Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tự do báo chí Tiểu luận môn luật pháp và đạo đức báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.64 KB, 13 trang )

Đề bài: Phân tích những quy định của luật Báo chí 2016 để thấy được việc
ghi nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của Luật Báo chí
Việt Nam?
Bài làm
Luật Báo chí năm 2016 này gồm 6 chương với 61 điều (tăng 25 điều so với Luật
Báo chí năm 1999), trong đó có 32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung
các quy định của Luật Báo chí hiện hành. So với Luật Báo chí trước đây, Luật Báo
chí 2016 có nhiều điểm mới cơ bản, gồm: Quy định về quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; đối tượng thành lập cơ quan báo chí;
quyền tác nghiệp của báo chí; đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; liên kết
trong hoạt động báo chí; hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí; cải
chính và xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí…
I. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí 2016 khẳng định quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
(được quy định tại Chương II, các điều 10, 11, 12, 13). Cụ thể:
Điều 10. Quyền tự do báo chí của công dân
1. Sáng tạo tác phẩm báo chí.
2. Cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Phản hồi thông tin trên báo chí.
4. Tiếp cận thông tin báo chí.
5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí.
6. In, phát hành báo in.
Điều 11. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức
của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí của công dân


1. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân
phù hợp với tôn chỉ, mục đích và không có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trường hợp không đăng, phát phải trả lời và
nêu rõ lý do khi có yêu cầu.


2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời
trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
Điều 13. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân
1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ.
Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.

Chương II Luật Báo chí năm 2016 đưa ra những quy định cụ thể. Điều 10 quy
định công dân có quyền tự do báo chí, với nội dung chủ yếu: sáng tạo tác phẩm báo
chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông
tin báo chí; liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; in, phát hành
báo in. Đây là một điểm mới, một bước tiến quan trọng để luật hóa quyền tự do
trên báo chí; từ đó xác lập các nội dung luật pháp tương ứng nhằm vừa tạo điều
kiện, vừa bảo đảm để quyền tự do báo chí được tổ chức, quản lý một cách dân chủ,
công bằng, văn minh, phù hợp với yêu cầu của tiến trình xây dựng, phát triển đất
nước. Luật này khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam
tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí
và sẽ tiếp tục phát triển, phát huy những thành tựu đã đạt được; bác bỏ những quan
điểm lệch lạc, xuyên tạc công tác nhân quyền của Việt Nam nói chung, quyền tự do
báo chí nói riêng.

Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự
do báo chí của người dân. Theo thống kê, tính đến năm 2016, cả nước có 857 cơ
quan báo chí, gồm: 199 cơ quan báo chí in, 658 tạp chí (trong đó có 105 báo, tạp
chí điện tử); 1 hãng thông tấn quốc gia; 67 cơ quan phát thanh truyền hình. Hầu hết
các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội đều có báo, tạp chí hoặc trang
thông tin, báo điện tử.
Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, được nói lên ý kiến, quan điểm của
mình về các mặt của đời sống không những thể hiện được chính kiến trước dư luận
xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mà còn giúp cho Đảng, Nhà nước
trong việc giải đáp khúc mắc, khó khăn, nguyện vọng của nhân dân; xây dựng,
chỉnh sửa và bổ sung các chính sách pháp luật phù hợp, đảm bảo vai trò lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước.


Công dân góp vai trò quan trọng cung cấp thông tin cho báo chí về tất cả các mặt
của xã hội. Nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực của cán bộ nhà nước, các cá nhân,
doanh nghiệp được nhân dân phát hiện và cung cấp thông tin cho báo chí phản
ánh, các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Cơ quan có đường dây nóng, email,
hộp thư...tạo điều kiện cho người dân cung cấp thông tin một cách nhanh nhất tới
các cơ quan báo chí và phát huy quyền tự do báo chí của công dân.
Trong trường hợp công dân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc
gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có
quyền nêu ý kiến phản hồi. Đây là quyền chính đáng đảm bảo quyền tự do báo chí
của công dân. Không ít vụ báo chí đưa thông tin sai lệch, thiếu tính chính xác,
thương mại hóa báo chí dẫn đến những phản ứng tiêu cực đối với xã hội. Chính
công dân đóng một vai trò quan trọng trong phát hiện và phản hồi thông tin sai
lệch, giúp cơ quan báo chí đảm bảo tính đúng tính chính xác, chân thật, khách quan
trong thông tin. Bất cứ cơ quan báo chí nào, bất cứ toà soạn báo nào, dù là báo
Đảng, báo đoàn thể chính trị xã hội; báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử đều

