Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tieu thuyet cua Chu Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.78 KB, 24 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hình tợng ngời lính thời hậu chiến nh là một sự tiếp nối tự nhiên đề tài
chiến tranh và ngời lính cách mạng, tạo nên một mạch chảy nổi bật xuyên suốt hành
trình văn học Việt Nam kể từ sau Cách mạng tháng Tám. Chiến tranh đã qua đi, nhng
vẫn còn đó biết bao điều trăn trở, day dứt. Lấp đầy vết thơng da thịt, vật thể đã là quá
sức, hàn gắn vết thơng lòng càng không thể dễ dàng. Sau cuộc chiến văn học nhìn lại chiến
tranh, nhìn thẳng vào cuộc đời trớc mặt. Các nhà văn nói chung, các nhà tiểu thuyết nói riêng
có điều kiện để chăm sóc ngòi bút của mình. Tiểu thuyết hậu chiến nh đã bù đắp đợc phần
thiếu hụt, phần hạn chế mà ngay trong thời kỳ khói lửa, các nhà văn cha thể làm.
1.2. Tiểu thuyết là thể loại mà Chu Lai gặt hái đợc nhiều thành công. Đó là
những tác phẩm chủ yếu viết sau chiến tranh nhng số phận ngời lính (kể cả ngời lính
trong cuộc chiến và sau cuộc chiến) lại là vấn đề cốt lõi. Chu Lai với đồng đội với chiến
trận, một sự gắn bó nh là định mệnh. Có thể coi ông là một trong những nhà văn hàng
đầu với những tiểu thuyết về hình tợng ngời lính thời hậu chiến.
1.3. Chu Lai có ba tiểu thuyết đạt giải cao: Ăn mày dĩ vãng (Giải A, về đề tài
lực lợng vũ trang, Hội Nhà văn,1992), Giải B (Bộ Quốc phòng, 1994); Ba lần và một
lần (Giải B, Bộ Quốc phòng,1996 2000); Phố (Giải B, Nhà xuất bản Hà Nội, 1993).
Với hơn chục cuốn tiểu thuyết trong lĩnh vực này, Chu Lai đã khắc hoạ một cách đậm
nét số phận ngời lính từ thời chiến vắt qua thời bình. Từ đó ông đặt ra nhiều vấn đề
mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Theo chúng tôi, Chu Lai là một nhà văn đã có phong
cách tơng đối ổn định. Tuy nhiên, nghiên cứu về Chu Lai hiện vẫn đang còn là một vấn
đề mở, đang rất cần có những công trình khoa học đánh giá một cách đầy đủ và toàn
diện về đóng góp của Chu Lai cho văn học Việt Nam đơng đại.
1.4. Nghiên cứu đề tài này giúp những nhà giáo có cái nhìn đối sánh trong giảng
dạy các tác phẩm về đề tài chiến tranh.
Từ thực tiễn trên đây, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài Sự thể hiện hình tợng
ngời lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Chu Lai
2. Lịch sử vấn đề
1
Cho đến nay, các bài nghiên cứu phê bình về Chu Lai tựu trung ở các vấn đề: Sự


gắn bó máu thịt của Chu Lai với đề tài chiến tranh và sự trở về với dòng đời bề bộn trăn
trở, lo toan của những ngời lính từ rừng xanh Trờng Sơn, từ khói bom chiến trận. Chúng
tôi tạm chia ra các hớng nghiên cứu về Chu Lai nh sau:
Nhóm 1: Bao gồm các bài viết, bài phê bình mang tính chất tơng đối quy mô đợc
đăng tải trên các báo, tạp chí nh: Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, các bài
công bố trong các cuộc hội thảo lớn.
