Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tiểu luận thạc sĩ môn quản trị sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Học viên

: NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM

Mã học viên

: 16000040

Lớp

: 16CH01

Bình Dương
Năm 2018


Tiểu luận môn quản trị sản xuất



GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 1
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 1
6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT .................................................................................. 3
1.1.

Năng suất là gì? ............................................................................................................. 3

1.2. Nội dung của năng suất .................................................................................................... 4
1.3. Đặc điểm của năng suất ................................................................................................... 5
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất................................................................................ 5
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................... 7
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ............................................................................ 7
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT VIỆT NAM.......... 7
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần FPT Việt Nam ............................................................. 7
2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................ 7
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................... 7
2.1.2. Sứ mệnh ......................................................................................................................... 8
2.1.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................................. 8
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động ........................................................................................................ 9
2.1.5. Chiến lược phát triển – Hành động................................................................................ 9
2.1.5.1. Chiến lược phát triển .......................................................................................... 9

2.1.5.2. Hành động .......................................................................................................... 9
2.1.6. Văn hóa của FPT ........................................................................................................ 10
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của Công ty cổ phần FPT ............... 10
2.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài .............................................................................................. 10
2.2.1.1. Môi trường kinh tế thế giới ............................................................................... 10
Nguyễn Thị Bích Trâm – 16000040

Trường ĐH Bình Dương

Page i


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

2.2.1.2. Tình hình thị trường .......................................................................................... 11
2.2.1.3. Cơ chế, chính sách nhà nước............................................................................ 12
2.2.2. Nhóm nhân tố bên trong .............................................................................................. 12
2.2.2.1. Trình độ quản lý................................................................................................ 13
2.2.2.2. Đội ngũ lao động .............................................................................................. 14
2.2.2.3. Nguồn vốn ......................................................................................................... 15
2.2.2.3. Công nghệ ......................................................................................................... 16
2.2.2.4. Khả năng và tình hình tổ chức .......................................................................... 18
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 20
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT ................... 20
3.1. Giải pháp về thị trường kinh doanh ............................................................................ 20
3.2. Giải pháp về lao động ................................................................................................... 20
3.2.1. Nâng cao năng lực của CBNV ..................................................................................... 20
3.2.2. Đáp ứng các mối quan tâm của CBNV ........................................................................ 20

3.1. Giải pháp với góc độ quản trị ...................................................................................... 21
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01: Ban điều hành Công ty Cổ phần FPT
PHỤ LỤC 02: Ban điều hành Công ty thành viên
PHỤ LỤC 03: Những giải thưởng tiêu biểu của Công ty cổ phần FPT

Nguyễn Thị Bích Trâm – 16000040

Trường ĐH Bình Dương

Page ii


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TS:

: Tiến sĩ

FPT

: Công ty cổ phần FPT

NNL

: Nguồn nhân lực


NLĐ

: Người lao động

MTV

: Một thành viên

QTNNL

: Quản trị nguồn nhân lực

CNTT

: Công nghệ thông tin

STCo

: Sự hài hước, hóm hỉnh đặc trưng của người FPT

CBNV

: Cán bộ nhân viên

CNTT

: Công nghệ thông tin

CPI


: Chỉ số lạm phát

Nguyễn Thị Bích Trâm – 16000040

Trường ĐH Bình Dương

Page iii


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

DANH MỤC HÌNH– BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất....................................................... 5
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của FPT ............................................................................. 8
Hình 2.2: Các lĩnh vực kinh doanh của FPT ............................................................. 9
Hình 2.3: Các công ty thành viên trực thuộc FPT . Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4: Các hoạt động về đào tạo và văn hóa của FPT cho đội ngũ nhân viên.. 14
Biểu đồ 2.1: Số lượng nhân lực của FPT trong 5 năm (2013 – 2017) .................... 15
Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả kinh doanh của FPT từ năm 2013 – 2017.................... 16
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017 ........................................................................... 16
Hình 2.5: Các công ty thành viên và công ty liên kết của FPT ............................... 19

