Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

PART 2 bộ đề THI CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.05 KB, 52 trang )

This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
BỘ ĐỀ THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2019 (P2)
Câu hỏi 241: Phương pháp kinh tế sử dụng trong quản lý hành chính nhà nước,
gồm
A. Đòi hỏi khách quan của kinh tế thị trường; Các quy phạm thưởng, phạt vật chất, kinh
tế
B. Các ưu tiên trong đầu tư; Điều kiện miễn, giảm và thuế suất qua các đạo luật thuế
C. Thời hạn vay, trả lãi trong tín dụng,..
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 242: Các lĩnh vực quản lý nhà nước bao gồm
A. Quản lý một số lĩnh của đời sống xã hội
B. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng, ngoại giao,...
C. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trừ lĩnh vực kinh doanh đặc thù
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 243: Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh
có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý của các cơ quan
A. Chịu sự quản lý bằng Nghị quyết của Đảng bộ cơ sở
B. Chịu sự quản lý bằng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước
C. Chịu sự quản lý bằng Nghị quyết của Quốc hội
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 244: Quản lý hành chính nhà nước được sử dụng phương pháp nào
A. Phương pháp kế hoạch hoá; phương pháp thống kê
B. Phương pháp toán học
C. Phương pháp tâm lý-xã hội; phương pháp sinh lý học
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 245: Quản lý nhà nước là
A. Hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất
cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội
B. Bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương


C. Nhằm nục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự
và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước
D. Gồm tất cả các ý


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 246: Bộ và cơ quan ngang bộ là
A. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở Trung ương, có chức
năng quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực công tác trên phạm vi cả nước
B. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở Trung ương, có chức
năng quản lý hành chính nhà nước về một ngành
C. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở Trung ương, có chức
năng quản lý hành chính nhà nước về nhiều lĩnh vực công tác trên phạm vi cả nước
D. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở Trung ương, có chức
năng quản lý hành chính nhà nước về một ngành, đa ngành hoặc lĩnh vực công tác trên
phạm vi cả nước
Câu hỏi 247: Điều mấy của Hiến pháp 2013 qui định quyền hạn, nhiệm vụ của Uỷ
ban nhân dân ở địa phương
A. Điều 114
B. Điều 100
C. Điều 90
D. Điều 112
Câu hỏi 248: Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ trình dự án pháp lệnh
trước
A. Chủ tịch nước
B. Quốc hội
C. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 249: Thủ tướng chính phủ là người

A. Đứng đầu Chính phủ
B. Đứng đầu Quốc hội
C. Đứng đầu Đảng
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 250: Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
sau đây
A. Tổ chức thi hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
B. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
C. Tổ chức thi hành pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
D. Tất cả các ý


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 251: Quyền lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước
A. Đó là quyền tổ chức bộ máy để thực thi nhiệm theo qui định của pháp luật
B. Đó là quyền tổ chức các hoạt động kinh tế-xã hội
C. Đó là quyền điều hành các tổ chức chính trị-xã hội
D. Đó là quyền ban hành các văn bản pháp quy
Câu hỏi 252: Bộ máy hành chính nhà nước
A. Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan
quyền lực nhà nước. Thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong
phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành. Hoạt động chấp hành-điều hành hay còn gọi là
hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan
hành chính nhà nước
B. Bộ máy hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực
nhà nước. Thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt
động chấp hành, điều hành. Hoạt động chấp hành-điều hành hay còn gọi là hoạt động
quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính
nhà nước

C. Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan điều hành của cơ quan quyền lực
nhà nước. Thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt
động điều hành. Hoạt động điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà
nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước.
D. Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan chấp Hành của cơ quan quyền lực
nhà nước. Thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt
động chấp hành. Hoạt động chấp hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà
nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước
Câu hỏi 253: Bộ máy hành chính nhà nước
A. Bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật
thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính
nhà nước.
B. Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương
đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
C. Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 254: Toà án nhân dân địa phương, gồm


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
A. Toà án nhân dân huyện
B. Toà án tỉnh
C. Toà án cấp tương đương với cấp tỉnh
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 255: Các phó Thủ tướng chính phủ chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được
phân công trước
A. Chủ tịch Quốc hội
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch nước