phải có và bộ phận làm công tác bạn đọc, quan hệ công chúng với những người
làm công tác tiếp dân giỏi nghề, có kiến thức, am hiểu pháp luật xử lý những vấn
đề công chúng đặt ra rốt ráo, kịp thời, đến cùng. Đó chính là công tác tiếp nhận
thông tin phản hồi, lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề công chúng đặt ra.
Tuy nhiên, hiện nay, có một số cơ quan công quyền còn coi nhẹ thông tin phản
hồi của công chúng qua báo chí, không lắng nghe, không trả lời sự phản hồi thông
tin trên báo chí. Việc này cần phải chấn chỉnh, vì phản hồi thông tin không chỉ là
quyền của công dân mà còn là trách nhiệm của người làm báo, của cơ quan báo chí
và của toàn xã hội.
Ở Việt Nam, báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa "ý Đảng, lòng dân", tạo đồng
thuận xã hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; là phương tiện để
người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện đối
với các chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo
vệ quyền của người dân. Đó là minh chứng sinh động cho việc bảo đảm quyền tự
do báo chí ở Việt Nam, phản bác luận điệu vu cáo Nhà nước Việt Nam.
Điều 11 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận trên báo chí, thể hiện qua
nội dung chủ yếu: phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý
kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối
với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức


chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các tổ
chức, cá nhân khác.
Điểm mới và bước tiến trên là cụ thể hóa một nội dung quan trọng của Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 tại Kỳ họp thứ 6,
được khẳng định tại Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định”. Với tính cách “luật cơ bản” của quốc gia, Hiến pháp là cơ sở

để xây dựng, ban hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết, các văn bản thuộc hệ thống
pháp luật Nhà nước. Như vậy, sự ra đời Luật Báo chí năm 2016 (cũng như các Luật
Báo chí ban hành trước đó) đều dựa trên một nội dung quan trọng của Hiến pháp.
Tự do ngôn luận được thể hiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau, các thể chế chính
trị khác nhau và điều kiện chính trị cụ thể của mỗi quốc gia. Tuy nhiên dù ở thể chế
nào, điều kiện lịch sử, chính trị nào thì tự do ngôn luận cũng đều bị chi phối bởi
các yếu tố như: Quyền tự do ngôn luận, sự thật của vụ việc và lợi ích của cộng
đồng.
Như vậy, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định
quyền tự do ngôn luận của công dân, đồng thời thống nhất nguyên tắc coi thực hiện
quyền tự do ngôn luận của công dân phải do “pháp luật quy định”. Vì thế tự do
ngôn luận là một quyền hiến định, do Hiến pháp đặt ra và không thể thay đổi.
Trong lĩnh vực báo chí, khẳng định quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận
trên báo chí là một mặt của vấn đề, mặt khác là phải xây dựng, ban hành các điều
luật bảo đảm những quyền này được thực hiện một cách dân chủ, phù hợp với yêu
cầu ổn định và phát triển xã hội, có tác động tích cực đến sự phát triển của con
người.
Ngoài ra tại Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí có quy
định báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội;
làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân.”, phản ánh tiếng nói,
tâm tư, nguyện vọng của người dân, những ý kiến phản hồi từ thực tiễn cuộc sống
sinh động của nhân dân về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Như Bác Hồ dạy: ”Báo chí mà không có tiếng nói của nhân dân, không có
linh hồn của cuộc sống, không được nhân dân ham chuộng thì đó là một nền báo
chí cằn cỗi, một nền báo chí không có sức sống”.


