Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Hãy đánh giá hiệu quả thương mại và hiệu quả kinh tế quốc dân dự án xây dựng trạm chiết nạp sản phẩm khí hóa lỏng LPG Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.05 KB, 50 trang )

MỤC LỤC

1

1


LỜI MỞ ĐẦU
Việc mở mang doanh nghiệp, phát triển sản xuất và dịch vụ trong cơ chế thị trường
đòi hỏi phải triển khai các dự án đầu tư có cơ sở khoa học dựa trên sự phân tích tính toán
công chặt chẽ. Thực tế chỉ ra rằng, thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phần lớn
phụ thuộc vào vấn đề sử dụng tiền của ai, đầu tư vào đâu, đầu tư như thuế nào, khi nào thì
đầu tư,? Đồng thời các hoạt động này có tuân thủ mọi quy định, hướng dẫn của nhà nước
cũng như cơ quan chuyên môn hay không .Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư có một cái nhìn
thấu đáo về hoạt động của mình, nhất là để “biết mình, biết người” và sự “hy sinh” của
mình sẽ có ý nghĩa bằng những phần thưởng lợi nhuận xứng đáng và không loại trừ những
nhân tố rủi ro. Vì vậy, việc tổ chức lập dự án đầu tư như thế nào cho đúng thủ tục, phương
pháp, đầy đủ nội dung và đánh giá sức sống của một dự án đầu tư… là một khâu quan trọng
với các nhà đầu tư. Hiệu quả của dự án đầu tư cao hay thấp tuỳ thuộc nhiều vào khả năng
trang bị, nắm chắc các phương pháp nghiệp vụ cũng như trình tự thực hiện các giai đoạn
đầu tư.
Để lựa chọn một dự án tốt, cần phải đánh giá nó trên cả phương diện hiệu quả thương
mại thu được cho chủ đầu tư là bao nhiêu?, cũng như là nó mang lại hiệu quả gì cho xã hội
nếu nó được đi vào thực hiện. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư tư nhân hiện nay thì phân
tích, đánh giá hiệu quả kinh tế thương mại của dự án đóng vai trò quyết định đến việc có
nên lựa chọn đầu tư vào dự án này hay không, từ đó tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và
thẩm định dự án sau này.
Môn học quản trị dự án đầu tư nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên ngành quản tri
kinh doanh nói chung cũng như nhưng người quan tâm đến lĩnh vực này những kiến thức cơ
bản về lý thuyết mà thực hành công tác lập, phân tích dự án đầu tư để có cơ sở để ra quyết
định đầu tư vào những đối tượng cụ thể có căn cứ khoa học và chắc chắn. Đồng thời còn


cung cấp cho sinh viên biết những thủ tục cần thiết khi tiến hành xin giấy phép.Mục đích
của việc thực hiện đồ án môn học quản trị dự án đầu tư là giúp cho sinh viên củng cố lại
những kiến thức đã học đồng thời cũng gợi ý cho sinh viên về hướng đi sâu nghiên cứu
phục vụ cho việc lựa chọn chuyên đề của luận văn tốt nghiệp.
Với những kiến thức được trang bị nhóm em gồm: Nguyễn Thị Ánh Hồng, Nguyễn
Thị Hồng Nhung , Phí Hồng Phát, đã thực hiện đồ án môn học Quản trị dự án đầu tư với đề
tài: Hãy phân tích hiệu quả thương mại và hiệu quả kinh tế quốc dân của dự án xây dựng
trạm chiết nạp sản phẩm khi hóa lỏng LPG Hải Phòng.Qua đó, nêu lên tính khả thi hay
không khả thi của dự án và đưa ra các kết luận, kiến nghị, phương hướng khắc phục những
thiếu sót.
Nội dung của Đồ án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở dữ liệu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả dự án đầu tư.
Chương 3: Tính toán các chỉ tiêu kinh tế - tài chính đánh giá hiệu quả thương mại và
hiệu quả kinh tế quốc dân của dự án.
Phần kết luận và kiến nghị.
Trong quá trình viết đồ án, chúng em đã cố gắng vận dụng lý thuyết để tính toán, và phân
tích hiệu quả kinh tế của dự án với những số liệu có sẵn. Tuy nhiên, do kinh nghiệm còn hạn
chế nên đồ án không tránh khỏi được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và
giúp đỡ của các thầy, cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy: thầy Lê Minh
2

2


Thống và thầy Phạm Ngọc Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành
bài đồ án này.

PHẦN 1:CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hãy đánh giá hiệu quả thương mại và hiệu quả kinh tế quốc dân dự án xây dựng trạm chiết

nạp sản phẩm khí hóa lỏng LPG Hải Phòng với các thông số sau:
1.Tổng vốn đầu tư

stt
1
2
3
4
tổng

Chi phí

Thành tiền(Trđ)
39
68
9548
1145
7373
1030
130
9785

Chuẩn bị đầu tư
chuẩn bị xây dựng
thực hiện đầu tư
xây lắp
thiết bị
kiến thiết cơ bản khác
chi phí chạy thử, bàn giao,..


ĐVT:Triệu đồng.
Vốn tự có của PVGC 10%
Vốn vay 90% với lãi vay vốn 15% năm, thời hạn hoàn trả vốn trong vòng 5 năm tính từ khi
có doanh thu
2.Thời gian hoạt động: 16 năm, trong đó 1 năm xây dựng và 15 năm vận hành
3. Khấu hao:
Khấu hao hệ thống công trình: theo phương pháp khấu hao tuyến tính 20% năm
4. Chi phí hoạt động:

stt

4

chi phí
chi phí lương và bảo hiểm xã hội trực
tiếp
chi phí thuê bồn chứa
bảo hiểm thiết bị
các chi phí tiện ích( điện , nước, điện
thoại,…)

5

chi phí sửa chữa lớn

6

chi phí khác

1

2
3

thành tiền(Trđ)
388.6
550
1% giá trị thiết bị

tăng 3% năm
không thay đổi

160
5% vốn thực hiện
đầu tư
10% tổng 5 loại chi
phí

tăng 5% năm

5.Công suất của dây chuyền nạp bình: gồm 8 cầu nạp là 10.800 tấn/năm
6. Giá chiết nạp:38USD/tấn, tỷ giá hối đoái hiện hành là: 23.250/USD.
7.Thuế và lệ phí các loại:
 Thuế VAT: 10%.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp: 22%

3

3

ghi chú



PHẦN 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Để có thể ra quyết định đầu tư, lựa chọn một dự án tốt nhất trong số các dự án đưa ra, người
ta phải xem xét dự án theo hai phương diện cơ bản là:
- Phương diện kỹ thuật: Nhằm xác định ngay từ đầu cấu hình kỹ thuật cũng như các
phương diện cốt yếu khác định hình nên dự án. Công việc này thường do các chuyên gia
hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn tiến hành.
- Phương diện kinh tế - tài chính: Nhằm đánh giá lợi ích thu được của mỗi cá nhân, tổ
chức tham gia đầu tư và đánh giá những đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế đất
nước có dự án thực thi. Công việc này thường do các chuyên gia kinh tế tiến hành.
Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau gợi cho chúng ta
một số cách tiếp cận toàn diện, tinh tế với việc phân tích hiệu quả thương mại (hay hiệu quả
tài chính, hiệu quả kinh tế xí nghiệp, hiệu quả mang lại cho chủ đầu tư) và hiệu quả kinh tế
quốc dân, song trong điều kiện của nước ta hiện nay mới chuyển từ cơ chế quản lý tập
chung, bao cấp theo kế hoạch cứng nhắc sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của
nhà nước, việc vận dụng các lý luận vào thực tiễn còn phải gặp nhiều khó khăn do trình độ
quản lý kinh tế còn thấp kém, khả năng của người làm công tác đánh giá dự án chưa cao,
nguồn thông tin dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng một dự án còn thiếu nhiều và độ tin cậy
chưa cao... Vì vậy, vấn đề đặt ra với chúng ta là phải lựa chọn một phương pháp đánh giá
hợp lý, giảm bớt khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn, đơn giản, dễ hiểu, đánh giá được
sức sống của dự án đầu tư với độ chính xác chấp nhận được và mang tính phổ cập rộng rãi.
Và như vậy phân tích hiệu quả của dự án theo phương pháp UNIDO là hợp lý nhất.