D. Tất cả các ý
Câu hỏi 266: Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật khi Cán bộ, Công chức
thi hành công vụ nhằm đảm bảo
A. Cán bộ, công chức thể hiện vai trò quyền lực của mình khi thực hiện chức trách nhiệm
vụ
B. Cán bộ, công chức thể hiện quyền lực nhà nước
C. Cán bộ, công chức thực hiện đúng thẩm quyền, không lạm dụng quyền lực để thực
hiện các hành vi vi phạm pháp luật
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 267: Hình thức kỷ luật nào không áp dụng cho Công chức không giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý
A. Cách chức; Giáng chức
B. Hạ bậc lương
C. Cảnh cáo; Khiển trách
D. Buộc thôi việc
Câu hỏi 268: Nội dung hoạt động công vụ bao các hoạt động thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của
A. Nhà nước, của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong lãnh đạo, quản lý và tham gia quản
lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ chức cung ứng và phục vụ các nhu cầu
chung của xã hội, của nhân dân không vì mục đích lợi nhuận.
B. Nhà nước, của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong lãnh đạo, quản lý và tham gia quản
lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ chức cung ứng và phục vụ các nhu cầu
chung của xã hội, của nhân dân vì mục đích lợi nhuận.


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
C. Quốc hội, của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong lãnh đạo, quản lý và tham gia quản
lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ chức cung ứng và phục vụ các nhu cầu
chung của xã hội, của nhân dân không vì mục đích lợi nhuận.

D. Chính phủ, của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong lãnh đạo, quản lý và tham gia
quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ chức cung ứng và phục vụ các nhu cầu
chung của xã hội, của nhân dân không vì mục đích lợi nhuận.
Câu hỏi 269: Theo Luật Cán bộ, Công chức 2008 những người được bổ nhiệm vào
ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thuộc loại công chức nào?
A. Loại D
B. Loại C
C. Loại B
D. Loại A
Câu hỏi 270: Theo qui định tại Điều 3 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, khi thi
hành công vụ, cán bộ Công chức phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản nào sau đây
A. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; Bảo đảm tính hệ
thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả
B. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; Bảo đảm thứ bậc
hành chính và phối hợp chặt chẽ.
C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 271: Cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất,
kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ
quan có thẩm quyền. Điều đó được viết ở điều bao nhiêu của Luật Cán bộ, Công chức
2008
A. Điều 21
B. Điều 20
C. Điều 22
D. Điều 23
Câu hỏi 272: Hình thức kỷ luật áp dụng đối Viên chức
A. Khiển trách; Cảnh cáo; Bãi chức; Cách chức;Buộc thôi việc; Hạn chế thực hiện hoạt
động nghề nghiệp
B. Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc; Hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp



This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
C. Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc
D. Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm
Câu hỏi 273: Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức
công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý
bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để
vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức.
Điều đó được thể hiện ở điều mấy Luật Cán bộ, Công chức 2008
A. Điều 20
B. Điều 18
C. Điều 21
D. Điều 19
E. Điều 22
Câu hỏi 274: Theo Luật Cán bộ, Công chức 2008 những người được bổ nhiệm vào
ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thuộc loại công chức nào?
Select one:
A. Loại C
B. Loại B
C. Loại A
D. Loại D
Câu hỏi 275: Cán bộ, Công chức khi thi hành công vụ đảm bảo nguyên tắc bảo vệ
lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nhằm mục đích gì?

A. Phục vụ lợi ích cá nhân mình
B. Phục vụ nhà nước và phục vụ nhân dân
C. Phục vụ lợi ích cơ quan mình
D. Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Câu hỏi 276: Qui định phông chữ trình bày trên máy tính trong soạn thảo văn bản
hành chính nhà nước là


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
A. Phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN
6909:2017
B. Phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN
6909:2010
C. Phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN
6909:2018
D. Phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN
6909:2001
Câu hỏi 277: Tính phổ thông, đại chúng trong soạn thảo văn bản quản lý hành
chính nhà nước được thể hiện
A. Văn bản phản ánh ý chí, nguyện vọng chính đáng và bảo vệ quyền, lợi ích của các
tầng lớp nhân dân; Văn bản có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, đảm bảo tính phổ cập song
không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của văn bản
B. Văn bản phản ánh ý chí, nguyện vọng chính đáng và bảo vệ quyền, lợi ích của các
tầng lớp nhân dân; Văn bản có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc
C. Văn bản phản ánh ý chí, nguyện vọng chính đáng và bảo vệ quyền, lợi ích của các
tầng lớp nhân dân
D. Văn bản có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, đảm bảo tính phổ cập song không ảnh hưởng
đến nội dung nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của văn bản
Câu hỏi 278: Tính khả thi trong soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước thể

hiện
A. Nội dung văn bản phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi
hành
B. Nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện văn bản nhằm xác lập
trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể
C. Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện
các quyền đó
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 279: Ngôn ngữ hành chính-công vụ trong soạn thảo văn bản hành chính
nhà nước có các đặc điểm sau
A. Tính chính xác; Tính phổ thông; Tính khách quan; Tính trang trọng lịch sự
B. Tính chính xác; Tính khách quan; Tính trang trọng lịch sự; Tính khuôn mẫu