Nhóm 2: Bao gồm các bài nói chuyện, trò chuyện, trả lời phỏng vấn của nhà văn
Chu Lai xuất hiện rất nhiều trên các loại thông tin đại chúng nh báo viết, báo hình, báo
điện tử Theo chúng tôi, khi các phóng viên, bạn đọc trên mạng Internet đặt ra những
câu hỏi xung quanh nghề nghiệp, tác phẩm của Chu Lai nghĩa là họ cũng đang nhận xét
bình phẩm đánh giá. ý kiến của họ cũng phải đợc xem là một cách hiểu, một cách cảm
thụ bổ sung cho việc phê bình nghiên cứu tiểu thuyết Chu Lai. Và nh vậy đây cũng là
một dạng nghiên cứu phê bình.
Nhóm 1 tập trung những bài viết, những ý kiến đánh giá sát thực , bộc lộ những
cảm nhận sâu sắc của các nhà nghiên cứu đối với sáng tác của Chu Lai. Tuy nhiên, cũng
cần nhận thấy rằng, những nhận định ấy mới chỉ điểm mà cha diện. Có thể khái quát
các bài ở nhóm 1 vào hai dạng: dạng thứ nhất tập trung vào một phơng diện nào đó của
văn Chu Lai. Chẳng hạn nh đề tài, nhân vật, kết cấu Suy cho cùng những đánh giá đó
vẫn còn mang tính chất phiến diện. Dạng thứ hai bao gồm các ý kiến bàn luận về một tác
phẩm cụ thể. Khi đó, tác phẩm đợc xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chắng hạn Hội
thảo về Ăn mày dĩ vãng, bài của Nguyễn Thanh Tú về Cuộc đời dài lắm Đây là những
đánh giá tơng đối hoàn chỉnh nhng mới chỉ khoanh vùng trong phạm vi một tác phẩm cụ
thể.
Nhóm 2 tập trung ý kiến của giới trẻ, những ngời quan tâm đến Chu Lai và văn
của ông nhng không mang tính chất chuyên nghiệp. Những vấn đề đặt ra ở nhóm này t-
ơng đối phong phú và đa dạng. Ngời phát ngôn cơ bản vẫn là Chu Lai. Tuy nhiên, sắc
màu phê bình văn học ở đó khi đậm, khi nhạt, không phải là không có.
Nghiên cứu về tiểu thuyết Chu Lai vẫn còn thiếu một cái nhìn tổng quan, một
công trình quy mô mang tính chất tổng thể. Tiếp thu những ý kiến quý báu và định h-
2

ớng cho mình từ những ngời đi trớc, đề tài của chúng tôi tìm hiểu một cách tơng đối
toàn diện về các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của Chu Lai.
3. Mục đích của đề tài
3.1. Phác thảo một cái nhìn tổng quan thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam sau
1975 trong việc thể hiện hình tợng ngòi lính thời hậu chiến.
3.2. Tìm hiểu những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tiểu thuyết Chu Lai trong
việc thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phơng pháp sau:
4.1. Phơng pháp so sánh, đối chiếu.
4.2. Phơng pháp phân tích, tổng hợp.
4.3. Phơng pháp thống kê, phân loại.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đợc trình
bày trong 3 chơng .
Chơng 1. Sự thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Việt
Nam sau1975.
Chơng 2. Một số vấn đề nổi bật về số phận ngời lính thời hậu chiến trong tiểu
thuyết Chu Lai.
Chơng 3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu
chiến trong tiểu thuyết Chu Lai.
