Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 28: Ca Huế trên sông Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.59 KB, 7 trang )

BÀI 28 - TIẾT 113
VĂN BẢN: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Theo Hà Ánh Minh – Báo người Hà Nội)
A – Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của một sinh hoặt văn hoá ở cố đó Huế, một
vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
- Giáo dục học sinh niềm say mê tự hào ý thức giữ gìn và phát huy những truyền
thống giá trị văn hoá tinh thần phong phú.
B – Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Đọc văn bản và soạn bài.
- Tranh ảnh về cố đô Huế.
- Băng: Ca nhạc các làn điệu dân ca Huế.
2. Học sinh.
- Đọc van bản và tìm hiểu van bản.
- Tìm hiểu chú thích.
C – Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Kể tóm tắt trò lố trong truyện ngắn “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”
vừa học. Tại sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm châm biến của mình như vậy?
? Qua những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu em có thể khái quát như thế nào về
hai nhân vật đối lập tương phản. Toàn quyền Varen và Phan Bội Châu? Việc để cụ Phan


Bội Châu hoàn toàn em lặng trong suốt cuộc gặp gỡ với Varen trong nhà tù Hoả Lò – Hà
Nội, có ý nghĩa gì?
3. Bài mới.
Giáo viên giới thiệu: Xứ Huế rất đẹp và dòng Hương Giang mộng mơ đã là nguồn
cảm hứng của bao thi sĩ. Và cố đô Huế còn lưu luyến bào tâm hồn bởi những làn dân ca
mượt mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.


I. Đọc – tìm hiểu chú thích.
1. Giới thiệu tác giả - tác phẩm
Hà Ánh Minh in trên báo “Người Hà Nội”
2. Giải nghĩa từ khó.
Giáo viên cho học sinh giải nghĩa từ khó trong sách giáo khoa – phần chú thích
II. Đọc – hiểu bố cục văn bản.
Giáo viên hướng dẫn đọc: Ca Huế trên sông Hương là một bài bút kí ghi chép nét sinh
hoặt văn hoá nên khí đọc chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng, chú ý đoạn tả dòng sông
Hương trong đêm. Đọc nhấn mạnh vào đoạn tả tài nghệ chơi đàn của các ca công.
Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc và nhận xét.
? Ca Huế trên sông Hương là một văn bản nhật dụng – nội dung của văn bản nhật
dụng là những vấn đề thời sự gần gũi đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay. Vây đâu là
nội dung nhật dụng của văn bản này?
- Phản ánh một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống cố đô Huế đó là ca
Huế trên sông Hương.
- Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp văn hoá nay.
? Trên cơ sở nghe bạn đọc cùng với sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho biết văn bản
này chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
- Văn bản có thể chia làm hai phần.
+ Phần1: “Từ đầu -> lý hoài nam” nét đẹp của các làn điệu dân ca Huế.


+ Phần 2: (còn lại): Những nét đặc sắc của ca Huế.
? Về hình thức văn bản này kết hợp những phương thức như nghị luận, miêu tả, biểu
cảm. Hãy quan sát mỗi phần của văn bản xác định phương thức biểu đạt chính của mỗi
phần?
- Phần thứ I: Dùng phương thức nghị luận chứng minh.
- Phần thứ II: Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
? Theo em, lý do có mặt của hai bức ảnh chụp trong văn bản này là?
- Minh hoạ thêm cho hai nét đẹp của văn bản Huế đó là cố đô Huế và ca Huế trên

sông Hương.
III. Đọc – hiểu nội dung văn bản.
1. Huế – cái nội dung văn bản.
? Theo dõi phần thứ nhất của văn bản “Ca Huế trên sông Hương” cho biết xứ Huế nổi
tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?
- Dân ca Huế.
? Tại sao tác giả quan tâm tới dân ca Huế?
- Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của mỗi vùng.
- Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
? Tác giả cho thấy dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức nội dung nào?
- Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất (hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm,
trồng cây, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiêm…)
- Nhiều điệu lý (lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam…)
- Tất cả đã thể hiện lòng khát khao nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn
Huế.
? Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong phần văn bản này?
- Dùng phép liệt kê kết hợp lời giải thích bình luận.


