Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn thực trạng và giải pháp xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ ở huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.2 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
Chuyên đề:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC
CỤM, TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT LŨ Ở HUYỆN
HỒNG NGỰ - TỈNH ĐỒNG THÁP


1
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Lê Ngọc Thạch
Thực hiện: Nhóm 1- CH. QLĐĐ19
Cần Thơ,
11/2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
Chuyên đề:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC
CỤM, TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT LŨ Ở HUYỆN
HỒNG NGỰ - TỈNH ĐỒNG THÁP


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC CỤM, TUYẾN
DÂN CƯ VƯỢT LŨ Ở HUYỆN HỒNG NGỰ - TỈNH ĐỒNG THÁP
2


Giảng viên hướng dẫn:
TS. Lê Ngọc Thạch
Học viên thực hiện:
1. Hoàng Thế Cường M000537
2. Nguyễn Đông Hồ M000545
3. Ngô Minh Hưởng M000547
4. Huỳnh Việt Khoa M000548
5. Nguyễn Vũ Lam M000550
6. Nguyễn Lê Hiếu Nghĩa M000552
7. Nguyễn Hoàng Nhuận M000556
8. Nguyễn Quốc Nhứt M000557
9. Nguyễn Văn Phục M000560
10. Nguyễn Lương Thanh Trúc M000572
Cần Thơ,
11/2012
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau trận lũ lớn năm 2000 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL)
gây thiệt hại nhiều tài sản và tính mạng của nhân dân, để bảo đảm cho người dân
vùng lũ có cuộc sống an toàn, không phải di dời mỗi khi lũ về. Từ năm 2001,
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Chương trình Xây dựng cụm
tuyến dân cư vượt lũ tại vùng thường xuyên bị ngập lũ ở các tỉnh ÐBSCL. Ðây
là chương trình trọng điểm quốc gia, được thực hiện thành hai giai đoạn và dự
kiến kết thúc vào năm 2013 (Tiến Đạt, 2012).
Ðến nay, sau hơn mười năm triển khai chương trình, các tỉnh ÐBSCL đã
quy hoạch và xây dựng được 1.043 cụm, tuyến dân cư vượt lũ, bố trí cho 200
nghìn hộ dân trong vùng ngập sâu Ðồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên vào
sinh sống ổn định. Nhờ vậy, đời sống bà con ổn định, tính mạng và tài sản được
bảo đảm an toàn. Hiện các địa phương trong khu vực đang khẩn trương hoàn
thành giai đoạn hai của chương trình, phấn đấu bố trí hơn 7.600 hộ dân, trong
tổng số 52.300 hộ trong vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở cao vào sinh sống