Nguyễn Thị Bích Trâm – 16000040

Trường ĐH Bình Dương

Page iv



Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trường cạnh tranh hòa nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, năng suất là yếu tố
quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành và của từng doanh nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 chiếm lĩnh hầu như tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực
công nghệ. Nhắc đến công nghệ phải kể đến Công ty Cổ phần FPT. Đây được coi là tổ chức
thành công về kinh doanh lĩnh vực viễn thông. Với việc luôn giữ vững được vị thế của mình
trên thị trường Công ty Cổ phần FPT đã làm như thế hay các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
đã được Công ty Cổ phần FPT thực hiện như thế nào?
Với mong muốn tìm hiểu, phân tích, đánh giá được toàn bộ công tác quản trị sản xuất
về năng suất của FPT. Qua đó, tìm ra những ưu và hạn chế của FPT để đề xuất các giải pháp
để nâng cao năng suất cho Công ty Cổ phần FPT. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài:
“Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến năng suất tại Công ty Cổ phần FPT Việt Nam”
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về năng suất. Từ cơ sở đó đưa vào thực tiễn để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất tại Công ty Cổ phần FPT. Và cuối cùng là đưa ra những kiến nghị, giải
pháp của bản thân đề xuất để giúp Công ty Cổ phần FPT nâng cao năng suất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là Công ty Cổ phần FPT
Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận:
 Về không gian: Giới hạn trong phạm vi quản trị sản xuất của Công ty Cổ phần FPT
 Về thời gian: Trong 4 năm (2014 – 2017) và định hướng mới của công ty trong thời gian
tới
5. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp phân tích kinh tế, xã hội.
 Phương pháp so sánh.
 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
 Phương pháp thống kê.
1


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

 Sử dụng dữ liệu thứ cấp thu nhập được từ phòng nhân sự của công ty cung cấp và dữ
liệu thô qua internet.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng suất
Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tại Công ty Cổ phần FPT
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng suất tại Công ty Cổ phần FPT
Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, bài tiểu luận của tác giả không thể không
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả cam đoan nội dung bài do tác giả thực hiện
không sao chép từ các công trình nghiên cứu khác. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của cô TS. Nguyễn Thị Thu Hằng nhằm giúp cho bài tiểu luận được đầy đủ và hoàn
thiện hơn.

2


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT
Năng suất là gì?

1.1.

Nhà kinh tế học Adam Smith là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất (Productivity)
trong một bài báo bàn về vấn đề hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả
năng sản xuất vào năm 1776
Hiểu một cách đơn giản năng suất là tỉ số giữa đầu ra và đầu vào. Đầu ra, đầu vào được
diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội
Cho đến nay nhiều người vẫn hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động. Nhưng
thực tế, ý nghĩa của năng suất mang tính toàn diện hơn nhiều. Năng suất không còn bó hẹp
trong phạm vi làm ra bao nhiêu sản phẩm trên một đơn vị thời gian, mà năng suất gắn liền với
thị trường, với cạnh tranh và vì vậy sẽ song hành với yếu tố chất lượng. Sau đây sẽ là một số
những định nghĩa về năng suất:
Theo Mohanty & Yadav “Năng suất được định nghĩa đơn giản là tỉ số giữa đầu ra (các
sản phẩm hay dịch vụ) và đầu vào (vốn, lao động, nguyên vật liệu, năng lượng và các đầu vào
khác)”
Theo Smith:“Năng suất bao gồm lợi nhuận, hiệu suất (efficiency), hiệu quả (efectiveness),
giá trị, chất lượng, đổi mới và chất lượng cuộc sống”.
Theo Ross Chapman & Khleef AI-Khawaldeh: “Năng suất còn được xem là tạo ra và
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng tối thiểu mọi nguồn lực (cả con người và
vật chất) nhằm đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, cải thiện chất lượng cuộc sống của con
người và tránh gây tổn hại cho môi trường. Năng suất được thực hiện thông qua nỗ lực của
con người trong một bối cảnh văn hóa xã hội nhất định”.

3



Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Theo Han. F. Leong D, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi thị trường của người sản
xuất chuyển sang thị trường của người tiêu dùng. Người tiêu dùng đang có những điều kiện
thuận lợi để so sánh và lựa chọn. Các nhà cung cấp thì đang tranh giành nhau thị phần thông
qua các thủ thuật về giá cả, với việc đổi mới sản phẩm liên tục và tiếp thị thì quan điểm về năng
suất cũng có định hướng mới. Ngoài hiệu suất, năng suất còn nhấn mạnh đến hiệu quả

Trong đó:
- Đầu ra: là các sản phẩm/ dịch vụ (giá trị/ kết quả làm được)
- Đầu vào: bao gồm vốn, lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thời gian…
- Hiệu quả: Tạo ra các kết quả mong muốn, sản xuất ra sản phẩm/ dịch vụ.
- Hiệu suất: Cho biết kết quả được hoàn thành tốt như thế nào, nghĩa là sản xuất một sản
phẩm/ dịch vụ đạt chất lượng một cách tốt nhất có thể được với thời gian và chi phí thấp nhất
1.2. Nội dung của năng suất
Năng suất theo cách tiếp cận mới – hướng nhìn cho các doanh nghiệp Việt Nam: “Được
hiểu là phương pháp sản xuất hàng hóa/ dịch vụ có chất lượng và giá trị cao với chi phí thấp
nhất có thể. Điều này cho phép doanh nghiệp cung cấp hàng hóa/ dịch vụ với giá cạnh tranh.
Kết quả là nếu tiêu thụ tốt thì lợi nhuận của Doanh nghiệp sẽ tăng. Như vậy, năng suất hiện nay
bao gồm những nội dung sau:
- Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
- giảm đến mức tối thiểu các tác động xấu tới môi trường
- Thỏa mãn người lao động
- Hướng vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng.
- Làm đúng việc ngay từ đầu để giảm lãng phí trong sản xuất
Đối với mỗi nhân viên, năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng có nghĩa
là công việc ổn định hơn, nhiều cơ hội hơn, mức lương cao hơn và chất lượng cuộc sống cũng
sẽ tốt hơn.