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
C. Tính chính xác; Tính phổ thông; Tính khách quan; Tính trang trọng lịch sự; Tính
khuôn mẫu
D. Tính chính xác; Tính phổ thông; Tính khách quan; Tính khuôn mẫu
Câu hỏi 280: Soạn thảo Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân, Bố cục của Chỉ thị, gồm
A. Nội dung Chỉ thị gồm 2 phần:Phần nôi dung của chỉ thị, nêu từng mục theo thứ tự
1,2,3, ; Phần tổ chức thực hiện
B. Nội dung Chỉ thị gồm 4 phần: Phẩn mở đầu; Phần nôi dung của chỉ thị, nêu từng mục
theo thứ tự 1,2,3, ; Phần tổ chức thực hiện; Phần ký và đóng dấu chỉ thị
C. Nội dung Chỉ thị gồm 3 phần: Phẩn mở đầu; Phần nôi dung của chỉ thị, nêu từng mục
theo thứ tự 1,2,3, ; Phần tổ chức thực hiện
D. Nội dung Chỉ thị gồm 2 phần: Phẩn mở đầu; Phần nôi dung của chỉ thị, nêu từng mục
theo thứ tự 1,2,3,
Câu hỏi 281: Trong trường hợp không thông qua được văn bản, cơ quan, tổ chức,
các nhân soạn thảo văn bản tiến hành

A. Chỉnh lý và trình lại dự thảo văn bản trong thời hạn nhất định
B. Không làm gì cả, để một thời gian rồi lập lại hồ sơ ký gửi chủ thể có thẩm quyền để
xem xét và thông qua
C. Ký ban hành văn bản
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 282: Việc đóng dấu trên văn bản hành chính được thực hiện theo qui định
tại
A. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của
Chính phủ
B. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của
Chính phủ
C. Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 283: Trong trường hợp nội dung văn bản có ảnh hưởng lớn đến đời sống
sinh hoạt của dân cư ở địa phương thì bắt buộc phải lấy ý kiến của
A. Các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương đó
B. Chính quyền địa phương đó
C. Mặt trận Tổ quốc tại địa phương đó
D. Nhân dân tại các thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố ở địa phương đó


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 284: Soạn thảo văn bản hành chính nhà nước, số trang văn bản được qui
định
A. Số trang văn bản được trình bày tại giữa dòng ở cuối trang giấy(phần footer) bằng chữ
số Ả- rập, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất. Số trang phụ lục
được đánh số trang riêng theo từng phụ lục.
B. Số trang văn bản được trình bày tại góc trái ở cuối trang giấy(phần footer) bằng chữ số
Ả- rập, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất. Số trang phụ lục

được đánh số trang riêng theo từng phụ lục.
C. Số trang văn bản được trình bày tại giữa dòng ở đầu trang giấy bằng chữ số Ả- rập, cỡ
chữ 13-14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất. Số trang phụ lục được đánh số
trang riêng theo từng phụ lục.
D. Số trang văn bản được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy(phần footer) bằng chữ
số Ả- rập, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất. Số trang phụ lục
được đánh số trang riêng theo từng phụ lục.
Câu hỏi 285: Các loại văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức được phép ban hành
A. Hội đồng nhân dân các cấp
B. Các tổ chức Đoàn thanh niên
C. Các tổ chức Đảng
D. Hội nông dân
Câu hỏi 286: Yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam, giai đoạn
2016-2020, nâng cao chất lượng toàn diện triển khai cải cách hành chính tại cơ quan
nào sau đây
A. Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ trung ương tới địa phương
B. Các tổ chức chính trị-xã hội từ trung ương tới địa phương
C. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc
D. Mật trận Tổ quốc từ trung ương tới địa phương
Câu hỏi 287: Mục đích trực tiếp của cải cách nền hành chính nhà nước là
A. Chính quyền vững mạnh
B. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh
C. Hiệu lực và hiệu quả của quản lý
D. An ninh, trật tự an toàn xã hội
Câu hỏi 288: Mục đích của cải cách hành chính nhà nước phải hướng tới là
A. Nhà nước vững mạnh


