Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP “HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA PHẬN TỈNH BẮC GIANG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
“HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN
CHẢY QUA ĐỊA PHẬN TỈNH BẮC GIANG”
Địa điểm thực tập:

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
(Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Huê
Đơn vị công tác:

Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội

Cán bộ hướng dẫn:

Hà Thị Hẹn

Đơn vị công tác:

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và môi trường
Bắc Giang

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Lập

Bắc Giang, tháng 03 năm 2019



1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

“HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN
CHẢY QUA ĐỊA PHẬN TỈNH BẮC GIANG”

Địa điểm thực tập:

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
(Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang)

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Hà Thị Hẹn

Nguyễn Thị Lập

Bắc Giang, tháng 03 năm 2019

2


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang,
để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp về chuyên đề: “Hiện trạng môi trường nước
sông Thương đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang”, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới:
Ban giám hiệu, các thầy cô khoa Môi trường trường Đại học Tài nguyên & Môi
trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập. Đặc biệt em cũng xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến cô Hoàng Thị Huê – Cố vấn học tập lớp, đã tận tình và giúp đỡ
em trong suốt quá trình làm bài báo cáo.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo và các cán bộ nhân
viên tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang đã tận tình hướng dẫn
cũng như giúp em có được số liệu thực tập và hiểu biết hơn về hiện trạng môi trường
nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt là sự
hướng dẫn nhiệt tình của chị Hà Thị Hẹn - viên chức điều hành phòng Quan trắc – Hiện
trường, người đã trực tiếp hướng dẫn cho em trong đợt thực tập này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, bố mẹ
luôn động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập!
Tuy vậy, do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một
sinh viên thực tập nên trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này cũng sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ
tốt hơn công tác thực tế sau này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lập


1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................................v
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP......................................................2
1.1. Thông tin chung về cơ sở thực tập..........................................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành...................................................................................................................2
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trưởng
Bắc Giang.........................................................................................................................................2
1.4. Cơ cấu tổ chức........................................................................................................................4
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.....................................................................7
2.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập..............................................................7
2.2. Phương pháp thực hiện...........................................................................................................7
2.3. Mục tiêu và nội dung chuyên đề.............................................................................................7
2.4. Kết quả chuyên đề...................................................................................................................8
2.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang..............................................................8
2.4.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua tỉnh Bắc Giang...........................19
2.5. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập.........................................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................31
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................32

2



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BOD5

Nhu cầu Oxy sinh học

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNN

Công nhân viên

COD

Nhu cầu Oxy hóa học

DO

Oxy hòa tan


GRDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

HCSN

Hành chính sự nghiệp

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QT TT&MT

Quan trắc tài nguyên và môi trường

UBND


Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TSS

Chất rắn lơ lửng

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Dữ liệu khí hậu Bắc Giang tại trạm quan trắc năm 2017.................................11
Bảng 2.2: Dân số trung bình 5 năm tỉnh Bắc Giang (2013 - 2017) phân theo giới tính và
khu vực cư trú...................................................................................................................18

4


DANH MỤC HÌNH

1



MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của
trường Đại Học tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cũng như ngành Quản lý Tài nguyên
và Môi trường. Thông qua đợt thực tập giúp sinh viên chúng em làm quen với môi trường
làm việc tập thể, công việc thực tế, đặc biệt là áp dụng các lí thuyết đã học vào thực tế.
Qua đó sẽ biết cách áp dụng những kiến thức mà mình tích lũy trong nhà trường nhằm
tiếp cận với công việc chuyên môn một cách có hiệu quả.
Là sinh viên thực tập tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang cùng với những kiến thức đã được các thầy cô
trang bị tại Khoa Môi Trường - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đồng
thời được ban lãnh đạo Trung tâm đưa đến các phòng ban và đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các cô, chú, anh, chị tại Trung tâm cũng như ngoài thực địa, chúng em đã thu
thập được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho để hoàn thành bản báo cáo này. Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (tiền thân là Trạm Quan trắc Môi trường) thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 91/QĐ-UB ngày 18 tháng
11 năm 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; Tháng 12 năm 2009, Trung tâm Quan
trắc Tài nguyên và Môi trường được Phòng Công nhận hợp chuẩn quốc gia – Tổng cục
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng chỉ công nhận
cho Hệ thống quản lý của Trung tâm đạt Tiêu chuẩn ISO/EC:17025-2005 và Phòng thí
nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia mã số VILAS 395. Trong thời gian thực tập tại Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, được sự quan tâm của lãnh đạo Trung
tâm, sự giúp đỡ của các phòng ban, cùng sự tận tình của cán bộ hướng dẫn và sự nỗ lực
tham gia vào khảo sát, phân tích thực tế, em đã tìm hiểu: “Hiện trạng môi trường nước
sông Thương đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang” và viết báo cáo thực tập tổng
quan này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế cũng như lĩnh vực hoạt
động của Trung tâm khá lớn nên còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, chúng em rất
mong nhận được sự góp ý bổ sung nhận xét của thầy cô để có thể đạt kết quả tốt hơn, giúp
chúng em tiếp cận mối liên hệ thực tế với lí thuyết, phục vụ cho công việc sau này.