Chơng 1
Sự thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến
trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.1. Cơ sở xã hội, thẩm mĩ của việc thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến
trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.1.1. Cơ sở xã hội
Sau ngày hoà bình lập lại, nhất là từ Đại hội VI của Đảng (10/1986) đất nớc khởi
sắc về mọi mặt. Nền kinh tế thị trờng đã nâng cao chất lợng cuộc sống cho mọi tầng
3

lớp. Tầng lớp văn nghệ sĩ đợc cởi trói. Nếu nh trớc đây trong cảm quan nghệ thuật
của các nhà văn vắng bóng cái tôi cá nhân, cá thể chỉ có tiếng nói và sức mạnh của tập
thể, của cộng đồng, thì nay họ nh tĩnh tâm hơn để nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua và
viết những điều tâm huyết về bản thể con ngời, trong đó có hình tợng ngời lính thời hậu
chiến. Về phía những ngời làm công tác nghiên cứu phê bình, thẩm định giá trị văn
học, họ cũng đã tiếp cận đợc nền lí luận hiện đại của thế giới. Trong thời đại dân chủ
này, họ góp phần tích cực cho định hớng tiếp nhận văn học. Cả hai phơng diện khách
quan và chủ quan đều đem đến những thuận lợi cần thiết cho văn học sau 1975 nói
chung và tiểu thuyết về ngời lính thời hậu chiến nói riêng.
1.1.2. Cơ sở thẩm mĩ
Bớc sang thời kỳ Đổi mới, độc giả đang khao khát có đợc những tác phẩm văn
học không chỉ là tiếng hô xung phong của cả một tiểu đội dàn hàng ngang tiến lên nh
trớc mà còn là chiều sâu tâm linh, những khát khao thầm kín về tình yêu, tình dục,
hạnh phúc gia đình, về những gì là bản thể của con ngời. Ngời đọc đợc hởng quyền lợi
là ngời thẩm định cuối cùng cho giá trị của tác phẩm văn học. Tiếp nhận văn học đang
đợc xem là khâu quan trọng nhất của đời sống văn học hôm nay.
1.2. Hình tợng ngời lính thời hậu chiến một đối t ợng đợc quan tâm khám phá
trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Tiểu thuyết trong thời kỳ đổi mới với sự thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu
chiến cũng rất đa vẻ, đa chiều. Khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy
có một số kiểu thể hiện tơng đối quen thuộc ví dụ nh ngời lính với những mặc cảm, ám
ảnh về quá khứ chiến trận hay ngời lính không thể hoà nhập với dòng đời bề bộn sau
cuộc chiến, trở nên bơ vơ, lạc lõng, đứng bên lề xã hội. Dù thể hiện ngời lính ở lĩnh vực
nào, thì điểm dừng và điểm đến của ngòi bút nghệ thuật vẫn là thế giới nội tâm đầy
sóng gió và biến động của mỗi số phận con ngời.
Có hàng loạt những nhân vật là ngời lính hậu chiến. Họ đang trở về, đang sống
lại trong sự khắc khoải đau thơng buồn tủi nhiều hơn gấp ngàn lần niềm vui và hạnh
phúc. Đó là Kiên trong Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh; là Hai Hùng trong Ăn
mày dĩ vãng ; là Linh trong Vòng tròn bội bạc của Chu Lai Những ng ời lính ngợc
dòng thời gian để trở về cái màu xanh ngút ngàn của rừng già, để khắc khoải cùng với

tiếng chim từ qui mỗi đêm vắng tiếng bom tiếng súng, để thao thức cùng với mảnh
4
trăng lấp ló phía cuối rừng. Và cũng chính khi ấy họ trở về với những trận đánh, những
chiến dịch thấm đẫm máu xơng đồng đội. Hoài niệm quá khứ nh là một căn bệnh của
những ngời lính. Một căn bệnh vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối
với đời sống của ngời lính. Một mặt, nó thanh lọc, tẩy rửa những vết nhơ, vết hắc ám
của cuộc sống đầy cạm bẫy và con ngời có thể bị cuốn vào vòng xoáy của sự cám dỗ
bất cứ lúc nào; mặt khác, nó kéo căng hơn, xa hơn khoảng cách giữa ngời lính và cộng
đồng xung quanh, làm cho họ mất khả năng hoà nhập. Tác phẩm Tiễn biệt những ngày
buồn của Trung Trung Đỉnh kể về một xóm lính nhỏ nằm ngay giữa lòng thủ đô mà nh
đi bên lề của nó. Phố xá Hà thành sôi động phồn hoa là thế mà nh không có dính dáng
liên quan gì đến khu tập thể tồi tàn của những ngời lính làm công tác văn hoá. Những
căn phòng nhỏ hẹp, mối quan hệ giản đơn gợi cái ngột ngạt, bế tắc quanh quẩn. Họ
buông cây súng trở về với đời thờng một cách bình lặng nếu nh không nói là tẻ nhạt.