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission

B. Một nền hành chính phục vụ nhân dân, phát huy trí tuệ và nguồn lực của nhân dân
C. Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh
D. Chính quyền vững mạnh
Câu hỏi 289: Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, gồm
A. Khắc phục tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện ở giai đoạn
2011-2015 của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
B. Gắn kết công tác cải cách hành chính ở các bộ, ngành, địa phương và tăng cường trách
nhiệm cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp
C. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011-2020
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 290: Cải cách hành chính nhà nước phải hướng tới một nền hành chính
A. Có đủ quyền lực, thực thi quyền lực hành pháp trong khuôn khổ pháp luật cho phép
B. Thực hiện đúng chức năng hành pháp, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của quyền
lập pháp và hành pháp
C. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được pháp luật quy định, không
lạm quyền mà cũng không buông lỏng quyền
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 291: Chỉ số nào là chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
A. PAR INDEX
B. PAPI
C. PCI
D. PEII
Câu hỏi 292: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội;
giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân
dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó được thể hiện ở điều mấy của Hiến
pháp 2013
A. Điều 8

B. Điều 9
C. Điều 10
D. Điều 7


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 293: Cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị nước ta là
A. Dựa trên quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
B. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Dựa trên nền sản xuất hiện đại
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 294: Bộ máy chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay được tổ chức
thành
A. Ba cấp ( Tỉnh, huyện, xã)
B. Bốn cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn)
C. Năm cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn, đội )
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 295: Điều mấy của Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
năm 2013 xác định vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam
A. Điều 6
B. Điều 9
C. Điều 4
D. Điều 10
Câu hỏi 296: Tổ chức nào là nằm trong hệ thống chính trị ở Việt Nam
A. Hội Nông Dân Việt nam
B. Hội Người Cao tuổi Việt Nam
C. Hội Doanh nghiệp Việt nam
D. Hội liên hiệp khoa học-Kỹ thuật Việt Nam
Câu hỏi 297: Bộ và cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức

năng quản lý nhà nước đối với
A. Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực được giao
B. Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành được giao
C. Ngành, lĩnh vực (hay nhóm ngành, lĩnh vực) trên phạm vi cả nước
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 298: Hệ thống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, bao gồm
A. Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Toá án Nhân dân Tối Cao; Viện Kiểm sát Nhân
dân Tối cao
B. Quốc hội; Chính phủ


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
C. Chủ tịch nước; Chính phủ; Toá án Nhân dân Tối Cao; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối
cao
D. Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ
Câu hỏi 299: Điều 9 Hiến pháp 2013 qui định tổ chức là tổ chức chính trị-xã hội
A. Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam
B. Hội Nông dân Việt Nam
C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
B. Tất cả các ý
Câu hỏi 300: Ở Việt Nam hiện nay hệ thống chính trị được hiểu:
A. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm Đảng, Nhà nước, Chính Phủ thể hiện
luôn chăm lo cải thiện đời sống xã hội cho mọi công dân
B. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm Đảng, Nhà nước, Chính Phủ thể hiện bản
chất và bảo vệ lợi ích của mọi người
C. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm các tổ chức chính trị-xã hội thể hiện bản
chất và bảo vệ lợi ích của mọi người
D. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm các tổ chức chính trị-xã hội thể hiện bản
chất và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu hỏi 301: Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là ai?
A. Lê Duẩn
B. Trường Chinh
C. Hồ Chí Minh
D. Trần Phú
Câu hỏi 302: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị bằng các hoạt động
A. Đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh
tế -xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối
của Đảng. Tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, bổ sung, phát triển đường lối, Cương
lĩnh. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối của Đảng. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho
hệ thống chính trị các cấp.
B. Đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh
tế -xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối
của Đảng
C. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp.


