40


2.2. Phương pháp và quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần
hóa học vô
cơ......................................................................................................... .43
2.2.1. Phương pháp xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ 43
2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ ....... 45
2.2.3. Xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 12 ............ 46
2.2.3.1. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương đại cương về kim loại ...................... 47
2.2.3.2. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, và
nhôm.................................................................................................................................
58
2.2.3.3. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương sắt và một số kim loại quan trọng .... 71
2.2.3.4. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương phân biệt một số chất vô cơ ..............
74

2.3. Phương pháp và quy trình sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm trong dạy
học phần hóa học vô cơ lớp 12.......................................................................76
2.3.1. Quy trình sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 12
.........................................................................................................................................
76
2.3.2. Phương pháp sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ lớp
12 .....................................................................................................................................
77


2.3.2.1. Sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 trong giờ
nghiên cứu tài liệu mới ................................................................................................... 77
2.3.2.2. Sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 trong giờ ôn
tập, luyện tập. ..................................................................................................................
80



2.3.2.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 trong giờ thực
hành.................................................................................................................................
81
2.3.2.4. Sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 trong kiểm tra
và thi................................................................................................................................
81

2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh ..............81
2.4.1. Cơ sở thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm................................. 81
2.4.2. Thiết kế bảng kiểm quan sát................................................................................. 82
2.4.3. Thiết kế bảng hỏi .................................................................................................. 82
2.4.4. Thiết kế phiếu tự đánh giá kết quả của HS ......................................................... 82
2.4.5. Thiết kế bài kiểm tra ............................................................................................. 82

Tiểu kết chương 2
................................................................................................. .83
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................85
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm........................................85
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm........................................................................... 85
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ......................................................................................... 85

3.2. Nội dung thực nghiệm
....................................................................................85
3.2.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm .............................................................
85
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................ 87

3.3. Kết quả thực nghiệm sư
phạm.......................................................................87

3.3.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm qua bảng kiểm quan sát .....................................
87
3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm qua bài kiểm tra ................................................. 89
3.3.2.1. Kết quả các bài kiểm tra .................................................................................... 89
3.3.2.2. Xử lí kết quả các bài kiểm tra ............................................................................ 91
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................ 98

Tiểu kết chương 3
................................................................................................. .98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................100
1. Kết luận
........................................................................................................... .100
2. Kiến nghị
......................................................................................................... .101


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................103
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc bài tập có nội dung thực nghiệm......................................10
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc năng lực thực nghiệm ......................................................19
Hình 1.3. Biểu đồ tỉ lệ đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển năng lực thực
nghiệm hóa học cho học sinh phổ thông
.................................................................29
Hình 1.4. Biểu đồ tỉ lệ về lợi ích của việc phát triển năng lực thực nghiệm hóa học
cho học sinh phổ
thông............................................................................................29
Hình 1.5. Biểu đồ tỉ lệ xác định mức độ biểu hiện năng lực thực nghiệm hóa học của

học sinh thông qua đánh giá của giáo viên
.............................................................30
Hình 1.6. Biểu đồ tỉ lệ về những khó khăn khi dạy học định hướng phát triển năng
lực thực nghiệm hóa học cho học sinh phổ thông....................................................31
Hình 1.7. Biểu đồ tỉ lệ loại thí nghiệm mà giáo viên lựa chọn trong dạy học hóa học
................................................................................................................................31
Hình 1.8. Biểu đồ tỉ lệ giờ học mà giáo viên lựa chọn để áp dụng PPDH nhằm phát
triển năng lực thực nghiệm cho học
sinh.................................................................32
Hình 1.9. Biểu đồ tỉ lệ lựa chọn các giải pháp để hình thành và phát triển năng lực
thực nghiệm hóa học cho học sinh.
.........................................................................32
Hình 1.10. Biểu đồ tỉ lệ cảm nhận của học sinh về giờ học có tiến hành TN...........33
Hình 1.11. Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của học sinh về tầm quan trọng của kĩ năng thực
hành trong việc học hóa học
...................................................................................33
Hình 1.12. Biểu đồ tỉ lệ mức độ thể hiện nhiệm vụ khi tiến hành thí nghiệm của học
sinh ..........................................................................................................................3
4
Hình 1.13. Biểu đồ tỉ lệ mức độ lựa chọn giải pháp khi gặp bài tập thực hành khó
của học
sinh.............................................................................................................34
Hình 1.14. Biểu đồ thể hiện mức độ thay đổi kĩ năng thực hành của học sinh sau nội
dung học tập có sử dụng thí nghiệm minh họa
........................................................35
Hình 1.15. Biểu đồ thể hiện cách thức hoạt động có hiệu quả khi tiến hành thí
nghiệm của học sinh
................................................................................................35
Hình 1.16. Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh tham gia hoạt động nhóm khi làm thí
nghiệm .....................................................................................................................3