4

4



HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO UNIDO

n tích hiệu quả thương mại

Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân

hiệu quả Phân
kinh tế
vốn

tích
tàiđầu
chính

Phân tích
Phân
giátích
trị gia
cáctăng
hiệu quả xã hội khác

Hình 1.1: Hệ thống phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư phát triển
theo quan điểm của UNIDO
1.1. Phân tích hiệu quả thương mại dự án đầu tư
1.1.1Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả thương mại DAĐT
Phân tích hiệu quả thương mại là bước đầu tiên trong việc đánh giá dự án. Nó đề cập
đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ tài chính, kinh tế của doanh nghiệp hay
của người chủ đầu tư. Bởi vậy, thu nhập và chi phí của dự án được tính bằng tiền theo giá
thị trường thực tế của các sản phẩm đầu ra và yếu tố đầu vào.
Nội dung của phân tích hiệu quả thương mại gồm:

- Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư: Là xác định hiệu quả của các tiềm lực đưa
vào dự án hay nói rõ hơn là người ta xác định thu được bao nhiêu khi người ta bỏ một số
tiền cho dự án.
- Phân tích tài chính: Là xem xét các đặc điểm về tài chính của dự án nhằm đảm bảo
rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ cho phép xây dựng và vận hành dự án một cách trôi chảy.
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của dự án và môi trường đầu tư của dự án mà người ta có
thể tiến hành thêm phân tích vô hình.
1.1.2.Các phương pháp phân tích hiệu quả thương mại DAĐT
1.1.2.1. Phân tích hiệu quả vốn đầu tư
1) Nhóm phương pháp giản đơn
Đặc trưng của phương pháp giản đơn là:
- Không tính đến giá trị thời gian của đồng tiền
- Chỉ tính cho 1 năm hoặc 1 vài năm trong đời dự án
- Chỉ tiêu được xác định ở năm bình thường
5

5


Việc lựa chọn năm bình thường trong đời hoạt động của dự án có tầm quan trọng đặc
biệt đối với việc đánh giá dự án theo phương pháp này. Năm bình thường phải là năm đại
diện một cách chung nhất cho đời hoạt động của dự án, tại đó dự án đạt công suất thiết kế và
việc trả vốn vay, lãi vay (nếu có) vẫn còn tiếp tục, lợi nhuận ròng đạt mức trung bình.
Nhóm phương pháp này bao gồm 3 chỉ tiêu:
+) Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (R hoặc Re).
+) Thời hạn thu hồi vốn (T).
+) Điểm hoạt động hòa vốn (BEP).
a. Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn (Simple Rate – R) hoặc (Rate equity Re)
*) Khái niệm:
Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (hay tỉ lệ lãi giản đơn) là chỉ tiêu đánh giá lượng tiền có thể

bồi hoàn lại là bao nhiêu trong một năm khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư.
*) Công thức xác định.
P +Y
100
I

R=
%
(1-1)
Re= . 100%
(1-2)
Trong đó:
+) R: Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn đầu tư.
+) Re: Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn trên vốn cổ phần.
+) P: Lợi nhuận thực (lợi nhuận ròng) năm bình thường.
+) Y: lãi vay trong năm bình thường.
+) I: Tổng vốn đầu tư.
+) E: Vốn cổ phần.
*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:
- Theo chỉ tiêu này nếu R, Re > lãi vay trên thị trường thì dự án được coi là tốt.
- Nếu như có nhiều dự án mang so sánh mà dự án nào có R hoặc R e lớn nhất và lớn
hơn lãi vay trên thị trường sẽ được lựa chọn
Chú ý:
- Nếu dự án không đi vay vốn, tức là toàn bộ là vốn chủ sở hữu thì r được lấy theo
chi phí cơ hội của vốn đầu tư.
- Trong thực tế, nếu vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau với các điều kiện vay, trả và
các mức lãi suất khác nhau thì lãi suất được lấy là lãi suất tính theo phương pháp bình quân
gia quyền theo các khoản vốn vay.
- Nếu mức lãi vay vốn tính theo kì (tháng, quý..) thì cần quy đổi ra mức lãi suất tính
theo năm để làm tiêu chuẩn so sánh theo công thức:

rn = (1 + rk )m – 1
(1-3)
Trong đó:
+) rn: lãi suất theo kỳ hạn năm.
+) rk: Lãi suất theo kỳ hạn k (tháng, quý, 6 tháng,...) tính theo hệ số.
+) m: Số kỳ hạn k trong năm.
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu.
- Ưu điểm: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán. Là một chỉ tiêu đánh giá
tương đối nó tiên lợi để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của dự án.
- Nhược điểm: Là một chỉ tiêu gần đúng vì nó chỉ dựa vào số liệu của một năm mà
không xem xét các năm khác của dự án. Trong thực tế rất khó tìm được một năm bình
thường đại diện một cách thoả đáng cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án. Chỉ tiêu này
6

6


không xem xét tới yếu tố thời gian tác động đến giá trị đồng tiền trong quá trình hoạt động
của dự án.
+ không xét đến giá trị thời gian của đồng tiền
+ không tính cho cả đời dự án
Như vậy, tỷ lệ hoàn vốn giản đơn là một chỉ tiêu đánh giá tương đối. Nó rất tiện lợi
để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của những dự án có thời gian hoạt động
tương đối ngắn hoặc để đánh giá sơ bộ trong bước lập báo cáo đầu tư. Ngoài ra có thể sử
dụng chỉ tiêu này trong các trường hợp không có đủ thông tin cần thiết cho việc phân tích
một cách tổng hợp theo chỉ tiêu khác.
b. Thời hạn thu hồi vốn (T)
*) Khái niệm.
Thời hạn thu hồi vốn (hay thời hạn hoàn vốn) là số năm mà dự án hoàn trả hết vốn
đầu tư đã bỏ ra bằng lãi ròng và khấu hao

*) Công thức xác định. T là nghiệm của phương trình
T

I = ∑ ( Pt + Dt )
t −0

(1-4)

Trong đó:

+) I: Tổng vốn đầu tư.
+) T: Thời hạn thu hồi vốn.
+) Pt : Lợi nhuận ròng tại năm t.
+) Dt: Khấu hao tại năm t.
- Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm t tính bằng nhau thì thời hạn thu
hồi vốn được xác định:

T=

I
Pt + Dt

(năm)
(1-5)
- Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm không bằng nhau ta phải xác định
theo 3 bước:
+) Bước 1: Tính toán chênh lêch giữa vốn đầu tư bỏ ra cuối mỗi năm lũy kế với (P t +
Dt) xem số tiền vốn đầu tư còn phải trả năm sau là bao nhiêu.
+) Bước 2: Khi số tiền vốn đầu tư còn phải trả ở năm sau (I) nhỏ hơn lãi ròng cộng
khấu hao năm đó (Pt + Dt) ta làm phép tính:


t=

I
( Pt + Dt )

(1-6)

+) Bước 3: T= (X-1) năm t tháng.
X: năm có I- (Pt + Dt ) < 0
*) Nguyên tắc sử dụng sử dụng chỉ tiêu.
- Dự án sẽ được chấp nhận khi T ≤ T giới hạn. Tgiới hạn thường được xác định trên cơ sở kết hợp
thời hạn khấu hao tài sản cố định kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu tư khác của chủ đầu
tư.
- Trong số các dự án đem so sánh, dự án nào có T thỏa mãn nguyên tắc trên và ngắn
nhất sẽ được lựa chọn
7