1



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.Thông tin chung về cơ sở thực tập
 Tên cơ sở thực tập: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang)
 Địa chỉ: Tòa nhà Liên Cơ quan Đơn vị HCSN lô T2, Đường Quách Nhẫn,
Phường Ngô Quyền, Thành phố Bắc Giang, Bắc Giang

Hình 1.0.1: Trụ sở Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang

1.2.Lịch sử hình thành
Trung tâm Quan trắc Môi trường (tiền thân là Trạm Quan trắc Môi trường) thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 91/QĐ-UB ngày 18 tháng
11 năm 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; Ngày 29 tháng 5 năm 2009, Trạm
Quan trắc Môi trường được đổi tên thành Trung tâm Quan trắc Môi trường thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường theo Quyết định số 43/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang.
Tháng 12 năm 2009, Trung tâm Quan trắc Môi trường được Phòng Công nhận hợp
chuẩn quốc gia – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ
cấp Chứng chỉ công nhận cho Hệ thống quản lý của Trung tâm đạt Tiêu chuẩn
ISO/EC:17025-2005 và Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia mã số VILAS 395.
Trong thời gian hoạt động Trung tâm Quan trắc Môi trường đã khai thác hiệu quả cơ sở
vật chất, trang thiết bị hiện có và phát huy chức năng, nhiệm vụ được giao trong 5 năm
liền được Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen “Đạt thành tích Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
2


1.3.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên
và Môi trưởng Bắc Giang


 Vị trí, chức năng
1.
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (viết tắt là Trung tâm
QTTN&MT) Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Giang, có chức năng quan trắc, phân tích, đánh giá tổng hợp hiện
trạng chất lượng môi trường và cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh theo
chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật.
2.
Trung tâm QTTN&MT Bắc Giang có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở làm việc của Trung tâm QTTN&MT Bắc Giang đặt tại thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang.

 Nhiệm vụ và quyền hạn
1.
Quan trắc, phân tích, đánh giá, tổng hợp hiện trạng chất lượng môi trường các lĩnh
vực: đất, bùn, trầm tích, chất thải rắn, nước (nước mặt, nước dưới đất, nước mưa, nước
thải), không khí (khí thải, khí xung quanh và khí môi trường làm việc), tiếng ồn, độ rung,
khoáng sản theo quy định của pháp luật; đề xuất, kiến nghị các giải pháp phòng ngừa,
giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường.
2.
Quan trắc, phân tích chất lượng môi trường định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở,
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường.
3. Tham gia lấy mẫu, phân tích về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo yêu cầu hoặc
đề nghị của cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
4. Cung cấp các dịch vụ về hoạt động quan trắc hiện trường, phân tích chất lượng môi
trường, khoáng sản theo quy định của pháp luật.
5.

Cung cấp các dịch vụ quan trắc môi trường cho công tác giám sát, kiểm tra, kiểm
soát ô nhiễm môi trường và giám định môi trường trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của cơ
quan, tổ chức có yêu cầu.
6. Tư vấn lập các hồ sơ, thủ tục về tài nguyên và môi trường bao gồm: lập báo cáo đánh
giá môi trường chiến lược; quy hoạch bảo vệ môi trường; báo cáo đánh giá tác động môi
trường; báo cáo hiện trạng môi trường, đề án bảo vệ môi trường; kế hoạch bảo vệ môi
trường: phương án cải tạo phục hồi môi trường; báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ
môi trường: hồ sơ đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước; hồ sơ cấp phép xả nước
thải vào nguồn nước; hồ sơ xin phép khai thác nước mặt, nước đướiđất; hồ sơ đăng ký
chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hồ sơ đăng ký hành nghè thu gom, vận chuyên xử lý
chất thải nguy hại và các hồ sơ, thủ tục khác thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật.