4


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

1.3. Đặc điểm của năng suất
Năng suất được hiểu là một kiểu tư duy, luôn hướng tới thói quen cải tiến và vận dụng
những cách thức biến tư duy đó thành các hành động cụ thể. Theo cách tiếp cận này, năng suất
là không ngừng cải tiến để vươn tới sự tốt đẹp hơn, ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua
và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào các nỗ lực cá
nhân và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật, các hoạt động phát huy tinh
thần sáng tạo cũng như quản lý công việc, phương pháp làm việc tốt hơn, hệ thống và công
nghệ tốt hơn để giảm thiểu chí phí, giao hàng đúng hạn, đạt được sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao, thị phần lớn hơn và mức sống cao hơn.
Cách hiểu năng suất theo cách tiếp cận mới chung nhất và cơ bản nhất như sau:
– Nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí trong mọi hình thức.
– Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn.
– Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc đạt được năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình tư duy.
– Tăng năng suất đồng nghĩa với sự đổi mới và cải tiến liên tục.
– Năng suất được coi là biểu hiện của cả hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu.
– Năng suất theo cách tiếp cận mới là năng suất đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất được chia thành 2 nhóm chủ yếu:
- Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ
chế chính sách kinh tế của nhà nước.
- Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, công nghệ, tình hình và khả

năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

5


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày những định nghĩa từ nhiều nguồn khác nhau về
năng suất; Nội dung, đặc điểm của năng suất. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất.

6


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần FPT Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu chung

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập ngày 13/09/1988, với lĩnh vực kinh doanh cốt
lõi là CNTT và Viễn thông, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63

tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên
thị trường toàn cầu với sự hiện diện tại 21 quốc gia.
- 1998: Bước những bước đi đầu tiên với 13 thành viên.
- 1990: Lựa chọn con đường tin học.
- 1994: Bước chân vào lĩnh vực phân phối với mục tiêu
mang sản phẩm công nghệ mới vào Việt Nam.
- 1997: Tham gia vào lĩnh vực Internet, tạo bước phát triển đột phá lĩnh vực này cho Việt
Nam.
- 1999: Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần mềm.
- 2000: Nhận chứng chỉ ISO 9001, đặt nền móng cho hệ thống quản trị toàn diện FPT.
- 2001: Ra mắt VnExpress, một trong những tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam.
- 2006: Thành lập trường Đại học PFT, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
7


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

- 2012: Đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ FPT và thương mại điện tử.
- 2014: Tiến hành thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam tại thị
trường nước ngoài
- 2015: Doanh nghiệp đầu tiên được cấp giấy phép Viễn thông tại Myanmar.
2.1.2. Sứ mệnh
“Sứ mệnh quan trọng của FPT là mang công nghệ, tri thức giúp các cá nhân phát huy tài
năng và góp phần giải quyết các bài toán kinh tế - xã hội” [5]
2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của FPT
8



Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

2.1.4. Lĩnh vực hoạt động

Hình 2.2: Các lĩnh vực kinh doanh của FPT
2.1.5. Chiến lược phát triển – Hành động
2.1.5.1. Chiến lược phát triển
 Chú trọng đầu tư vào các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, hạ
tầng kinh doanh được phát triển trên nền tảng S.M.A.C, IoT và
Digital transformation.
 Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia công nghệ, xây dựng môi
trường làm việc đầy sáng tạo và hiệu quả.
 Hướng tới phát triển các hoạt động dành cho cộng đồng công nghệ, từ đó xây dựng hệ
sinh thái công nghệ bền vững.
2.1.5.2. Hành động
 FPT chú trọng phát triển nền tảng công
nghệ, nâng cao hệ thống hạ tầng.
 Số hoá các dịch vụ, sản phẩm, giải pháp.
 Kết hợp mạnh mẽ với Partner
 Xây dựng giải pháp đồng bộ, phát triển mô hình kinh doanh mới, từ đó tăng cường trải
9