Có thể thấy rằng, quyền tự do ngôn luận của công dân luôn được Đảng, Nhà
nước và báo chí coi trọng, đảm bảo hành lang pháp lý, và tạo điều kiện thuận lợi để
công dân phát huy quyền lợi của mình.

Hiện nay, quyền tự do ngôn luận, báo chí ở Việt Nam không những được bảo
đảm tốt mà còn là nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh chống những biểu hiện
tiêu cực trong xã hội. Nhiều vụ tham nhũng lớn được báo chí phanh phui, trước khi
cơ quan chức năng phát hiện, như: vụ án Trịnh Xuân Thanh bắt nguồn từ bài báo
“Xe tư gắn biển xanh” là một minh chứng. Những năm gần đây, các tổ chức đoàn
thể, Mặt trận Tổ quốc tham gia tích cực việc giám sát, phản biện đối với chính sách
của Nhà nước. “Quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới”, tham
gia phản biện, giám sát của cá nhân, tổ chức được Đảng, Nhà nước ta tôn trọng,
khuyến khích. Tuy nhiên, vấn đề là phản biện ở đâu và động cơ phản biện như thế
nào để đảm bảo tính khách quan; tránh hiện tượng “bôi đen” xã hội, bị kẻ xấu lợi
dụng gây tổn hại cho người dân, xã hội và đất nước.
Điều 12 đề cập trách nhiệm của cơ quan báo chí, với nội dung chủ yếu: đăng,
phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh, tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp
với tôn chỉ, mục đích...; trường hợp không đăng, phát phải trả lời, nêu rõ lý do khi
có yêu cầu; trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản
hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
Tuy nhiên, quy định này về cơ bản là đúng, nhưng liệu có khả thi khi báo chí
thực hiện nhiệm vụ “công vụ” này, thường khá nhiều về số lượng, rộng về phạm vi
đề cập. Trong khi đó, mỗi cơ quan báo chí thì nhân sự hạn chế và muốn giải quyết
thấu đáo phải mất nhiều thời gian, trí lực, đôi khi vượt ra ngoài khuôn khổ chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí.
Luật Báo chí 2016 cũng quy đinh rõ trách nhiệm của Nhà nước với quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân thể hiện ở Điều 13 qua
nội dung chủ yếu: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện các
quyền này và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình, đồng thời báo chí, nhà
báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không ai được
lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Những năm gần đây, xuất những vụ bạo động lật đổ chế độ thường diễn ra theo

chuỗi: bắt đầu bằng đấu tranh “bất bạo động”, “bất tuân dân sự”, phát triển thành
gây rối về an ninh trật tự dựa trên “hội chứng đám đông” và cuối cùng là gây bạo


loạn lật đổ chính quyền từ cục bộ đến cả nước. Không loại trừ những kẻ cầm đầu
kêu gọi lực lượng nước ngoài can thiệp. Đây là “kịch bản kinh điển” của những
hoạt động lật đổ chế độ ở một số quốc gia trên thế giới trong những thập niên gần
đây. Những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của những “người bất đồng chính
kiến” được các hãng thông tấn, báo chí phương Tây “tăng âm”, phát tán với các
bình luận bao che, cổ súy cho các hành vi phạm tội của họ với luận điệu lặp đi, lặp
lại rằng: Việt Nam đang “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet”; “vi
phạm quyền con người”,… Điều này hoàn toàn phi lý và ngang ngược.
Thực tế cho thấy, một số người lợi dụng quyền tự do ngôn luận, để viết, đã đăng
tải, phát tán nhiều video/clip trên internet, những nội dung xuyên tạc sự thật,
chống phá chế độ xã hội, Nhà nước, phỉ báng chính quyền, phao tin bịa đặt, xuyên
tạc sự thật; lợi dụng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích
quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trong xã hội, trên mạng
internet. Điển hình là: Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc,
Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,…và họ đã nhận những bản án thích đáng
về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo
Điều 88, Bộ luật Hình sự (1999). Đó là minh chứng cho cái giá phải trả của việc
lợi dụng tự do ngôn luận, báo chí để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việt
Nam.
Vì vậy, Điều 13 của Luật Báo chí 2016 không chỉ tạo điều kiện mà còn bảo đảm
cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận được thực hiện đúng theo khuôn khổ của
pháp luật, giúp phát huy hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ
lợi ích quốc gia - dân tộc.
Từ các nội dung trên, có thể nói Luật Báo chí năm 2016 đã tạo khung pháp lý
rộng nhưng nghiêm khắc, bảo hộ mạnh mẽ bằng các định chế cần và đủ để công
dân thực hiện quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí; để các cơ