3


7.
Tư vấn lập các đề án, dự án: phân loại, thu gom, Xử lý chất thải; các đề án, dự án,
nhiệm vụ về bảo vệ, khắc phục, cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
8.
Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực phân tích chất lượng môi trường, tư
vấn xử lý ô nhiễm môi trường.
9. Tham gia công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
10. Tham gia thực hiện các chương trình, dự án và hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi
trường theo yêu câu, đề nghị của cơ quan chức năng và được sự nhất trí của Giám đốc Sở.
11. Phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu Giám đốc Sở quản lý và vận hành
hệ thống quan trắc môi trường; tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường và đa
dạng sinh học; tham gia điều tra, khảo sát, phân tích hiện trạng môi trường, tác động môi
trường, tổng hợp kết quả quan trắc, phân tích chất lượng môi trường phục vụ công tác dự
báo diễn biến môi trường, đánh giá tác động biến đổi khí hậu; điều tra, thống kê, đánh giá

chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; các dự án về an toàn sinh học,
bảo tồn đa dạng sinh học theo yêu cầu của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
12. Tham gia nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các tiến bộ khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực môi trường, mô hình sản xuất bền vững, sản xuất sạch nhằm phòng ngừa, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
13. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.

4


1.4.Cơ cấu tổ chức
Phó Giám đốc
(Vũ Văn Hữu)

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

(Nguyễn Văn Trọng)

(Nguyễn Thị Thu Huyền)

Phòng Quan
trắc - Hiện
trường

Phòng Phân
tích – Hóa
nghiệm


Phòng Kỹ thuật và
Chuyển giao công
nghệ xử lý môi
trường

Phòng Hành
chính, Tổ chức –
Tổng hợp

Hình 1.0.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Giang
 Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường có 03 phó Giám đốc
- 01 phó giám đốc đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp
luật về mọi hoạt động của Trung tâm.
- 01 phó giám đốc phụ trách Quan trắc tại hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí
nghiệm là người giúp Phó giám đốc đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm về lĩnh vực
được phân công.
- 01 phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, kỹ thuật là người giúp phó giám đốc đứng đầu
Trung tâm, chịu trách nhiệm về lĩnh vực được phân công.
 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc trung tâm.
Trung tâm gồm có 04 phòng và các phòng trực thuộc Trung tâm.
 Nhiệm vụ của các phòng thuộc Trung tâm Quan trắc
a. Phòng Quan trắc – Hiện trường
Chủ trì lập kế hoạch và tổ chức xây dựng các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh theo
quy định. Khảo sát, điều tra, định kỳ quan trắc các thành phần môi trường;
1


- Thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản, vận hành mẫu, đo nhanh các thông số môi trường tại

hiện trường;
- Quan trắc, giám sát khi có nguy cơ và gia tăng ô nhiễm môi trường; tham gia khắc phục
sự cố ô nhiễm theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Tham gia lấy mẫu trong các đợt thanh tra, kiểm tra về môi trường; các đợt kiểm tra,
thanh tra đột xuất và sự cố môi trường;
- Đo kiểm soát ô nhiễm môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; phối hợp với
phòng thí nghiệm lập báo cáo kết quả đo kiểm soát ô nhiễm;
- Quản lý vật tư, thiết bị quan trắc hiện trường và các trang thiết bị được giao theo quy
định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Phó giám đốc đứng đầu Trung tâm giao.
b. Phòng Phân tích – Hóa nghiệm
- Chủ trì, cùng phòng Hành chính Tổng hợp xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu phân tích;
- Tiếp nhận và bảo quản mẫu theo quy định; Tổ chức thực hiện phân tích các chỉ tiêu mẫu
trong phòng thí nghiệm theo quy định hiện hành; quản lý vật tư hóa chất, trang thiết bị và
dụng cụ thí nghiệm; xây dựng các phương pháp thử nghiệm nội bộ; tổ chức đào tạo
phương pháp phân tích nội bộ;
- Lập kế hoạch mua sắm vật tư, hóa chất; quản lý, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị
phòng thí nghiệm theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ các khi được Phó giám đốc đứng đầu Trung tâm giao.
c. Phòng Kỹ thuật và Chuyển giao công nghệ xử lý môi trường
- Tham mưu giúp giám đốc Trung tâm tư vấn kỹ thuật nghiệp vụ về tài nguyên và môi
trường cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu: Lập Báo cáo đánh giá tác động môi
trường; tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Kế hoạch bảo
vệ môi trường; Đề án bảo vệ môi trường; Báo cáo hoàn thành các công trình, biện pháp
bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại; Đề án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Báo cáo
hiện trạng môi trường; Công nghệ xử lý môi trường; Biện pháp giảm thiểu và ngăn ngừa
ô nhiễm môi trường; Khảo sát lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự
toán các công trình bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường; hồ sơ xin cấp và cấp
lại giấy phép về tài nguyên nước và hồ sơ xin phép chuyển nhượng quyền khai thác tài