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng


nghiệm và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh số cho khách hàng.
 Ra mắt quỹ FPT Venture, FPT Accelerator, phát triển, nhân giống những hạt giống công
nghệ, hỗ trợ mạnh mẽ khởi nghiệp (Startup), từ đó xây dựng hệ sinh thái công nghệ, trong đó
FPT đóng vai trò là trung tâm kết nối.
 Đối tác của FPT: Amazon Web Services, Microsoft, SAP, IBM….
2.1.6. Văn hóa của FPT
Văn hóa được xem là một phần không thể thiếu kiến tạo nên bộ Gen của người FPT, là
tinh thần FPT, là sức mạnh thúc đẩy FPT không ngừng nỗ lực, sáng tạo vì lợi ích chung của cộng
đồng, khách hàng.
Văn hóa của FPT được gói gọn trong 6 chữ: “TÔN ĐỔI ĐỒNG – CHÍ GƯƠNG SÁNG”
TÔN ĐỔI ĐỒNG: Tôn trọng cá nhân – Tinh thần đổi mới – Tinh thần đồng đội là
những giá trị mà tất cả người FPT đều chia sẻ
Tôn trọng- Là tôn trọng cá nhân, bao gồm: Nói thẳng, lắng nghe và bao dung.
Đổi mới – Là tinh thần đổi mới, bao gồm: Học hành, sáng tạo và STCo
Đồng đội – Là tinh thần đồng đội, bao gồm: Đồng tâm, Tập thể và Chân tình.
CHÍ GƯƠNG SÁNG: Chí công – Gương mẫu – Sáng suốt là những giá trị cần có của
lãnh đạo FPT.
Chí công – Là nền tảng quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin trong nhân viên và
để nhân viên làm việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo.
Gương mẫu – Lãnh đạo phải là người thể hiện rõ nét nhất về tinh thần FPT, về giá trị của
ba chữ “Tôn Đổi Đồng”.
Sáng suốt – Là tầm nhìn xa và tính quyết đoán.
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của Công ty cổ phần FPT
2.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài
2.2.1.1. Môi trường kinh tế thế giới
Xu hướng Công nghệ trên thế giới: 2017 vừa qua là năm chứa khá nhiều sự kiện không
vui của thế giới, từ hàng loạt những tin tức chính trị cho tới kinh tế, rồi tiếp đến cả lĩnh vực công
10



Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

nghệ nữa cũng đủ tạo nên một dấu ấn tiêu cực trong tâm trí mỗi người. Tuy nhiên, vẫn không thể
phủ nhận sự xuất hiện và hình thành, phát triển của những thành tựu nhất định trong giới khoa
học và công nghệ, góp phần thay đổi cách chúng ta sống, học tập và làm việc, giải trí. Chẳng hạn
như những bước tiến nở rộ của nền tảng thực tế ảo trong mọi loại hình thiết bị, từ di động cho tới
cả hệ sinh thái nhà ở.
Bắt đầu từ năm 2018, trên thế giới 8 xu hướng công nghệ mới sẽ thống trị: Trí tuệ nhân
tạo (AI), máy học, Dữ liệu lớn (Big Data), Vạn vật kết nối (internet of thing- IoT), thực tế ảo
(VR) và thực tế ảo tăng cường (AR), siêu thiện thoại (Supper phone), Block chain và công nghệ
bảo mật cao cấp.
 Với những xu hướng công nghệ mới này sẽ ảnh hướng đến năng suất của FPT. FPT
là công ty chuyên về lĩnh vực CNTT thì việc đáp ứng được xu thế thời đại là yếu tố quan trọng để
FPT đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.2.1.2. Tình hình thị trường
Hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước
với doanh nghiệp còn rất hạn chế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cơ quan nghiên cứu và
doanh nghiệp hoàn toàn không có mối liên hệ gì. Trên thực tế, họ có thể thông qua hợp đồng ký
kết giữa 2 đơn vị nhưng dù sao cũng cho thấy một thực tế rõ ràng rằng hoạt động chuyển giao
công nghệ theo chiều dọc ở Việt Nam chưa nhiều. Trái lại tình hình chuyển giao công nghệ từ
bên ngoài thông qua nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ và đầu tư nước ngoài diễn ra tương
đối sôi nổi với tốc độ ngày càng tăng, trong đó khoảng 90% là của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Thực tế cho thấy khu vực đầu tư nước ngoài không chỉ góp phần quan trọng trong
việc chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý vào Việt Nam mà còn tạo ra sức ép thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
Những yếu tố để tạo nên một thị trường khoa học và công nghệ sôi động vẫn chưa được

hình thành đầy đủ ở nước ta. Khung pháp luật cho thị trường và tính thực thi của pháp luật chưa
cao. Số lượng các bên mua trên thị trường còn chưa lớn, lượng cung trong nước chưa nhiều và cơ
chế kết hợp cung - cầu trên thị trường còn nhiều bất cập.
Tại Việt Nam thị trường công nghệ gần đây đã trở nên sôi động với nhiều doanh nghiệp
trong lĩnh vực Công nghệ được coi là đối thủ là FPT về các lĩnh vực như: Viettel, IBM, Cyber
11