Phía sau cuộc chiến sao còn lắm nỗi éo le? Hình nh có một sự tơng phản rõ rệt giữa
một nửa cuộc đời là anh hùng trận mạc còn nửa kia lại chỉ là một con tốt đen giữa bàn
cờ, giữa đời thờng. Số phận nhân vật Nguyễn Vạn trong Bến không chồng của Dơng H-
ớng là một ví dụ. Có rất nhiều những gơng mặt, những mảnh đời khác nhau, nhng cũng
rất gần gũi của ngời lính thời hậu chiến. Đó là Nguyễn Vạn trong Bến không chồng của
Dơng Hớng, ông Đông trong Mùa lá rụng trong vờn của Ma văn Kháng, Hai Hùng, Ba
Thành trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Kiên trong Thân phận của tình yêu của Bảo
Ninh và Xoan, Luân, Ron, Hà trong Tiễn biệt những ngày buồn của Trung Trung Đỉnh
Những ng ời lính một thời coi cái chết nhẹ tựa lông hồng ấy giờ đây nh lạc lõng, bơ
vơ giữa dòng đời xô bồ, ồn ã. Họ không còn là những những anh hùng trận mạc, cũng
không nh những ngời bình thờng, mà số phận của họ, phần đời còn lại của họ đang nổi
bão giông. Đi sâu vào miêu tả số phận ngời lính hậu chiến với những diễn biến phức tạp
trong nội tâm của mỗi nhân vật cũng là khi các nhà văn đang đẩy nhanh tốc độ đổi mới
tiểu thuyết ở nhiều bình diện nh: đề tài, cảm hứng, nhân vật, quan niệm nghệ thuật về
con ngời Số phận đời t ngời lính sau chiến tranh là số phận bi kịch. Họ không chỉ là
con ngời xã hội mà trớc hết là con ngời cá nhân, cá thể với đầy đủ sự phức tạp và đa

dạng của nó. Nhân vật Đông trong Mùa lá rụng trong vờn của Ma Văn Kháng vốn là
một ngời lính thật hiền, giản đơn trong quan niệm về hạnh phúc, khổ đau, sống chết.
Ông trung tá Đông là niềm vinh hạnh của cả dòng họ, niềm kiêu hãnh của gia đình, là
5
anh hùng một thời trận mạc, nay trở thành một con ngời phẳng nhạt, không hứng khởi,
không hy vọng và cũng không thất vọng. Ông chỉ còn một thú vui duy nhất là tổ tôm.
Trên mặt trận đời thờng rõ ràng ông chỉ là một con tốt không hơn không kém. Đã
vậy, trên mặt tình cảm gia đình, ông cũng là ngời thất bại đến thảm hại. Ngời lính thời
hậu chiến này vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của tấn bi kịch gia đình tan vỡ.
Khảo sát thêm một số tiểu thuyết, ta bắt gặp không ít những đờng đời, những số
phận đau lòng của ngời nữ chiến sĩ sau ngày giải phóng. Nhiều nhà văn đã quan tâm
đến số phận ngời nữ chiến sĩ trở về từ chiến tranh.
Hình tợng ngời lính đợc thể hiện trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 thật đa
diện, đa dạng. Khi chiến tranh đợc miêu tả nh đang diễn ra thì ngời lính cũng đợc thể
hiện nh đang trực tiếp cầm súng đánh giặc, đang đối mặt trực diện với sinh tử, mất còn.