nguyên nước; Báo cáo khai thác và sử dụng nước; Đề án thăm dò, khai thác khoáng sản;
Đề án đóng cửa mỏ; Hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả thăm dò
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường...và tư vấn các hoạt động, dịch vụ khác
liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, tài nguyên nước theo quy định của pháp
luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Phó giám đốc đứng đầu Trung tâm giao.
d. Phòng Hành chính, Tổ chức – Tổng hợp
2


- Tham mưu giúp giám đốc Trung tâm xây dựng đề án tổ chức bộ máy của Trung tâm để
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tham mưu giúp giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch, đề xuất việc điều chỉnh kế
hoạch nhiệm vụ và chương trình công tác của Trung tâm; Theo dõi, tổng hợp, báo cáo
hoạt động của Trung tâm lên cấp trên theo định kỳ và đột xuất;
- Tham mưu giúp giám đốc Trung tâm thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ
CNV theo quy định về lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật;
- Tham mưu giúp giám đốc Trung tâm quản lý tài chính, tài sản công của Trung tâm theo
phân cấp của Sở; mua sắm trang thiết bị, vật tư văn phòng;
- Quản lý con dấu; theo dõi, quản lý văn bản đi, đến của Trung tâm;
- Tổ chức và phục vụ các hội nghị, bố trí phương tiện phục vụ công tác của Trung tâm;
- Giao dịch với khách hàng đến liên hệ công tác với Trung tâm;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Phó giám đốc đứng đầu Trung tâm giao.

3


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập
a. Đối tượng nghiên cứu

Hiện trạng môi trường nước mặt sông Thương tại tỉnh Bắc Giang.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Chuyên đề được nghiên cứu tại các huyện, thành phố có sông sông
Thương chảy qua.
- Về thời gian: Thời gian thực hiện: từ 07 – 01 – 2019 đến hết 17 – 03 – 2019
2.2. Phương pháp thực hiện
a. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan từ các tài liệu của Trung tâm Quan trắc Tài
nguyên và Môi trường Bắc Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, tìm hiểu
qua sách báo, mạng internet.
- Tham khảo quy trình tiến hành quan trắc và phân tích các thông số môi trường đất,
nước, không khí mà các anh/chị ở Trung tâm đang thực hiện.
- Tham khảo các số liệu từ cán bộ Môi trường, đi thực tế trong quá trình thực tập.
b. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa:
- Quan sát để thấy được tình hình chung về hiện trạng môi trường nước sông Thương
cũng như công tác quản lý môi trường tại địa phương.
- Thực hành đo nhanh các thông số ngoài hiện trường, lấy và phân tích mẫu trong phòng
thí nghi
c. Phương pháp tổng hợp thống kê:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Thương
đoạn chảy qua tỉnh Bắc Giang.
d. Phương pháp phỏng vấn:
- Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, em đã đặt
các câu hỏi nhanh đối với cán bộ lãnh đạo, nhân viên trong Trung tâm để thu thập thông
tin, số liệu về hiện trạng môi trường nước sông Thương đoạn chảy qua tỉnh Bắc Giang.
2.3. Mục tiêu và nội dung chuyên đề
a. Mục tiêu
+ Nêu lên hiện trạng, diễn biến và chất lượng môi trường nước sông Thương.
+ Nắm được tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
b. Nội dung


4


+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội lưu vực sông Thương đoạn chảy qua tỉnh

Bắc Giang.
+ Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Giang.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước mặt sông Thương.
2.4. Kết quả chuyên đề
2.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước
đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm
trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ
53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông. Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô
Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía
Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Với các vị trí tiếp giáp như sau:
-

Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn;

-

Phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên;

-


Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương;

-

Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
5


Vị trí của tỉnh nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Thành phố Bắc Giang (thủ
phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc
110km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển
nước sâu – Cái Lân (Quảng Ninh) 130km. Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
2.4.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình, địa mạo
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.851,4 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt
Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông
nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối
chưa sử dụng và các loại đất khác.
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ.
Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng
miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên
Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn
Động là vùng núi cao. Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn
tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là
ở các khu vực còn rừng tự nhiên. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và
cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng đông bắc, chụm ở phía tây nam (tại vùng trung

tâm tỉnh), là: cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía đông tỉnh có
địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này. phía đông và đông nam tỉnh là
cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển,
trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m; phía tây bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn lan vào
tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300–500 m, chủ yếu là những đồi đất tròn trĩnh và
thoải dần về phía đông nam.
b. Khí hậu
Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt
Nam, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân và mùa Thu là hai mùa
chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, mưa ít.

6


Hình 2.2: Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Bắc Giang
Một số nét đặc trưng về khí hậu của tỉnh:
+ Nhiệt độ trung bình năm 24,30 C, cao nhất 26,90 C (tháng 4 đến tháng 10), thấp
nhất là 20,50 C (từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm).
+ Lượng mưa trung bình năm 1.518 mm (thuộc khu vực có lượng mưa trung bình
trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9,10, chiếm đến 80% lượng mưa cả
năm (có những trận mưa lớn 100 – 200 mm), lượng mưa ít nhất vào các tháng 12 và tháng
1 năm sau.
+ Nắng: Tỉnh nằm trong khu vực có bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới.
Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1730 giờ.
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 81%, cao nhất 86% vào tháng 4 và
thấp nhất 76% vào các tháng 12.
+ Chế gió, bão: Tỉnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, ít khi chịu ảnh
hưởng trực tiếp của bão, nhưng thỉnh thoảng có những trận mưa lớn do nằm trong dải hội
tụ nhiệt đới.
+

Tháng

1

2

3

4

5

6

7
7

8

9

10

11

12

Năm



Nhiệt
độ TB
(°C)

18.
9

19.
4

21.
1

24.2

27.3

29.5

28.
7

28.5

28.
3

25.
2


21.
6

16.9

24.1

Lượng
mưa
(mm)

24

27

49

111

193

256

253

286

176 121

38


18

1.552

Độ ẩm
(%)

81

72

85

81

79

80

84

88

87

79

75


73

80

Số giờ
nắng
(giờ)

60

83

38

76

175

137

135

123

141 145

87

92


1.292

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang

Bảng 2. 1: Dữ liệu khí hậu Bắc Giang tại trạm quan trắc năm 2017
Nhìn chung, Bắc Giang có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
c. Thủy văn
Bắc Giang có 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Đây là 3
con sông đầu nguồn, tập trung đổ nước vào Phả Lại, nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh và Hải Dương. Ba dòng sông của Bắc Giang đều là những dòng sông có chiều
dài trên 100 km và có diện tích lưu vực, lượng nước vào loại trung bình so với hệ thống
các sông, lớn nhỏ của nước ta.
Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101
km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng
nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m 3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông
Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố
Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang
có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh
Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m 3. Hiện tại trên hệ
thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ
nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.
Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và sông
Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m 3, trên sông Thương đã xây dựng hệ

8


thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện:

Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.
Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn
Thần. Hồ Cấm Sơn năm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và
chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên
tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được
phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng
thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa
hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật
ong và rượu tắc kè.
d. Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của thành phố gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
+ Nguồn nước mặt: Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với
tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch
nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng
cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.
Ngoài ra, Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha, một
số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng
307 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m 3; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng
1,151 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu m 3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng
khoảng 2,024 triệu m3…
+ Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,13 tỷ
m /năm, nước dưới đất chủ yếu được chứa trong tầng chứa nước khe nứt trong hệ tầng
mẫu sơn, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới
trong nông nghiệp; tuy nhiên lượng nước ngầm phân bố không đồng đều, chủ yếu tập
trung ở một số huyện trung du như: Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên
Dũng.
3

 Tài nguyên đất

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000
ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700
ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng
63,13% diện tích tự nhiên. Nguồn tài nguyên đất được chia làm 6 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 50.246 ha, chiếm 13,14% diện tích đất tự
nhiên. Loại đất này được phân bố chủ yếu ở vùng địa hình bằng phẳng ven các sông. Đây
là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc
biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.