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
D. Tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, bổ sung, phát triển đường lối, Cương lĩnh. Kiểm
tra, giám sát việc thực hiện đường lối của Đảng.
Câu hỏi 303: Quản lý hành chính nhà nước có tính
A. Luôn ổn định trong tổ chức và hoạt động
B. Tương đối ổn định trong tổ chức và hoạt động
C. Không liên tục
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 304: Quản lý hành chính nhà nước sử dụng công cụ
A. Công sản
B. Quyết định quản lý hành chính
C. Công sở

D. Tất cả các ý
Câu hỏi 305: Quản lý hành chính nhà nước có
A. Tính liên tục
B. Hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị-xã hội
C. Tương đối ổn định trong tổ chức và hoạt động
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 306: Đâu là chủ thể quản lý nhà nước
A. Hội khuyến học Việt Nam
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
C. Giám đốc công ty
D. Hiệu trưởng Trường Đại học
Câu hỏi 307: Quản lý hành chính nhà nước có tính
A. Hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị xã hội nào
B. Không ổn định
C. Không liên tục
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 308: Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, các cơ quan hành chính có thể
A. Được phép ban hành những văn bản quy phạm pháp luật
B. Có thể đơn phương ban hành những văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
được trao nhưng không được trái với những quy định của Hiến pháp và luật
C. Không được phép ban hành những văn bản quy phạm pháp luật
D. Tất cả các ý


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 309: Đối tượng quản lý của nhà nước bao gồm
A. Các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn xã
B. Trường học phổ thông trên địa bàn huyện
C. Tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vị

lãnh thổ quốc gia
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 310: Khoản bao nhiêu, điều mấy Hiến pháp 2013 quy định về kiểm soát
quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước
A. Khoản 3, Điều 2
B. Khoản 3, Điều 4
C. Khoản 2, Điều 4
D. Khoản 1, Điều 5
Câu hỏi 311: Các tổ chức kinh doanh trực tiếp chịu sự quản lý bằng pháp luật của
cơ quan
A. Tổng giám đốc công ty
B. Đảng bộ cơ sở
C. Các cơ quan hành chính nhà nước
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 312: Quyền hành pháp cao nhất đối với toàn xã hội thông qua hệ thống thể
chế hành chính nhà nước là cơ quan
A. Quốc hội
B. Nhà nước
C. Đảng Cộng Sản Việt Nam
D. Chính phủ
Câu hỏi 313: Các đơn vị hành chính nước CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM được phân chia như sau
A. Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
B. Tỉnh chia thành quận, huyện, thị xã, thành phố và đơn vị hành chính tương đương
C. Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã;
quận chia thành phường
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 314: Theo quy định điều 96 Hiến pháp 2013 Điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ phải trình



This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
A. Quốc hội
B. Chủ tịch nước
C. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
D. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội
Câu hỏi 315: Bộ máy hành chính nhà nước có các đặc điểm chung
A. - Có quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính
B. - Hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc
tập trung dân chủ.
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu, có tổ chức phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
- Có quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính
C. - Hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc
tập trung dân chủ.
- Có quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính
D. - Hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc
tập trung dân chủ.
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu, có tổ chức phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Câu hỏi 316: Có bao nhiêu quyền hạn và nhiệm của Chính phủ được thể hiện trong
điều 96 của Hiến pháp 2013
A. 10
B. 6
C. 9
D. 8
Câu hỏi 317: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
A. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam được tổ chức và hoạt động
theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và

các chức của nhà nước
B. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
C. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là hệ thống các cơ quan nhà
nước từ Trung ương xuống địa phương
D. Tất cả các ý


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 318: Theo quy định điều 96 Hiến pháp 2013: Giải thể, chia, nhập đơn vị
hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ phải trình
A. Chủ tịch nước
B. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Quốc hội
Câu hỏi 319: Người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương được mời tham
dự các kỳ họp nào, khi bàn bạc các vấn đề liên quan
A. Kỳ họp giữa lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương cùng cấp
B. Các kỳ họp Hội đồng nhân dân; Hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp
C. Kỳ họp các chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 320: Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây
A. Thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ
B. Lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ tổ quốc,
bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân
C. Thống nhất quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi
trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội

D. Tất cả các ý
Câu hỏi 321: Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây
A. Thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức
B. Thực hiện quản lý về công vụ trong các cơ quan nhà nước
C. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 322: Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ phối hợp với cơ quan nào
sau đây để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ
A. Mặt trận tổ quốc tỉnh
B. Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam và cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị -xã hội
C. Các ban của Quốc hội


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 323: Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức
công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý
bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để
vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức.
Điều đó được thể hiện ở điều mấy Luật Cán bộ, Công chức 2008
A. Điều 19
B. Điều 21