(Tiến Đạt, 2012).
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn. Bởi ngay
trong giai đoạn triển khai chương trình từ năm 2001 đến nay khu vực này không
có lũ hoặc lũ nhỏ, thậm chí hầu như hai dòng sông Tiền và sông Hậu không phải
chịu lũ. Vì vậy đã nảy sinh tư tưởng chủ quan trong đại bộ phận người dân vùng
lũ trước việc phòng tránh và tìm nơi ở an toàn, gây khó khăn cho việc thực hiện
lấp đầy các cụm, tuyến dân cư của các địa phương. Mặt khác, ngoài việc di dời
người dân vào các cụm, tuyến dân cư vượt lũ đã xây dựng xong, việc thu hồi
vốn, lấy vốn tái đầu tư cho xây dựng hạ tầng toàn khu cũng gặp nhiều khó khăn.
Với những cụm, tuyến ở gần khu trung tâm, chợ, trường học, trạm y tế, bệnh
viện được người dân đến ở nhiều hơn so yêu cầu. Theo đó, nguồn vốn tái đầu
tư, giúp hoàn thành công trình cụm, tuyến nhanh hơn, hạ tầng giao thông, trường
học cũng được nâng cấp. Có địa phương xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt
lũ xong nhưng không thu hút được người dân vào ở, dẫn đến tình trạng nơi thừa,
nơi vẫn thiếu (Tiến Đạt, 2012).
Hồng Ngự là huyện đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp, là nơi đón nhận lũ
đầu tiên trong vùng. Quá trình thực hiện xây dựng cụm, tuyến dân cư của huyện
Hồng Ngự cũng có thuận lợi và gặp không ít khó khăn trong việc ổn định đời
sống cho người dân vùng lũ. Nhóm nghiên cứu chọn chuyên đề “Thực trạng và
giải pháp xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng
Tháp” để đánh giá tình hình xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở huyện
3
Hồng Ngự, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc xây
dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ trong thời gian tới.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc xây dựng các
cụm, tuyến dân cư vượt lũ trong thời gian tới.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- Khảo sát vùng nghiên cứu.
- Liên hệ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để thu thập số
liệu về thực trạng xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở huyện Hồng Ngự.
- Thảo luận và viết bài báo cáo.
IV. TỔNG QUAN CỤM, TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT LŨ Ở ĐBSCL VÀ
VÙNG NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở ĐBSCL
Từ các số liệu thống kê về thiệt hại do lũ lụt gây ra đối với người dân
vùng ĐBSCL, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình nhằm đảm
bảo an toàn cho người dân, điển hình như chương trình xây dựng cụm, tuyến
dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2001 – 2005): Căn cứ Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg,
ngày 06/11/2001 với mục tiêu phải đạt được là đầu tư xây dựng xong các cụm
tuyến dân cư phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo người dân vùng ngập lũ
không phải di dời, các xã đều có trạm y tế và nhân dân được khám chữa bệnh
kịp thời, học sinh vùng ngập lũ không phải nghỉ học trong mùa lũ, từng bước có
cuộc sống an toàn và ổn định, xã hội ngày càng văn minh trong điều kiện hàng
năm thường xuyên có lũ (Thủ tướng Chính phủ, 2001).
Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư
và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, Chỉ thị số 09/2006/CT-TTg cho rằng, chương
trình đã được các Bộ, ngành, địa phương phối hợp chỉ đạo thực hiện, cùng với
sự hưởng ứng tham gia tích cực của nhân dân vùng ngập lũ và doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này nên đã đạt được kết quả quan trọng. Công tác tôn
nền, đắp bờ bao đã đạt trên 95% khối lượng; công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật
thiết yếu, xây dựng nhà ở và bố trí các hộ dân vào ở trong các cụm tuyến dân cư
đang được khẩn trương triển khai tích cực; trên địa bàn ở một số vùng ngập lũ
4
đã cơ bản hoàn thành việc bố trí các hộ dân vào ở trong các cụm tuyến dân cư
(Thủ tướng Chính phủ, 2006).
Theo báo cáo của Bộ xây dựng ngày 18/09/2008, ĐBSCL đã thực hiện

817 dự án cụm, tuyến dân cư vượt lũ, gồm 744 cụm, tuyến và 73 bờ bao khu dân
cư. Trong đó, hơn 99% (742 nền) dự án đã hoàn thành việc tôn nền; 82% cụm
tuyến dân cư có xây dựng hệ thống thoát nước; 84% cụm, tuyến dân cư có điện
sinh hoạt. Song song đó, các địa phương đã bố trí 125.084 hộ dân và sống trong
cụm, tuyến dân cư vượt lũ, chiếm tỷ lệ 84% so với tổng số đối tượng của
chương trình (Bộ Xây dựng, 2008).
Giai đoạn 2: Được thực hiện từ năm 2008 đến 2010 căn cứ theo Quyết
định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/11/2007 về việc phê duyệt bổ sung các dự án đầu
tư (giai đoạn 2) thuộc “Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng
ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long” với tổng vốn đầu tư là 2.387 tỉ đồng, bảo
đảm cho hơn 33.000 hộ dân được di dời vào ở trong cụm, tuyến dân cư (Thủ
tướng Chính phủ, 2007).
4.2. Kết qủa thực hiện chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư ở
tỉnh Đồng Tháp (giai đoạn 1)
Giai đoạn 1, tỉnh Đồng Tháp thực hiện 204 cụm, tuyến dân cư, với tổng
số nền quy hoạch là 47.459 nền, trong đó có 37.209 nền chính sách và 10.280
nền sinh lợi. Các cụm tuyến dân cư này cơ bản đã xây dựng hoàn thành, với hạ
tầng thiết yếu hoàn chỉnh, đảm bảo đủ điều kiện cho người dân vào ở ổn định,
an toàn. Đến nay đã xét duyệt bố trí cho 36.774 hộ dân vào ở ổn định, chiếm tỷ
lệ 98,83% (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2011).
Ngày 30/11/2007 Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 1876/TTg-NN
chấp thuận bổ sung cho Tỉnh thêm 06 cụm, tuyến dân cư, trong đó 04 cụm tuyến
phục vụ di dời cho số hộ dân trong khu vực sạt lở nguy hiểm và 02 cụm dân cư
thuộc khu kinh tế quốc phòng, tổng số nền được quy hoạch bổ sung là 2.472
nền. Dự kiến sẽ bố trí 2.472 hộ dân vào ở, hiện tại đã cơ bản hoàn thành công
tác san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng thiết yếu và đã xét duyệt bố trí 1.851 hộ
dân, số hộ đã vào ở là 1.299 hộ chiếm tỷ lệ 52,55% (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp, 2011).
4.2.1. Đánh giá tổng quát:
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2011):