9


Hình 2.3: Bản đồ các nhóm đất chính tỉnh Bắc Giang
- Nhóm đất bạc màu: Diện tích khoảng 42.897 ha, chiếm 11,22% diện tích đất tự
nhiên, là loại đất bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở các huyện: Việt Yên, Tân Yên,
Hiệp Hòa. Đây là nhóm đất bằng, nghèo đạm, lâm, giàu ka-li, tơi, xốp, thoát nước tốt,
thích hợp với các loại cây lấy củ, hạt như: Khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại
cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích khoảng 6.546 ha, chiếm 1,71%
diện tích đất tự nhiên. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng nhỏ, kẹp giữ các
dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng
của tất cả các loại đất nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với các loại cây trồng như:
Ngô, đậu, đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 241.358 ha, chiếm 63,13% diện tích đất tự
nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Loại đất
này thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và
quá trình tích lũy hữu cơ.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008 ha, chiếm 0,27% diện tích đất tự
nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy núi Yên Tử và giáp tỉnh Thái Nguyên.
10



- Nhóm đất xói mòn: Diện tích khoảng 18.809 ha, chiếm 4,92% diện tích đất tự
nhiên. Loại đất này có đặc điểm là tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản xuất
nông nghiệp.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện tích đất tự
nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất tự nhiên.
 Tài nguyên khoáng sản
Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bắc Giang nói chung không lớn, đến nay, trên địa bàn tỉnh
đã điều tra, phát hiện được một số mỏ và điểm mỏ khoáng sản của 15 loại khoáng sản
gồm các loại: năng lượng, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng thông
thường. Nhiều loại có giá trị thương mại cao, có tiềm năng như than (dự báo trữ lượng
trên 113,5 triệu tấn); các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng khá
lớn, phân bố khắp nơi trong tỉnh, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến phục vụ cho xây
dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông như: sét, gạch, ngói (dự báo trữ lượng 365 triệu
m3), cát sỏi, đất san lấp; khoáng sản có triển vọng và phân bố chủ yếu các huyện miền núi
như: quặng đồng, vàng, chì, kẽm.
- Khoáng sản nhiên liệu (than): Phân bố chủ yếu tại các huyện Sơn Động, Lục Nam,
Yên Thế, Lục Ngạn. Trữ lượng khoảng 113,582 triệu tấn, than có chất lượng trung bình
đến thấp. Hiện nay các mỏ được cấp giấy phép khai thác gồm: Đồng Rì, Bố Hạ, An Châu,
Đông Nam Chũ, Thanh Sơn, Nước Vàng.
- Khoáng sản kim loại: Có quặng sắt, quặng đồng, chì, kẽm, vàng, thủy ngân. Trong
đó:
+ Quặng sắt: có 01 mỏ tại khu vực xã Xuân Lương, huyện Yên Thế trữ lượng 0,503
triệu tấn, mỏ có quy mô nhỏ, chất lượng thấp, hiện mỏ đã cấp phép khai thác.
+ Chì - kẽm: có 4 điểm mỏ nhỏ, phân bố tại các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Sơn
Động. Các điểm mỏ có hàm lượng quặng nghèo. Hiện đã cấp phép 01 điểm mỏ Hoa Lý,
huyện Sơn Động, 03 mỏ còn lại chưa được đánh giá, xác định trữ lượng (gồm điểm quặng
Làng Lát, Dĩnh Bạn, Mỏ Trạng).
+ Vàng: có 3 điểm sa khoáng, 2 điểm vàng gốc, phân bố tại huyện Yên Thế và huyện

Lục Ngạn, hiện các điểm vàng chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chưa cấp phép.
+ Thủy ngân: Có 1 điểm Văn Non thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
+ Quặng đồng: Phân bố rải rác trên địa bàn huyện Lục Ngạn và Sơn Động với
khoảng 200 vị trí có khoáng hóa. Nhìn chung, quặng đồng có hàm lượng nghèo, quy mô
nhỏ, chỉ phù hợp phát triển công nghiệp địa phương.
- Khoáng chất công nghiệp: Có các khoáng sản như: barit, kaolin, than bùn, felspat.
Cụ thể:
+ Khoáng sản barit: Tập trung tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế (các mỏ
Lang Cao, Núi Ri - Núi Dành, Núi Chùa - huyện Tân Yên, Ngọc Sơn- huyện Hiệp Hoà,
Mỏ Trạng - huyện Yên Thế). Các mỏ Lang Cao, Núi Chùa, Núi Rì - Núi Dành đã được
thăm dò và đánh giá trữ lượng, với tổng trữ lượng 567 ngàn tấn; điểm Ngọc Sơn và Mỏ
11