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Soft, VNPT, Vinagame, CMC…càng làm cho FPT phải có sự cạnh tranh hơn với các đối thủ.
Nguồn cầu dành cho các mặt hàng công nghệ tại Việt Nam có mức tăng trưởng khoảng
15,7% năm từ 2011 – 2015. Xét về nhân khẩu học, thị trường Việt Nam với cơ cấu dân số trẻ tiến
dần tới mốc 95 triệu dân mức thu nhập 2000USD/người/năm sẽ là động lực cho thị trường bán lẻ
điện thoại di dộng.
 Yếu tố thị trường là yếu tố hạn chế cho sự cạnh tranh của FPT đối với các công ty
nước ngoài chuyên về CNTT đầu tư vào Việt Nam cũng như sự cạnh tranh với các đối thủ trong
nước. Tuy nhiên với từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì FPT có những chiến lược khác
nhau: Mảng phân phối bán lẻ trong ngành CNTT phải kể đến FPT với FPT Distribution và FPT
Retail là 2 trong số 3 chân kiềng lớn tạo dựng lên tập đoàn số 1 về Công nghệ tại Việt Nam.
Mảng kinh doanh này thường đóng góp rất lớn vào doanh thu, nhưng tỷ suất thấp do sự cạnh
tranh trong ngành và chi phí triển khai mở rộng chuỗi bán lẻ chiếm chi phí lớn.
2.2.1.3. Cơ chế, chính sách nhà nước
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ
quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN (có hiệu lực thi hành từ
01/12/2014), trong đó tại khoản 2 Điều 20 quy định doanh nghiệp KH&CN được hưởng chế độ
miễn, giảm thuế TNDN như doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao (CNC) theo quy định
của pháp luật về thuế TNDN và các văn bản pháp luật có liên quan. với quy định của Nghị định

số 95/2014/NĐ-CP sẽ tạo thêm một mức ưu đãi mới dành riêng cho doanh nghiệp KH&CN (chỉ
hưởng miễn thuế, giảm thuế (miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm
tiếp theo; không áp dụng thuế suất ưu đãi) . Thực tế, quy định này có bất cập là chưa tạo ra sự ưu
đãi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN... vì doanh nghiệp có dự
án đầu tư mới vào Khu CNC ngoài hưởng chế độ miễn, giảm thuế TNDN thì còn được hưởng ưu
đãi về thuế suất.
 Nhà nước luôn có những chính sách phù hợp đối với các doanh nghiệp, tạo điều
kiện cho kinh doanh thuộc lĩnh vực CNTT được phát triển với xu thế. Yếu tố này cũng giúp FPT
tạo thuận lợi trong phát triển.
2.2.2. Nhóm nhân tố bên trong

12


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

2.2.2.1. Trình độ quản lý
Đội ngũ quản lý: Xem phụ lục số 01, 02
Lãnh đạo của FPT đa số là những lãnh đạo “già”. Việc chuyển giao thế hệ, đào tạo thế hệ
trẻ đã được lãnh đạo công ty lên kế hoạch kỹ càng, được đo bằng chỉ tiêu cụ thể. "Ở FPT quan
trọng người lãnh đạo là người có thể giải quyết những vấn đề mà ở cấp thấp hơn không giải quyết
được, đưa ra giải pháp và đôi khi là thực hiện giải pháp đó".
Năm 2009, sau khi đã thực hiện một loạt biên pháp cắt giảm chi tiêu để đối phó với khủng
hoảng kinh tế thế giới, FPT quyết định đầu tư xây dựng đội ngũ lãnh đạo các cấp với tham vọng,
họ sẽ là người dẫn dắt các công ty thành viên vượt qua sóng gió, tạo sự phát triển nhảy vọt. Cũng
trong năm này, Học viên Lãnh đạo FPT được ra đời với mục tiêu là nơi lãnh đạo các cấp FPT cập
nhật tri thức quản trị hiện đại, tôi luyện kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo từ thực tiễn tốt
nhất của FPT cũng như trên thế giới. FPT là một công ty hiếm hoi trong giai đoạn kinh tế khó