- Chương trình Xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ tỉnh
Đồng Tháp đến nay đã đạt được những kết quả khả quan, phát huy rất tốt hiệu
quả đầu tư, đáp ứng mục tiêu của Chương trình là đảm bảo an toàn về người và
5
tài sản cho nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, tạo điều kiện ổn định cuộc
sống lâu dài, ổn định an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
- Chương trình thể hiện được ý chí của Đảng và Nhà nước và nguyện
vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu bức xúc của người dân vùng lũ, được người
dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực.
- Tỉnh Đồng Tháp bắt đầu triển khai xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ
từ năm 2002, trải qua các mùa lũ hàng năm đã chứng minh được tính hiệu quả
và đúng đắn của Chương trình. Thông qua Chương trình này đã giúp ích rất tích
cực cho các địa phương trong việc chủ động bố trí dân cư, khắc phục triệt để
tình trạng di dời dân khẩn cấp trong mùa lũ, hạn chế tối đa những thiệt hại, mất
mát về người và tài sản của nhân dân.
- Hình thành nếp sống mới cho người dân vùng lũ, với mô hình cụm tuyến
dân cư, có cơ sở hạ tầng thiết yếu, người dân sinh sống an toàn, ổn định, không
còn phải di dời chạy lũ hàng năm. Đây là mục tiêu quan trọng nhất đã đạt được
của Chương trình, khi người dân có chỗ ở ổn định, họ sẽ an tâm chăm lo cho
phát triển kinh tế, từng bước cải thiện và nâng cao cuộc sống của từng hộ gia
đình và cộng đồng dân cư.
- Bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, chất lượng cuộc sống của
nhân dân được nâng cao, nhà ở được xây dựng mới vững chắc, các nhu cầu sinh
hoạt, học tập, giao lưu văn hóa, chữa bệnh… được bảo đảm thuận lợi. Tỷ lệ hộ
dân được sử dụng nước sạch, điện lưới và xóa nhà ở tạm bợ…tăng lên không
ngừng.
- Việc quy hoạch xây dựng các cụm tuyến dân cư kết hợp với hệ thống
giao thông nối liền đến trung tâm xã và các đô thị, góp phần thuận lợi hơn cho
đầu tư xây dựng công trình hạ tầng và công trình công cộng phục vụ người dân