Trạng chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng. Nhìn chung các mỏ có quy mô nhỏ, chất
lượng trung bình, có thể khai thác phục vụ công nghiệp địa phương. Hiện có 01 mỏ Lang
Cao đã được cấp phép khai thác.
+ Kaolin: có 01 điểm mỏ tại ở xã Trí Yên - huyện Yên Dũng, mỏ đã được khảo sát sơ
bộ, xác định trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 13 triệu m3, chưa cấp phép khai thác.
+ Than bùn: có 02 mỏ tại huyện Việt Yên và huyện Lục Nam, trữ lượng 168,5 ngàn
tấn, hiện chưa cấp phép. Các mỏ than bùn chủ yếu nằm ở các vùng đất trồng lúa, vì vậy
không có khả năng khai thác.
+ Felspat: có 01 điểm mỏ tại Ngọc Sơn - Hiệp Hòa, trữ lượng 591,5 ngàn tấn, hiện
chưa cấp phép. Chất lượng xấu, chỉ có thể khai thác, chế biến phục vụ cho sản xuất gạch
ceramic.
+ Sét gốm: Có 1 mỏ sét gốm Lương Phong (Hiệp Hòa) trữ lượng nhỏ, không có triển
vọng khai thác công nghiệp. Tổng trữ lượng sét gốm mỏ Lương Phong (C1+C2) là 313
nghìn tấn, mỏ chưa được cấp phép.
+ Sét chịu lửa: Có 2 điểm mỏ là Thượng Lát - huyện Việt Yên và Phố Thắng - huyện
Hiệp Hòa, tổng trữ lượng là 342,878 ngàn tấn, chất lượng không cao, hiện nay chưa cấp

phép.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Gồm sét, gạch, ngói, cát, cuội, sỏi, đá xây dựng, sét
gốm, sét chịu lửa được phân bố rải đều trên các huyện. Cụ thể:
+ Sét gạch ngói: có 132 mỏ và điểm mỏ đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác giai
đoạn đến năm 2020, với trữ lượng tài nguyên là 85,49 triệu m 3, đã cấp 04 giấy phép. Sét
gạch ngói trên địa bàn tỉnh phân bố rộng, trữ lượng lớn, có chất lượng tốt, đáp ứng yêu
cầu sản xuất gạch ngói.
+ Cát, cuội, sỏi xây dựng: 4 mỏ cát xây dựng và 51 bãi cát sỏi lòng sông thuộc sông
Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo trên 100 triệu
m3, đã cấp 12 giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông. Cát, sỏi có chất lượng tương đối tốt,
có thể làm vật liệu cho sản xuất bê tông, hồ, vữa.
+ Đá vật liệu xây dựng: Có 02 mỏ (mỏ Xóm Dõng, xã An Lạc - huyện Sơn Động dự
báo khoảng 5 triệu m3 và mỏ Lục Sơn - huyện Lục Nam trữ lượng trên 10 triệu m 3), Các
mỏ đá của tỉnh có chất lượng thấp, chỉ phù hợp cho việc khai thác cho nhu cầu làm vật
liệu xây dựng, làm đường, thủy lợi.
+ Đất, đá san lấp mặt bằng: Trên địa bàn tỉnh có 50 khu vực đất có thể đưa vào làm
vật liệu san lấp mặt bằng trong giai đoạn 2013-2020, với tổng diện tích là 349,3 ha, tài
nguyên dự báo trên 26.326.000 m3.
 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó, diện tích
rừng đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha, chiếm 12,9%;
rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở Bắc
12


Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ
ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.
 Tài nguyên du lịch
Bắc Giang có tiềm năng về du lịch lớn. Các điểm có thể khai thác như hồ Cấm Sơn và
một vài khu như Khuôn Thần (Lục Ngạn), suối Mỡ (Lục Nam) và Khu di tích lịch sử

thành cổ nhà Mạc (thế kỷ XVI-XVII), thành cổ Xương Giang (thế kỷ XV), di tích khởi
nghĩa nông dân Yên Thế (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) là di tích Quốc gia đặc biệt; du
lịch an toàn khu II, đền chùa Y Sơn và du lịch lăng đá cổ huyện Hiệp Hòa, khu du lịch
tâm linh - sinh thái Núi Dành (Tân Yên), rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động). Một số
điểm có kiến trúc nổi tiếng như Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), chùa Bổ Đà là hai trung
tâm truyền Phật giáo vào thế kỷ XII - XIII, một số đình, chùa có kiến trúc độc đáo như
đình Phù Lão, đình Thổ Hà, đình Lỗ Hạnh được mệnh danh là đệ nhất Kinh Bắc thế kỷ
XVI, đình Tiên Lục (thế kỷ XVII), nơi còn lưu lại cây Dã Hương ngàn năm tuổi… Nếu
được đầu tư, những địa điểm trên có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách trong
và ngoài nước.
2.4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2017, kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Bắc Giang đạt được kết quả khá toàn
diện, 15/17 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra
a. Lĩnh vực kinh tế
Tốc độ tăng trưỏng kinh tế (GRDP) đạt 16,1%, thuộc nhóm các tỉnh có mức tăng cao
nhất cả nước. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng cao nhất tư trước đến nay ước
đạt 6,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 23,9% (công nghiệp tăng 26,1%, xây dựng tăng
13,5%), dịch vụ tăng 8,1%, thuế sản phẩm tăng 7,8%.
Quy mô kinh tế của tỉnh (GRDP theo giá hiện hành) ước đạt 89.575 tỷ đồng tương
đương khoảng 4 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hương tích cực.
GRDP bình quân đầu người được rút ngắn đáng kể so với bình quân cả nước, ước đạt
2.300 USD.
 Sản xuất công nghiệp - xây dựng
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bằng 131,5% so với năm 2016. Giá trị sản xuất
công nghiệp (giá thực tế) ước đạt 159.295 tỷ đồng vượt 10,6% kế hoạch. Khu vực doanh
nghiệp FDI có tốc độ tăng cao nhất, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 16,4%; giá trị sản xuất (giá hiện hành) ước đạt
26.890 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch.
 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp bước đầu có sự chuyển biến về tổ chức sản xuất theo
hướng chẫn nuôi trang trại, ứng dụng công nghệ cao, có sự gắn kết giữa sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm. Đến nay đã có 71 mô hình nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao, tăng 50 mô
hình, 163 cánh đồng mẫu, tăng 49 cánh đồng so với năm 2016.
13


Chăn nuôi và thủy sản phát triển ổn định theo hướng VietGap, an toàn sinh học. Đàn
vật nuôi sau những tháng đầu năm gặp khó khăn đang dần phục hồi.
Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ phát triển rừng vượt kế hoạch đề ra.
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,8%; giá trị sản xuất/1 ha
đất nông nghiệp đạt 103 triệu đồng, tăng 12,5%, vưọt 3,5% kế hoạch.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng. Huyện
Việt Yên trở thành huyện đầu tiên của tỉnh được Thủ tướng chính phủ công nhận đạt
chuẩn huyện Nông thôn mới; đến hết năm, tỉnh có 89 xã đạt chuẩn (tăng 21 xã so với năm
2016), đạt tỷ lệ 43,6%.
 Dịch vụ
Sản xuất dịch vụ ước tăng 8,1% so với năm 2016, giá trị ước đạt 39.590 tỷ đồng, bằng
99,1% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 24.535 tỷ đồng,
tăng 15,1%, đạt 100% kế hoạch.
Giá trị xuất khẩu ước đạt 7,5 tỷ USD, bằng 96,2% kế hoạch; nhập khẩu đạt 7,2 tỷ
USD, bằng 96% kế hoạch.
Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại ước đạt 47.075 tỷ đồng,
tăng 18,9%; dư nợ cho vay đạt 46.165 tỷ đồng, tăng 19,0%.
Thu hút đầu tư phát triển du lịch đạt được kết quả khá. Lượng khách du lịch đến tỉnh
đạt khoảng 1,5 triệu lượt khách, tăng 25,5%, đạt 100,4% kế hoạch.
b. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
 Dân số
Đến hết năm 2017, dân số toàn tỉnh Bắc Giang ước là 1.674.384 người, mật độ dân số
bình quân là 429,8 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số bình quân cao hơn so với mật độ

dân số bình quân cả nước.

14


×