C. Điều 18
D. Điều 20
E. Điều 22
Câu hỏi 324: Nói đến hoạt động công vụ là nói đến trách nhiệm của
A. Cán bộ, công chức
B. Đảng và nhà nước
C. Nhà nước và chính phủ
D. Đảng và Quốc hội
Câu hỏi 325: Cán bộ, Công chức khi thi hành công vụ đảm bảo nguyên tắc bảo vệ
lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nhằm mục đích gì?
A. Phục vụ lợi ích cá nhân mình
B. Phục vụ lợi ích cơ quan mình
C. Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
D. Phục vụ nhà nước và phục vụ nhân dân
Câu hỏi 326: Bãi nhiệm là hình thức kỷ luật áp dụng đối với
A. Sĩ quan Công an nhân dân
B. Viên chức
C. Công chức
D. Cán bộ
Câu hỏi 327: Viên chức có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
A. Có đóng Bảo hiểm thất nghiệp
C. Phải đóng Bảo hiểm thất nghiệp
B. Phải đóng 1% Bảo hiểm thất nghiệp
D. Không phải đóng Bảo hiểm thất nghiệp
Câu hỏi 328: Đối tượng nào sau đây là Công chức theo Luật Cán bộ, Công chức
2008

A. Sỹ quan Công an nhân dân
B. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
C. Sỹ quan Quân đội nhân dân
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 329: Điều mấy, khoản mấy Luật Cán bộ, Công chức 2008 qui định đối
tượng là Cán bộ cấp xã
A. Điều 4, khoản 1
B. Điều 4, khoản 3
C. Điều 5, khoản 2
D. Điều 4, khoản 2
Câu hỏi 330: Theo qui định tại Điều 3 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, khi thi
hành công vụ, cán bộ Công chức phải đảm bảo bao nhiêu nguyên tắc cơ bản
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
Câu hỏi 331: Đối tượng nào sau đây là Cán bộ theo Luật Cán bộ, Công chức 2008
A. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
B. Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện
C. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 331: Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến
tiền lương
1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao,
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền
núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission

tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy
hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy
định của pháp luật.
Điều này được thể hiện ở điều mấy của Luật Cán bộ, Công chức 2008
A. Điều 12
B. Điều 11
C. Điều 14
D. Điều 13
Câu hỏi 332: Hệ thống pháp luật quy định hoạt động của các cơ quan thực thi công
vụ (Cơ quan thực thi quyền hành pháp, quyền quản lý nhà nước) bao gồm
A. Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan
quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành
B. Các văn bản của Chính phủ ban hành
C. Các văn bản, nghị quyết của Quốc hội ban hành
D. Các nghị quyết của Đảng ban hành
Câu hỏi 333: Công chức xã là
A. Người được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn trong biên chế
B. Người được tuyển dụng giữ một chức danh nghiệp vụ trong biên chế
C. Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 334: Trong trường hợp nội dung văn bản có ảnh hưởng lớn đến đời sống
sinh hoạt của dân cư ở địa phương thì bắt buộc phải lấy ý kiến của
A. Các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương đó
B. Chính quyền địa phương đó
C. Nhân dân tại các thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố ở địa phương đó
D. Mặt trận Tổ quốc tại địa phương đó
Câu hỏi 335: Theo cơ sở pháp lý, thẩm quyền và loại hình quản lý chuyên môn, văn
bản quản lý hành chính nhà nước bao gồm các loại
A. Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản thông tư hướng dẫn. Văn bản chuyên ngành

B. Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản hành chính. Văn bản hướng dẫn thực hiện.
C. Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản hành chính. Văn bản chuyên ngành
D. Tất cả các ý


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 336: Các loại văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền ban hành của các
cơ quan hành chính nhà nước, gồm
A. Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Uỷ
Ban trung ương Mặt Trận tổ quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng
B. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao
C. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế
đặc biệt. Nghị quyết và Quyết định của Uỷ ban nhân dân và của Hội đồng nhân dân
huyện, quận, thị xã, xã, phường, thị trấn, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 337: Văn bản hành chính thông thường là gì?
A. Như văn bản giao dịch, trao đổi, phản ánh tình hình, ghi chép công việc cơ quan, tổ
chức
B. Văn bản giải quyết các công việc cụ thể
C. Văn bản hành chính mang thông tin, điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm
pháp luật
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 338: Phương pháp soạn thảo quyết định của uỷ ban nhân dân
A. Kết cấu nội dung của quyết định gồm 3 phần: Phần căn cứ ban hành; Phần nội dung
chính của quyết định; Phần ký và đóng dấu văn bản;
B. Kết cấu nội dung của quyết định gồm 2 phần: Phần căn cứ ban hành; Phần nội dung