(trước khi có cụm tuyến dân cư, người dân sinh sống phân tán ven các kênh
rạch, nên không thể xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ đến từng hộ dân
như hiện nay). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nông thôn mới, đẩy
nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn, hình thành và phát triển các khu chức năng
đô thị (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại ), các thị tứ mới, nhằm
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
4.2.2. Tác động và ảnh hưởng của mùa lũ năm 2011:
- Mùa lũ năm 2011 được xác định là lũ lớn, đỉnh lũ vượt mức báo động 3
và tương đương với mức nước lũ năm 2000, có nơi cao hơn lũ năm 2000, gây
ngập sâu với diện rộng trên địa bàn Tỉnh. Theo nhận định ban đầu lũ đã gây thiệt
6
hại nhiều về cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn. Cụm,
tuyến dân cư được đầu tư xây dựng cao hơn mức nước lũ năm 2000, nên mùa lũ
2011 hầu hết không bị ngập nền, nhà ở xây dựng trong cụm, tuyến dân cư vẫn
giữ ổn định, người dân sống chung với lũ an toàn (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp, 2011).
- Một số cụm tuyến dân cư xây dựng giai đoạn 1 nằm trong vùng ngập sâu
thuộc khu vực đầu nguồn Sông Tiền, bị áp lực sóng gây sạt lở mái taluy, chính
quyền địa phương đã huy động các hộ dân và lực lượng dân quân tích cực thực
hiện các giải pháp tại chỗ để gia cố, khắc phục như: sử dụng bao cát, cừ tràm,
bạch đàn, lưới B40 để gia cố bảo vệ, đến nay tất cả các cụm dân cư được bảo
vệ an toàn. Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ trong thời gian
qua đã giải quyết chổ ở cho hơn 40.000 hộ dân bị ngập. Tuy nhiên qua khảo sát
thực tế trong mùa lũ năm 2011, trên địa bàn Tỉnh vẫn còn 31.324 căn nhà bị
ngập lũ trong đó số hộ ngập nặng phải di dời là 2.722 hộ, 28.602 căn nhà phải kê
kích tại chỗ để ở tạm (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2011).
- Tình hình sạt lở ven sông Tiền diễn ra ngày càng nghiêm trọng và nguy
hiểm, theo khảo sát thực tế trên địa bàn Tỉnh có 43 xã giáp với những đoạn sông
bị sạt lở, với 95 điểm sạt lở, có tổng chiều dài bị sạt lở là 85 km, diện tích bị sạt
lở là 43,85 ha, tổng số hộ đã di dời là 565 hộ, số hộ cần phải tiếp tục di dời là

1.543 hộ (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2011).
4.3. Tổng quan vùng nghiên cứu huyện Hồng Ngự
4.3.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý:
Hồng Ngự nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc tỉnh Đồng Tháp: Phía Bắc giáp
tỉnh Preyveng (Campuchia), phía Đông giáp thị xã Hồng Ngự và huyện Tam
Nông, phía Tây – Tây Nam giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu (tỉnh An
Giang), phía Nam giáp huyện Thanh Bình và huyện Phú Tân (tỉnh An Giang).
Huyện có diện tích 20.973,70 ha đất tự nhiên, chiếm 6,21% tổng diện
tích đất tự nhiên của Tỉnh. Dân số năm 2010 là 145.431 người, mật độ trung
bình 693 người/km
2
, chiếm 3,78% dân số toàn Tỉnh. Huyện Hồng Ngự cách
trung tâm tỉnh lỵ 68Km, có tỉnh lộ ĐT 841 đi qua nối liền huyện Hồng Ngự với
các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, cùng với mạng lưới sông rạch chằng chịt
tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, vận chuyển hàng hoá và giao
lưu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội với các huyện, thị trong và ngoài tỉnh
(Trang Thông tin điện tử huyện Hồng Ngự, 2011).
4.3.2 Tình hình mưa lũ trên địa bàn huyện Hồng Ngự:
Từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, lũ trên sông Tiền hình thành do mưa ở
7
thượng nguồn sông Mê Kông và mưa nội đồng gây ra. So với thượng nguồn lũ ở
đây thường về trễ, tuy nhiên so với vùng đồng bằng sông Cửu Long thì lũ ở
huyện Hồng Ngự về sớm hơn một tháng và kết thúc trễ hơn một tháng. Do lũ
được hình thành từ thượng nguồn, mưa lớn ở thượng nguồn tạo thành dòng chảy
và đổ xuống sông Mê Kông, chảy tràn vào đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác
kết hợp với mưa lớn liên tục tại chỗ gây nên lũ lớn, thường từ tháng 7 đến tháng
11. Đến tháng 8 khi mực nước từ 3 - 4m thì lưu lượng từ các kênh tăng nhanh và
lũ bắt đầu tràn bờ, lúc này huyện Hồng Ngự chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp trên
sông chính, lũ còn tràn dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia và chịu
sự cộng hưởng của nội tại (Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự, 2011).