Khi cuộc chiến đợc miêu tả nh đã diễn ra, thì sự thể hiện hình tợng ngời lính cũng
phong phú nh muôn ngàn số phận con ngời. Có ngời trở thành giám đốc, kỹ s, nhà kinh
doanh tài ba, hào hiệp. Cũng có ngời trở thành những công dân bình dị. Lại cũng có kẻ
quái nhân với mặc cảm ăn mày dĩ vãng, lục tìm quá khứ trong sự thất vọng đau
đớn vì bị cuộc đời phụ bạc, lãng quên. Cũng không ít kẻ bắn vào quá khứ bằng súng
lục, vong ân, bội nghĩa với đồng đội đã từng sinh tử cùng nhau để rồi lao vào vòng
xoáy của vụ lợi, của quyền lực và đồng tiền. Một điều dễ nhận thấy, cái làm nên nét
mới trong cách thể hiện hình tợng ngời lính ở tiểu thuyết thời kỳ đổi mới so với trớc đó
chính là những con ngời mang ám ảnh nặng nề về quá khứ, về chiến tranh. Nhìn ở đâu,
ở bất kỳ chỗ nào của cuộc sống hiện tại họ cũng đều hình dung ra những năm tháng
cùng đồng đội ở Trờng Sơn, ở chiến trận. Cũng bởi vậy, họ trở nên lạc lõng, đơn côi
không thể hoà nhập với cộng đồng.
1.3. Vị trí của tiểu thuyết Chu Lai trong việc thể hiện hình tợng ngời lính thời
hậu chiến
1.3.1. Chu Lai, tiểu sử và quá trình sáng tác

Chu Lai tên khai sinh là Chu Ân Lai, họ tên đầy đủ là Chu Văn Lai, sinh ngày
5.2.1946. Quê gốc ở thôn Tam Nông, xã Hng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hng Yên. Cha
ông là nhà viết kịch nổi tiếng Học Phi. Hơn ba mơi năm cầm bút, Chu Lai đã để lại một
số lợng tác phẩm tơng đối lớn, bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký sự,
kịch bản sân khấu, truyện thiếu nhi Tiểu thuyết gồm: Nắng đồng bằng (1977); Gió
6
không thổi từ biển (1985); Sông xa (1986); Vòng tròn bội bạc (1990); Bãi bờ hoang
lạnh (1990); Ăn mày dĩ vãng (1992); Phố(1993); Ba lần và một lần (1999); Cuộc đời
dài lắm (2001); Khúc bi tráng cuối cùng (2004); Ngời im lặng (2005). Các truyện
ngắn mà nhà văn đã sáng tác từ trớc tới nay đợc tập hợp lại và in trong cuốn Truyện
ngắn Chu Lai (2003). Về ký sự có Nhà lao Cây dừa. út Teng là tập truyện viết cho
thiếu nhi. Bao trùm lên các sáng tác của Chu Lai là sự trăn trở day dứt của tác giả về số
phận con ngời mà tiêu biểu là số phận ngời lính trong và sau chiến tranh.
1.3.2. Vị trí của tiểu thuyết Chu Lai trong việc thể hiện hình tợng ngời
lính thời hậu chiến
Với mời một tiểu thuyết xoáy sâu vào một đề tài chủ lực là ngời lính thời bình,
mối quan hệ đa chiều của họ trong các lĩnh vực phức tạp của cuộc sống hiện nay, Chu
Lai là một trong những ngời ở vị trí hàng đầu của dòng chảy văn học Việt Nam đơng
đại ở đề tài ngời lính thời hậu chiến. Các tiểu thuyết của Chu Lai tuy tập trung ở một đề
tài, song, thông qua đó, rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống đợc khai thác và phản ánh khá
sâu sắc mà hình tợng ngời lính luôn là tâm điểm.