6
Hình 1.17. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên được làm thí nghiệm trong giờ
học hóa học .............................................................................................................36
Hình 1.18. Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh đề xuất cách cải tiến thí nghiệm thành
công sau khi tiến hành thí nghiệm
...........................................................................37
Hình 1.19. Biểu đồ thể hiện cảm nhận của học sinh khi làm bài tập hóa học có nội


dung thực nghiệm
....................................................................................................37
Hình 1.20. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng BTHH có nội dung thực nghiệm trong
bài kiểm tra.
............................................................................................................38
Hình 3.1. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra số 1 ....93
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra số 2 ....94
Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra số 3 ....94


Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 ...................................................96
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 ...................................................96
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 3 ...................................................97


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ 12 ...16
Bảng 1.2. Tiêu chí, mức độ của năng lực thực nghiệm .......................................20
Bảng 1.3. Số lượng đối tượng điều tra
.................................................................28
Bảng 2.1. Bảng phân phối chương trình hóa học vô cơ lớp 12...........................41

Bảng 2.2. Nội dung các chương hóa học vô cơ 12................................................42
Bảng 2.3. Bảng kiểm quan sát năng lực thực nghiệm của học sinh ...................82
Bảng 2.4. Bảng hỏi tự đánh giá thái độ của người học .......................................82
Bảng 2.5. Phiếu tự đánh giá năng lực thực nghiệm của HS ...............................82
Bảng 3.1. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm...........................................86
Bảng 3.2. Bài dạy thực nghiệm sư phạm và bài kiểm tra đánh giá ...................86
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá học sinh qua bảng kiểm quan sát về năng lực thực
nghiệm hóa học của học sinh
............................................................................... .88
Bảng 3.4. Kết quả các bài kiểm tra
......................................................................90
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả các bài kiểm tra ......................................................91
Bảng 3.6. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh......................................93
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất số % học sinh đạt điểm Xi ..........................95
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống.........95
Bảng 3.9. Bảng giá trị các tham số đặc trưng......................................................97


1


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trên thế giới, các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối
tếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại nhiều cơ hội phát
triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi
quốc gia, nhất là các các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác,
những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,

mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những
thách thức có tính toàn cầu. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã
không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó có
Việt Nam. Tại hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã
ban hành Nghị quyết số
88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp
phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, với mục têu: “ Đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn
diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và
định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ
kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài
hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”
Trong kế hoạch giáo dục cấp THPT, có định hướng về nội dung giáo dục
khoa học tự nhiên với hai giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề
nghiệp. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp được thực hiện qua các môn
học Vật lý, Hóa học và Sinh học ở cả ba lớp 10, 11 và 12. Nội dung mỗi môn học vừa
bảo đảm phát triển tri thức và kĩ năng thực hành trên nền tảng những năng lực
chung và năng lực tìm hiểu tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản,
vừa


đáp ứng yêu cầu định hướng vào một số ngành nghề cụ thể.
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, thực hành
thí nghiệm là cơ sở và nguồn gốc của các lý thuyết cơ bản, nó giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng quan sát, phát hiện và giải thích hiện tượng hóa học, hiện tượng tự

nhiên từ đó giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy và khả năng lao động
sáng tạo. Để rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học, ngoài việc trực tếp thực hành
thí nghiệm thì bài tập thực nghiệm là một phương pháp dạy học hóa học hiệu quả,
thúc đẩy quá trình học tập và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Do đó, mỗi
giáo viên cần chủ động, sáng tạo xây dựng nên hệ thống bài tập thực nghiệm vừa
để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động vừa rèn luyện kĩ năng thực
hành, phân tích, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tễn. Có như
vậy môn Hóa học mới thực sự tạo hứng thú học tập cho học sinh, mới phát huy
được vai trò của khoa học thực nghiệm, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp rèn
luyện kỹ năng lao động sáng tạo. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu ‘‘xây
dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 nhằm
phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện dần dần ở các trường
phổ thông hiện nay. Tuy nhiên vẫn nặng về trang bị kiến thức và kĩ năng tính
toán, ít
chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực thực hành cho học
sinh. Có nhiều nguyên nhân hạn chế giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học nói chung và dạy học hóa học ở trường phổ thông nói riêng. Một trong những
nguyên nhân đó là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên về rèn luyện kĩ năng
thực
hành, phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh phổ thông còn ít. Hiện
nay đã có một số đề tài viết về bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm và về kĩ
năng thực hành thí nghiệm từ các luận văn và bài báo như:
Lê Kim Dung: “Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh thông
qua dạy học phần hóa học phi kim lớp 11 THPT”. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo
dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2017. Luận văn đã đề xuất các bài