Mùa lũ hàng năm với lưu lượng mỗi năm khác nhau và kéo dài khoảng 5
tháng làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Đơn cử như
cơn lũ năm 2000 (với đỉnh lũ là 5,06m vượt báo động 3) và gần đây nhất là năm
2011 (với đỉnh lũ là 4,98m vượt báo động 3) đã trở thành nhưng cơn lũ lịch sử
gây nhiều thiệt hại đến người và của cải của người dân. Để tránh tình trạng
người dân phải di dời “chạy lũ” mỗi khi nước lũ tràn về, huyện Hồng Ngự đã
triển khai chương trình “Cụm tuyến dân cư vượt lũ”. Đây là chương trình lớn
của Chính Phủ nhằm giải quyết chỗ ở cho người dân vùng lũ có cuộc sống ổn
định, an toàn; từng bước tiến tới phát triển bền vững trong điều kiện ngập lũ (Ủy
ban nhân dân huyện Hồng Ngự, 2011).
V. CƠ SỞ LÝ LUẬN
5.1. Khái niệm lũ
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất
định, sau đó giảm dần (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương,
2012).
5.2. Lũ được phân cấp theo độ lớn của đỉnh lũ
Căn cứ vào độ lớn đỉnh lũ trung bình nhiều năm, có thể chia ra các cấp lũ
như sau:
- Lũ nhỏ: là lũ có mực nước đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều
năm;
- Lũ vừa: là lũ có mực nước đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều
năm;
- Lũ lớn: là lũ có mực nước đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều
năm;
- Lũ đặc biệt lớn: là lũ có đỉnh cao hiếm thấy trong các thời kỳ quan trắc;
8
- Lũ lịch sử: là lũ có đỉnh cao nhất trong các thời kỳ quan trắc và điều tra
khảo sát (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, 2012).
5.3. Khái niệm điểm dân cư nông thôn
Là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản

xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất
định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc được hình
thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, phong tục, tập
quán và các yếu tố khác (Nguyễn Sỹ Quế, Lưu Trường Giang, Đặng Việt Dũng,
Dương Quỳnh Nga, 2009).
5.4. Khái niệm cụm dân cư vượt lũ
Là nơi người dân tập trung vào một khu vực để tránh lũ, cụm dân cư có hạ
tầng cơ sở cơ bản gồm điện, đường, trường học, trạm y tế và chợ. Người dân
sống ở cụm dân cư là những hộ nghèo. Việc làm chủ yếu từ các hoạt động làm
thuê phi nông nghiệp như buôn bán nhỏ, lao động thuê Người dân có nhà ở ổn
định và thường không có đất cho chăn nuôi và trồng trọt (Đào Công Tiến, 2004).
5.5. Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng bao gồm từ các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho
đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt, là nhóm xã hội có lúc khá phân tán, chỉ được
liên kết với nhau bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời và thời gian
nhất định chẳng hạn như: phong trào quần chúng, công chúng và đám đông.
Như vậy, có thể phân thành hai dạng cộng đồng dựa trên cấu trúc xã hội và tính
chất liên kết xã hội:
- Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có những đặc
trưng được xác định như: tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội. Dạng cộng
động này được gọi là cộng đồng tính.
- Dạng cộng động mà được xác định là nhóm người cụ thể, những nhóm
xã hội có liên kết với nhau ở nhiều quy mô khác nhau, kể từ đơn vụ nhỏ nhất
như gia đình cho đến các quốc gia và toàn thế giới. Dạng cộng đồng này gọi là
cộng đồng thể (Nguyễn Hữu Nhân, 2004).
VI . THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CỤM TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT LŨ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ
6.1 Văn bản pháp lý:
Quyết định số 1548/2001/QĐ-TTg ngày 05/12/2001 của Thủ tướng Chính
phủ, về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm tuyến dân cư vùng