khăn vẫn đầu tư hàng chục tỷ đồng cho hoạt động đào tạo. Trong năm 2013, FPT đã đầu tư 28,57
tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo với việc tổ chức 1.876 khóa học với sự tham gia của 47.308
lượt CBNV.
Cùng với sự ra đời của Học viện lãnh đạo FPT, một chương trình đào tạo lãnh đạo mang
tính quy mô, hệ thống và ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng nguồn lực lãnh đạo của FPT đã được
triển khai bền bỉ trong nhiều năm. Đó chính là chương trình Mini MBA.
"FPT là một trong những tập đoàn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho lớp lãnh đạo kế cận",
Chủ tịch FPT khẳng định.
Việc thực hiện đánh giá lãnh đạo được cho biết là một khâu trong chương trình “Luân
chuyển và Quy hoạch lãnh đạo FPT” được ông Trương Gia Bình ký vào tháng 3 năm nay. Mục
đích của dự án này là tạo cơ hội cho đội ngũ lãnh đạo của FPT thử sức ở các vị trí công việc khác
nhau trong tập đoàn cũng như đơn vị thành viên để có sự trải nghiệm đa dạng.
Trước đó, FPT cũng đã triển khai chương trình Đánh giá cán bộ quản lý theo nguyên tắc
360 độ, với sự tham gia của cấp trên, ngang cấp, cấp dưới và bản thân tự đánh giá.
Đây là một hoạt động được tập đoàn triển khai định kỳ hằng năm nhằm xác định điểm
mạnh, điểm yếu trong công tác lãnh đạo, quản lý FPT nói chung và của từng cán bộ lãnh đạo,
quản lý nói riêng.
 Yếu tố Trình độ quản lý của FPT được đặt lên hàng đầu, yếu tố này là yếu tố quan
trọng quyết định đến năng suất của FPT. Với đội ngũ lãnh đạo chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm
13


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

dẫn dắt đã luôn khẳng định được sự sáng suốt trong những chiến lược mà FPT định hướng.
2.2.2.2. Đội ngũ lao động
FPT là công ty tập trung đông đảo cán bộ CNTT nhất Việt
Nam, là điểm đến của các tài năng trẻ: 22.000 nhân viên, 67% đạt

trình độ đại học và trên đại học, 300 chuyên gia công nghệ nước
ngoài, 8.500 lập trình viên, kỹ sư CNTT, chuyên gia công nghệ.
67% nhân lực dưới 30 tuổi sở hữu hàng ngàn chứng chỉ của các
hàng công nghệ có uy tín như Amazon Web Services, Microft,…
FPT coi con người là giá trị cốt lõi và là nền tảng vững chắc giúp FPT không ngừng tạo
nên những giá trị gia tăng hiệu quả cho khách hàng: FPT luôn khuyến khích và tạo điều kiện tốt
nhất cho mọi thành viên phát triển toàn diện cả về năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm không
chỉ thông qua công việc mà còn qua đào tạo cũng như các hoạt động văn hóa.

Hình 2.4: Các hoạt động về đào tạo và văn hóa của FPT cho đội ngũ nhân viên
Nguồn nhân lực của Tập đoàn FPT tiếp tục tăng trưởng về quy mô và chất lượng. Tính
đến hết tháng 12/2017, quy mô nhân sự của Tập đoàn là 32.092 người, tăng 13% so với năm
2016 (Số nhân sự này bao gồm cả nhân sự tại hai công ty liên kết trong lĩnh vực phân phối và
bán lẻ sản phẩm công nghệ là Synnex FPT và FPT Retail. Nếu loại trừ nhân sự của hai công ty
này, tổng số nhân lực của Tập đoàn tính đến 31/12/2017 là 25.322 người).
Tổng nhân sự Tập đoàn không tính lĩnh vực Phân phối và Bán lẻ là 25.322 người, tăng
tương ứng 14,2% so với năm 2016. Trong đó, số lượng kỹ sư, lập trình viên, chuyên gia công
nghệ đạt 12.181 người, tăng 18,7% (số kỹ sư, lập trình viên, chuyên gia công nghệ năm 2016
không bao gồm lĩnh vực Phân phối và Bán lẻ là 10.265 người), chiếm 48% tổng nhân lực của
toàn Tập đoàn.

14


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục duy trì sự ổn định với tỷ lệ lao động có
trình độ đại học và trên đại học chiếm 60,3% tổng nhân lực của toàn Tập đoàn, tương đương

19.368 người (tăng 6% so với năm 2017); tổng số kỹ sư, lập trình viên, chuyên gia công nghệ
đạt 13.400 người (bao gồm: số nhân lực Công nghệ - Kỹ thuật và số cán bộ quản lý làm công
nghệ), tăng gần 10%, chiếm 42% tổng nhân lực của Tập đoàn. Tỷ lệ lao động trẻ tiếp tục được
duy trì trong những năm gần đây với độ tuổi trung bình của cán bộ nhân viên là 28,2. Năm
2017, lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm 73,6%, phù hợp với đặc thù ngành [7].
Biểu đồ 2.1: Số lượng nhân lực của FPT trong 5 năm (2013 – 2017)

 Đội ngũ lao động của FPT có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực CNTT, được lãnh
đạo công ty quan tâm đào tạo. Là yếu tố giúp FPT nâng cao được năng suất của mình.
2.2.2.3. Nguồn vốn
FPT có tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản 72,3%. Trong đó chủ
yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho (58,88% tài sản ngắn hạn). Trong cơ cấu nguồn vốn,
nợ chiếm tỷ trọng lớn (60,6%) cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng
nợ.