thực hành phần hóa học phi kim 11, hướng dẫn thực hành một số thí nghiệm và

xây dựng một số giáo án minh họa phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển
năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh. [3]
Nguyễn Thị Hồng Quyên: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực
nghiệm trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường trung học phổ thông”. Luận
văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHSP TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh năm
2011. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài, xây dựng được một số
bài tập thực nghiệm theo chương phần hóa học phi kim lớp 10 và 11 và sử dụng
chúng để thiết kế các hoạt động dạy học trong một số giáo án lên lớp cụ thể. [21]
Trịnh lê Hồng Phương, Lưu Thị Hồng Duyên: “Dùng bài tập thực nghiệm
để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh phổ thông”. Bài báo,
tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang năm 2015. Bài báo đã đưa ra một số cơ
sở lí thuyết và phân tích một vài ví dụ về sử dụng bài tập thực nghiệm để phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh. [21]
Đào Hồng Hạnh: “Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông
qua dạy học chương cacbon – silic hóa học lớp 11 trung học phổ thông”. Luận văn
thạc sĩ khoa học, trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội, năm 2017. Luận văn đã nghiên cứu
cơ sở lí thuyết của đề tài, thiết kế kế hoạch dạy học các bài thực hành chương
cacbon – silic hóa học 11, nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học
sinh. [18]
Lê Thị Tươi: “Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua
dạy học chương Nitơ – Photpho Hóa học 11 trung học phổ thông”. Luận văn thạc sĩ
khoa học, trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội, năm 2016. Luận văn đã nghiên cứu cơ
sở lí thuyết của đề tài, đề ra một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa
học cho học sinh thông qua dạy học chương nitơ – photpho hóa học lớp 11 trung
học phổ thông.[29]
Ngoài những luận văn trên, còn một số luận văn và bài báo khác cũng nghiên
cứu các nội dung liên quan đến đề tài, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về xây
dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 12 nhằm



phát triển năng lực nghiệm hóa học cho học sinh. Đó là vấn đề đặt ra định
hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ
lớp 12 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường phổ thông.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12
5. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học hóa học phổ thông, nếu giáo viên xây dựng được hệ
thống bài tập có nội dung thực nghiệm phong phú, chất lượng tốt và sử dụng phối
hợp với các phương pháp dạy học tích cực một cách hợp lí thì sẽ phát triển
được năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, cụ thể:
Năng lực thực nghiệm của học sinh
Thực hành thí nghiệm môn hóa học
Lý thuyết về bài tập có nội dung thực nghiệm môn hóa học
Đặc điểm của bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ
6.2. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô
cơ lớp 12
Tổng quan về chương trình hóa học vô cơ lớp 12
Phương pháp và quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa
học vô cơ lớp 12
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm trong dạy học hóa
học vô cơ lớp 12



6.3. Thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập có nội dung thực
nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 đem lại.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tến hành nghiên cứu nội dung phần hóa học vô cơ lớp 12 và thực
nghiệm với giáo viên và học sinh của 9 trường THPT thuộc huyện Yên Lạc và
Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích, tổng hợp
và hệ thống hóa, phương pháp tìm kiếm các nguồn tài liệu, phương pháp mô
phỏng…..
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp tìm hiểu, quan sát.
Phương pháp xây dựng phiếu điều tra. Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, trao
đổi và khảo sát. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
8.3. Phương pháp toán học thống kê (áp dụng toán thống kê để xử lý số liệu và sử
dụng phần mềm đánh giá trong Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng).
9. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12
THPT nhằm phát triển năng lực thực nghiệm môn hóa học cho học sinh, hỗ trợ giáo
viên thực hiện một số bài giảng ôn tập củng cố hay thực hành thí nghiệm một cách
hiệu quả nhất.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 . Cơ sở lí luận và thực tễn về xây dựng và sử dụng bài tập có nội
dung thực nghiệm hóa học THPT
Chương 2. Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô
cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học