quan báo chí và nhà báo có thể tự do tác nghiệp trong khuôn khổ luật định... Đây là
một phương diện quan trọng thể hiện tính chất dân chủ, công bằng, văn minh trong
tổ chức, quản lý xã hội của Nhà nước Việt Nam, đồng thời cũng là một bằng chứng
chứng minh hệ thống pháp luật ở Việt Nam đã và đang ngày càng hoàn thiện, phù
hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với trình độ
phát triển của thế giới hiện đại. Đồng thời đây cũng là cơ sở để bác bỏ luận điệu
mà các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn thường sử
dụng để vu cáo, vu khống, bịa đặt về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam.
Tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí thuộc các quyền cơ bản của con
người trong một xã hội phát triển. Song thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí như thế nào lại là vấn đề cần đề cập một cách cụ thể, căn cứ


vào sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi quốc gia và hệ thống luật pháp của
quốc gia ấy, cùng với các tiêu chí của nền văn hóa mà trực tiếp là đạo đức. Nên dù
thực hiện các quyền này, trong khuôn khổ pháp luật, để phù hợp với truyền thống
văn hóa, phục vụ lợi ích của đất nước, của dân tộc, của cộng đồng, báo chí không
thể lợi dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí được quan
niệm một cách cực đoan mà xâm phạm tới quyền và lợi ích của mọi tổ chức, cá
nhân, của đất nước. Đó là những vấn đề tất yếu mà chỉ từ nhận thức đầy đủ,
nghiêm túc thì mỗi công dân, mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo mới có thể
sử dụng quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí một cách thiết
thực, hiệu quả, có ý nghĩa tích cực với xã hội và con người, qua đó thể hiện tinh
thần “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”.
II. Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí
Một điểm mới trong quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí.
Cụ thể:
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí
3. Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối
ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc

thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền
núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại
khoản 3 Điều này.

Luật này đảm bảo quyền tự do báo chí về tiếp cận các tác phẩm báo chí của mọi
công dân trên lãnh thổ Việt Nam, được nêu tại Điều 10. Quyền tự do báo chí của
công dân. Góp phần nâng cao nhập thức về các chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước; nêu gương người tốt việc tốt, nâng cao tinh thần yêu nước,
phát huy ý chí kiên cường bảo vệ tổ quốc của các đối tượng ở các địa bàn được nêu
cụ thể trong luật. Do đó, báo chí góp phần gia tăng, củng cố niềm tin của nhân dân
vào Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị.
III.Liên kết trong hoạt động báo chí
Luật quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được phép liên kết
với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với
lĩnh vực liên kết; thời lượng tối đa được phép liên kết trong kênh phát thanh, kênh
truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy
định và kênh thời sự-chính trị tổng hợp; thời lượng tối đa mà cơ quan báo nói, báo
hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình.


Việc liên kết trong báo chí được quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan
báo chí được phép liên kết với các cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có
đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết.

Nội dung và hình thức của hoạt động liên kết phải tuân thủ đúng quy định của
pháp luật Việt Nam, đảm bảo các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh
truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy
định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự-chính trị tổng hợp không

vượt quá 30% tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
Các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền
hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải
được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Cơ quan báo chí chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm mà không phải xin phép
cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan báo chí. Cụ thể tại Điều 37. Chương
IV. Hoạt động báo chí, Mục 1. Thực hiện thêm loại hình, sản phẩm báo chí;
liên kết trong hoạt động báo chí.