ngập sâu đồng bằng sông Cửu Long năm 2002;
9
Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/08/2002 của Thủ tướng Chính
phủ, về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở
trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;
Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 15/11/2001 của Tỉnh ủy Đồng Tháp, về việc
thực hiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư giai đọan 2002-2005;
Quyết định số 63/2001/QĐ-UB ngày 14/12/2001 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp, về việc ban hành quy định trình tự thủ tục thực hiện các dự án
cụm, tuyến dân cư;
Quyết định số 16/QĐ-UB.TL ngày 22/02/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp, về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình cụm, tuyến dân cư và
nhà ở vùng ngập lũ, sạt lở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đọan 2002-2005.
Chỉ thị số 11/2002/CT-UB ngày 13/11/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp, về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình cụm,
tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ, sạt lở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Quyết định số 22/2006/QĐ-UBND ngày 06/04/2006 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp, về việc ban hành “Quy chế quản lý và phát triển bền vững
trong cụm, tuyến dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”.
6.2 Thực trạng
Theo Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự (2011):
Huyện Hồng Ngự đã triển khai xây dựng 32 cụm, tuyến dân cư với tổng
diện tích quy hoạch: 261,708 ha, tổng diện tích quy hoạch phân lô: 208,886 ha,
tổng số nền quy hoạch: 11085 nền. Kết thúc giai đoạn 1, Huyện đã đưa vào hoạt
động 29 cụm, tuyến dân cư; còn 3 cụm, tuyến dân cư đang trong quá trình xây
dựng cơ sở hạ tầng và vận động người dân vào ở. Các cụm, tuyến dân cư được
phân bố rộng khắp 11 xã của huyện với mật độ phân bố tuỳ thuộc vào diện tích
và dân số mỗi xã.
6.2.1 Chất lượng nhà ở:
10

Hình 1: Biểu đồ xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ huyện Hồng Ngự (2011)
Nhà ở được xây dựng với diện tích 4m x 16m, đủ cho một hộ gia đình có
4 nhân khẩu. Hộ gia đình được bàn giao 1 căn nhà chỉ có 6 cột betông và 2 máy
tole thật là qúa đơn sơ. Do vậy, để ở được người dân phải tự chi thêm 2 đến 3
triệu đồng để lắp cửa, làm nền và xây tường bao. Nhưng đối với người dân
nghèo thì số tiền này quá lớn nên nhiều hộ gặp khó khăn về vấn đề này.
6.2.2 Vấn đề môi trường:
Nhà nước có chính sách cho người dân vay vốn trả chậm để xây dựng
hầm cầu tự hoại (4 triệu/hộ) và người dân đã thực hiện tốt vấn đề này. Tuy
nhiên, tình trạng nuôi gia súc, gia cầm trong cụm tuyến dân cư vượt lũ đã gây ô
nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hầu hết các cụm tuyến dân cư đều thiếu quy
hoạch khu vực tập trung và xử lý rác nên tình trạng quăng rác bừa bãi cứ xảy ra.
6.2.3 Cơ sở hạ tầng thiết yếu
Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong khu dân cư bao gồm: giao
thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, cấp nước sinh hoạt, thoát nước và các
công trình đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư vượt lũ hầu hết đều
chưa hoàn chỉnh. Ngoài ra, chưa xây dựng được các điểm giữ trẻ tập trung nên
vấn đề an toàn cho trẻ em vùng lũ còn hạn chế.
6.2.4 Vấn đề lao động, giải quyết việc làm:
Đa số hộ dân vào cụm tuyến dân cư là hộ nghèo, không đất sản xuất, trình
độ tay nghề còn thấp, nơi sản xuất xa nơi ở nên tình trạng thất nghiệp vẫn cứ xảy
ra. Tuy mỗi năm chính quyền địa phương có tổ chức mở các lớp dạy nghề như
đan lát, đan lục bình, dệt chiếu, dệt khăn choàng… nhưng chưa tìm được đầu ra
cho sản phẩm.
VII. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
CỤM, TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT LŨ Ở HUYỆN HỒNG NGỰ
7.1. Thuận lợi
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2008):
- Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư được sự chỉ đạo sâu sát của
Thủ tướng Chính phủ, sự quan tâm theo dõi, kiểm tra thường xuyên của các bộ,