chính của quyết định
C. Kết cấu nội dung của quyết định gồm 3 phần: Phần căn cứ ban hành; Phần nội dung
chính của quyết định; Phần 3: Hiệu lực quyết định
D. Kết cấu nội dung của quyết định gồm 2 phần: Phần nội dung chính của quyết định;
Phần Hiệu lực của quyết định
Câu hỏi 339: Văn bản hành chính cá biệt là gì?
A. Là văn bản áp dụng pháp luật do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban
hành
B. Là văn bản để thực hiện các hoạt động quản lý, điều hành trong nội bộ cơ quan
C. Là văn bản giải quyết những công việc cụ thể đối với các đối tượng quản lý nhất định


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 340: Tên gọi Quyết định tăng lương; Quyết định bổ nhiệm thuộc loại văn
bản hành chính nào sau đây
A. Văn bản hành chính cá biệt
B. Văn bản hành chính chuyên ngành
C. Văn bản hành chính thông thường
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 341: Soạn thảo văn bản hành chính nhà nước, dấu chỉ mức độ khẩn được
chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độ khẩn theo các mức sau
A. Ba mức: Khẩn; Thượng khẩn; Hoả tốc
B. Bốn mức: Khẩn; Rất khẩn; Thượng khẩn; Hoả tốc
C. Bốn mức: Khẩn; Rất khẩn; Hoả tốc; Hoả tốc hẹn giờ
D. Bốn mức: Khẩn; Thượng khẩn; Hoả tốc; Hoả tốc hẹn giờ
Câu hỏi 342: Văn bản quản lý hành chính nhà nước là
A. Những quyết định và thông tin quản lý (đã được văn bản hoá) do các cơ quan nhà
nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh

các quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa
các cơ quan nhà nước với các tổ chức, công dân
B. Những quyết định và thông tin quản lý (đã được văn bản hoá) do Quốc hội ban hành
theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ quản
lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà
nước với các tổ chức, công dân
C. Những quyết định và thông tin quản lý (đã được văn bản hoá) do tổ chức chính trị-xã
hội ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các
quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các
cơ quan nhà nước với các tổ chức, công dân
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 343: Việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản được thực hiện qua các hình
thức nào sau đây
A. Tổ chức hội nghị (cuộc họp)
B. Tổng hợp ý kiến đóng góp
C. Gửi công văn yêu cầu tham gia góp ý dự thảo văn bản
D. Tất cả các ý


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 344: Mục tiêu cải cách hành chính ở cấp tỉnh
A. Chuẩn hoá các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải
quyết của sở, ban ngành, địa phương
B. 100% thủ tục hành chính được chuẩn hoá, kịp thời công bố trên cơ sở dữ liệu quốc gia
về thủ tục hành chính và niêm yết đồng bộ thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính; Đảm bảo sự hài lòng của người dân
C. Thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp
huyện theo qui định của pháp luật
D. Tất cả các ý

Câu hỏi 345: Cải cách hành chính nhà nước phải hướng tới một nền hành chính
A. Có năng lực cao, ngang tầm niệm vụ
B. Tổ chức phải hợp lý, có căn cứ khoa học về quản lý nhà nước và áp dụng những kỹ
thuật hiện đại
C. Phải được hiện đại hoá trong tổ chức-nghiệp vụ-kỹ thuật
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 346: Nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính tại các địa phương
A. Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viện chức; Cải
cách tài chính công; Công tác tuyên truyền về cải cách hành chính
B. Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước; Cải cách tài chính công; Công tác tuyên truyền về cải cách hành chính
C. Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viện chức; Cải cách tài chính công; Công tác
tuyên truyền về cải cách hành chính
D. Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viện chức; Cải cách tài chính công; Công tác tuyên truyền về cải
cách hành chính
Câu hỏi 347: Nguyên nhân dẫn tới việc đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta
hiện nay
A. Nguồn thu ngân sách chưa đủ chi lương cho cán bộ, công chức
B. Nền hành chính nhà nước trong quá trình đổi mới vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu
cực, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới.
C. Giải quyết thêm việc làm cho nhân dân