sinh.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ
NỘI DUNG THỰC NGHIỆM HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lý thuyết về bài tập có nội dung thực nghiệm
1.1.1. Khái niệm và phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm
1.1.1.1. Khái niệm bài tập có nội dung thực nghiệm
Theo từ điển Tiếng Việt “bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng
những điều đã học” và tham khảo các tài liệu, trong luận văn này, chúng tôi khái
niệm bài tập có nội dung thực nghiệm là các bài tập chứa đựng các nội dung
gắn liền với các hiện tượng thí nghiệm, tình huống xảy ra trong phòng thí nghiệm
hay trong quá trình sản xuất có thể được đơn giản hóa, lý tưởng hóa nhưng vẫn
chứa đựng các yếu tố quan trọng của thực tiễn thí nghiệm.
Khi xây dựng các bài tập này giáo viên thường đưa ra thêm các điều kiện
hoặc giả thuyết phù hợp, hạn chế những yếu tố không cần thiết để người học
tếp cận với vấn đề học tập theo ý của giáo viên. Vì vậy, muối giải các bài tập có nội
dung thực nghiệm, học sinh cần nắm vững lý thuyết, các kĩ năng thực hành và vận
dụng linh hoạt giữa kiến thức lý thuyết và thực hành thực tễn.
1.1.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm
Ở trường trung học, học sinh mới bắt đầu làm quen cới hóa học, do đó
bài tập có nội dung thực nghiệm cần chú trọng tới mục têu rèn luyện các kĩ
năng cơ bản về thực hành thí nghiệm như đã trình bài ở phần trên, nhằm đạt
mục đích của quá trình dạy học. Bài tập có nội dung thực nghiệm có thể sử dụng
các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm; có thể sử dụng các thí nghiệm ảo, mô hình
mô phỏng hay đơn giản là hình vẽ mô tả thí nghiệm; có thể mô tả thí nghiệm bằng
lời rồi đặt ra các yêu cầu của bài toán mà học sinh có khả năng tư duy.
Dựa vào mục đích yêu cầu của bài tập ta chia bài tập có nội dung

thực nghiệm thành hai loại: [21]


- Bài tập định tính có nội dung thực nghiệm: là loại bài tập yêu cầu học sinh
nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm; yêu cầu lắp dụng cụ thí nghiệm hoặc tìm
cách lắp dụng cụ đúng hay sai; yêu cầu chọn lựa, làm thí nghiệm để chứng minh
tính chất; yêu cầu nhận biết, tách và điều chế chất,…hay đơn giản là viết phương
trình hóa học xảy ra.
- Bài tập định lượng có nội dung thực nghiệm: là loại bài tập yêu cầu học
sinh xác định các đại lượng vật lí (như khối lượng, thể tích, khối lượng riêng, nhiệt
độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các chất); các đại lượng vật lí tương đối (như tỉ khối
hơi của chất khí, độ tan, nồng độ các chất trong dung dịch); công thức hóa học;
hiệu suất phản ứng;…. Tuy nhiên đây là dạng bài tập mà đã được đơn giản hóa các
điều kiện thực tế nhưng lại phức tạp hóa về mặt lý thuyết và mặt toán học, nên đây
là dạng bài tập dễ xa rời thực tễn nếu giáo viên không chú ý đến mặt thực
nghiệm thực tễn của bài toán.
Tuy nhiên nếu dựa vào độ khó của bài tập trong việc chuyền tải thông tn,
đánh giá năng lực của học sinh ta có thể chia bài tập có nội dung thực nghiệm theo
hai loại như sau: [20]
- Bài tập có đầy đủ dữ kiện của nội dung thực nghiệm: là những bài tập
chứa đựng đầy đủ các dữ kiện về dụng cụ, hóa chất và phương pháp tến hành thí
nghiệm giúp học sinh phát hiện, phân tích tình huống của bài toán một cách dễ
dàng và nhanh chóng nhất.
Ví dụ: Một học sinh sử dụng hóa chất và lắp dụng cụ tiến hành thí nghiệm
được mô tả bằng hình vẽ sau:


Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm đựng nước vôi trong dư là
A. Xuất hiện bọt khí.
C. Không hiện tượng gì.


B. Xuất hiện kết tủa.
D. Xuất hiện chất rắn màu xám.

Phân tích bài tập: trong bài tập này đã cho chất phản ứng là CO và
Fe2O3
trong điều kiện đun nóng, khí thoát ra được sục qua dung dịch nước vôi trong dư
nên học sinh sẽ viết được PTHH:


3CO + Fe2O3

t0


 2Fe + 3CO
2

Hoặc CO + 3Fe2O3
Hoặc CO + Fe2O3

t0


 2Fe O3 +4 CO
t0

2



 2FeO + CO
2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Kết luận đáp án: B.
- Bài tập khuyết dữ kiện của nội dung thực nghiệm: là loại bài tập khuyết
một hay nhiều dữ kiện của nội dung thực nghiệm như dụng cụ, hóa chất, chú thích
trong thí nghiệm. Đây là loại bài tập khuyết càng nhiều dữ kiện thì mức độ khó
càng tăng, tuy nhiên vẫn cần có đủ các thông tn khác để học sinh có thể kết
luận nội dung thực nghiệm hợp lí và chính xác cho thí nghiệm đã nêu trong bài tập.
Ví dụ: Điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện, người ta lắp dụng
cụ và dùng hóa chất được mô tả như hình vẽ dưới đây.

Sau thí nghiệm, thấy ống nghiệm trong cốc nước lạnh có hơi nước ngưng tụ, oxit
kim loại X không thể là oxit nào sau đây?
A. FeO.

B. CuO.

C. MgO.

D. Cr2O3.


×