15


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

 Qua biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của FPT từ năm 2005 – 2017, cho thấy được sự
tăng trưởng của của FPT. Nguồn vốn của FPT đến năm 2017 có sự thay đổi: Tổng nguồn vốn
năm 2017 không cao so với năm 2016 nhưng vốn chủ sở hữu lại tăng và tổng nợ thấp. Điều này
cho thấy cơ cấu nguồn vốn của FPT là một thế mạnh. Với nguồn vốn lớn, ổn định FPT có đủ
nguồn lực để thực hiện chiến lược “Chú trọng đầu tư vào các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, hạ
tầng kinh doanh được phát triển trên nền tảng S.M.A.C, IoT và Digital transformation”
Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả kinh doanh của FPT từ năm 2013 – 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017


2.2.2.3. Công nghệ
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – cuộc cách mạng số - với tác động mạnh mẽ
của làn sóng dịch chuyển sang số hóa và xu hướng vạn vật kết nối Internet (IoT), được dự
đoán sẽ làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp của cả xã
hội. Trong xu thế chuyển dịch của thế giới, công nghệ đóng vai trò cốt lõi của sự thay đổi, hiện
diện trong mọi ngóc ngách của cuộc sống. FPT cũng không nằm ngoài dòng chảy và sự thay
đổi mạnh mẽ đó.

16


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

FPT sẽ là người cùng tiên phong trong xu hướng số hoá thông qua việc xây dựng, ứng
dụng và chuyển đối chính mình, không chỉ cải tiến mà còn mang lại những công nghệ với
nhiều ứng dụng mới, có khả năng áp dụng thực tiễn cao, mang lại hiệu quả sản xuất kinh
doanh cũng như trải nghiệm mới cho khách hàng, từ đó cùng bắt kịp và cùng phát triển trong
thế giới số.

FPT Software: FSOFT sẽ đầu tư mạnh vào các dự án nghiên cứu phát triển để tạo ra các

proof-of-concept (POC) cho khách hàng trong từng lĩnh vực tài chính, điện lực, tự động hoá…
Mỗi POC có mục tiêu minh chứng các công nghệ xử lý dữ liệu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý
ảnh, cloud & mobile, … cùng những mô hình nghiệp vụ mới. Các lợi ích này nằm ở việc cải
thiện hiệu quả vận hành hiện tại của doanh nghiệp, xây dựng mô hình kinh doanh mới, tạo ra
những trải nghiệm mới cho khách hàng.
FPT Information System: FPT Information System (FIS) sẽ đầu tư mạnh mẽ vào công


nghệ phân tích dữ liệu phục vụ doanh nghiệp, dựa
trên thế mạnh của đơn vị là sở hữu nền tảng các
chuyên gia và kiến thức nghiệp vụ tốt. Các dự án
phát triển dịch vụ và sản phẩm công nghệ mới liên
quan đến mảng này có: Hệ thống quản trị rủi ro,
dựa trên kết quả phân tích dữ liệu lớn; Hệ thống
phân tích và báo cáo dữ liệu tài chính quốc gia.
FIS cũng tiếp tục nghiên cứu phát triển các hệ thống tích hợp, gồm: Hệ thống vé điện
tử cho các phương tiện giao thông và bãi đỗ xe; Hệ thống cổng thông tin giao thông cung cấp
API thông tin giao thông cho các bên thứ ba (biển quang báo, ứng dụng di động, web); Hệ
thống phần mềm HES (Head End System) đo xa của ngành điện, sử dụng chuẩn DCU.
FPT Telecom: FPT Telecom (FTEL) tập trung cải tiến chất lượng dịch vụ viễn

thông đang có, bằng hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất,
đồng thời tiếp tục xây dựng các giải pháp và dịch vụ mới
cho khách hang dựa trên nền tảng hạ tầng truyền thông có
sẵn. Các dịch vụ mới được phát triển trên hạ tầng viễn thông
sẽ chủ yếu theo xu hướng IoT, gồm nhà thông minh, theo
17


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

dõi camera an ninh, tối ưu tiêu thụ năng lượng, nông nghiệp điện tử, chăm sóc sức khỏe điện
tử…
FPT Online: Xây dựng hệ thống Digital
Experience Monitoring, để theo dõi các số liệu phản ánh

trải nghiệm của người dùng, từ đó cải tiến sản phẩm, dịch
vụ; Nâng cấp hệ thống và kiến trúc để tăng tính linh hoạt
và khả dụng; Thử nghiệm các hình thức nội dung mới như
Visualization Data, Photo 360, Video 306, VR, Chatbot.
S.M.A.C hóa hệ thống nghiệp vụ nội bộ, và đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nghệ
vẫn tiếp tục được triển khai.