7


*) Ưu nhược điểm.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu
- Nhược điểm: Là chỉ tiêu tương đối, không xem xét đến lợi nhuận sau khi thu hồi
vốn.
+ Có thể có sự sai lệch khi 2 hay nhiều dự án có thời gian phát sinh các khoản lãi
ròng lệch pha nhau.
+ Khi chọn cùng một thời hạn hoàn vốn sẽ có thể chấp nhận quá nhiều dự án ngắn
hạn, ít chấp nhận dự án dài hạn.
Như vậy, chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn (T) là một chỉ tiêu đánh giá tương đối. Mặc dù

có rất nhiều tồn tại song nó vẫn là một chỉ tiêu thích hợp đối với các dự án đầu tư trong
trường hợp có nhiều rủi ro, khan hiếm vốn hoặc cần coi trọng hơn khả năng thanh toán lâu
dài của dự án.
*lý do lựa chọn chỉ tiêu này:
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi vốn của dự án, dự án thu hồi vốn càng nhanh thì
khả năng bị mất vốn cũng như rủi ro của dự án càng ít nhà đầu tư có thể xem xét dự án xem
có nên nhận dự án này hay không do dự án có 2 nguồn vốn chính đó là nguồn ngân sách và
từ nguồn vốn vay mà nguồn vốn vay chiếm tới 80,37% tổng nguồn vốn và việc xin nguồn
ngân sách nhà nước tài trợ còn nhiều thủ tục khó khăn. Do vậy việc đảm bảo vốn trong quá
trình dự án hoạt động và khả năng thu hồi vốn của dự án là yếu tố cần thiết để nhà đầu tư
quyết định có đầu tư hay không. Do đề bài đánh giá hiệu quả thương mại của dự án do vậy
chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng bảo toàn và thu hồi vốn khi so sánh với dự án khác.
c. Điểm hoạt động hòa vốn (BEP)
*) Khái niệm.
Điểm hòa vốn của dự án là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí.
Điểm hoạt động hòa vốn là tỉ lệ giữa sản lượng hòa vốn trên tổng sản lượng hay
doanh thu hòa vốn trên tổng doanh thu.
*) Công thức xác định.
Có 3 loại điểm hòa vốn:
+) Điểm hòa vốn lý thuyết (BEP1).
+) Điểm hòa vốn tiền tệ (BEP2).
+) Điểm hòa vốn trả nợ (BEP3).
- Điểm hòa vốn lý thuyết:
Gọi Y1 là hàm doanh thu : Y1 =ax
Gọi Y2 là hàm chi phí : Y2 = bx + C1
Trong đó:
+) a: Giá bán đơn vị sản phẩm.
+) x: Sản lượng tiêu thụ.
+) b: Biến phí đơn vị sản phẩm.
+) C1: Tổng chi phí cố định.

Cho Y1 = Y2 ta có: ax = bx + C1

x1 =
Sản lượng hòa vốn lý thuyết:
8

C1
a−b

8


Doanh thu hòa vốn lý thuyết:

Y1 = aX 1
x1
X

BEP1 =

(1-7)

Hoặc
BEP1 =

y1
Y

(1-8)
- Điểm hòa vốn tiền tệ) (BEP 2): Xác đinh mức mà từ đó dự án có tiền để trả nợ.

Chính vì vậy trong định phí cần trừ đi khấu hao TSCĐ.
Gọi C2 là định phí tiền tệ: C2 = C1 – Khấu hao TSCĐ
Gọi Y1 là hàm doanh thu: Y1 = ax
Gọi Y2 là hàm chi phí: Y2 = bx + C2
Cho Y1 = Y2 ta có : ax = bx + C2

x2 =
Sản lượng hòa vốn tiền tệ:
Doanh thu hòa vốn tiền tệ:

C2
a −b

Y2 = aX 1
BEP2 =

x2
X

(1-9)

Hoặc

BEP2 =

Y2
Y

(1-10)
- Điểm hòa vốn trả nợ (BEP3): Cho biết khi nào dự án trả nợ hết và bắt đầu có lãi. Nợ

bao gồm: số nợ vay phải trả trong năm và thuế TNDN trong năm. Chính vì vậy, nợ vay và
thuế TNDN của năm đó được xem là chi phí cố định.
Gọi C3 là định phí trả nợ: C3 = C2 + Nợ vay + Thuế TNDN
Gọi Y1 là hàm doanh thu: Y1 = ax
Gọi Y2 là hàm chi phí: Y2 = bx + C3
Cho Y1 = Y2 ta có: ax = bx + C3

x3 =
Sản lượng hòa vốn trả nợ:

C3
a −b

Y3 = aX 1

Doanh thu hòa vốn trả nợ:

BEP3 =
Hoặc
9

9

x3
X

(1-11)


BEP3 =


Y3
Y

*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu.
- Một dự án được đánh giá là có hiệu quả khi BEP

(1-12)


BEPgh (thường được chọn bằng

50%).
- Trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án thì dự án được chọn có BEP thỏa mãn
nguyên tắc trên và là nhỏ nhất.
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu.
- Nhược điểm: Là 1 chỉ tiêu đánh giá tương đối, phụ thuộc vào cách tính khấu hao
TSCĐ nên việc lựa chọn dự án có thể bị sai lệch khi 2 dự án có cùng tiềm lực đem so sánh
nhưng sử dụng cách tính khấu hao khác nhau hoặc quan điểm về cách tính chi phí trên
phương diện kế toán khác nhau. Số liệu đưa vào tính toán lấy của 1 năm nên mang những
nhược điểm chung của nhóm phương pháp giản đơn.
Như vậy, chỉ tiêu điểm hòa vốn (BEP) là một chỉ tiêu đánh giá tương đối, ít
được sử dụng trong đánh giá dự án thực tế.
2) Nhóm phương pháp chiết khấu
Đặc điểm chung của nhóm phương pháp này là người ta quan tâm tới yếu tố thời gian
của đồng tiền, tức là xuất phát từ quan điểm đồng tiền sống và có khả năng sinh sôi theo
thời gian do lãi vay. Do ảnh hưởng của lãi vay, đồng tiền bỏ ra thời điểm khác nhau sẽ có
giá trị khác nhau. Giá trị tương lai của đồng tiền được xác định
Tính theo lãi đơn:

FVt = PV(1 + t.r)
(1-13)
Trong đó: +) FVt: Giá trị đồng tiền tại năm t.
+) PV: Giá trị đồng tiền tại năm gốc t = 0 (năm bắt đầu gửi tiền hoặc cho
vay…).
+) r: Mức lãi ngân hàng, còn gọi là tỷ suất chiết khấu.
+) t: Năm cần tính toán.
Tính theo lãi kép (lãi phức):
FVt = PV( 1 + r)t
(1-14)
Hiện tượng trên được gọi là “chiết khấu thuận” hay “tương lai hóa” đồng tiền.
Trong thực tế đánh giá dự án, các khoản thu nhập hay chi phí sẽ diễn ra trong tương
lai nhưng ta lại bỏ vốn đầu tư ở thời điểm hiện tại và cần đánh giá lợi nhuận tại thời điểm đó
như thế nào, cần phải thực hiện quá trình ngược trên tức là quy đổi giá trị của đồng tiền thu
được trong tương lai về hiện tại và so sánh vốn đầu tư đã bỏ ra. Quá trình đó được gọi là
chiết khấu nghịch, hay hiện tại hóa đồng tiền. Công thức có dạng:

PV =
at =

1
(1 + r ) t

Đặt
10

10

FVt
(1 + r ) t


(1-15)


Trong đó:
t

+) a : Được gọi là hệ số chiết khấu.
Ta có:
Khi :