Tiểu thuyết viết về ngời lính thời hậu chiến là một đã có đợc những thành tựu
đáng ghi nhận. Ngời lính giữa lòng đời thờng với bao bộn bề trăn trở chính là mối quan
tâm của các nhà văn. Những day dứt âm thầm về quá khứ nh là một căn bệnh cố hữu
của ngời lính hôm nay.Trong tâm tởng những ngời đã từng đi qua cuộc chiến mãi mãi
còn những ám ảnh khôn nguôi về một thời máu lửa. Hâụ quả nặng nề của chiến tranh,
mặt trái của cơ chế thị trờng đã làm cho ngời lính hậu chiến không có đợc cuộc sống
bình yên. Các nhà tiểu thuyết nghiêm túc nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua và đồng cảm
sâu sắc với tâm t của ngời lính hôm nay. Đó là những giá trị thẩm mĩ cần đợc khẳng
định.

7
Chơng 2
những vấn đề nổi bật về số phận ngời lính
thời hậu chiến trong tiểu thuyết Chu Lai
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong việc thể hiện hình tợng ngời lính thời hậu chiến ở
tiểu thuyết Chu Lai
Xuyên suốt toàn bộ sáng tác của Chu Lai là dòng mạch cảm hứng bi kịch với
niềm xót xa đến nhức nhối về chiến tranh và số phận ngời lính. Dọc suốt các tiểu thuyết
Chu Lai, ở đâu ta cũng bắt gặp bi kịch. Bi kịch xảy ra ngay trong đời sống nội tâm mỗi
chiến sĩ, xảy ra bất kỳ nơi nào xung quanh cuộc sống của mọi ngời. Có bi kịch cá nhân,
bi kịch của cả một cộng đồng; có bi kịch tình dục, bi kịch về sự huỷ diệt tàn khốc của
chiến tranh. Nắng đồng bằng có sự lãng mạn xuất phát từ thực tế. Nó hoàn toàn không
phải là sự tô hồng hay thổi phồng sự thật. Đây là bớc khởi đầu để rồi sau đó hàng loạt
tiểu thuyết khác đợc Chu Lai trình làng mang đến sự cân bằng giữa trần trụi và lãng
mạn, giữa bi và tráng.
Mời lăm năm sau khi Nắng đồng bằng ra đời, Chu Lai xuất bản Ăn mày dĩ vãng.
Lúc này, với độ lùi thời gian cho phép, sự chiêm nghiệm suy t chín chắn thể hiện rất rõ
trong cách viết của ông. ở tác phẩm này, cuộc chiến đợc soi ngắm qua nhiều góc độ
khác nhau. Một điều dễ nhận thấy, ở Ăn mày dĩ vãng tác giả thực sự quan tâm đến góc
độ đời t của nhiều nhân vật, đồng thời chú ý đến những nhu cầu mang tính bản năng, rất
đời thờng của con ngời. Chiến tranh có lẽ đã đến độ chín. Những sự kiện lịch sử và cả
những sự kiện đời thờng đợc phản chiếu qua tâm hồn của ngời lính. Ngòi bút Chu Lai
đi sâu khai thác những vấn đề rất con ngời. Những vấn đề ấy mang đậm sắc màu x-
ơng máu. Trong khoảng hơn mời trang sách (từ trang 50 đến trang 63) của cuốn Ba lần
và một lần, ta cảm nhận đợc sự đục khoét tàn nhẫn của chiến tranh vào da thịt và tâm t
con ngời. Với cả nhân loại, chiến tranh đã là bi kịch. Với ngời Việt Nam, hơn ba mơi
năm chiến tranh đó là một tấn bi kịch. Với những ngời lính thì đó một tấn thảm kịch
ghê rợn nhất. Chu Lai đã xoáy sâu vào hậu quả trực tiếp của tấn thảm kịch đó. Qua
khảo sát một số tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi thấy bộ mặt chiến tranh hiện lên rõ