? Qua đó, tác giả đã chứng minh được giá trị nổi bật nào của dân ca Huế?
- Phong phú về làn điệu.
- Sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm.
- Mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn huế.
? Bên cái nôi dân ca Huế miền trung me còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của
nước ta? Nếu có thể, hãy hát một bài dân ca em thích?
- Dân ca quan họ ở Bắc Ninh.
- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
- Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
2. Những đặc sắc của ca Huế.
? Theo dõi phần thứ II của văn bản “Ca Huế trên sông Hương” cho biết tác giả nhận

xét gì về sự hình thành của dân ca Huế?
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn trang
trọng uy nghi…thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm
thanh nhạc và khí nhạc.
? Qua đó em thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế?
- Kết hợp hai tính chất dân gian và cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung
đình tao nhã.
? Trong văn bản này tác giả còn cho biết cách thức biểu diễn ca Huế
? Có gì đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế trên các phương diện dàn nhạc, nhạc
công?
- Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh
để gõ nhịp.
- Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ
mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.


- Nhạc công dùng các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ vả, ngón bấm
dây chóp, búng, ngón phi, ngón sãi.
- Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
? Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này?
- Dùng phép liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế.
? Từ đó, nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?
- Thanh lịch, tinh tế.
- Tính dân tộc cao trong biểu diễn.
? Cách thưởng thức ca Huế cũng được giới thiệu trong văn bản “Ca Huế trên sông
Hương” có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế trên các phương diện: Không gian?
Thời gian? Con người?
- Trên thuyền, giữa sông Hương đêm trăng gió mát (Trăng lên, gió mơn man dìu
dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bông bềnh. Đêm nằm trên sông Hương thơ
mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng)

? Điều đó cho ta thấy ca Huế nổi bật giữa vẻ đẹp nào?
- Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã vừa sang trọng, giữa người thiên nhiên và
lòng người trong sạch.
- Ca Huế đã đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện trong cách thưởng thức này.
? Khi viết lời cuối văn bản: Không gian như lắng đọng. Tác giả như ngừng lại. Con
gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm, tác giả muốn bạn đọc
cùng cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương?
- Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình
người.
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình
người xứ Huế.
- Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.


? Trước khi học văn bản “Ca Huế trên sông Hương” em đã biết gì về xứ Huế? (Học
sinh bộc lộ kiến thức về Huế, nhất là những kiến thức về văn hoá Huế)
? Sau khi đọc văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế?
- Huế còn nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình.
- Qua âm nhạc, còn người Huế càng thêm thanh lịch, trữ tình.
- Người đến thăm Huế cũng thêm phần hiểu biết văn hoá, trở nên thanh lịch tài tình
hơn.
? Nội dung của văn bản là gì?
- Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có danh làm thắng cảnh và di tích lịch sử kiến
trúc mà còn nổi tiếng bởi rất nhiều mặt trong số đó có các làn điệu dân ca và âm nhạc
cung đình. Ca Huế trên sông Hương là hình thức sinh hoặt văn hoá thanh lịch và tao nhã,
đầy sức quyến rũ cần được bảo tồn và phát triển.
? Tác giả viết về “Ca Huế trên sông Hương” với sự hiểu biết sâu sắc cùng với tình
cảm nồng hậu. Và điều đó đã gợi tình cảm nào trong em?
- Yêu quý Huế.
- Tự hào về vẻ đẹp của đất nước, dân tộc ta.

- Mong được đến với Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
? Nghệ thuật nổi bật trong bài văn này là gì?
- Nghệ thuật liệt kê.
- Tác giả trân trọng, khâm phục được thể hiện trong ngôn ngữ ca ngợi với những
tính từ chỉ phẩm chất.
- Bài viết man mác chất thơ.
Giáo viên: Đó là nội dung phần ghi nhớ.
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
IV. Luyện tập


? Địa phương em đang sống có những làn điệu dân ca nào. Hãy kể tên các làn điệu ấy.
Tập một vài làn điệu chuẩn bị cho “Chương trình địa phương” (Phần V + tập làm văn
cuối năm)
- Dân ca chèo
- Giáo viên cho học sinh hát một làn điệu dân ca chèo.
4. Củng cố:
? Qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương” giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của dân
ca xứ Huế?
5. Dặn dò:
Học bài.
6. Đánh giá:



×