PV = FVt..a

t

t

+) t = 0 thì a = 1
t

+) t = 1 thì a < 1
...
t

+) t = thì a = 0.
Do vậy : 0



a


t



t

1 và khi t tăng thì a giảm.
t

Khi một dự án để quá dài thi a PV tiến tới giá trị = 0. Đây là hiện tượng không hóa
của đồng tiền. Vì vậy, đứng về mặt kinh tế cho thấy một dự án không được phép tồn tại quá
dài.
Trong nhóm phương pháp này bao gồm 4 chỉ tiêu:
+) Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) (NPV).
+) Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (IRR).
+) Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (B/C).
+) Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR).
a. Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) (NPV)
*) Khái niệm:
Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chi hoặc
có thể định nghĩa là hiệu số giữa giá trị của các luồng tiền mặt thu và chi trong tương lai đã
quy đổi về hiện tại theo tỷ suất chiết khấu đã biết trước.
*) Công thức xác định:
n

∑ (CI
NPV =

t =0


n

∑ (CI

− COt ).at

t

=

t =0

t

− COt ).(1 + r ) −t

(1-16)

n

∑ NCF .a
t

Hay: NPV =

t

t =0


(1-17)

Trong đó:

+) n: Số năm hoạt động của dự án.
+) t =0: Năm được chọn là năm gốc (thường là năm bắt đầu thực hiện đầu tư
dự án).
+) CIt: lượng tiền thu tại năm t gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, thu từ thanh
lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ giá trị còn lại ở năm cuối khi kết thúc hoạt động của dự án và
các khoản thu nhập khác.
+) COt: Lượng tiền chi tại năm t gồm chi phí đầu tư và chi phí vận hành hàng
năm của dự án như chi phí lương và bảo hiểm xã hội của người lao động, chi phí mua sắm
11

11


các nguyên - nhiên - vật liệu, động lực đầu vào cho sản xuất kinh doanh, các loại thuế phải
nộp và các khoản chi khác. Đặc biệt lưu ý là không được tính chi phí khấu hao TSCĐ.
+) NCFt = CIt – COt: Giá trị luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chi (số dư thu chi) tại
năm t.
+) at: Hay hệ số chiết khấu
+) r: Tỉ suất chiết khấu, thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn bình quân trên thị trường
vốn trong 1 năm. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể người ta định ra một tỷ lệ trên
cơ sở tỉ lệ lãi vay kết hợp với xem xét các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị,… của quốc
gia.
Về mặt bản chất, NPV chính là tổng giá trị hiện tại của các khoản lãi ròng của dự án
theo mức lãi suất chiết khấu đã biết.
*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu.



- Một dự án được chấp nhận được khi có NPV 0. Tức là một dự án có khả năng
sinh lời hoặc ít nhất lá không bị lỗ.
- Khi cần lựa chọn dự án tốt nhất là dự án có NPV dương lớn nhất.
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu.
- Ưu điểm:
+) Xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án thông qua việc tính tổng cả
đời dự án.
+) Loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới đồng tiền bằng cách triết khấu các
t

khoản thu chi trong tương lai về giá trị tai thời điểm gốc thông qua hệ số a .
+) Thông qua việc sử dụng các tỷ suất chiết khấu đã định người ta có thể so sánh các
chi phí vốn của các phương án sử dụng vốn khác nhau.
+) Vì NPV thể hiện lợi nhuận của dự án dã được chiết khấu về hiện tại nên nó chỉ là
chỉ tiêu tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau theo nguyên tắc dự án được lựa chọn có
NPV dương lớn nhất.
- Nhược điểm: Do là chỉ tiêu đánh giá tuyệt đối nên NPV không thể hiện được mức
độ hiệu quả của dự án là một điều rất quan trọng khi so sánh các dự án khác nhau. Nhiều khi
một dự án có mức doanh lợi cao nhưng quy mô sx nhỏ thời gian hoạt động ngắn thì NPV
nhỏ hơn dự án khác có quy mô lớn thời gian hoạt động dài nhưng mức doanh lợi chỉ trung
bình hoăc nhỏ lúc đó ta phải kết hợp chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác và điều kiện thực tế để
xem xét hoặc để đảm bảo tính so sánh hợp lí ta phải giả thiết điều chỉnh dự án có quy mô
nhỏ phải tái đầu tư nhiều lần. Để có vốn đầu tư và thời gian hoạt động tương ứng với dự án
lớn rồi tính NPV đã điều chỉnh để so sánh.
* lý do lựa chọn chỉ tiêu này:
Do chỉ tiêu NPV thực chất là lợi nhuận ròng của dự án mà các nhà đầu tư thu được
khi thực hiện dự án do vậy có chính là chỉ tiêu đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm và
đánh giá xem có nên đầu tư vào dự án đó hay không do vậy chỉ tiêu này thường được thực
hiện ở hầu hết các dự án.

b. Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (IRR)
*) Khái niệm.
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án
bằng 0. IRR là lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được trong điều kiện vay vốn.
12

12


*) Công thức xác định: IRR là nghiệm của phương trình
n

∑ (CI
NPV =

t =0

t

− COt )

1
(1 + IRR ) t

=0

(1-18)

Hay
n


∑ CI
t =0

t

1
(1 + IRR) t

n

∑ CO
t =0

t

1
(1 + IRR) t

=
(1-19)
Trong thực tế người ta không thể tính toán trực tiếp mà phải qua một trong 2 phương
pháp sau:
- Phương pháp hình học: Dùng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NPV với tỉ suất
chiết khấu và tìm điểm giao nhau giữa đường biểu diễn NPV với trục hoành chính là giá trị
IRR.
- Phương pháp nội suy toán học: Theo phương pháp này người ta tìm ra 2 tỷ suất
chiết khấu r1 và r2 sao cho:
+ Ứng với tỷ suất nhỏ hơn r1 ta có giá trị hiện tại ròng NPVr1 dương sát 0.
+ Ứng với tỷ suất lớn hơn r2 ta có giá trị hiện tại ròng NPVr2 âm sát 0.

IRR sẽ được xác định
NPVr1
1

2

NPVr1 − NPVr2

1

IRR = r + (r - r )
(1-20)
Chú ý: Vì hàm NPV là hàm mũ, nên nếu khoảng cách giữa r 1 và r2 lớn quá thì giá trị
nội suy sẽ sai lệch. Do vậy ta cần tiếp tục nội suy sao cho khoảng cách giữa r 1 và r2 càng
nhỏ thì phép nội suy IRR càng chính xác (thường chọn r2 – r1
*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu.




0,5%).

- Một dự án được chấp nhận khi có IRR r.
- Trong đó: r là chi phí cơ hội của vốn (tức là tỉ lệ lãi tối thiểu có thể chấp nhận mà
tại đó vốn đầu tư được đưa vào, thông thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn bình quân trên thị
trường của dự án). Trong trường hợp so sánh dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có IRR
thỏa mãn nguyên tắc trên và cao nhất sẽ là dự án tốt nhất.
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
- Ưu điểm:
+) Là chỉ tiêu được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì IRR là chỉ tiêu thể

hiện tính lợi nhuận của dự án. Một mặt nó thể hiện lãi suất mà dự án mang lại trên vốn đầu
tư, phản ánh mức tăng trưởng của dự án trong tương lai; mặt khác nó phản ánh tỉ lệ lãi vay
vốn tối đa mà dự án có thể chấp nhận được - đây là ưu điểm quan trọng nhất.
+) Việc sử dụng chỉ tiêu này thích hợp đối với trường hợp vì lý do nào đó mà người
đánh giá muốn tránh việc xác định tỉ suất chiết khấu cụ thể dùng cho việc tính giá trị hiện tại
ròng của dự án.
- Nhược điểm:
+) Việc áp dụng chỉ tiêu này có thể sẽ không chính xác nếu tồn tại các khoản cân
bằng thu chi (NCF) âm đáng kể trong giai đoạn vận hành dự án, tức là vào những năm có
sự đầu tư thay thế lớn. Lúc đó NPV của dự án sẽ đổi dấu nhiều lần khi chiết khấu khác nhau
13