Điều 37. Liên kết trong hoạt động báo chí
1. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí
khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy
định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên kết
trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong các lĩnh vực sau đây:
a) Thiết kế, trình bày, in, quảng cáo, phát hành báo chí và nội dung thông tin quy
định tại các điểm b, c, d và đ khoản này;
b) Khai thác hoặc mua bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí thuộc
lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo và thông tin kinh tế của báo
chí nước ngoài để xuất bản tại Việt Nam;


c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép liên kết khai thác hoặc mua toàn bộ bản
quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí hợp pháp của Việt Nam để xuất bản
tại nước ngoài;
d) Sản xuất chương trình, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc lĩnh vực khoa
học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội;
đ) Sản xuất các sản phẩm báo in, báo điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, công

nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội.
3. Các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm
vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông và kênh thời sự - chính trị tổng hợp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời
lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
4. Việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò
chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài
phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Trường hợp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh
phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết không vượt quá ba mươi phần trăm
tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất.
6. Nội dung các chương trình liên kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt
Nam.

IV. Đối tượng thành lập cơ quan báo chí
Trường đại học cũng được quyền thành lập cơ quan báo chí. Đây là quy định
mới được bổ sung vào quy định đối tượng được quyền thành lập cơ quan báo chí.
Theo đó, Luật báo chí 2016 nêu rõ tại Chương III. Tổ chức báo chí, Mục 1. Cơ
quan chủ quản báo chí:
Điều 14. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí
1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp
tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt
Nam được thành lập cơ quan báo chí.
2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu
khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình
thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp
tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.

Quy định này phù hợp với thực tiễn vì hiện nay nhiều trường đại học cũng như

tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đều cho ra đời những tạp chí


khoa học mang tính tham khảo, ứng dụng và hỗ trợ rất nhiều cho thực tiễn cuộc
sống. Luật này tạo điều kiện, cổ vũ phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên, giảng
viên, đồng thời giúp họ tiếp cận thông tin nhanh hơn, cụ thể, thiết thực hơn về
những vấn đề có liên quan đến chính ngành, chuyên ngành mà mình đang học.
VI.Nhà báo
Quyền và nghĩa vụ của báo chí được nêu rõ tại Điều 25, Mục 4, đảm bảo pháp lý
cho nhà báo trong hoạt động báo chí của mình.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
1. Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.
2. Nhà báo có các quyền sau đây:
a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt
động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong
hoạt động nghề nghiệp;
b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy
định của pháp luật;
c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc,
nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp
cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư
của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí
khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;
đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiệntác phẩm báo chí trái với quy định
của pháp luật.
3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất

nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
b) Bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư
tưởng, hành vi sai phạm;
c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp
luật;
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;


đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội
dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Quyền của nhà báo đã tạo điều kiện tốt nhất cho nhà báo tác nghiệp để tiếp cận,
khai thác, được cung cấp và sử dụng thông tin đồng thời được bồi dưỡng nâng cao
trình độ nghiệp vụ.Việc cung cấp thông tin cho nhà báo cũng được quy định tại
Điều 38. Cung cấp thông tin cho báo chí “ 1.Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ
của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung
cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin
đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang
thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ
quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu
rõ xuất xứ nguồn tin.”

Tất cả những quyền này giúp phát huy quyền tự do báo chí của nhà báo trên báo
chí, giúp truyền tải thông tin đến công chúng một cách nhanh nhất, chính xác nhất
và chất lượng, hiệu quả nhất nhằm góp phần năng cao quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận của công dân. Quyền của nhà báo đều nằm trong khuôn khổ của
pháp luật, lao động báo chí trong khuôn khổ của pháp luật.

Về trách nhiệm của nhà báo, luật quy định nhà báo phải thông tin trung thực phù
hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân, đồng thời bảo vệ quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, điều này đảm người dân được tiếp cận
với thông tin chính xác, trung thực khách quan; giúp củng cố niềm tin của nhân
dân với chế độ, với sự dẫn dắt của Đảng trên con đường xây dựng đất nước phát
triển vững mạnh.
Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân
không chỉ là nghĩa vụ của nhà báo, mà còn giúp đảm bảo cho quyền tự do báo chí
được thực hiện trong thực tế, điều nà được nêu tại Điều 10. Quyền tự do báo chí
của công dân.
Cũng như các nghề khác như Luật sư, bác sĩ, giáo viên,…thì nghề làm báo cũng
không ngoại lệ. Bên cạnh những quyền hạn, nghĩa vụ của mình, nhà báo trong hoạt
động công tác, chuyên môn còn phải tuân thủ quy tắc cũng như đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo. Luật báo chí 2016 quy định Hội nhà báo Việt Nam có
nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của