ngành Trung ương và nhất là sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Xây dựng.
- Sự tập trung chỉ đạo thống nhất với quyết tâm cao trong cấp ủy và
UBND các cấp từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố, có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành các cấp kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đồng thời
nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện.
- Có sự quan tâm, theo dõi thường xuyên của Hội đồng nhân dân và sự chỉ
đạo kịp thời của Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân Tỉnh; các địa phương từ cấp huyện
đến cấp xã đã có quyết tâm cao hoàn thành Chương trình, nhất là được sự đồng
11
tình ủng hộ của nhân dân.
- Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình cấp Tỉnh theo dõi xuyên
suốt quá trình thực hiện; ở huyện, thị cũng thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện.
- Chương trình thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng
được yêu cầu bức xúc của người dân vùng lũ, được nhân dân đồng tình ủng hộ
và hưởng ứng tích cực.
7.2. Khó khăn
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2008):
- Các cụm, tuyến dân cư mới hoàn thành cần có thời gian cho đất nền ổn
định mới triển khai xây dựng công trình và bố trí dân, nhất là những cụm san lấp
bằng xáng thổi đất.
- Thời gian gấp rút, công tác phân lô, công bố giá nhà cho dân chậm. Một
số cụm tuyến do khối lượng san lấp lớn, kinh phí bồi thường cao làm đội giá
thành so với mức Chính phủ cho vay, phải điều chỉnh lại quy hoạch, điều chỉnh
diện tích phân lô nền gây chậm trễ; trong công tác quy hoạch ban đầu do gấp rút
nên có khiếm khuyết trong lựa chọn vị trí.
- Việc thiếu vốn đầu tư hạ tầng và các công trình hạ tầng chưa đồng bộ
cũng là nguyên nhân làm người dân có tâm lý chờ đợi.
- Ngoài ra, vào thời điểm ban đầu của Chương trình, do tâm lý quen sống
tự do của người dân, ngán ngại vào cụm tuyến, xa nơi sản xuất. Trong khi đó, có
vài địa phương, nhất là ở cấp xã, chưa thực hiện tốt công tác vận động, giải

thích, thuyết phục về lợi ích lâu dài của việc sinh sống trong cụm tuyến dân cư
đối với người dân.
Theo Báo cáo của UBND huyện Hồng Ngự (2011), còn cho thấy một số
khó khăn nhất định do nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nhà ở
trên các cụm, tuyến dân cư như:
- Tự thoả thuận mua bán nền: 116 trường hợp.
- Cất nhà bỏ trống không ở: 163 trường hợp.
- Cho người khác thuê lại: 10 trường hợp.
- Tự ý trao đổi nền: 49 trường hợp.
- Nhường nhà cho người khác ở: 03 trường hợp.
- Nền bố trí bỏ trống chưa cất nhà: 87 trường hợp.
VIII. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CỤM TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT LŨ
12
- Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng
của cụm tuyến dân cư vượt lũ; tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai
trong các cụm dân cư nhằm tránh tình trạng sang bán trái phép.
- Ổn định, tiếp tục bố trí dân cư tách hộ vào các tuyến dân cư đã có dọc
theo các tuyến giao thông, kinh thuỷ lợi, ven sông rạch, để tận dụng các cơ sở hạ
tầng đã có và tiết kiệm đất đai, đồng thời thuận tiện cho công tác quản lý.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho khu vực nông thôn bao gồm:
tiếp tục hoàn chỉnh và nâng cấp các cụm tuyến dân cư vượt lũ; hoàn chỉnh điện
khí hóa; hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ và mạng giao thông thủy, kết hợp với
đê kênh thủy lợi kiểm soát lũ và điều tiết nội đồng, phát triển các đường huyện
và giao thông nông thôn, xây dựng cầu kiên cố đạt giá trị vận tải hàng hóa; phát
triển hệ thống cấp nước sạch
- Tăng cường công tác thu gom, xử lý rác trong cụm tuyến dân cư; đồng
thời bố trí thêm các thùng chứa rác công cộng.
- Tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân ở các cụm tuyến dân cư;
thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ
bằng các chính sách ưu đãi như: cho thuê mặt bằng với giá rẻ, ưu tiên cho những