13


và ứng với mỗi lần đổi dấu là một lần xác định được IRR khác nhau mà ta không biết giá trị
nào là thích hợp cho việc đánh giá dự án.
+) Trong trường hợp tổng NCFt cả đời dự án nhỏ hơn 0 thì IRR không xác định vì
mang dấu âm.
+) Chỉ tiêu này sẽ cho kết quả sai lệch trong trường hợp so sánh các phương án loại
trừ nhau.
Xuất phát từ những lý do trên, có thể nói rằng, chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ được
coi là chỉ tiêu thích hợp để áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn trong việc tìm tỉ suất
chiết khấu thích hợp để tính NPV của dự án hoặc người ta muốn biết mức sinh lời của vốn
đầu tư trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án là bao nhiêu.
Trong thực tế đánh giá các dự án đầu tư xây dựng công trình thông thường hiện nay
thì hai chỉ tiêu NPV và IRR là hai chỉ tiêu bắt buộc.
∗ Lý do lựa chọn chỉ tiêu này:
Chỉ tiêu này cho biết lãi suất mà dự án mang lại trên vốn đầu tư mức lãi suất này
phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì nhà đầu tư mới quyết định đầu tư. Mặt khác điều

quan trọng hơn nó thể hiện tỷ lệ lãi vay vốn tối đa mà dự án có thể chịu đựng được
hay nói cách khác nó thể hiện tính khả thi trong tương lai của dự án khi môi trường
bên ngoài có nhiều biến động thì dự án có lãi hay không. Nhà đầu tư luôn quan tâm
tới khả năng sinh lời và rủi ro của dự án do vậy chỉ tiêu này cần thiết trong quá trình
nghiên cứu và đánh giá hiệu quả thương mại của dự án.
c. Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (B/C)
*) Khái niệm.
Tỉ lệ lợi ích trên chi phí là tỉ lệ đánh giá 1 đồng chi phí bỏ vào đầu tư cho dự án sẽ
thu được bao nhiêu, được xác định khi chia giá trị hiện tại của luồng tiền thu cho giá
trị hiện tại của luồng tiền chi.
*) Công thức xác định.
n

∑ CI .a
t =0
n

t

t

∑ CO .a
B/C =
*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu.



t =0

t


t

(1-21)

- Một dự án dược chấp nhận khi B/C 1. Tức là thu nhập của dự án đủ bù đắp các
chi phí bỏ ra và có khả năng sinh lợi.
- Trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án độc lập để lựa chọn dự án thì dự án có
B/C thỏa mãn nguyên tắc nguyên tắc trên và lớn nhất là dự án tốt nhất.
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu.
- Ưu điểm:
+) Có ưu điểm giống chỉ tiêu NPV vì nó xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự
án, nó đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới giá trị đồng tiền.
+) Là chỉ tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án, nó xem xét hiệu quả của sản xuất
kinh doanh, nó cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi ích.
14

14


- Nhược điểm: Chỉ tiêu này đặc biệt nhạy cảm với định nghĩa về chi phí trên phương
diện kế toán. Tức là khi ta quan niệm xác định các chi phí khác nhau thì tỉ lệ này có kết quả
khác nhau. Điều đó có thể dẫn đến sai lầm khi xếp hạng dự án nếu không có sự thống nhất
trong cách xếp hạng các chi phí.
Trên thực tế chỉ tiêu này thường là một chỉ tiêu bổ sung cho hai chỉ tiêu NPV và IRR
khi so sánh lựa chọn dự án (nếu cần).
d. Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR)
*) Khái niệm.
Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn lại số vốn đầu tư ban đầu
của dự án đã dược chiết khấu, được xác định bằng tỉ số giữa giá trị hiện tại ròng trên giá trị

hiện tại của vốn đầu tư.
*) Công thức xác định:
NPV
PV (I )

PVR =
(1-22)
Trong đó:
+) NPV: Giá trị hiện tại ròng.
+) PV(I): Giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Nếu thời gian xây dựng dự án không
dài hơn 1 năm thi PV(I) = 1 và nếu thời gian xây dựng lớn hơn 1 năm thì lượng vốn
đầu tư ở các năm sau phải quy đổi về hiện tại.
*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu.


- Một dự án được chấp nhận khi PVR 0. Khi đó tổng lợi nhuận ròng mà dự án thu
được có thể bù đắp lại vốn đầu tư ban đầu.
- Khi phải so sánh các dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có PVR dương lớn nhất là
dự án tốt nhất.
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu.
- Ưu điểm:
+) Kế thừa các ưu điểm chỉ tiêu NPV.
+) Là chỉ tiêu xem xét hiệu quả của dự án, nó cho biết giá trị hiện tại ròng là bao
nhiêu trên một đơn vị của tổng vốn đầu tư đã được quy đổi về hiện tại. Hơn nữa chỉ tiêu này
luôn cho một kết quả ngay cả khi dòng tiền thuần túy có sau cân bằng thu chi (NCF) đổi dấu
nhiều lần.
- Nhược điểm: Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng nhiều bởi việc xác định tỉ suất chiết khấu r
giống như chỉ tiêu giá trị hiện tại thực .
Tương tự như chỉ tiêu B/C, chỉ tiêu này được dùng bổ sung cho NPV, IRR khi so
sánh lựa chọn dự án (nếu cần).

* Lý do sử dụng chỉ tiêu:
Chỉ tiêu PVR được sử dụng do khi có nhiều dự án của ngành than trong tổng dự án
của ngành đem so sánh với nhau thì có dự án vốn ít có dự án vốn đầu tư nhiều do vậy
thường những dự án có vốn đầu tư lớn sẽ có NPV lớn, các dự án có vốn đầu tư ít thường có
NPV nhỏ hơn mặc dù có thể 2 dự án có thời gian hoạt động như nhau, như vậy khi so sánh
để quyết định lựa chọn dự án hoặc đánh giá các dự án có thể bị nhầm lẫn sử dụng chỉ tiêu
này sẽ khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NPV do vậy nó được dùng bổ sung cho chỉ
tiêu NPV trong trường hợp này.
15

15


1.1.2.2. Phân tích tài chính DAĐT:
Các kết quả phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư trên có thể được đánh giá là tốt
nhưng lại xảy ra đồng thời với sự thiếu hụt trầm trọng tiền mặt tại một số năm của quá trình
thực hiện dự án, đặc biệt là trong các năm phải trả các khoản vốn vay, thì dự án vẫn không
thể chấp nhận được theo góc độ hiệu quả thương mại, điều đó đòi hỏi rằng các khoản tiền
mặt bổ sung có liên quan đến dịch vụ tài chính phải được đưa vào xét trong việc phân tích
tài chính.
1) Phân tích khả năng thanh toán:
Để tiến hành phân tích khả năng thanh toán cần phải lập bảng thanh toán tài chính
gồm các loại tiền phải thanh toán như: Các khoản nợ cả gốc lẫn lãi, trả lãi cổ phần, trả lãi
bảo hiểm và tái bảo hiểm (nếu có).
Tiến hành so sánh các khoản phải thanh toán với số tiền dùng để thanh toán thông
qua bảng cân đối thu chi để x`em xét vấn đề:
- Vốn cổ phần và vốn dài hạn có đủ đáp ứng cho yêu cầu của dự án hay không.
- Các điều kiện vay vốn có thích hợp không.
- Các khoản thiếu hụt trong tiền mặt trong các năm có giới hạn ở mức có thể trang
trải bằng vay tín dụng ngân hàng ngắn hạn không hoặc có thể loại trừ bằng cách điều chỉnh