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 348: Yêu cầu cụ thể cải cách hành chính nhà nước ở địa phương cải thiện

mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh,
thực hiện tốt chủ trương nhà nước kiến tạo, lấy đối tượng nào là đối tượng phục vụ
A. Trường học, bệnh viện
B. Hộ kinh doanh cá thể
C. Doanh nghiệp
D. Cá nhân
Câu hỏi 349: Mục đích của cải cách hành chính nhà nước là:
A. Hành chính trong sạch, giữ vững và thể hiện đúng bản chất Nhà nước của nhân dân, lo
cho dân, vì dân, mọi thể chế, tổ chức, cán bộ, công chức đều hết lòng phục vụ nhân dân,
giữ vững phẩm chất và đạo đức cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không quan liêu,
cửa quyền, tham ô lãng phí
B. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
C. Cơ quan hành chính tăng doanh thu
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 350: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị bằng các hoạt động
A. Đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh
tế -xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối
của Đảng. Tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, bổ sung, phát triển đường lối, Cương
lĩnh. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối của Đảng. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho
hệ thống chính trị các cấp.
B. Đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh
tế -xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối
của Đảng
C. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp.
D. Tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, bổ sung, phát triển đường lối, Cương lĩnh. Kiểm
tra, giám sát việc thực hiện đường lối của Đảng.
Câu hỏi 352: Điều 9 Hiến pháp 2013 qui định tổ chức là tổ chức chính trị-xã hội
A. Hội Nông dân Việt Nam
B. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
C. Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam

D. Tất cả các ý


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
Câu hỏi 353: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa
Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội
Điều đó được thể hiện ở Điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013
A. Điều 2
B. Điều 3
C. Điều 4
D. Điều 5
Câu hỏi 354: Tổ chức nào là nằm trong hệ thống chính trị ở Việt Nam
A. Hội Khuyến học Việt nam
B. Hội Văn học Nghệ Thuật Việt Nam
C. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam
D. Hội liên hiệp Khoa học-Kỹ thuật Việt nam
Câu hỏi 355: Điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013 quy định: Chủ tịch nước là người
đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về đối
nội và đối ngoại
A. Điều 86
B. Điều 81
C. Điều 82
D. Điều 80
Câu hỏi 356: Các cơ quan thuộc Chính phủ do chính phủ thành lập theo
A. Nhiệm kỳ
B. Từng nhu cầu của quản lý kinh tế-xã hội

C. Từng năm
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 357: Đảng lãnh đạo bằng phương pháp
A. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp ra chỉ thị nghị quyết thông qua Nhà nước, Chính
Phủ để lãnh đạo xã hội.
B. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp thông qua các tổ chức của Đảng để lãnh đạo xã hội
C. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác
vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ


This exam was written by Ph.D Phan Van Doan. Please do not copy without
the author's permission
D. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp ra các chỉ thị nghị quyết cho các tổ chức của Đảng,
thực hiện lãnh đạo xã hội.
Câu hỏi 358: Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việ Nam hiện nay, tính nhất nguyên
về chính trị được thể hiện
A. Nhất nguyên về tư tưởng: Nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh
B. Nhất nguyên về tổ chức: Đảng Cộng sản Việt nam tổ chức và lãnh đạo
C. Không có Đảng đối lập: chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền đó là Đảng cộng sản
Việt nam
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 359: Tổ chức nào là nằm trong hệ thống chính trị ở Việt Nam
A. Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam
B. Hội Khuyến học Việt Nam
C. Hội Văn học Nghệ Thuật Việt nam
D. Tất cả các ý
Câu hỏi 360: Đảng lãnh đạo xã hội
A. Đảng lãnh đạo xã hội chủ bằng nghị quyết của Đảng
B. Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các tổ chức đoàn thể quần

chúng, Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế
hoá cụ thể bằng pháp luật và nững chủ trương, chính sách, kế hoạch cụ thể.
C. Đảng lãnh đạo xã hội chủ bằng nghị quyết của các kỳ họp ban chấp hành Trung ương
D. Đảng lãnh đạo xã hội chủ bằng cương lĩnh chính trị của Đảng
Câu hỏi 361: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài.
Điều đó được thể hiện ở điều mấy Hiếp pháp 2013
A. Điều 11
B. Điều 8
C. Điều 10
D. Điều 9
Câu hỏi 362: Điều mấy của Hiến pháp năm 2013 quy định nhiệm kỳ của mỗi khoá
Quốc hội là năm năm


×