FPT Retail: Với FPT Retail (FRT) tập
trung ứng dụng công nghệ nhận diện khách hàng
trực tuyến thông qua các hệ thống thu thập dữ liệu
như camera, robot hoặc các thiết bị beacon và các
hệ thống phân tích dữ liệu lớn. Khi khách hàng đã
được nhận diện danh tính hoặc đặc điểm, dữ liệu
sẽ được phân tích và cung cấp cho bộ phận chăm
sóc khách hàng, hoặc cho các hệ thống gợi ý và chăm sóc mua sắm trực tuyến để đưa tới
những trải nghiệm mua sắm thú vị hơn. Ngoài ra, hệ thống nền tảng cho các phần mềm phục
vụ khách hàng nhanh chóng cũng là một trọng tâm phát triển.
 FPT đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng những sản phẩm, dịch vụ công nghệ có
tính ứng dụng cao, tương thích với kỉ nguyên số hóa dựa trên nền tảng công nghệ mới như: Big
Dât, IoT, Cloud Computing…FPT hiện có sự kết hợp mạnh mẽ với đối tác là những tên tuổi lớn
về công nghệ trên thế giới cùng phát triển và mang những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cáo tới
khách hàng toàn cầu.
2.2.2.4. Khả năng và tình hình tổ chức

18


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng


Hình 2.5: Các công ty thành viên và công ty liên kết của FPT
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu một cách tổng quan về Công ty Cổ phần FPT
Việt Nam. Từ những cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả đã phân tích những yếu tố bên ngoài,
yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng suất của FPT. Với mỗi yếu tố tác giả đã đưa ra những
dữ liệu, số liệu cụ thể để cho thấy được vai trò của yếu tố đó trong quá trình đưa hoạt động
sản xuất của FPT.

19


Tiểu luận môn quản trị sản xuất

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT TẠI FPT
3.1. Giải pháp về thị trường kinh doanh
Hiện nay công ty chưa có phòng ban có chức năng nghiên cứu thị trường, sản phẩm,
chính sách kinh doanh riêng biệt. Công ty cần hoàn thiện chức năng này cho việc định hướng
chiến lược cụ thể của công ty với các nội dung trọng tâm: Xây dựng chính sách, chương trình
hỗ trợ sau bán hàng; Xây dựng thực hiện hội thảo, event; Nghiên cứu, đề xuất tư vấn xây dựng
và phát triển các kênh bán hàng và dịch vụ mới
3.2. Giải pháp về lao động
3.2.1. Nâng cao năng lực của CBNV
Chú trọng đầu tư vào đào tạo: Ban hành chính sách yêu cầu CNVN bắt buộc phải tham
gia học tập hàng năn theo chương trình đào tạo cán bộ FPT hoặc ít nhất phải tham gia khóa
học online.
3.2.2. Đáp ứng các mối quan tâm của CBNV
Tạo điều kiện và cơ hội để phát huy cao nhất năng lực của CBNV để thành công cùng

công ty: FPT cần Liên tục tạo cơ hội và thách thức, đảm bảo môi trường hợp tác, đầy đủ thô
Đảm bảo các quyền lợi chính đáng cả về vật chất và tinh thần: Xây dựng và duy trì liên
tục chương trình đào tạo và huấn luyện đội ngũ lãnh đạo kế cận trung thành với lý tưởng và sự
nghiệp của Công ty
Môi trường làm việc thân thiện, sáng tạo:
Xây dựng và thực thi kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với các mục tiêu và chiến lược
phát triển của Công ty
Xây dựng và áp dụng các chế độ chính sách khuyến khích, cổ vũ, động viên và bù đắp phù
hợp với kết quả công việc và sự đóng góp của nhân viên
Định kỳ khảo sát, thu thập ý kiến của nhân viên về Công ty và có hành động phù hợp thông
qua các khảo sát định kỳ và các trao đổi trực tiếp, gián tiếp
Thực hiện các chế độ bảo hiểm, các chế độ phúc lợi theo quy định của Công đoàn Công ty
Xây dựng và phát triển văn hoá, các giá trị cốt lõi của Công ty
20


×