một số khoản thu hoặc chi không.
- Lãi cổ phần như chủ đầu tư tính có đạt được không.
Số liệu hàng năm được đưa vào xem xét theo giá trị danh nghĩa. Nếu chúng giải
quyết thỏa đáng các câu hỏi đặt ra trên thì dự án coi như là tốt từ phương diện này.
∗ Lý do lựa chọn:
Bất cứ một dự án nào có khả năng thanh khoản cũng đều rất quan trọng bởi vì nó
giúp chủ đầu tư dễ dàng huy động vốn khi cần thiết. Đồng thời với sự thiếu hụt trầm
trọng tiền mặt tại một số năm của quá trình thực hiện dự án,đặc biệt là những năm
phải trả các khoản vay vốn là không chấp nhận được theo góc độ hiệu quả thương
mại,chính vì vậy việc phân tích chỉ tiêu này là rất cần thiết.
2) Phân tích cơ cấu vốn
Việc giải quyết các nhu cầu về vốn của dự án không những quyết định đến khả năng
thanh toán của dự án trong tương lai mà còn quy định cả bảng cân đối kế toán và hiệu quả
kinh tế của dự án. Về nguyên tắc các khoản tài chính dài hạn phải trang trải đủ các chi phí
của dự án về vốn đầu tư cố định và các nhu cầu về vốn lưu động cần thiết cho quá trình vận
hành bình thường. Chúng có thể được huy động dưới dạng vốn cổ phần hay vốn tín dụng
dài hạn mà không nên vay tín dụng ngắn hạn bởi các khoản thu để bù đắp các khoản vay trải
dài trong suốt thời gian hoạt động dự án.
Cơ cấu nguồn vốn của dự án là tỷ lệ phần trăm từng loại hình thành từ các nguồn
khác nhau so với tổng vốn đầu tư.
Trong quá trình xây dựng dự án cơ cấu nguồn vốn do chủ đầu tư dự tính trên cơ sở
xét đoán các khả năng đứng vững về mặt tài chính trong tương lai của dự án. Rất khó đưa ra
quy định chung về cơ cấu nguồn vốn hợp lý đối với các dự án khác nhau mà phải căn cứ
vào kết quả phân tích khả năng thanh toán của dự án. Một cơ cấu nguồn vốn được coi là hợp
lý khi các khoản tiền trả lãi vay cũng như trả vốn gốc không gây ra việc vay vốn ngắn hạn
trong bất kỳ giai đoạn hoạt động nào của dự án.
*Lý do lựa chọn:
Xét đoán khả năng đứng vững về mặt tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
16


16


1.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
1.2.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân dự án đầu tư
Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân về mặt hình thức cũng như phân tích hiệu quả
thương mại, tức là bằng mọi cách phải chỉ các khoản chi phí, các khoản thu nhập và thông
qua việc so sánh chúng để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư trên góc độ toàn bộ
nền kinh tế.
Hiểu về phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân trên các phương diện:
- Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ ra sự đóng góp của dự án vào tất cả các
mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước.
- Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân xem xét thêm các hiệu quả gián tiếp có thể đo
được và không đo được khác.
- Trong phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân việc loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thời
gian giá trị đồng tiền bằng việc áp dụng tỉ suất chiết khấu lấy bằng tỉ lệ lãi hiện hành trên thị
trường vốn được áp dụng bằng tỉ suất chiết khấu xã hội. Tỉ suất này được xác định một cách
đơn giản nhất là bằng giá trị bình quân của các tỉ suất cá biệt của các loại dự án đầu tư phát
triển trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
- Việc phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân dựa vào giá thị trường đã điều chỉnh và
chúng được coi là tiệm cận với giá của xã hội.
1.2.2. Giá trị gia tăng (VA)
Giá trị gia tăng được coi là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân các
dự án đầu tư hiện nay.
1.2.2.1. Khái niệm
Giá trị gia tăng theo khái niệm tổng quát nhất là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa
dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng (hay là phần chênh
lệch giữa các giá trị đầu ra và giá trị đầu vào mua ngoài). khi xét tại một năm bất kì nào đó
của quá trình sản xuất kinh doanh ta thấy giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bao gồm các
chi phí: khấu hoa TSCĐ, tiền lương và BHXH, các chi phí hợp lý khác và thuế được tính

vào giá thành và lợi nhuận hoạt động.
Giá trị gia tăng do dự án tạo ra là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu
vào gồm giá trị vật chất đầu vào thường xuyên, các dịch vụ bên ngoài và tổng chi phí đầu
tư.
Biểu diễn thuế giá trị gia tăng dưới dạng tổng quát tại một năm t nào đó:
VAt = Ot – ( MIt + Dt ) (1-23)
Trong đó:
+) VAt: Giá trị gia tăng dự kiến do dự án mang lại tại năm t.
+) Ot:: Giá trị đầu ra dự kiến của dự án mang lại tại năm t, thường là doanh thu
bán hàng.
+) MIt: Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo
yêu cầu để đạt được đầu ra trên tại năm t, gồm: nguyên – nhiên – vật liệu, năng
lượng, chi phí vận chuyển, bảo dưỡng, các dịch vụ thuê ngoài…
+) Dt : Khấu hao TSC Đ tại năm t.
Khi tính giá trị gia tăng của toàn bộ đời dự án:
n

n

∑ O − ∑ ( MI
t =0

t

t =0

t

+ Dt )


VA =
(1-24)
Tính theo toàn bộ đời dự án có tính đến giá trị thời gian của đồng tiền:
17

17


t

n

∑ O .a ∑ (MI
t =0

t

t

t =0

t

+ Dt ).at

PV (VA) =
(1-25)
Chú ý: Cần phân biệt Ot và CI t . Chúng khác nhau về cách nhìn trong đó Ot là đứng
ở góc độ nền kinh tế quốc dân còn CIt đứng ở góc độ người chủ đầu tư của dự án, đồng thời
chúng còn khác nhau về mặt nội dung như sau:

- Ot : Giá trị đầu ra của dự án tại năm t, thường là doanh thu bán hàng.
- CIt: Giá trị luồng tiền mặt thu tại năm t bao gồm: doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa dịch vụ, thu từ thanh lý, nhượng bán TSC Đ, thu từ giá trị còn lại của năm cuối cùng khi
kết thúc hoạt động của đời dự án và các khoản thu nhập khác.
1.2.2.2. Phân tích giá trị gia tăng
- Khi xét theo nội dung, giá trị gia tăng tại năm t gồm 2 phần:
VAt = Wt + SSt
(1-26)
Trong đó:
+) Wt: Chi phí lao động sống tại năm t, bao gồm: tiền lương và BHXH (biểu
thị bằng số lao động nhân với số tiền lương và BHXH bình quân).
+) SSt : Giá trị thặng dư xã hội (hay còn gọi là thu nhập quốc dân thuần) tại
năm t. Biểu thị khả năng sinh lãi gộp của dự án, gồm: các loại thuế, lãi tiền vay, lợi
tức cổ phần, tiền bảo hiểm và tái bảo hiểm, lợi nhuận để lại doanh nghiệp.
- Khi xét theo đối tượng giá trị gia tăng tại năm t gồm 2 phần:
+) Giá trị gia tăng chuyển trả nước ngoài là RP t, gồm lương của công nhân nước
ngoài, lợi nhuận phân chia cho phần vốn nước ngoài, tiền trả lãi vay, tiền trả bảo hiểm, tiền
thuê… của nước ngoài.
+) Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy được phân phối trong nước NVA t.
NVAt = Ot - ( MI t + Dt + RPt )
(1-27)
Để đánh giá thực sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế quốc dân phải căn cứ vào
giá trị gia tăng quốc dân thuần túy NVA. Bởi vậy , trong thực tế đánh giá dự án chỉ tiêu này

được coi và viết là giá trị gia tăng (NVA VA).
- Khi xét theo tổ hợp công nghiệp, giá trị gia tăng của toàn bộ dự án tạo ra gồm 2
phần:
+) Giá trị gia tăng trực tiếp do dự án tạo ra (như công thức tính toán ở phần trên).
+) Giá trị gia tăng gián tiếp do các dự án có liên quan mang lại.
1.2.2.3. Áp dụng chỉ tiêu giá trị gia tăng để đánh giá dự án