cơ sở giải quyết được nhiều việc làm
IX. KẾT LUẬN
Chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ đã giúp cho hàng ngàn người dân
tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Hồng Ngự nói riêng có cuộc sống ổn định
và an sinh mùa lũ. Tại các nơi đã cơ bản hoàn thành chương trình này, các cụm
tuyến dân cư đã thu hút đông đảo người dân vào ở ổn định cuộc sống do không
phải di dời “chạy lũ” hàng năm như trước đây, họ yên tâm sản xuất nâng cao thu
nhập cho gia đình.
Mặt khác, cụm tuyến dân cư đã làm thay đổi bộ mặt của làng quê nông
thôn, các cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng và đưa vào hoạt động như:
điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, trạm cấp nước Chính quyền địa
phương rất quan tâm đến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và quản lý cụm
tuyến sau đầu tư. Hầu hết các địa phương đã xây dựng và ban hành quy chế
quản lý để đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Rất nhiều cụm tuyến đã
trồng cây xanh lấy bóng mát, tạo cảnh quan.
Từ các cụm tuyến dân cư vượt lũ tại Đồng Tháp đã thể hiện sự sáng tạo,
thích nghi của cư dân vùng lũ; kết hợp với những quyết sách đúng đắn về ổn
định và phát triển dân sinh đã tạo nên sức sống cho chủ trương sống chung với
lũ của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
13
Các cụm, tuyến dân cư là tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện tại hoá nông
thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển theo hướng bền vững.
Thông qua mô hình ở tập trung sẽ cải thiện dần về môi trường sống, về vật chất
và tinh thần cho người dân, giải quyết tồn tại về môi trường và vệ sinh nông
thôn, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông suốt cả
trong mùa lũ./.
Tài liệu tham khảo
Bộ xây dựng, 2008. Báo cáo tổng kết thực hiện giai đoạn 1 và kế hoạch triển
khai giai đoạn 2 chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng
ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.

14
Đào Công Tiến, 2004. Báo cáo tóm tắt hội thảo khoa học về phát triển kinh tế -
xã hội ở vùng ĐBSCL.
Nguyễn Hữu Nhân, 2004. Phát triển Cộng đồng. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Nguyễn Sỹ Quế, Lưu Trường Giang, Đặng Việt Dũng, Dương Quỳnh Nga,
2009. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật.
Thủ tướng chính phủ, 2001. Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11
năm 2001, Về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long
giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội.
Thủ tướng chính phủ, 2006. Chỉ thị số 09/2006/CT-TTg ngày 22 tháng 03 năm
2006, Về việc đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành Chương trình xây
dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long,
Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ, 2007. Công văn số 1876/TTg-NN ngày 30/11/2007, Về
việc đầu tư xây dựng 4 tuyến dân cư phục vụ di dời số hộ dân vùng sạt lở
và 2 cụm dân cư thuộc khu kinh tế quốc phòng Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp,
Hà Nội.
Thủ tướng chính phủ, 2009. Quyết định số 1151/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt bổ
sung các dựng án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình xây dựng cụm,
tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội.
Tiến Đạt, 2012. Ổn định cuộc sống người dân vùng "nước nổi", Báo Nhân dân,
truy cập ngày 27/10/2012, website:
Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000. Phát triển cộng đồng lý thuyết và
vận dụng. NXB Văn hóa Thông tin. Tr 51.
Trang Thông tin điện tử huyện Hồng Ngự, 2011. Điều kiện tự nhiên huyện
Hồng Ngự, Trang Thông tin điện tử huyện Hồng Ngự, truy cập ngày
02/11/2012, website:
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, 2012. Hỏi đáp về khí tượng

thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, truy cập ngày
02/11/2012, website:
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2008. Báo cáo về tình hình bố trí dân cư vào
cụm, tuyến dân cư vượt lũ tỉnh Đồng Tháp, số 353/UBND-XDCB.
Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự, 2011. Báo cáo về kết quả kiểm tra, rà soát
15
việc cho vay vốn và bố trí hộ dân vào cụm, tuyến dân cư trên điạ bàn huyện
Hồng Ngự, số 254/BC-UBND.
Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự, 2011. Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 – 2015 huyện
Hồng Ngự.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2011. Kế hoạch xây dựng các cụm tuyến dân
cư vượt lũ trên địa bàn huyện Hồng Ngự, số 78 /KH-UBND.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2011. Báo cáo về tình hình và kết quả thực
hiện chương trình Xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp, số 173/BC-UBND.
16

×