người làm báo; nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo khi vi phạm về đạo đức nghề nghiệp
gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay có rất vụ việc biểu hiện việc vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo ví dụ
tháng 6/2017 vụ nhà báo Duy Phong được cho bị cơ quan công an bắt quả tang
nhận 50 triệu đồng từ một doanh nghiệp ở Yên Bái, sau đó khai nhận hối lộ 200
triệu đồng từ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái; tháng 4/2017, Công
an Hải Phòng đã bắt Phan Thành Long, Phạm Văn Tân (phóng viên báo Kinh
doanh và Pháp luật) và bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc đối với Phan
Văn Thương), Trưởng Văn phòng đại diện báo Kinh doanh và Pháp luật tại Hải
Phòng về hành vi cưỡng đoạt tài sản, thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến hành vi
phạm tội. Hay tháng 8/2017 Bà Phạm Lê Hoàng Uyển, thuộc Tạp chí Hướng

nghiệp và Hòa nhập, đã nhận 280 triệu đồng của hai doanh nghiệp. Theo đó, bà
Uyển hứa sẽ đứng ra giải quyết việc gỡ 3 bài viết đã đăng trên trang trực tuyến của
Báo Phụ Nữ TP.HCM có liên quan đến hai doanh nghiệp này. Những vụ việc này
là một trong những ví dụ điển hình về hành vi trục lợi từ nghề báo.
Vì vậy, nhà báo phải thông tin chính xác, chân thực, khách quan, đúng sự thật,
bảo đảm cho công chúng tiếp cận những tác phẩm báo chí chất lượng, góp phần
phát huy quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí không chỉ đối với nhà
báo mà với toàn xã hội.
VII. Các Điều luật khác
Điều 39:Trả lời trên báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên
báo chí trong thời gian quy định.
Điều 42. Cải chính trên báo chí, cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân
thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân đó.
Điều 43. Phản hồi thông tin, khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng
cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh
dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự,
nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan
báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi


kiện tại Tòa án. Đồng thời Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản
hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến
uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí,
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.
Những luật này góp phần bảo vệ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo
chí của công dân được quy định tại Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan báo chí

đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
III. Kết
Có thể nói Luật Báo chí 2016 không chỉ tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho
báo chí tiếp tục đi đúng hướng theo đúng quỹ đạo, mà còn thúc đẩy cho các hoạt
động của báo chí qua việc ghi nhận và bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
trên báo chí. Tất nhiên để làm được những điều đó, công việc ngay từ lúc này đang
đòi hỏi ở mỗi cơ quan báo chí phải tiếp tục phát huy thành quả của báo chí đã đóng
góp trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, khắc phục những hạn chế
trong hoạt động báo chí, đẩy mạnh tuyên truyền có hiệu quả, chủ trương đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, gương điển hình người tốt việc tốt,
tạo sự thống nhất, đồng thuận trong Đảng và trong toàn xã hội; thông tin đa dạng,
chính xác, khách quan, trung thực, là kênh phổ biến vừa phản biện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, phản ánh ý kiến của người
dân, góp phần giám sát các hoạt động của cơ quan Đảng, nhà nước nhằm tăng
cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thường xuyên quan tâm xây dựng, đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có phẩm chất chính trị vững vàng,
chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
Với mỗi nhà báo, những “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa” đây là thời cơ
để thể hiện bản lĩnh tính chuyên nghiệp của mình, trở thành người trợ giúp thông
tin cho công chúng chứ không chỉ là người sáng tạo hay trình bày thông tin, hướng
tới một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, giúp báo chí cách mạng nước nhà
không ngừng phát triển bền vững, đóng góp ngày càng xứng đáng vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



×