Vận dụng chỉ tiêu này vào việc xem xét dự án đầu tư phát triển, người ta tiến hành
theo 2 cách sau:
1) Đánh giá theo hiệu quả tuyệt đối
Một dự án đầu tư phát triển được xã hội chấp nhận khi nó thực sự mang lại hiệu quả
kinh tế chung cho toàn nền kinh tế quốc dân thông qua giá trị thặng dư (SS).
a. Công thức giản đơn
SSt = VAt - Wt = (Ot - (MIt + Dt )) - Wt (1-28)
Số liệu đưa vào tính lấy của năm bình thường t đại diện cho đời hoạt động của án
(năm được chọn để lấy số liệu đánh giá hiệu quả thương mại).
Khi có vốn đầu tư của nước ngoài:
SSt = VAt - Wt = (Ot - (MIt + Dt + RPt )) - Wt
(1-29)
18

18


Trong đó: các ký hiệu giống các công thức trên, song trong tiển lương Wt không có
tiền lương của công nhân nước ngoài.
Công thức này thường được áp dụng đối với các dự án nhỏ, thời gian tồn tại ngắn, có
luồng giá trị gia tăng các năm như nhau hoặc trong bước lập báo cáo đầu tư.
b. Công thức chiết khấu
n

∑ SS .a
t =0

n

∑ SS .a

t =0

t

t

=

n

t =0

t

t

-

t =0

Wt .at



= ∑ Ot − ∑ ( MI t + Dt + RPt ).at
t =0
 t =0

n


t

n

∑ VA .a ∑

t

n

(1-30)
n


t =0

Wt .at

(1-31)
Số liệu đưa vào tính toán trong suốt đời dự án chiết khấu về hiện tại.
Công thức trên thường được sử dụng để đánh giá dự án có vốn đầu tư lớn hoặc giá trị
gia tăng các năm không bằng nhau hoặc trong các bước lập dự án đầu tư.
c. Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu
∑ SSt
- Nếu SSt > 0 hoặc
. at > 0 là tín hiệu tốt cho việc tiếp tục triển khai dự án vì
nó chứng tỏ rằng sau khi đã trang trải đủ tiền lương, dự án còn tạo ra một khoản giá trị
thặng dư hay còn nói là dự án có hiệu quả kinh tế quốc dân.
Trong trường hợp so sánh nhiếu dự án để lựa chọn theo chỉ tiêu này thì dự án sẽ được
lựa chọn có hiệu quả xã hội dương cao nhất.

∑ SS t ≤

- Nếu SSt
0 hoặc
. at 0 cũng không loại bỏ dự án ngay mà cần thận trọng
xem xét đến ảnh hưởng theo các khía cạnh khác đối với nền kinh tế của dự án.
d. Phạm vi áp dụng của phân tích hiệu quả tuyệt đối
Chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối được áp dụng để đánh giá và lựa chọn dự án trong trường
hợp chỉ có rất ít dự án và không có những hạn chế về các yếu tố sản xuất kinh doanh của
nền kinh tế nổi lên rõ rệt tác động đến dự án và đến nền kinh tế.
2) Đánh giá theo hiệu quả tương đối
Trên thực tế, việc lựa chọn trong nhiều dự án thay thế có khi không thể căn cứ vào
hiệu quả tuyệt đối được vì thường có những hạn chế về yếu tố sản xuất kinh doanh xuất hiện
và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tới chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và
các dự án đầu tư. Vì vậy cần phải xác định rõ yếu tố khan hiếm nào có ảnh hưởng nghiêm
trọng tới việc xây dựng và vận hành dự án, cũng như tới toàn bộ nền kinh tế và xác định mối
quan hệ với giá trị gia tăng mà dự án tạo ra để lựa chọn dự án tối ưu.
Trong điều kiện nước ta hiện nay nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thì
thường xảy ra một số khan hiếm về các yếu tố sản xuất kinh doanh: vốn, ngoại tệ, lao động
lành nghề… Dưới đây trình bày về việc lựa chọn dự án trong ba tình huống khan hiếm phổ
biến ở nước ta.
a. Lựa chọn dự án trong tình huống khan hiếm vốn
Mục tiêu của việc lựa chọn này là chỉ tiêu xem dự án nào có giá trị gia tăng cao nhất
trên đơn vị vốn đầu tư.
Công thức biểu diễn:
19

19



PV (VA )
PV ( I )

Ei =
(đ/đ)
(1-32)
Tỷ số Ei càng lớn thể hiện giá trị gia tăng một đồng vốn đầu tư của dự án càng lớn nên dự án
được lựa chọn trong tình huống này có Ei lớn nhất.
b. Lựa chọn dự án trong tình huống khan hiếm ngoại tệ
Mục tiêu của việc lựa chọn này là tìm xem dự án nào có giá trị gia tăng cao nhất trên
1 đơn vị chi phí ngoại tệ.
Công thức biểu diễn:
PV (VA )
PV ( FE )

Efe =
(đ/đ)
(1-33)
Trong đó: P(FE) là giá trị hiện tại của chi phí ngoại tệ thực của dự án, xác định bằng
cách lấy chi phí ngoại tệ - thu nhập ngoại tệ.
Tỷ số Efe càng lớn thể hiện giá trị gia tăng của tạo ra trên một đơn vị chi phí ngoại tệ
thực của dự án càng lớn nên dự án được lựa chọn trong tình huống này có Efe lớn nhất.
c. Lựa chọn dự án trong tình huống thiếu lao động lành nghề
Mục tiêu của việc lựa chọn này là tìm được dự án nào tạo ra giá trị gia tăng cao nhất
trên 1 đơn vị chi phí lao động lành nghề.
Công thức biểu diễn:
PV (VA )
PV ( Ls)

El =

(đ/đ)
(1-34)
Trong đó: PV(Ls) là giá trị hiện tại của toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp đã
trả cho lao động lành nghề.
Tỷ số El càng lớn thể hiện giá trị gia tăng tạo ra trên 1 đơn vị chi phí lao động lành
nghề càng lớn nên dự án được lựa chọn trong tình huống này có El lớn nhất.

PHẦN 3:TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - TÀI
CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
DỰ ÁN.
Phân tích hiệu quả thương mại dự án đầu tư
3.1. Nhóm phương pháp đơn giản (tĩnh)
a. Hệ số hoàn vốn giản đơn
Giả sử ta chọn năm bình thường là năm thứ năm, khi đó sử dụng số liệu trong bảng 1, bảng
7 và công thức 1-1, ta có:
R = *100%= *100% =34.5221%

So sánh với chi phí cơ hội là 15% thì ta thấy dự án chấp nhận được theo phương diện này.
b. Thời hạn thu hồi vốn:
Sử dụng công thức 1-5 và số liệu trong bảng 2 và bảng 7 để tính toán. Vì (P t +Dt) các
năm là không bằng nhau, nên lập bảng sau:
20

20


năm

Pt


Dt

1
2
3
4 (2.57 tháng)

2657.3448
2868.8544
3089.9193

Pt+Dt

2221.1950
2221.1950
2221.1950

Vốn đầu tư còn
lại năm cuối
11105.9750
4878.5398
6227.4352
5090.0494
1137.3858
5311.1143
0

Như vậy thời hạn thu hồi vốn là 2 năm 2.57 tháng tính từ khi dự án bắt đầu hoạt động, so
sánh với thời hạn hoàn trả vốn trong vòng 5 năm tính từ khi có doanh thu thì dự án chấp
nhận được theo phương diện này.