nét hơn ở gam màu bi tráng. Đây chính là cảm hứng bi kịch trong việc miêu tả chiến

tranh. Chiến tranh là khốc liệt và dữ dội. Tuy nhiên, ở Chu Lai, điều này nh đợc nhân
8
lên, tô đậm, khắc sâu vào lòng ngời hơn. Mặc dầu vậy, cảm xúc về tình yêu cuộc sống
lại không hề bị tàn lụi mà vẫn vút lên ở đó một thứ âm nhạc đặc biệt của lòng ham
sống, của sự xẻ chia và đùm bọc. Tình ngời, tinh thần nhân văn cao cả là giá trị mà tiểu
thuyết của Chu Lai đã mang lại từ những trang viết đậm chất chiến tranh ấy. Trong hầu
hết những tiểu thuyết về ngời lính, Chu Lai không chỉ hớng cảm xúc ngợc dòng quá
khứ mà còn hớng về cuộc sống thực tại. Hiện thực trong tác phẩm không chỉ là chiến
tranh mà còn là hoà bình. Điều đáng nói là cảm xúc bi kịch thấm vào số phận ngời lính
thời bình không hề nhạt hơn thời chiến nếu nh không nói là có phần sâu đậm hơn. Dù
đặt số phận ngời lính ở thời gian nghệ thuật nào, Chu Lai cũng bộc lộ niềm quan hoài
sâu sắc vào những mất mát và bất hạnh của họ. Ngay giữa lòng cuộc sống hoà bình mà
đời lính vẫn còn thật nhiều những nỗi éo le, trăn trở. Có thể nói, khi viết về chiến tranh,
Chu Lai đã tạo đợc một ấn tợng sâu đậm về sự ác liệt và dữ dội của nó. Dới ngòi bút
của ông, chiến tranh không chỉ là máu lửa, huỷ diệt sự sống mà đau lòng hơn, nó tàn sát
cả tâm linh con ngời để hàng mấy chục năm sau trong tâm khảm ngời lính vẫn không
một phút bình yên. Day dứt về quá khứ để đến nỗi lãng quên thực tại hay nói đúng hơn
là bị cuộc đời loại ra khỏi guồng quay là bi kịch của ngời lính hôm nay. Nh vậy, cảm
hứng bi kịch trong tiểu thuyết Chu Lai thể hiện ở hai phơng diện: bộ mặt tàn khốc của
chiến tranh và mối quan hoài sâu sắc về số phận ngời lính thời bình.
2.2. Những vấn đề nổi bật về số phận ngời lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết
Chu Lai
2.2.1. Ngời lính với những giá trị nhân phẩm truyền thống
Bối cảnh của hầu hết các tiểu thuyết Chu Lai là cuộc sống đang kỳ phôi thai đổi
mới, đang trong cơn lốc cựa mình dữ dội để vơn tới kinh tế thị trờng. Xã hội hiện đại,
nhiều u việt và cũng nhiều mặt trái. Trong tiềm thức của thế hệ trẻ hôm nay, những giá
trị nhân phẩm truyền thống nhiều khi không còn nguyên vẹn. Đâu đó giữa cuộc đời đạo
lý đang bị biến chất, bào mòn. Vấn đề xuống cấp của đạo đức, vấn đề mai một của nhân
phẩm, đức tin và những giá trị truyền thống đợc đặt ra một cách sâu sắc và cụ thể cùng
với số phận ngời lính thời hậu chiến trong hầu hết các tiểu thuyết của Chu Lai. Hai vấn

đề đợc lồng xoắn, đan cài vào nhau rất hài hoà và lôgic. Nó nh là hai mặt của một vấn
đề. Sở dĩ không chấp nhận cuộc sống thực tại, không thể ngoảnh mặt làm ngơ trớc sự
phủ nhận sạch trơn đối với quá khứ hay chính là sự phá vỡ những giá trị nhân văn ngàn
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×