3.2.Nhóm phương pháp chiết khấu luồng tiền mặt
a. Giá trị hiện tại ròng (Hiện giá thuần) (Net present Value – NPV)
Từ bảng 9 phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án ta có:
Giá trị hiện tại thực của dự án:
NPV = 22 912.1924 Trđ( r = 15%)
NPV > 0: chứng tỏ rằng dự án được chấp nhận vì NPV qua tính toán đảm bảo kinh doanh
không bị lỗ. Dự án có thu lớn hơn chi và như vậy thì việc đầu tư khai thác vào dự án mang
lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Do đó, dự án có thể chấp nhận theo phương diện này.
b. Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (Internal Return of Rate – IRR)
Sử dụng công thức:
NPVr1
1

2

1

NPVr1 − NPVr2

IRR = r + (r - r )

(%)

Thực hiện trên máy ta có IRR =55.6%
Theo kết quả tính toán tỉ suất hoàn vốn nội bộ lớn hơn gấp 3.7 lần so với chi phí cơ
hội của dự án là r =15%
Vậy: với lãi suất mà dự án mang lại với tỷ lệ cao hơn so với chi phí cơ hội và mang
lại lợi nhuận cho dự án, nên dự án hoàn toàn chấp nhận và đầu tư vào dự án.
c. Tiêu chuẩn tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C- Benefit/Cost ratio)
Từ bảng 9 ta có:


21

21


n

B
C

=


t =0
n


t =0

CI t .at

=

COt .at

55674.45
= 1.6993
32762.26


Như vậy, B/C=1.6993 >1 dự án đưa vào kinh doanh có khả năng bù đắp được chi phí
và thu lợi , cứ bỏ ra 1 đồng vốn thì sẽ thu được 1.6993 đồng . Dự án được chấp nhận trên
phương diện này.

d) Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng
Vận dụng công thức (1-22) và só liệu bảng 9 ta có:
PVR==2.063
Kết quả cho thấy PVR =2.063 > 0 chứng tỏ dự án hoàn toàn chấp nhận được theo phương
diện này.
3.3 Phân tích tài chính
3.3.1 Phân tích cơ cấu nguốn vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp này 10% vốn tự có và 90% vốn vay.Vì vậy đòi hỏi phải
phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện đầu tư, chỉ đầu tư khi dự án thực sự có độ khả thi
cao.

Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân của dự án.
4.1.Phân tích giá trị gia tăng và thặng dư xã hội.
Từ kết quả ở bảng 12 và vận dụng công thức (1-25) và (1- 30) ta có:
PV(VA)=.-+)=.=3829.8505

Vậy trong suốt 20 năm hoạt động dự án đạt được giá trị gia tăng là 3829.8505 Trđ, nhìn trên
phương diện này thì dự án đã hoạt động có hiệu quả.
4.2. Phân tích độ nhạy của dự án.
Với kết quả tính toán đầu tư ở bảng trên, về mặt lý thuyết thì dự án hoàn toàn chấp
nhận được. Song để có yên tâm hơn khi ra quyết định đầu tư, chúng ta tiến hành phân tích
độ nhạy của dự án.
Trong dự án này, liên hệ với điều kiện hiện tại thì các số liệu về vốn đầu tư, các quy định
về lãi suất và các loại thuế được coi là nhân tố ổn định còn các số liệu về doanh thu, chi phí
vận hành có thể bị thay đổi mạnh do bị ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau. Dự kiến
về ảnh hưởng của lạm phát kinh tế và biến động của thì trường đến các biến doanh thu và

chi phí vận hành, do vậy ta chọn các biến này để đánh giá sự thay đổi chúng ảnh hưởng đến
22

22


tính toán các chỉ tiêu kinh tế để phân tích dự án. Kết quả tính toán ảnh hưởng của từng nhân
tố cố định khi cố định nhân tố khác các chỉ tiêu đánh giá NPV,IRR trong bảng sau:

Bảng 1:Tập hợp các kết quả tính toán NPV, IRR khi các biến số thay đổi.
Chỉ tiêu

Doanh
thu

Chi phí
hoạt
động

Mức độ biến động dự kiến và kết quả tính các chỉ tiêu tương ứng
Tăng
10%

NPV=

Giảm
10%

NPV=


Tăng
10%

NPV=

Giảm
10%

NPV=

IRR=

IRR=

IRR=

IRR=

89,165,954,409
34.8255%
63,915,983,324

NPV=
Doanh
thu

28.1350%

Tăng 5%


NPV=
Giảm 5%

75,523,384,626
31.2138%

Chi phí
77,558,553,108 hoạt động
31.7728%

IRR=

IRR=
NPV=

Tăng 5%

IRR=
NPV=

Giảm 5%

IRR=

Qua bảng trên ta thấy, doanh thu là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất ,chi phí vận hành là nhân
tố ảnh hưởng nhất đến chỉ tiêu tính toán. Giả sử các nhân tố này có thể biến động đến mức
10% ,do đó ta chọn mức tăng, giảm 10% là các mức xảy ra trường hợp tốt nhất và xấu nhất
để phân tích độ nhạy của chỉ tiêu cần tính. Kết quả tính toán trong bảng sau.

23


23


Bảng2: Tập hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR
tương ứng với các trường hợp tốt nhất và xấu nhất của dự án

Trường hợp tốt nhất
Trường hợp dự kiến
Trường hợp xấu nhất

Doanh thu tăng 10%
NPV
Chi phí giảm 10%
IRR
Các nhân tố không thay đổi NPV
IRR
Doanh thu giảm 10%
NPV
Chi phí tăng 10%
IRR

20,128
54.7367%
22,912
55.6034%
16,664
45.9263%

Các kết quả cho thấy dự án này thỏa đáng với các điều kiện tốt nhất và mong đợi nhất

nhưng lại không thỏa đáng với các điều kiện xấu nhất. Cần phải có thêm thông tin về xác
xuất dự kiến xảy ra của các biến số trong trường hợp tồi nhất để đưa ra các quyết định xác
đáng nhất.

Biểu đồ biểu diễn quan hệ NPV với doanh thu và chi phí vận hành

Biểu đồ biểu diễn quan hệ IRR với doanh thu và chi phí vận hành

24

24


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Từ các kết qủa tính toán ở chương 3 ta nhận thấy dự án không chỉ đạt được hiệu quả
thương mại mà còn mang lại hiệu quả kinh tế quốc dân. Vì thế có thể kết luận: theo phương
án này, dự án hoàn toàn có tính khả thi. Nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào dự án.
Điều đó được thế hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Thời hạn thu hồi vốn là 2 năm 2.57 tháng kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động.
Trong khi đó, thời hạn hoàn trả vốn là 5 năm tính từ khi có doanh thu.
- Giá trị hiện tại ròng của dự án đạt NPV (r=15%)=22 912.1924 Trđ.Tỉ suất hoàn vốn
nội bộ của dự án :
IRR 55.6%.
- Trong suốt 15 năm hoạt động của mình, dự án đạt được giá trị gia tăng là:
3829.8505Trđ.
Thông qua những con số nêu trên nếu ta nói rằng chủ đầu tư có thể đầu tư vào dự án
này. Tuy nhiên với sự biến động của doanh thu và chi phí, để có thể đưa ra được quyết định
chính xác nhất thì chủ đầu tư cần phải xem xét thêm thông tin về xác xuất dự kiến xảy ra
của các biến số trong trường hợp xấu nhất.
Kiến nghị:

Ta thấy dự án về cơ bản đã đạt hiệu quả trên các chỉ tiêu xem xét ngay cả trong trường
hợp xấu nhất thì dự án vẫn mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, tuy nhiên để đảm bảo dự án có
hiệu quả và sự liên tục của dự án, qua đó có một số kiến nghị sau:
+ Cần phải giải trình rõ ràng về chi phí cho các hoạt động tại những năm đầu tư như
chi phí cho quản lý, chi phí nhân công trực tiếp hay chi phí vật tư, các chi phí cho dự án đi
vào hoạt động sản để từ đó có những phương án toàn diện và hiệu quả nhất.
+Có thể nghiên cứu để đầu tư thêm về máy móc thiết bị tiên tiến hay quy trình sản xuất
hiện đại hơn.
Trên đây là 1 số ý kiến riêng của chúng em khi làm đồ án, rất mong sự giúp đỡ của các
thầy


các
bạn
để
đồ
án
này
được
hoàn
thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

25

25



×